So sánh với các công ty khác cùng ngành
Để có thể nhận xét cơ cấu nguồn vốn của công ty có hợp lý hay không thì chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu cơ cấu nguồn vốn của các công ty cùng ngành với Kinh Đô. Dưới đây là bảng so sánh với 2 công ty là công ty cổ phần BiBiCa và công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Hà (để đơn giản nhóm xin trình bày cơ cấu nguồn vốn năm 2012):
Bảng 2.7: Cơ cấu nguồn vốn của công ty Kinh Đô, Hải Hà, Bibica
ĐVT: Triệu đồng
chỉ tiêu
Kinh Đô Hải Hà BiBiCa
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng A.Nợ phải trả 1504,430 27.3% 115,481 38.5% 189,325 24.6% I.Nợ ngắn hạn 1,353,06 0 24.5% 115,188 38.4% 187,575 24.4% 1.Vay và nợ ngắn hạn 380,554 6.9% 253 0.1% 1,202 0.2% 2.Phải trả người bán 271,379 4.9% 63,182 21.0% 81,797 10.6% 3.Người mua trả tiền trước 24,103 0.4% 1,076 0.4% 6,052 0.8% 4.Thuế và các khoản phải nộp Nhà
nước 39,637 0.7% 8,065 2.7% 11,692 1.5%
6.Chi phí phải trả 142,672 2.6% 4,016 1.3% 39,907 5.2% 7.Các khoản phải trả, phải nộp khác 123,442 2.2% 7,816 2.6% 40,630 5.3% 8.Quỹ khen thưởng, phúc lợi 29,707 0.5% 10,444 3.5% 653 0.1%
II.Nợ dài hạn 151,370 2.7% 293 0.1% 1,750 0.2%
1.Phải trả dài hạn khác 63,637 1.2% 293 0.1% 1,750 0.2%
2.Vay và nợ dài hạn 52,633 1.0% 0.0% 0.0%
3.Lợi ích cổ đông thiểu số 35,100 0.6% 0.0% 0.0%
B.Nguồn VCSH
4,010,27
3 72.7% 184,845 61.5% 579,053 75.4%
I.Vốn chủ sở hữu 4,010,273 72.7% 184,845 61.5% 579,053 75.4%
1.Vốn đầu tư của CSH 1,599,216 29.0% 82,125 27.3% 154,208 20.1% 2.Thặng dư vốn cổ phần 2,189,78 1 39.7% 22,721 7.6% 302,727 39.4% 3.Vốn khác của chủ sở hữu 0.0% 3,656 1.2% 4.Cổ phiếu quỹ -665,246 - 12.1% 0.0%
5.Chênh lệch tỷ giá hối đoái 0.0% 0.0% 0.0%
6.Quỹ đầu tư, phát triển 25,370 0.5% 66,891 22.3% 85,330 11.1% 7.Quỹ dự phòng tài chính 25,792 0.5% 7,457 2.5% 11,562 1.5%
8.Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 15,909 0.3% - 0.0% 0.0%
9.Lợi nhuận sau thuế chưa phân
phối 809,449 14.7% 1,995 0.7% 25,225 3.3%
Tổng nguồn vốn 5,514,704 300,326 768,378
Theo dõi bảng cơ cấu nguồn vốn của ba công ty có thể dễ dàng nhận thấy một điểm chung cơ bản đó là: tỷ lệ nợ phải trả trên tổng nguồn vốn của cả 3 doanh nghiệp đều thấp ( từ 27% - 39%). Các công ty Kinh Đô, Hải Hà, Bibica đều theo đuổi chính sách an toàn, chủ yếu sử dụng vốn chủ sở hữu cho hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn vay ít được sử dụng. nhưng chúng ta có thể nhận thấy một số điểm khác biệt đáng chú ý như sau:
Công ty Kinh Đô: Trong cơ cấu nguồn vốn của công ty Kinh Đô, vay và nợ ngắn hạn chiếm một tỷ trọng khá lớn 28.1% nợ ngắn hạn. Tỷ lệ này cao hơn rất nhiều so với hai công ty Hải Hà và Bibica. Tỷ lệ Phải trả người bán/ Tổng nguồn vốn thấp (4.9%), chứng tỏ Kinh Đô thực hiện chính sách thanh toán đúng hạn cho nhà cung cấp, duy trì mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp, đảm bảo cho quá trình hoạt động kinh doanh diễn ra liên tục.
