1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sỹ - Hoàn thiện công tác thẩm định các dự án đầu tư trong lĩnh vực dầu khí tại Ngân hàng TMCP Đại Dương (OCEANBANK)

122 549 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 122
Dung lượng 0,98 MB

Nội dung

Cho vay thực hiện dự án là một hình thức cho vay chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại hiện nay. Thời gian qua, hình thức cho vay này đã phát triển rất nhanh nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho ngân hàng đặc biệt đối với những khoản vay theo dự án siêu lớn, có thời gian đầu tư dài hạn và có mức độ rủi ro tiềm ẩn cao. Để nâng cao hiệu quả và đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hàng, một nhiệm vụ đặt ra cấp thiết cho ngân hàng thương mại là phải làm tốt công tác thẩm định dự án. Vì vậy, việc nâng hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư luôn được các ngân hàng hết sức quan tâm. Tuy nhiên, thực tế công tác thẩm định dự án đầu tư tại các ngân hàng thương mại nói chung đối với những dự án siêu lớn và Ngân hàng TMCP Đại Dương (Oceanbank) nói riêng với các dự án đầu tư trong lĩnh vực Dầu khí thời gian qua còn nhiều hạn chế, chưa phát huy được hết vai trò quan trọng và còn tiềm ẩn nhiều rủi ro cho hoạt động của ngân hàng. Xuất phát từ ý nghĩa của công tác thẩm định dự án đầu tư và thực tế những bức xúc của chính tác giả và các đồng nghiệp trong nhiều năm gắn bó với công tác thẩm định, tác giả lựa chọn đề tài: “HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG LĨNH VỰC DẦU KHÍ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẠI DƯƠNG (OCEANBANK)” làm đề tài nghiên cứu không ngoài mục tiêu đánh giá thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động cho vay các dự án “siêu lớn” của Ngân hàng TMCP Đại Dương (Oceanbank) thời gian gần đây và đề xuất một số giải pháp cụ thể góp phần hoàn thiện công tác này trong hoạt động của Oceanbank nói riêng và các ngân hàng thương mại nói chung.

Trang 1

ĐÀO HỒNG NGỌC

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG LĨNH VỰC DẦU KHÍ TẠI NGÂN HÀNG

TMCP ĐẠI DƯƠNG (OCEANBANK)

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ ĐẦU TƯ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN BẠCH NGUYỆT

HÀ NỘI, NĂM 2011

Trang 2

Tôi xin cam đoan rằng, luận văn thạc sỹ kinh tế “Hoàn thiện công tác thẩm

định các dự án đầu tư trong lĩnh vực dầu khí tại Ngân hàng TMCP Đại Dương (OCEANBANK)” là công trình nghiên cứu của riêng tôi

Những số liệu và tài liệu sử dụng được chỉ rõ nguồn trích dẫn trong danhmục tài liệu tham khảo Kết quả nghiên cứu này chưa được công bố trong bất kỳcông trình nghiên cứu nào từ trước tới nay

Hà Nội, ngày 30 tháng 09 năm 2011

Tác giả

Đào Hồng Ngọc

Trang 3

DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ

TÓM TẮT LUẬN VĂN

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG LĨNH VỰC DẦU KHÍ 3

1.1 Thẩm định dự án trong các NHTM 3

1.1.1 Sự cần thiết phải thẩm định các dự án trong các NHTM 3

1.1.2 Vai trò của công tác thẩm dịnh hoạt động cho vay dự án tại các NHTM 4

1.1.3 Quy trình tổ chức thẩm định dự án đầu tư 5

1.1.4 Nội dung thẩm định dự án đầu tư 6

1.1.5 Phương pháp thẩm định 11

1.2 Thẩm định các dự án đầu tư trong lĩnh vực dầu khí 15

1.2.1 Vai trò và phân loại dự án đầu tư trong lĩnh vực dầu khí 15

1.2.2 Đặc điểm của DA trong lĩnh vực dầu khí và yêu cầu đặt ra cho công tác thẩm định dự án đầu tư trong lĩnh vực dầu khí 17

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác thẩm định DA ngành dầu khí 20

1.3.1 Nhân tố chủ quan: 20

1.3.2 Nhân tố khách quan 23

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG LĨNH VỰC DẦU KHÍ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẠI DƯƠNG (OCEANBANK) 25

2.1 Giới thiệu về OceanBank 25

2.1.1 Sự ra đời và phát triển 25

2.1.2 Giới thiệu về Ngân hàng Đại Dương(Oceanbank) 25

2.2 Thực trạng công tác thẩm định DA vay vốn thuộc ngành dầu khí tại OceanBank 32

2.2.1 Tổng quan về hoạt động cho vay các DA trong ngành dầu khí tại OceanBank 32

2.2.2 Quy trình thẩm định 34

2.2.3 Căn cứ thẩm định 38

Trang 4

khí tại OceanBank 53

2.3.1 Quy trình thẩm định 53

2.3.2 Nội dung và phương pháp thẩm định DA 53

2.3.3 Kết luận và đề xuất sau khi thẩm định 67

2.4 Đánh giá công tác thẩm định DA đầu tư trong ngành Dầu khí tại OceanBank 68

2.4.1 Kết quả đạt được 68

2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân 71

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG LĨNH VỰC DẦU KHÍ TẠI NH TMCP ĐẠI DƯƠNG (OCEANBANK) 78

3.1 Định hướng phát triển của NH TMCP Đại Dương giai đoạn 2011-2015 78

3.1.1 Định hướng phát triển tổng thể 78

3.1.2 Định hướng phát triển hoạt động tín dụng 79

3.1.3 Định hướng phát triển hoạt động tín dụng với lĩnh vực dầu khí và công tác thẩm định dự án ngành dầu khí tại Oceanbank 80

3.2 Một số giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định DA vay vốn trong lĩnh vực dầu khí tại Ngân hàng TMCP Đại Dương 82

3.2.1 Giải pháp hoàn thiện quy trình thẩm định 82

3.2.2 Giải pháp hoàn thiện nội dung thẩm định 82

3.2.3 Giải pháp hoàn thiện phương pháp thẩm định 88

3.2.4 Giải pháp nâng cao trình độ chuyên môn cho CBTĐ 90

3.2.5 Cải thiện môi trường làm việc và đổi mới công nghệ 91

3.2.6 Nâng cao chất lượng thông tin 92

3.2.7 Hoàn thiện công tác tổ chức thẩm định 93

KẾT LUẬN 95

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 96 PHỤ LỤC

Trang 5

NHTM : Ngân hàng Thương mại

ODA : Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức

Trang 6

Bảng 2.1: Vốn huy động ba trong giai đoạn 2008-2010 28

Bảng 2.2: Tình hình cho vay tại Ngân hàng trong giai đoạn 2008-2010 29

Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh 3 năm gần nhất của OceanBank 31

Bảng 2.4: Phân tích SWOT doanh nghiệp ngành Dầu khí 41

Bảng 2.5: Tóm tắt tổng mức đầu tư của DA đóng mới giàn khoan TAD 61

Bảng 2.6: Kết quả đánh giá tài chính DA đóng mới giàn khoan TAD 62

Bảng 2.7: Dư nợ chi tiết của OceanBank và của ngành dầu khí tại OceanBank giai đoạn 2008-2010 69

SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Quy trình thẩm định DA tại các NHTM 5

Sơ đồ 1.2: Quy trình khai thác chế biến dầu 16

Sơ đồ 2.1: Quy trình thẩm định DA Dầu khí Năng lượng tại OceanBank 37

Trang 7

ĐÀO HỒNG NGỌC

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG LĨNH VỰC DẦU KHÍ TẠI NGÂN HÀNG

TMCP ĐẠI DƯƠNG (OCEANBANK)

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ ĐẦU TƯ

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI, NĂM 2011

Trang 8

CHƯƠNG 1:NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THẨM ĐỊNH DỰ

ÁN ĐẦU TƯ TRONG LĨNH VỰC DẦU KHÍ

Trong chương này tác giả đã nêu lên những vấn đề cơ bản liên quan đến công tác thẩm định dự án trong các NHTM, đó là: Sự cần thiết thẩm định

dự án trong các NHTM, vai trò, quy trình, phương pháp, nội dung thẩm định

dự án Ngoài ra, tác giả còn đề cập đến các dự án đầu tư trong lĩnh vực dầu khí, vai trò, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng tới công tác thẩm định dự án trong lĩnh vực dầu khí tại Ngân hàng TMCP Đại Dương

Thẩm định dự án trong các NHTM

Trên quan điểm của các NHTM, vấn đề quan trọng nhất, được quan tâm lớnnhất trong quá trình thẩm định là tính khả thi về mặt tài chính và khả năng trả nợcủa dự án Thẩm định dự án để quyết định có cho vay vốn đối với dự án hay không

là điều kiện bắt buộc để đảm bảo hiệu quả của hoạt động tín dụng tại các NHTM

Với đặc trưng về độ rủi ro và phức tạp, thẩm định dự án ngày càng có vai tròquan trọng

- Kết quả của quá trình thẩm định là căn cứ để quyết định tài trợ vốn cho dự án

- Thẩm định là công cụ quản lý rủi ro tín dụng

Thẩm định các dự án đầu tư trong lĩnh vực dầu khí

Các DA trong lĩnh vực dầu khí bên cạnh những đặc điểm chung giống các

DA khác còng có những đặc điểm riêng biệt

- Là một lĩnh vực công nghệ kỹ thuật nên vốn đầu tư lớn trong đó vốnthiết bị chiếm tỷ trọng cao;

- DA gặp nhiều rủi ro, trong đó rủi ro về thị trường là lớn nhất của các

Trang 9

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG LĨNH VỰC DẦU KHÍ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẠI DƯƠNG (OCEANBANK)

Trong chương này, tác giả đã làm sáng rõ thực trang công tác thẩm định dự

án vay vốn trong lĩnh vực dầu khí tại Oceanbank Luận văn bắt đầu tư việc khái quát hoạt động kinh doanh của ngân hàng, trong đó cụ thể đề cập đến hoạt động tín dụng với lĩnh vực dầu khí Sau đó đi sâu phân tích quy trình, nội dung, phương pháp thẩm định dự án trong lĩnh vực dầu khí, minh hoạ thông qua việc thẩm định

dự án “Mua (đóng) mới giàn khoan nửa nổi nửa chìm- TAD” của Tông công ty cổ phần khoan và dịch vụ khoan Dầu khí (PVD) Từ đó, đánh giá kết quả đạt được cũng như chỉ ra những hạn chế, tồn tại cần tiếp tục giải quyết.

Thực trạng công tác thẩm định DA vay vốn thuộc ngành dầu khí tại OceanBank

Trong 3 năm gần đây, Oceanbank đã tài trợ vốn cho nhiều dự án trong ngànhDầu khí trong các lĩnh vực từ tìm kiếm thăm dò dầu khí, phát triển công nghiệp khíđiện, công nghiệp chế biến Dầu khí cho đến lĩnh vực dịch vụ dầu khí Năm 2010, dư

nợ ngành Dầu khí tại Ngân hàng đã đạt trên 3000 tỷ đồng, chiếm gần 18% dư nợcủa ngân hàng

Bảng 2.13: Dư nợ chi tiết của OceanBank và của ngành dầu khí tại OceanBank giai đoạn 2008-2010

Ngành Kinh tế

Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng

Nông nghiệp và lâm nghiệp 877,111,983,955 14.77 1,022,017,046,131 10.03 1,116,245,157,854 6.33Ngành thủy sản 103,743,574,600 1.75 422,327,416,034 4.14 432,963,071,494 2.46Ngành Dầu khí 651,965,013,473 10.98 1,597,565,764,448 15.68 3,147,291,915,582 17.85Ngành Xây dựng 969,204,046,449 16.32 2,036,032,810,551 19.98 3,940,261,683,304 22.35Ngành thương nghiệp, sửa chữa đồ gia dụng 102,914,500,353 1.73 210,173,937,201 2.06 148,008,553,237 0.84Khách sạn và nhà hàng 753,681,988,230 12.69 841,431,184,514 8.26 950,516,062,709 5.39Vận tải kho bãi và thông tin liên lạc 44,389,534,613 0.75 311,972,915,017 3.06 547,412,449,743 3.10Hoạt động kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn 506,508,454,910 8.53 334,739,541,765 3.29 870,691,906,450 4.94Các hoạt động khác 1,919,240,008,264 32.32 3,098,362,280,678 30.41 6,477,614,846,888 36.74

Tổng 5,938,759,104,847 100 10,188,901,041,473 100 17,631,005,647,261 100

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Trang 10

Đánh giá công tác thẩm định dự án đầu tư trong lĩnh vực dầu khí tại Oceanbank.

Kết quả đạt được

- Thứ nhất: Về thu nhập đem lại cho Ngân hàng

Số lượng DA cho vay trong ngành Dầu khí cũng không ngừng tăng lên, từchỗ chỉ có 12 DA năm 2008 với tổng dư nợ 651 tỷ đồng chiếm tỷ trọng gần 11%trong tổng dư nợ toàn ngân hàng, đến năm 2010 số lượng DA đã tăng lên con số 45với tổng dư nợ tương đương 3147 tỷ đồng và chiếm tỷ lệ gần 18% tổng dư nợ toànngân hàng Những dự án mà Oceanbank thực hiện cho vay trong lĩnh vực dầu khímới chỉ thực hiện từ năm 2008 đến này Đến thời điểm này, hầu hết các dự án đềuthực hiện đúng tiến độ đầu tư

- Thứ hai: Về quy trình thẩm định

Từ khi có sự tham gia góp vốn của Tập đoàn Dầu khí quốc gia vàoOceanbank với tư cách cổ đông chiến lược, công tác thẩm định DA đầu tư củaOceanBank được cải thiện cả về mặt số lượng và chất lượng, từ chỗ chưa có quytrình thẩm định (do mới chuyển đổi từ ngân hàng nông thôn sang ngân hàng thànhthị) sang có quy trình thẩm định, từng bước đã xây dựng được Phòng thẩm định DAđộc lập trực thuộc Khối quản trị rủi ro Các DA trong ngành dầu khí thường đượcthẩm định qua 02 cấp, cấp phòng quản lý khách hàng và phòng thẩm định độc lập

- Thứ tư: Phương pháp thẩm định

Để thẩm định những DA ngành dầu khí có quy mô lớn, tính chất phức tạp,

Trang 11

CBTĐ đã phải sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp, kết hợp các phương phápchung với các phương pháp riêng để phân tích, đánh giá DA toàn diện và khoa học.Các phương pháp được áp dụng hiệu quả hơn do nguồn thông tin ngày càng đa dạnggiúp cho việc dự báo thị trường, so sánh đối chiếu các chỉ tiêu được thuận lợi vàphân tích rủi ro được nhìn nhận dưới nhiều góc độ và bao quát hơn.

Các phương pháp riêng như phương pháp thống kê (các giàn khoan, giếngdầu, nhà máy chế biến, danh mục thiết bị, hạng mục xây dựng), phương pháp địnhmức (chi phí, giá thành), phương pháp thu thập thông tin (hỏi tin CIC, kiểm tra thựcđịa, tham vấn chuyên gia lập DA, tra cứu phương tiện truyền thông…) cũng được

sử dụng trong quá trình thẩm định để làm sang tỏ những nội dung phân tích Việc sửdụng linh hoạt các phương pháp đã đem lại sự chính xác cao không chỉ ở nhữngđánh giá định tính mà còn cả những đánh giá mang tính chất định lượng

Hạn chế và nguyên nhân

Hạn chế

- Thứ nhất: Nội dung thẩm định: Nhiều dự án không thẩm định đầy đủ hoặc

thẩm định không kỹ lưỡng các nội dung quan trọng

- Thứ hai: Phương pháp thẩm định : phương pháp thẩm định chưa thể hiện

rõ yếu tố khác biệt của dự án trong lĩnh vực dầu khí, chưa đánh giá được các yếu

tố phức tạp của dự án

- Thứ ba: Thẩm định để đưa ra quyết định cho vay còn hạn chế: Ngân

hàng còn tồn tại vấn đề ra quyết định cho vay ít hoặc không dựa trên kết quả thẩmđịnh Kết quả thẩm định chỉ ra nhiều điểm mà chủ đầu tư cần phải làm rõ cũng như

DA cần phải thay đổi một số yếu tố, còn tồn tại nhiều rủi ro cho ngân hàng….tuynhiên DA vẫn được chấp thuận cho vay

Nguyên nhân

- Nhân tố chủ quan

 Đội ngũ cán bộ thẩm định DA ngành dầu khí còn hạn chế về số lượng vàchất lượng

Trang 12

ra của DA từ đó hiệu quả của DA cũng bị thay đổi theo.

 Môi trường pháp lý:Các chủ trương, chính sách, quy chế, quy định của cơquan nhà nước ban hành với khối lượng lớn và thường xuyên thay đổi nênviệc cập nhật và nắm vững những quy định, quy chế rất khó khăn

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG LĨNH VỰC DẦU KHÍ TẠI NH TMCP ĐẠI DƯƠNG (OCEANBANK)

Trong chương này tác giá đã đưa ra một số giải pháp hoàn thiện quy trình, nội dung, phương pháp thẩm định và những giải pháp về nhân lực, về thông tin, về công nghệ và cải thiện môi trường thẩm định; Đề xuất những kiến nghị với các cơ quan để nâng cao chất lượng thẩm định dự án trong lĩnh vực dầu khí tại Oceanbank.

Giải pháp hoàn thiện quy trình thẩm định

Quy trình thẩm định DA vay vốn trong ngành Dầu khí hiện nay đã tương đốihoàn thiện Quy trình được xây dưng trên cơ sở quy trình thẩm định chung của ngânhàng và các đặc điểm riêng của Ngành Dầu khí Tuy nhiên để nâng cao chất lượngthẩm định, quy trình cần phải đổi mới một số vấn đề như sau:

Trang 13

- Cần xây dựng thêm bộ phận quản trị rủi ro của toàn Ngân hàng để thẩm địnhlại và đưa ra những báo cáo định hướng ngành trên cơ sở những phân tích về từngngành và toàn bộ nên kinh tế Bộ phận này đưa ra những định hướng phát triểnngành trong từng thời kì đồng thời xác định những rủi ro có thể gặp phải khi thựchiện dự án Trên cơ sở thẩm định lại ý kiến của bộ phận thẩm định, bộ phận quản trịrủi ro sẽ góp phần tư vấn cho Hội đồng tín dụng về quyết định đối với khoản tài trợtín dụng

- Theo quy trình thẩm định, phòng tín dụng Năng lượng Dầu khí tiếp nhận hồ

sơ, phòng Thẩm định năng lượng Dầu khí có trách nhiệm thẩm định lại hồ sơ vàphân tích của phòng tín dung, Phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ rà soát hồ sơ Vaitrò của bộ phận pháp chế chưa được đề cập trong quy trình thẩm định Để công tácthẩm định DA có chất lượng cao, các bộ phận phòng ban phải có sự tương tác hỗ trợlẫn nhau Cần đưa ra được quy chế phối hợp giữa các phòng ban để công việc thẩmđịnh được thực hiện nhanh và chất lượng tốt Ngoài ra, cần phải nâng cao vai tròcủa Phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ và bộ phận pháp chế không chỉ sau vay màcòn trước khi cho vay để hạn chế việc đánh giá thiếu khách quan

Giải pháp hoàn thiện nội dung thẩm định

Thẩm định khả năng thực hiện DA của khách hàng

- Phải thẩm định đầy đủ kỹ lưỡng các nội dung, phương diện của dự án Đốivới các dự án trong lĩnh vực dầu khí, phải đặc biệt lưu ý thẩm định các nội dung: sựcần thiết phải đầu tư dự án, năng lực tài chính của chử đầu tư, cơ cấu vốn, các biệnpháp giảm rủi ro trong thực hiện dự án

Thẩm định về thị trường

Kết hợp phân tích thị trường tổng thế và phân tích thị trường mục tiêu đánhgiá toàn diện và triển vọng phát triển của ngành dầu khí Cán bộ thẩm định có thểdùng các phương pháp ngoại suy thống kê, định mức, phương pháp lấy ý kiếnchuyên gia để nâng cao chất lượng khâu dự báo

Trang 14

Thẩm định khía cạnh kỹ thuật

Thẩm định khía cạnh kỹ thuật là yêu cầu không thể thiểu trong thẩm định

DA Đặc biệt là các DA trong lĩnh vực dầu khí với quy mô lớn, tính chất kỹ thuậtphức tạp, vượt ra ngoài khả năng của cán bộ thẩm định ngân hàng nên thuê cácchuyên gia hoặc tham vấn ý kiến chuyên gia để tránh tình trạng chấp nhận ngaynhững kết quả kỹ thuật doanh nghiệp đưa đến Đồng thời cán bộ tín dụng cần phảinghiên cứu, tìm hiểu sâu hơn về lĩnh vực dầu khí, nắm bắt được những đặc tính kỹthuật, các công nghệ và phương án kỹ thuật để đảm bảo nội dung thẩm định có chấtlượng Nội dung đánh giá khả thi về mặt kỹ thuật của DA cần quan tâm đặc biệt tớicông nghệ và thiết bị Vì đây là yếu tố quyết định tới sự thành công hay thất bại củacác dự án trong lĩnh vực dầu khí

Thẩm định khía cạnh tài chính

Về thẩm định tổng mức vốn đầu tư và nguồn vốn tài trợ

Để thẩm định nguồn vốn tài trợ cho dự án, ngân hàng cần phân tích đầy đủđặc điểm, quy mô của từng nguồn vốn, khả năng cung ứng vốn đúng số lượng vàtiến độ, pháp lý của từng nguồn vốn Đặc biệt, việc thẩm định phải làm rõ quy môcủa nguồn vốn chủ sở hữu thực sự tham gia vào dự án Việc thẩm định chính xácquy mô và cơ cấu của tổng vốn đầu tư được căn cứ vào các định mức kỹ thuật củangành và đơn giá trên thị trường để dự toán được cá khoản chi phí, xác định đúngquy mô và đưa ra mức đầu tư hợp lý

Về thẩm định doanh thu, chi phí và lợi nhuận của dự án

DA đầu tư thường chịu tác động của nhiều yếu tố mang tính rủi ro như giá

cả, lạm phát và tỷ giá Do đó khi thẩm định tính hợp lý của doanh thu, chi phí, lợinhận qua các kỳ của DA cán bộ thẩm định cần chú ý tới sự tác động của các yếu tố

đó nhằm đưa ra được dự tính sát với thực tế nhất

Về thẩm định dòng tiền và xác định lãi suất chiết khấu

Ngân hàng cần quan tâm đặc biệt tới việc xác định dòng tiền của dự án; trong

đó xác định chính xác định chính xác cá dòng tiền vào, dòng tiền ra của dự án; chỉ

Trang 15

tính vào dòng tiền những khoản tiền thực sự phát sinh Cán bộ thẩm định cần chú ýphần thu hồi vốn lưu động cuối đời dự án , phần thu hồi chi phí đầu tư từ thanh lýtài sản cố định và phần vốn lưu động bổ sung trong các năm của dự án, đặc biệt khitính dòng tiền của dự án, cán bộ thẩm định chú ý tính cả phần lãi vay đã được trừ đitrong chi phí khi tính lợi nhuận chịu thuể hàng năm của dự án

Về thẩm định các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của DA

Ngoài việc tập trung vào đánh giá một số chỉ tiêu tài chính quan trọng như:NPV, IRR, T ngân hàng cần xem xét và bổ sung thêm một số chỉ tiêu khác như:

hệ số hoàn vốn nội bộ hiệu chỉnh (MIRR), chỉ số sinh lời của vốn đầu tư (PI), điểmhòa vốn cho cả đời DA, lợi nhuận kế toán bình quân (AAP)

Về phân tích độ nhạy của DA

Khi phân tích độ nhạy, cán bộ thẩm định cần xác định rõ đâu là những yếu tố

có thể thay đổi và ảnh hưởng nhiều nhất tới hiệu quả tài chính của DA nhằm đưa racác biện pháp quản lý phù hợp Đồng thời, phải phân tích tìm ra được các quy luậtbiến đổi của các yếu tố đó để lựa chọn cách thức tiến hành phân tích độ nhạy hiệuquả nhất

Về phân tích rủi ro của dự án

Các dự án đầu tư trong lĩnh vực dầu khí có mức độ rủi ro khá cao Khi phântích rủi ro DA, ngoài các nội dung đã được Ngân hàng đề cập, cán bộ thẩm định cầnthực hiện phân loại rủi ro thành hai nhóm: Các rủi ro có thể kiểm soát và các rủi rokhông thể kiểm soát Với nhóm rủi ro thứ nhất, cán bộ tín dụng cần đề xuất các biệnpháp khắc phục rủi ro, với nhóm thứ hai là nhóm rủi ro không thể kiểm soát cán bộtín dụng cần phải tính toán khả năng xảy ra rủi ro, mức thiệt hại khi rủi ro xảy ra để

đề xuất các biện pháp hạn chế rủi ro Đánh giá DA trong điều kiện có rủi ro cán bộtín dụng cần phải xây dựng được viễn cảnh có thể xảy ra và sử dụng phương phápgiá kỳ vọng để đánh giá

Tham khảo ý kiến chuyên gia và xây dựng đội ngũ cộng tác viên chuyên ngành dầu khí

Trang 16

Với tính chất kỹ thuật đặc thù của ngành, thẩm định tính kỹ thuật của dự án

là một yêu cầu quá nặng nề với cán bộ thẩm định ngân hàng Vì vậy, để nâng caochất lượng thẩm định cần sử dụng thêm các đầu mối khác Hỏi ý kiến chuyên giatrong ngành dầu khí, tham khảo thông tin trên các trang web nước ngoài để cónhững thông tin đánh giá chính xác và mang tính khách quan hơn Ngoài ra, nếuviệc phát triển đội ngũ chuyên gia kỹ thuật cần thời gian lâu dài thì có thể sử dụngphương pháp xây dựng đội ngũ cộng tác viên hỗ trợ theo sự vụ

Thẩm định khía cạnh kinh tế- xã hội

Trong phân tích kinh tế xã hội của DA, bên cạnh một số chỉ tiêu phản ảnhnhững tác động tích cực của dự án như đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia,chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp nhân sách cho địa phương, tạo việc làm thì án bộthẩm định cần nêu ra những tác động tiêu cực (ảnh hưởng môi trường, lãng phínguồn tài nguyên ), lượng hóa các tác động có thể xảy ra Phân tích kinh tế- xã hộiquan trọng là xác định được các lợi ích và chi phí kinh tế xã hội, từ đó tính được giátrị hiện tại ròng kinh tế NPVE

Giải pháp hoàn thiện phương pháp thẩm định

Ngoài các phương pháp thẩm định truyền thống như phương pháp thẩm địnhtheo trình tự, phương pháp so sánh đối chiểu các chỉ tiêu, phương pháp phân tích độnhạy, phương pháp dự báo ngân hàng cần nghiên cứu ứng dụng thêm nhiềuphương pháp để nâng cao chất lượng thẩm định DA Chẳng hạn như: Phương pháplấy ý kiến chuyên gia; Phương pháp phân tích tình huống; Phương pháp phân tích

mô phỏng

Giải pháp nâng cao trình độ chuyên môn cho CBTĐ

Quy hoạch, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ thẩm định theo yêu cầu công việcChú ý đào tạo cán bộ

Tuyển chọn và sử dụng cán bộ thẩm định DA

Cải thiện môi trường làm việc và đổi mới công nghệ

- Xây dựng nơi lưu trữ và tra cứu thông tin tài liệu để cán bộ nhân viên có thể

Trang 17

tiếp cận dễ dàng với các thông tin về khách hàng, thị trường, các văn bản pháp luật.

- Nâng cấp công nghệ thông tin làm tăng khả năng thu thập xử lý lưu trữ thôngtin đầy đủ, nhanh chóng

- Xây dựng các chương trình phần mềm phục vụ công tác thẩm định DA đểtiết kiệm thời gian, tiết kiệm nguồn lực, đạt hiệu quả kinh tế cao, đồng thời áp ứngnhu cầu quản trị của ban lãnh đạo

Nâng cao chất lượng thông tin

Ngân hàng cần xây dựng hệ thống các thông tin chi tiết về ngành, về KH, vềmôi trường đầu tư và phải lưu trữ một cách khoa học để thuận tiện cho việc tra cứu,tham khảo và so sánh đối chiếu

Trang 18

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

ĐÀO HỒNG NGỌC

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG LĨNH VỰC DẦU KHÍ TẠI NGÂN HÀNG

TMCP ĐẠI DƯƠNG (OCEANBANK)

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ ĐẦU TƯ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN BẠCH NGUYỆT

HÀ NỘI, NĂM 2011

Trang 19

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài:

Cho vay thực hiện dự án là một hình thức cho vay chủ yếu trong hoạt độngkinh doanh của các ngân hàng thương mại hiện nay Thời gian qua, hình thức chovay này đã phát triển rất nhanh nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho ngân hàng đặcbiệt đối với những khoản vay theo dự án siêu lớn, có thời gian đầu tư dài hạn và cómức độ rủi ro tiềm ẩn cao Để nâng cao hiệu quả và đảm bảo an toàn cho hoạt độngcủa ngân hàng, một nhiệm vụ đặt ra cấp thiết cho ngân hàng thương mại là phải làmtốt công tác thẩm định dự án Vì vậy, việc nâng hoàn thiện công tác thẩm định dự ánđầu tư luôn được các ngân hàng hết sức quan tâm

Tuy nhiên, thực tế công tác thẩm định dự án đầu tư tại các ngân hàng thươngmại nói chung đối với những dự án siêu lớn và Ngân hàng TMCP Đại Dương(Oceanbank) nói riêng với các dự án đầu tư trong lĩnh vực Dầu khí thời gian quacòn nhiều hạn chế, chưa phát huy được hết vai trò quan trọng và còn tiềm ẩn nhiềurủi ro cho hoạt động của ngân hàng

Xuất phát từ ý nghĩa của công tác thẩm định dự án đầu tư và thực tế nhữngbức xúc của chính tác giả và các đồng nghiệp trong nhiều năm gắn bó với công tác

thẩm định, tác giả lựa chọn đề tài: “HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH

CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG LĨNH VỰC DẦU KHÍ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẠI DƯƠNG (OCEANBANK)” làm đề tài nghiên cứu không ngoài mục

tiêu đánh giá thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động cho vaycác dự án “siêu lớn” của Ngân hàng TMCP Đại Dương (Oceanbank) thời gian gầnđây và đề xuất một số giải pháp cụ thể góp phần hoàn thiện công tác này trong hoạtđộng của Oceanbank nói riêng và các ngân hàng thương mại nói chung

2 Mục đích nghiên cứu

- Hệ thống hoá vấn đề lý luận khoa học về thẩm định dự án đầu tư trong lĩnhvực dầu khí ;

Trang 20

- Phân tích thực trạng chất lượng thẩm định dự án đầu tư trong lĩnh vực dầukhí tại Oceanbank

- Đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác thẩm định

dự án đầu tư trong lĩnh vực dầu khí tại Oceanbank

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Các dự án cho vay vốn đầu tư trong lĩnh vực Dầu khítại Ngân hàng TMCP Đại Dương

Phạm vi nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu các dự án đầu tư trong lĩnh vuecjdầu khí, giới hạn về không gian là tại Oceanbank, giới hạn về thời gian là từ năm2006-2010

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp luận cơ bản dựa trên nền tảng của phương pháp duy vật biệnchứng kết hợp với phương pháp thống kê, so sánh, phân tích độ nhạy,…và cácphương pháp thu thập, xử lý và phân tích thông tin khác

5 Kết cấu luận văn

Tên đề tài: “HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CÁC DỰ ÁN

ĐẦU TƯ TRONG LĨNH VỰC DẦU KHÍ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẠI DƯƠNG”

Bố cục: Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, mục lục, danh mục từ viết tắt danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề cơ bản về thẩm định dự án đầu tư trong lĩnh vực dầu khí

Chương 2: Thực trạng công tác thẩm định các dự án đầu tư trong lĩnh vực dầu khí tại Ngân hàng TMCP Đại Dương (OCEANBANK)

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định các dự án đầu tư trong lĩnh vực Dầu khí tại Ngân hàng TMCP Đại Dương (OCEANBANK)

Trang 21

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ

TRONG LĨNH VỰC DẦU KHÍ

1.1 Thẩm định dự án trong các NHTM

1.1.1 Sự cần thiết phải thẩm định các dự án trong các NHTM

Một DA được soạn thảo dù kỹ lưỡng đến đâu cũng không tránh khỏi nhữngthiếu sót Vì vậy khi quyết định đàu tư dự án các cơ quan có thẩm quyền đều phảikiểm tra, đánh giá một cách độc lập, tách biệt với quá trình soạn thảo DA Quá trìnhnày gọi là thẩm định DA đầu tư

Thẩm định DA đầu tư là việc tổ chức, xem xét, phân tích một cách kháchquan toàn diện, độc lập những nội dung cơ bản của DA đầu tư đồng thời đánh giáchính xác những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến tính khả thi của DA nhằm đưa ranhững quyết định liên quan đến việc có đầu tư vào DA hay không, có cấp tín dụnghoặc tài trợ vốn cho DA một cách hiệu quả, an toàn

Mục đích của thẩm định DA nhằm lựa chọn được DA có tính khả thi cao Vìvậy công tác thẩm định DA đòi hỏi phải đánh giá được tính hợp lý của DA, hiệuquả DA và khả năng thực hiện DA

Trong hoạt động tín dụng tại các NHTM, công tác thẩm định luôn đóng vaitrò đặc biệt quan trọng, đây là khâu đầu tiên giúp ngân hàng tiếp cận DA, là cơ sở

để ra quyết định cấp tín dụng cho DA đúng đắn, đảm bảo hiệu quả đầu tư Ngoài ra,thong qua việc đánh giá tính khả thi, hiệu quả tài chính, khả năng trả nợ vốn, nhữngrủi ro tiềm tang của DA có thể xảy ra, công tác thẩm định còn có vai trò hỗ trợ, góp

ý tư vấn cho chủ đầu tư để thực hiện DA có hiệu quả nhất

Ngược lại, thẩm định DA nếu không được thực hiện tốt hoặc không đượcquan tâm đầy đủ sẽ ảnh hưởng đến tính đúng đắn của việc ra quyết định chấp nhậnhay từ chối cho vay đối với DA Từ đó có thể làm mất đi những cơ hôi nhận đượckhoản thu nhập trong tương lai của ngân hàng từ việc cho vay DA đầu tư có hiệuquả do kết quả thẩm định bị sai lệch Hoặc có thể gây ra các tổn thất cho ngân hàng

Trang 22

như mất vốn, kéo dài thời hạn thu hồi vốn ảnh hưởng đếnkế hoạch nguồn vốn, gâymất uy tín, giảm tính cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng nếu thẩm định sai Thực

tế chứng minh, trong giai đoạn trước các ngân hàng thường xem nhẹ thảm định DA,đánh giá phân tích DA không khoa học dẫn tới các vụ đổ vỡ tín dụng xảy ra như vụEPCO Minh Phụng, vụ Temexco, nợ xấu của Tập đoàn Vinashin gây ảnh hưởngkhông nhỏ đến kinh tế nói chung và từng doanh nghiệp, từng ngân hàng nói riêng

Như vậy, công tác thẩm định DA thực sự cần thiết, quan trọng và có ý nghĩatiên quyết trong việc ra quyết định tài trợ DA Đứng trước thực tế đó, đòi hỏi toàn

hệ thống ngân hàng phải quan tâm đúng mực hơn đối với công tác thẩm định bằngviệc không ngừng nâng cao, cải cách quy trình, nội dung, phương pháp thẩm địnhkhoa học Việc nâng cao chất lượng thẩm định DA đầu tư không chỉ có ý nghĩa đốivới sự tồn tại và phát triển bền vững của các ngân hàng mà còn góp phần tiết kiệmvốn cho toàn xã hội, thúc đẩy mở rộng, phát triển an toàn, hiệu quả cho nền kinh tếđất nước và định hướng đầu tư đúng đắn cho các doanh nghiệp

1.1.2 Vai trò của công tác thẩm dịnh hoạt động cho vay dự án tại các NHTM

Với đặc trưng về độ rủi ro và phức tạp, thẩm định dự án ngày càng đóng vaitrò quan trọng

- Kết luận của quá trình thẩm định dự án là căn cứ để quyết định tài trợ vốncho dự án

Khi quyết định tài trợ cho một dự án, ngân hàng căn cứ vào ba yếu tố: hồ sơcủa khách hàng vay vốn, hồ sơ dự án vay vốn và TSBĐ tiền vay TSBĐ tiền vay làbiện pháp phòng chống rủi ro truyền thống nhưng lại là biện pháp “chữa cháy” vàkhông tích cực, chỉ có ý nghĩa ràng buộc trách nhiệm của khách hàng vay vốn,không phải mục đích cho vay của ngân hàng Khách hàng vay vốn là một căn cứquan trọng để ra quyết định đầu tư Tuy nhiên, đôi khi chủ đầu tư là các pháp nhânmới thành lập, không có nhiều thông tin để thẩm định Thực tế, các ngân hàng cóhoạt động tín dụng hiệu quả đều cho rằng bản thân dự án vay vốn là căn cứ quantrọng nhất để ra quyết định cho vay Với trình độ chuyên môn, kiến thức tổng quát

Trang 23

và ở vị thế của người tài trợ vốn, thẩm định giúp ngân hàng có những đánh giákhách quan về dự án.

- Thẩm định dự án là công cụ quản lý rủi ro tín dụng

Việc cho vay dự án tiềm ẩn rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng là khả năng KHkhông trả nợ hoặc không trả đúng hạn hoặc không đầy đủ gốc và lãi cho ngân hàng.Bằng việc thu thập và xử lý thông tin, sử dụng các phương pháp khoa học, thẩmđịnh giúp cho ngân hàng đánh giá độ rủi ro của dự án Do đó, thẩm định chínhlàmột biện pháp hữư hiệu để ngăn ngừa, hạn chế ủi ro tín dụng trong hoạt động chovay dự án

Như vậy, thẩm định là công việc bắt buộc trong hoạt động cho vay đối với dự án tại các NHTM Nó có ý nghĩa quan trọng đối với các quyết định tài trợ, là công cụ quản lý rủi ro hữu hiệu trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.

1.1.3 Quy trình tổ chức thẩm định dự án đầu tư

Mỗi ngân hàng tự xây dựng và áp dụng cho nội bộ đơn vị mình một quy trìnhthẩm định riêng sao cho phù hợp với điều kiện của ngành, của bản thân ngân hàng

và tuân thủ đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước Tuy nhiên về cơ bản một quytrình tổ chức thẩm định bao gồm các bước sau:

Sơ đồ 1.1: Quy trình thẩm định DA tại các NHTM

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ DA: Khách hàng có nhu cầu vay vốn sẽ gửi bộ hồ

sơ DA đầy đủ theo yêu cầu của ngân hàng Phòng nghiệp vụ sẽ tiếp nhận hồ sơ vàlập kế hoạch thẩm định DA

Tiếp nhận

Hồ sơ

Tiến hành thẩm định

Tập hợp căn cứ thẩm định

Trình lên cấp có thẩm quyền phê duyệt

Lập báo cáo kết quả thẩm định

Trang 24

Bước 2: Tập hợp các căn cứ để thẩm định: Bộ phận nghiệp vụ sẽ tiến hành

thu thập, tổng hợp thông tin từ các nguồn phục vụ cho việc phân tích, đánh giá DA

Bước 3: Thực hiện công việc thẩm định: Đơn vị đầu mối tổ chức thẩm định,

phân tích đánh giá DA, đề xuất ý kiến trên cơ sở tổng hợp ý kiến của các cơ quan,đơn vị có liên quan và kết quả thẩm định thiết kế cơ sở

Bước 4: Lập báo cáo kết quả thẩm định DA đầu tư theo mẫu quy định của

ngân hàng

Bước 5: Trình lên cấp có thẩm quyền phê duyệt.

1.1.4 Nội dung thẩm định dự án đầu tư

Để đánh giá tính khả thi của DA, công tác thẩm định phải bao quát tất cả cácvấn đề liên quan đến DA, thường bao gồm những nội dung cơ bản sau:

 Thẩm định tư cách và năng lực pháp lý:

Để đánh giá năng lực pháp lý của khách hàng vay vốn, điều quan trọng là phảibiết được khách hàng thuộc loại hình doanh nghiệp nào, thành phần kinh tế nào, vàchịu sự điều chỉnh của luật nào Do đó, căn cứ vào loại hinh doanh nghiệp củakhách hàng đối chiếu vào các văn bản quy phạm pháp luật (luật, nghị định, thôngtư ) để đánh giá năng lực pháp lý của khách hàng vay vốn

 Thẩm định năng lực tổ chức, điều hành, quản lý sản xuất kinh doanh củachur đầu tư bao gồm các nội dung như: quy mô, cơ cấu tổ chức hoạt động sxkd củachủ đầu tư có hợp lý không; số lượng, trình độ, cơ cấu lao động của chủ đầu tư cóđáp ứng được tình hình sản xuất kinh doanh hiện tại và nhu cầu phát triển, mở rộng

Trang 25

hoạt động của chủ đầu tư hay không; chính sách đãi ngộ tuyển dụng lao động; đánhgiá về cơ sở vật chất của chủ đầu tư

 Thẩm định uy tín trong quan hệ tín dụng của Chủ đầu tư: Đánh giá mối quan

hệ khách hàng với các tổ chức tín dụng là rất quan trọng, no cho thấy thái độ củachủ đầu tư trong việc thực hiện các nghĩa vụ cũng như khả năng hợp tác với các tổchức tín dụng

 Thẩm định tình hình tài chính khách hàng:

Khi phân tích tài chính thường dùng một hệ thống chỉ tiêu như: Nhóm chỉ tiêu về cơcấu vốn, nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh khoản, nhóm chỉ tiêu về hoạt động và khảnăng sinh lời, nhóm chỉ tiêu về sức tăng trưởng, chỉ tiêu về khả năng tự tài trợ củachủ đầu tư, định giá trên thị trường (áp dụng với doanh nghiệp phát hành cổ phiếu)

1.1.4.2 Thẩm định dự án vay vốn

a Thẩm định khía cạnh pháp lý của DA:

Mục đích của thẩm định khía cạnh pháp lý của DA là để xác định tư cáchpháp lý, năng lực của chủ đầu tư và tính đầy đủ, hợp lý, hợp lệ của DA Nội dungcần xem xét, đánh giá bao gồm:

Khi tiến hành thẩm định DA, trước hết Ngân hàng phải xem xét đến mụctiêu, định hướng của DA, xem xét sự cần thiết phải đầu tư, có tuân thủ theo đúngquy hoạch, kế hoạch đầu tư, định hướng phát triển do các bộ, ban, ngành có liênquan công bố không và có tác động như thế nào đến sự phát triển chung của đấtnước Thẩm định sự phù hợp của DA với các văn bản quy phạm pháp luật của nhànước, các quy định, chế độ khuyến khích, ưu đãi,

Xem xét tư cách pháp nhân và năng lực tài chính, kỹ thuật, năng lực quản lýcủa chủ đầu tư trên cơ sở hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp, các báo cáo tài chính,báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh, kinh nghiệp thực tế của chủ đầu tư

b Thẩm định khía cạnh thị trường của dự án

Có thể nói thị trường là nơi quyết định sự thành công của DA và là yếu tốquyết định nguồn trả nợ cho DA Một DA càng có khả năng đứng vững và chiếmlĩnh thị trường thì khả năng thu hồi vốn của ngân hàng càng trở nên chắc chắn Đểtiến hành nội dung này, ngân hàng cần đánh giá:

Trang 26

Quan hệ cung-cầu của sản phẩm:

- Khi nghiên cứu quan hệ cung- cầu sản phẩm cần xem xét tổng thể cả thịtrường trong nước và ngoài nước với mục đích làm rõ xu hướng tương lai của sảnphẩm Người nghiên cứu thị trường cần quan tâm xem xét các vấn đề sau:

- Tình hình tiêu thụ sản phẩm cùng loại trong thời gian qua trên địa bàn màdoanh nghiệp dự kiến sẽ thâm nhập, chiếm lĩnh

- Sự chấp thuận của sản phẩm đó trên thị trường hiện nay, nhu cầu của ngườitiêu dùng đang ở cấp độ nào Sự chấp thuận và mức độ thỏa mãn của người tiêudùng đối với sản phẩm của mình và so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường vàsản phẩm thay thế

- Dự báo nhu cầu sản phẩm trong tương lai và mức độ đáp ứng của sản phẩm

đó trên thị trường, các kênh phân phối các sản phẩm tương tự và các sản phẩm thaythế ra sao

- Tính hợp pháp, hợp lý và mức độ tin cậy của hợp đồng bao tiêu sản phẩm,các văn bản giao dịch sản phẩm, tránh sự giả mạo có thể xảy ra,

- Tình hình sản xuất sản phẩm này ở nước ngoài như thế nào

Đối tượng, phương thức tiêu thụ sản phẩm của dự án:

Đối tượng tiêu thu sản phẩm của DA là ai, trong nước hay ngoài nước, ở địabàn nào, ai là khách hàng chủ yếu

Phương thức tiêu thụ sản phẩm là bán buôn, bán lẻ hay bán qua đại lý Cáchợp đồng tiêu thị hoặc bao tiêu sản phẩm về chất lượng, giá cả, chủng loại và đặcbiệt là phương thức thanh toán như thế nào

Khả năng cạnh tranh của DA:

Cần nghiên cứu các nhà sản xuất và nhập khẩu các sản phẩm cùng loại trênthị trường để xác định xu hướng, mức độ cũng như đối thủ cạnh tranh chủ yêu trênthị trường

c Thẩm định phương diện kỹ thuật:

Thẩm định phương diện kỹ thuật là công việc rất phức tạp, đòi hỏi cán bộthẩm định phải nắm chắc lĩnh vực mà DA đầu tư, các thông số kỹ thuật, đặc tính kỹ

Trang 27

thuật của ngành, lĩnh vực Đối với các DA phức tạp, ngân hàng có thể thuê chuyêngia để hỗ trợ công tác thẩm định Nội dung cơ bản cần xem xét:

- Đánh giá quy mô của DA: xem xét các yếu tố cơ bản để lựa chọn công suấtthiết kế và mức sản xuất dự kiến hàng năm của DA, đánh giá mức độ chính xác,hợp lý của công suất lựa chọn

- Đánh giá mức độ phù hợp của công nghệ, thiết bị mà DA lựa chọn

- Thẩm định nguồn cung cấp đầu vào của DA: Xác định nhu cầu về nguyênnhiên vật liệu chủ yêu trên phương diện các định mức kinh tế kỹ thuật so sánh vớimức tiêu hao thực tế Cần xác định số lượng, chất lượng nguồn cung cấp, điều kiệncung cấp của nguyên nhiên vaatl liệu trong nước cũng như nhập khẩu, và kiểm tratính đúng đắn của các tài liệu điều tra, cấp giấy phép khai thác đối với DA khaithác nguyên liệu phục vụ sản xuất Định mức nguyên nhên vật liệu dự trữ hợp lýđảm bảo cung cấp thường xuyên tránh lãng phí

- Xem xét việc lựa chọn địa điểm và mặt bằng xây dựng DA

- Phân tích đánh giá các giải pháp xây dựng

- Thẩm định ảnh hưởng của DA đến môi trường

Phương pháp thẩm định các CBTĐ áp dụng khi thẩm định nội dung này là: đối chiếu (đối chiếu các thông số kỹ thuật của dự án với các định mức quy định tiêu chuẩn kỹ thuật có liên quan); thống kê, toán kinh tế (khi cần kiểm tra sự phù hợp trong xác định các thông số kỹ thuật quan trọng trong dự án), phương pháp chuyên gia (sử dụng khi CBTĐ hạn chế hoặt không có chuyên môn)…

d Thẩm định phương diện tổ chức, quản lý, thực hiện DA:

Trong phần này, các cán bộ thẩm định đánh giá khả năng tổ chức thực hiện

DA của chủ đầu tư thông qua việc phân tích cơ cấu, trình độ tổ chức vận hành,nguồn nhân lực thực hiện DA

e Thẩm định khía cạnh tài chính của DA:

Đây là yếu tố rất quan trọng có tính chất quyết định đầu tư của ngân hàng.Thẩm định tài chính để làm rõ DA có hiệu quả và khả năng trả nợ ngân hàng haykhông Đây cũng là cơ sở để ngân hàng ra quyết định về tổng số tiền cho vay, thờihạn vay và các điều kiện giải ngân khác Nội dung phần này bao gồm:

Trang 28

- Thẩm tra mức độ hợp lý của tổng vốn đầu tư và tiến độ bỏ vốn;

- Thẩm tra nguồn vốn huy động để thực hiện DA;

- Kiểm tra việc tính toán các khoản chi phí sản xuất hàng năm;

- Kiểm tra tính hợp lý của giá bán sản phẩm, doanh thu hàng năm của DA;

- Kiểm tra tính chính xác của tỷ suất “r” trong phân tích tài chính;

- Thẩm định dòng tiền của DA;

- Kiểm tra các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của DA (bao gồm IRR,NPV, thời gian hoàn vốn, điểm hòa vốn );

- Đánh giá khả năng trả nợ của DA;

- Phân tích các rủi ro của DA và đề xuất các biện pháp phòng tránh;

f Thẩm định về các chỉ tiêu kinh tế- xã hội của DA

Ngoài những chỉ tiêu trên, CBTĐ còn phải phân tích và tổng hợp những hiệuquả kinh tế xã hội mà dự án mang lại như:

+ Kiểm tra tác động của DA đến môi trường hiện nay và biện pháp xử lý phùhợp với điều kiện cho phép và pháp luật quy định

+ Những kiến thức cơ bản về thực trạng và các vấn đề đang xảy ra trong cácngành hàng, mặt hàng, lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ mà ngân hàng cho vay;

+ Các chỉ số kinh tế vĩ mô cơ bản của đất nước trong thời gian đầu tư vốnnhư tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP và GNP, tỷ lệ lạm phát, lãi suất cơ bản, tìnhtrạng thất nghiệp, tình hình ngân sách, tỷ giá hối đoái

+ Thay đổi của hệ thống pháp luật, chính sách vĩ mô trong thời gian cho vay

Khi thẩm định khía cạnh tài chính, kinh tế- xã hội, CBTĐ sử dụng các phương pháp đối chiếu (đối chiếu các quy định về lập tổng vốn đầu tư, dự toán hay tổng dự toán, đối chiếu các thông số tài chính với các quy định, tiêu chuẩn, định mức liên quan đến dự án); so sánh (so sánh quy mô đầu tư, cơ cấu đầu tư, suất đầu

tư, hiệu quả đầu tư với các dự án tương tự); tổng hợp, phân tích, toán kinh tế (khi tính toán các chỉ tiêu hiệu quả, phan tích độ nhạy của dự án)…

1.1.4.3 Thẩm định biện pháp bảo đảm tiền vay

Các tài sản đảm bảo tiền vay là nguồn thu nợ dự phòng trong trường hợp kếhoạch trả nợ của khách hàng không thực hiện được Do đó mục đích thẩm định là

Trang 29

tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh khi phát mại phải đảm bảo dễ bán, giá trị thu vềthực tế phải bù đắp đủ nợ gốc, lãi và các loại thuế theo quy định.

Khi tiến hành thẩm định tài sản đảm bảo, ngân hàng cần quan tâm:

+ Giá trị thực tế của tài sản đảm bảo

+ Tính pháp lý của tài sản bảo đảm (Giấy tờ sở hữu, có tranh chấp không?).+ Khả năng chuyển nhượng

+ Khả năng biến động, xuống cấp, hư hỏng, giảm giá

Trong trường hợp thảm định tài sản thế chấp vượt quá khả năng của CBTĐthì cần phải thuê các cơ quan chức năng hoạc các chuyên gia hiểu biết về lĩnh vực

đó để thẩm định

Sau khi đã thẩm định đầy đủ các phương diện nêu trên, CBTĐ có thể đưa rađược quyết định cho vay hay không và lập báo cáo chính thức để trình lên cấp trêngiải quyết cho vay hoặc lập công văn trả lời đơn vị nếu xét thấy DA không đủ điềukiện vay vốn

Tuỳ thuộc vào từng dự án mà các nội dung sẽ được xem xét ở mức độ khác nhau Tuy nhiên, đối với ngân hàng, thẩm định dự án đòi hỏi phải xem xét kỹ nhiều nội dung Bất cứ sự bỏ qua một khía cạnh nào khi thẩm định cũng có thể đưa đến những kết luận thiếu chính xác, phiến diện và kết quả cuả việc thẩm định hoàn bộ nói dung còn lại có thể trở thành vô nghĩa

1.1.5 Phương pháp thẩm định

Đối với công tác thẩm định DA đầu tư nói chung thường áp dụng 5 phươngpháp chủ yếu đó là phương pháp thẩm định theo trình tự, phương pháp so sánh đốichiếu, phương pháp phân tích độ nhạy, phương pháp dự báo và phương pháp triệttiêu rủi ro

1.1.5.1 Phương pháp thẩm định theo trình tự:

Theo phương pháp này, việc thẩm định được tiến hành theo một trình tựthống nhất, từ thẩm định tổng quát đến thẩm định chi tiết từng khía cạnh, từng nộidung, từng yếu tố của dự án Các kết luận của thẩm định tổng quát sẽ là tiền để chothẩm định chi tiết Khi việc thẩm định tổng quát cho kết luận là bác bỏ dự án thìCBTĐ sẽ không tiến hành việc thẩm định chi tiết

Trang 30

Thẩm định tổng quát là bước thẩm định đầu tiên, cho phép hình dung kháiquát về dự án, hiểu rõ quy mô, tầm quan trọng của DA Thẩm định khái quát chỉxem xét khái quát các nội dung cần thẩm định của DA nhằm đánh giá một cáchchung nhất tính khả thi của DA trên khía cạnh, như: hồ sơ DA, tư cách pháp lý củachủ đầu tư (người vay vốn và các đối tượng có liên quan) , do đó trong thẩm địnhkhái quát, cán bộ thẩm định thường khó phát hiện những vấn đề cần phải bác bỏhoặc những sai sót của DA cần được bổ sung, sửa đổi Những vấn đề này sẽ đượclàm rõ trong thẩm định chi tiết.

