Ngân quỹ ròng tại Công ty

Một phần của tài liệu Phân tích cấu trúc tài chính công ty cổ phần kinh đô giai đoạn 2010 - 2012 (Trang 43)

- Công ty Bibica: có tỷ trọng tài sản ngắn hạn và tỷ trọng tài sản dài hạn gần như tương đương nhau Tỷ trọng tài sản ngắn hạn chiếm khá lớn 49,55%, trong đó chủ

2.4.3.Ngân quỹ ròng tại Công ty

Ngân quỹ ròng của công ty dương, có xu hướng tăng và biến động, cụ thể cuối năm 2011 đã tăng 558.7 tỷ đồng, với tốc độ tăng 63.72% so với thời điểm cuối năm 2010, nhưng đã giảm 344.9 tỷ đồng vào cuối năm 2012.

Ngân quỹ ròng dương chứng tỏ cân bằng trong ngắn hạn được đánh giá là tốt, vốn lưu động ròng có khả năng đáp ứng được nhu cầu vốn lưu động ròng hay tiền và đầu tư ngắn hạn có khả năng thanh toán được vay ngắn hạn. Công ty có một lượng vốn nhàn rỗi để đầu tư sang lĩnh vực khác nhằm nâng cao khả năng sinh lời của đồng vốn. Chương 3: Đánh giá tổng quát về cấu trúc tài chính tại CTCP Kinh Đô

Qua các phân tích ở trên có thể đưa ra kết luận rằng: Trong năm 2012, cấu trúc tài chính của công ty Kinh Đô có nhiều thay đổi:

Về cơ cấu nguồn vốn:

Cơ cấu nguồn vốn đang thay đổi theo hướng giảm Tỷ trọng Nợ phải trả và tăng Tỷ trọng vốn chủ sở hữu để tiếp tục thực hiến chính sách tài chính an toàn.

Chủ yếu công ty sử dụng nợ ngắn hạn để tài trợ cho tài sản của mình còn nợ dài hạn thì chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu nợ cho thấy áp lực thanh toán nợ trong ngắn hạn khá cao.

Nợ dài hạn có xu hướng giảm qua 3 năm chính sách tài chính thận trọng của doanh nghiệp khi sử dụng chủ yếu là vốn chủ để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tỷ suất tự tài trợ cao chứng tỏ tính tự chủ về tài chính của công ty tốt.

Phần lớn vốn chủ là Vốn cổ phần và thặng dư vốn cổ phần, tỷ trọng thặng dư vốn cổ phần trong tổng nguồn vốn tăng mạnh. Qua đó càng khẳng định sự độc lập và khả năng tự chủ về tài chính của công ty. Tổng nợ phải trả có xu hướng giảm, tỷ trọng vốn vay trong tổng nguồn vốn giảm, doanh nghiệp hạn chế sử dụng vốn vay và tăng cường sử dụng vốn chủ. Điều này làm giảm chi phí lãi vay song lại không được lợi về thuế Thu nhập doanh nghiệp và cũng chưa chắc đã là một cách tốt để tiết kiệm chi phí sử dụng vốn.

Tỷ trọng nguồn vốn thường xuyên tại Kinh Đô là tương đối cao (đều trên 68%) nên đảm bảo được sự ổn định trong thời gian dài đối với nguồn vốn đang sử dụng và công ty ít chịu áp lực thanh toán nguồn tài trợ trong ngắn hạn. Điều này cho thấy doanh

nghiệp đã chú ý đến khoản nợ ngắn hạn phải trả, đây là động thái đáng mừng của công ty khi xem xét cắt giảm nguồn tài trợ này vì dù chi phí có thấp đi chăng nữa thì nguồn này vẫn không ổn định và công ty phải chịu áp lực thanh toán trong ngắn hạn.

Về cơ cấu tài sản:

Cơ cấu tài sản của công ty có tỷ trọng tài sản dài hạn chiếm phần lớn và đang trên đà tăng. Trong đó chủ yếu là tài sản cố định và các khoản đầu tư dài hạn, cùng với một phần nhỏ Bất động sản đầu tư. Có thể thấy, công ty Kinh Đô đang từng bước phát triển, xây dựng một tập đoàn đa ngành nghề theo đúng mục tiêu chiến lược đề ra.  Về cân bằng tài chính

Doanh nghiệp đang đảm bảo tốt nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh, không những khắc phục được tình trạng thiếu vốn cuối năm 2011, đảm bảo đủ vốn mà công ty còn thừa vốn dẫn đến việc bị các đối tượng khác chiếm dụng. Một phần tài sản ngắn hạn được tài trợ bởi vốn thường xuyên. Đây là tín hiệu tốt nếu xét trên khía cạnh về mức độ an toàn nhưng lại là một điểm trừ khi tính đến chi phí sử dụng vốn.

Lời kết

Công ty Kinh Đô là công ty dẫn đầu ngành bánh kẹo ở Việt Nam, công ty đã tạo ra được lợi thế cạnh tranh và tăng trưởng bền vững trong thị trường đầy biến động như hiện nay là nhờ công ty đã áp dụng chính sách tài trợ khá an toàn và hợp lý.

Qua việc phân tích cấu trúc tài chính tại CTCP Kinh Đô, ta nhận thấy cấu trúc tài chính công ty đang hướng đến sự an toàn, đảm bảo hiệu quả và mức độ thanh toán nợ cao. Việc tăng tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu hay tăng tỷ trọng tài sản cố định chứng tỏ công ty đang định hướng phát triển trong dài hạn, mở rộng quy mô. Tuy nhiên, chính sách tài trợ vốn an toàn của công ty hiện nay đang làm cho công ty không

tận dụng triệt để được hiệu quả của đòn bẫy tài chính để tăng tỷ suất lợi nhuận cho vốn chủ sở hữu.

Từ những phân tích ở trên, nhóm hy vọng cấu trúc tài chính của Công ty trong tương lai sẽ có nhiều chuyển biến tốt hơn nữa và có khả năng phát triển, cạnh tranh tốt hơn.

Tài liệu sử dụng:

1. Báo cáo tài chính của CTCP Kinh Đô: www.kinhdo.vn 2. Báo cáo tài chính của công ty Hải Hà: www.haihaco.com.vn

3. Báo cáo tài chính của công ty Bibica: www.bibica.com.vn 4. Số liệu chung ngành thực phẩm: www.cophieu68.com Đánh giá Bài tập nhóm ở lớp:

Họ và tên Lớp Đánh giá

1. Huỳnh Thị Thu Sương 37k15.2 A

2. Phan Thị Như Quỳnh 37k15.2 A

3. Bùi Hương Thịnh 37k15.2 A 4. Kim Thoa 37k15.2 A 5. Nasavanh souksavanh 34k15 6. Đánh giá bài tập lớn: Họ và tên Lớp Đánh giá

1. Huỳnh Thị Thu Sương 37k15.2

2. Phan Thị Như Quỳnh 37k15.2

3. Bùi Hương Thịnh 37k15.2

4. Kim Thoa 37k15.2

5. Nasavanh souksavanh 34k15 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Phân tích cấu trúc tài chính công ty cổ phần kinh đô giai đoạn 2010 - 2012 (Trang 43)