Khoản mục “Thặng dư vốn cổ phần” chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng nguồn vốn, gần 40%. Lợi nhuận chưa phân phối lớn 809.4 tỷ đồng chiếm 14.7 % tổng nguồn vốn, chứng tỏ phần lớn vốn đầu tư cho hoạt động tái sản xuất là lấy từ lợi nhuận của hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này càng khẳng định hơn nữa chính sách an toàn của công ty.
Tuy nhiên, lượng cổ phiếu quỹ khá nhiều lại cho thấy doanh nghiệp đang có xu hướng hạn chế sử dụng vốn chủ và tăng cường sử dụng vốn nợ.
Công ty Hải Hà: công ty có tỷ lệ nợ ngắn hạn rất thấp nhưng lại có nợ phải trả người bán cao (gần 55% nợ ngắn hạn), chứng tỏ doanh nghiệp tăng cường chiếm dụng vốn của các nhà cung cấp. Đây là nguồn vốn có chi phí sử dụng thấp nhưng việc lạm dụng vốn của nhà cung cấp có thể ảnh hưởng đến nguồn cung cấp hàng (nếu nợ lâu), từ đó có thể ảnh hưởng đến tính liên tục của hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tỷ trọng khoản phải trả công nhân viên cao (6.8% tổng nguồn vốn) cho thấy doanh nghiệp đang chiếm dụng vốn từ người lao động. Hành động này có thể có lợi trong ngắn hạn nhưng về lâu dài sẽ gây ra bức xúc trong công nhân, có thể dẫn đến tình trạng công nhân viên không làm việc hết khả năng, làm giảm năng suất lao động từ đó làm giảm kết quả sản xuất.
Quỹ đầu tư và phát triển của doanh nghiệp chiếm 22,3% tổng nguồn vốn. Điều này cho thấy doanh nghiệp rất chú trọng đến việc đầu tư và phát triển công nghệ, phục vụ cho sản xuất. Đây là một định hướng đúng đắn trong xu thế phát triển, hiện đại hóa sản xuất của thị trường. Tuy nhiên, nếu quỹ đầu tư và phát triển này không được sử dụng đúng đắn thì có thể dẫn đến một lượng vốn lớn bị ứ đọng, gây lãng phí.
Công ty Bibica
Tương tự như công ty Hải Hà, công ty Bibica có tỷ lệ vay và nợ ngắn hạn thấp và nợ phải trả người bán cao (43.6% nợ ngắn hạn). Chứng tỏ doanh nghiệp cũng đang chiếm dụng vốn của nhà cung cấp. Ở phần Vốn chủ thì công ty Bibica có thặng dư vốn cổ phần cao giống như Kinh Đô (gần 40% tổng nguồn vốn). Quỹ đầu tư của Bibica ở mức trung bình giữa Kinh Đô và Hải Hà.
So sánh với số liệu chung của ngành
Mức trung bình trong cơ cấu nguồn vốn của ngành thực phẩm năm 2012 là Nợ phải trả chiếm 41.2% Tổng nguồn vốn và tương ứng Vốn chủ chiếm 58.8%.
Trong khi đó, tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn của Kinh Đô là 27.3% (tại ngày 31/12/2012), thấp hơn nhiều so với mức trung bình ngành. Từ đó có thể khẳng định mức độ độc lập và khả năng đảm bảo tài chính của doanh nghiệp cao hơn mức trung bình của ngành. Tuy nhiên, có vẻ như công ty đã quá thận trọng trong tài chính. Công ty cần phải xem xét lại vấn đề này vì việc sử dụng vốn vay sẽ mang lại cho công ty nhiều lợi thế ví dụ như được lợi về thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp hay chi phí sử dụng vốn thấp hơn so với sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu.