Nhìn vào bảng phân tích ta thấy: trong cơ cấu tài sản thì tài sản ngắn hạn (TSNH) chiếm tỷ trọng không lớn và giảm dần qua các năm. Cuối năm 2010 tỷ lệ đó đạt 46.22%, tương ứng với giá trị 2,329 tỷ đồng, năm 2011 tỷ lệ giảm xống là 44.04%, song giá trị tăng lên 2,558 tỷ đồng, TSNH năm 2011 đã tăng 228.9 tỷ đồng, tương ứng với tốc độ tăng 9,8% so với năm 2010. Đến năm 2012, tỷ trọng TSNH giảm xuống còn 41.51%, với giá trị tương ứng là 2,289 tỷ đồng. So với năm 2011 đã giảm 269 tỷ đồng, tương ứng với giảm 10,52%.
Giá trị TSNH nhìn chung giảm qua các năm, cùng với tỷ lệ TSNH/ Tổng tài sản lại giảm lượng đáng kể cho thấy công ty đã chuyển dịch đầu tư sang tài sản dài hạn và do được đầu tư trước đó trong năm 2011 tài sản ngắn hạn đã đem lại hiệu quả với giá trị tăng cao.
Xem xét các khoản mục cụ thể:
Tỷ trọng tiền và các khoản tương đương tiền
Tiền và các khoản tương đương tiền chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng tài sản của công ty, đạt mức 16,65% vào năm 2011, cao hơn nhiều so với tỷ lệ tiền và các khoản tương đương tiền/Tổng tài sản năm 2010 (13,34%). Lượng tiền tăng mạnh với mức 295 tỷ đồng so với năm 2010, tương ứng với tốc độ tăng 12,66% đặc biệt là các khoản tương đương tiền (các khoản tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn không quá 3 tháng).
Tại thời điểm cuối năm 2012, khoản mục này có giá trị 829.5 tỷ đồng, chiếm 15.04% tổng tài sản, như vậy đã giảm 137.8 tỷ đồng so với cuối năm 2011, tỷ trọng trong tổng tài sản cũng giảm 1.61%, trong đó khoản mục các khoản tương đương tiền giảm từ 781.5 tỷ đồng xuống còn 614.3 tỷ đồng, tức giảm 167.2 tỷ đồng, trong khi đó lượng tiền mặt tăng nhẹ từ 185.8 tỷ đồng lên 215.1 tỷ đồng. Điều này có thể lý giải là tại thời điểm cuối năm 2011, khoản mục Tiền và các khoản tương đương tiền có bao gồm các khoản tương đương tiền là các khoản tiền gửi tại ngân hàng với kỳ hạn dưới ba tháng và được hưởng lãi suất theo lãi suất tiền gửi có thể áp dụng.
Tuy tiền và các khoản tương đương tiền giảm so với thời điểm đầu năm nhưng hệ số khả năng thanh toán tức thời (tiền và các khoản tương đương tiền / nợ ngắn hạn) của công ty lại được cải thiện từ 54.2% lên 61.3% nguyên nhân là do tốc độ giảm nợ ngắn hạn nhanh hơn so với tốc độ giảm tiền và các khoản tương đương tiền. Trong trường hợp này tuy hệ số này < 1 nhưng công ty vẫn bảo đảm khả năng thanh toán tức thời do chính sách sử dụng vốn của công ty an toàn cao.
Mặc dù tỷ trọng giảm nhưng khoản mục Tiền và các khoản tương đương vẫn có một tỷ trọng khá cao trong tổng tài sản. Điều này giúp tăng khả năng thanh toán của doanh nghiệp nhưng cũng đồng thời gây ứ đọng và lãng phí vốn. Vậy xu hướng giảm tỷ trọng khoản mục này là hợp lý.
Tỷ trọng phải thu khách hàng
Các khoản phải thu ngắn hạn của công ty chiếm tỷ trọng xấp xỉ 1/5 trong tổng tài sản, tỷ lệ các khoản phải thu ngắn hạn/Tổng tài sản năm 2010 là 20,21%, năm 2011 là 12,48%. Giá trị các khoản phải thu giảm 293.4 tỷ đồng, tương ứng tốc độ giảm 28,82%. Cụ thể, công ty đã tăng khoản trả trước cho người bán và phải thu của khách hàng vào năm 2011, và giảm các khoản phải thu khác 1 lượng lớn là 340.7 tỷ đồng, tương ứng tốc độ giảm 43.83%, công ty đã thu hồi được số tiền bị chiếm dụng trong các khoản phải thu khác. Và mức trích lập dự phòng phải thu khó đòi của công ty giảm dần qua các năm.
Đến năm 2012, tỷ trọng phải thu ngắn hạn của công ty tăng so với năm 2011, chiếm 16% trong tổng tài sản song vẫn thấp hơn so với năm 2010, sự tăng chủ yếu là do khoản ứng trước cho người bán và khoản phải thu khác, nhưng dấu hiệu tích cực ở đây là khoản phải thu khách hàng đã giảm. Điều đó chứng tỏ công ty đang từng bước có chính sách hợp lý hơn trong việc quản lý các khoản phải thu.
Các khoản phải thu chiếm trên 10% tổng tài sản không phải là một mức quá cao đối với một công ty sản xuất kinh doanh thực phẩm. Xu hướng tăng tỷ trọng của khoản mục này cho thấy doanh nghiệp đang áp dụng chính sách thanh toán sau với khách hàng (bán buôn) để khuyến khích tăng doanh thu. Tuy nhiên nó cũng cho thấy là doanh nghiệp đang bị các đối tượng khác chiếm dụng vốn.
Tỷ trọng hàng tồn kho
Để đảm bảo cho quá trình kinh doanh được tiến hành liên tục, không bị gián đoạn, đòi hỏi công ty phải xác định được lượng hàng tồn kho dự trữ hợp lý. Do đặc trưng của ngành thực phẩm bánh mứt kẹo Việt Nam là có tính thời vụ khá rõ nét. Sản lượng tiêu thụ thường tăng mạnh vào thời điểm từ tháng 8 Âm lịch (Tết Trung thu) đến tết Nguyên đán với các mặt hàng chủ lực mang hương vị truyền thống Việt Nam như bánh trung thu, kẹo cứng, mềm, bánh quy cao cấp, các loại mứt, hạt. Trong khi đó, sản lượng tiêu thụ bánh kẹo khá chậm vào thời điểm sau Tết Nguyên đán và mùa hè do khí hậu nắng nóng. Do đó công ty cần có chính sách dự trữ phù hợp.
Hàng tồn kho của công ty có tỷ trọng thấp trong cơ cấu tổng tài sản, cũng như trong tổng tài sản ngắn hạn, cụ thể: năm 2010 hàng tồn kho chiếm tỷ lệ 8,62% với giá trị là 434 tỷ đồng. Hai năm 2011 và 2012, lượng hàng tồn kho của công ty liên tục giảm qua các năm, kể cả về giá trị và tỷ trọng.
Tỷ trọng của khoản mục hàng tồn kho trong tổng tài sản không lớn, trong đó chủ yếu lại là nguyên vật liệu, tỷ trọng của thành phẩm và hàng hóa không lớn (chỉ chiếm 1,59% giá trị tổng tài sản vào thời điểm đầu năm 2011và đến cuối năm là 1,75%. Điều này có thể giúp tăng hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp nhưng đồng thời cũng có thể dẫn đến tình trạng cháy hàng và mất khách hàng vào tay các đối thủ cạnh tranh khác.
Đầu tư tài chính ngắn hạn: Cùng với đó, tỷ trọng của khoản mục Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn cũng sụt giảm 2.12% vào cuối năm 2012 so với cuối năm 2011, chủ yếu là do sự giảm của các khoản đầu tư ngắn hạn khác. Mà cụ thể là do công ty đã thu hồi vốn vay từ các công ty trực thuộc và thu hồi các khoản cho cán bộ công nhân viên vay.
Nguyên nhân là do công ty đang trong quá trình tái cấu trúc các khoản đầu tư tài chính và các khoản đầu tư ngoài ngành để tập trung nguồn lực phát triển các hoạt động chính trong ngành hàng bánh kẹo và thực phẩm hiện tại cũng như các kế hoạch mở rộng trong tương lai. Vì vậy mà trong năm 2012, công ty đã thu hẹp các khoản đầu tư ngắn hạn, trên thực tế công ty đã bán gần hết các chứng khoán đầu tư ngắn hạn- thanh lý một phần hoặc toàn bộ khoản đầu tư