Thẩm định chi tiết là việc xem xét một cách tỷ mỉ, chi tiết từng nội dung của

DA, từ thẩm định các điều kiện pháp lý đến thẩm định khía cạnh thị trường, kỹthuật, tổ chức, quản lý, tài chính kinh tế xã hội của DA Việc thẩm định được xemxét các nội dung, các khía cạnh của DA nhưng mức độ tập trung cho các nội dung

cơ bản có thể khác nhau tùy theo đặc điểm và điều kiện cụ thể của DA Với việc đisâu phân tích các yếu tố của DA, thẩm định chi tiết sẽ chỉ ra một cách chi tiết, cụthể những điểm không phù hợp của DA, từ đó cán bộ thẩm định sẽ đề xuất ý kiếnđồng ý hay không đồng ý hoặc phải sửa đổi bổ sung về từng nội dung của DA Sovới thẩm định tổng quát, thẩm định chi tiết được tiến hành sau và đòi hỏi chi phí vềthời gian và các nguồn lực khác cao hơn Đối với một số nội dung của DA mangtính phức tạp, việc thẩm định còn cần phải có sự hỗ trợ của các bộ phận chuyênmôn hoặc sự tham gia của các cơ quan tư vấn Thẩm định chi tiết sẽ cho phép đánhgiá một cách sâu sắc, đầy đủ về tính khả thi của DA

1.1.5.2 Phương pháp so sánh đối chiếu

Phương pháp so sánh đối chiếu là phương pháp đơn giản, dễ áp dụng vàđược vận dụng phổ biến trong thẩm định DA tại các ngân hàng Nội dung củaphương pháp này là so sánh đối chiếu nội dung dự án với những chuẩn mực luậtpháp quy định, các tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật thích hợp, thông lệ quốc tếcũng như các kinh nghiệp thực tế, phân tích, so sánh để lựa chọn phương án tối ưu.Phương pháp này được tiến hành theo các chỉ tiêu và tiêu chuẩn sau:

Trang 31

- Tiêu chuẩn về thiết kế, xây dựng, tiêu chuẩn về cấp công trình do nhà nướcquy định hoặc điều kiện tài chính mà DA có thể chấp nhận được.

- Tiêu chuẩn về công nghệ, thiết bị trong quan hệ chiến lược đầu tư công nghệquốc gia, quốc tế

- Tiêu chuẩn đối với loại sản phẩm của DA mà thị trường đòi hỏi

- Các chỉ tiêu tổng hợp như cơ cấu vốn đầu tư, tỷ suất đầu tư

- Các định mức về sản xuất, tiêu hao năng lượng, nguyên liệu, nhân công, tiềnlương, chi phí quản lý của các ngành theo các định mức kinh tế- kỹ thuật chínhthức hoặc các chỉ tiêu kế hoạch và thực tế

Khi tiến hành thẩm định theo phương pháp này, cán bộ thẩm định cũng có thể

sử dụng những kinh nghiệm đã được đúc kết trong quá trình thẩm định những DAtương tự để so sánh, kiểm tra tính hợp lý, tính thực tế của các giải pháp lựa chọn

- Các chỉ tiêu về hiệu quả đầu tư (ở mức trung bình tiên tiến)

- Các tỷ lệ tài chính doanh nghiệp phù hợp với hướng dẫn hiện hành của nhànước, của ngành đối với từng loại doanh nghiệp

- Các tiêu chuẩn và định mức trên là căn cứ để cán bộ thẩm định đánh giá DA,tuy nhiên, trong quá trình sử dụng các chỉ tiêu, các cán bô thẩm định cũng cần phảixem xét những đặc điểm cụ thể của từng DA, từng doanh nghiệp, từng chủ thể đầu

tư để áp dụng so sánh cho phù hợp, tránh so sánh một cách máy móc, giáo điều,đồng thời phải tiếp thu ý kiến của các bộ phận chuyên môn và các chuyên gia

1.1.5.3 Phương pháp phân tích độ nhạy:

Phương pháp phân tích độ nhạy là phương pháp được các ngân hàng sửdụng nhiều trong thẩm định DA, sử dụng để đánh giá tính vững chắc về hiệu quảtài chính của DA đầu tư Trong phân tích độ nhạy, các chỉ tiêu hiệu quả tài chínhđược xem xét (thu nhập thuần, thời gian thu hồi vốn đầu tư, tỷ suất hoàn vốn nội

bộ, điểm hòa vốn ) sẽ thay đổi như thế nào khi các yếu tố liên quan đến nó thayđổi Thường các yếu tố thay đổi trong khoảng 5-20% Nếu DA vẫn hiệu quảtrong trường hợp các yếu tố liên quan thay đổi thì đó là DA có độ an toàn cao, cóhiệu quả vững chắc về mặt tài chính và nên đầu tư Nếu ngược lại cần xem xét để

Trang 32

đè xuất kiến nghị các biện pháp hạn chế, khắc phục kịp thời thậm chí là hủy bỏ

DA để tránh rủi ro lớn sau này

1.1.5.4 Phương pháp dự báo:

Để đánh giá tính khả thi của một DA đầu tư cần sử dụng đến phương pháp

dự báo, đặc biệt với những DA mang tính trung và dài hạn DA tiến hành trong mộtthời gian tương đối dài, các yếu tố liên quan đến DA thường xuyên thay đổi như giá

cả, chi phí nguyên nhiên liệu, các đầu vào khác ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt độngcủa DA Nội dung của phương pháp này là sử dụng những số liệu điều tra thống kê

và vận dụng các phương pháp dự báo thích hợp để kiểm tra cung cầu sản phẩm, giá

cả sản phẩm, nguyên vật liệu, các yếu tố đầu vào khác ảnh hưởng trực tiếp đến tínhkhả thi của DA Các phương pháp dự báo thường được sử dụng là phương phápngoại suy thống kê, phương pháp hồi quy tương quan, phương pháp sử dụng hệ số

co giãn của cầu, phương pháp định mức, phương pháp lấy ý kiến chuyên gia

1.1.5.5 Phương pháp triệt tiêu rủi ro:

Mỗi DA đầu tư đều có đặc điểm là thời gian hoạt động dài nên không thểtránh khỏi các rủi ro luôn thường trực, đứng ở góc độ ngân hàng luôn phải quan tâmđến vấn đề rủi ro từ đó đề xuất các biện pháp thích hợp để giảm thiểu hoặc phân táncác rủi ro có thể xảy ra của DA, có như vậy mới đảm bảo độ an toàn của các khoảnvay Các rủi ro thường gắn liền với tất cả các giai đoạn của DA, cụ thể:

- Trong giai đoạn thực hiện DA có thể gặp các rủi ro chậm tiến độ thi công,vượt tổng mức đầu tư, rủi ro về tài chính, cung cấp kỹ thuật cà các rủi ro bất khảkháng khác

- Trong giai đoạn sau khi DA đi vào hoạt động lại thường gặp các loại rủi

ro như rủi ro về cung cấp yếu tố đầu vào, rủi ro về tiêu thụ sản phẩm, rủi ro về tàichính, về quản lý bộ máy điều hành và các rủi ro bất khả kháng

Ngoài ra còn một số rủi ro thường bắt gặp trong thực tế như rủi ro về chínhsách của công ty, khi chính sách của công ty thay đổi cũng sẽ ảnh hưởng lớn đếntình hình hoạt động của công ty trong tương lai vì vậy những tính toán ban đầu củacác cán bộ thẩm định đôi khi trở nên không còn chính xác trong hoàn cảnh đó Một

Trang 33

số loại rủi ro về thị trường hay tình hình nội tại của doanh nghiệp cũng là những rủi

ro thường gặp và luôn cần chú trọng quan tâm cần thiết

1.2 Thẩm định các dự án đầu tư trong lĩnh vực dầu khí

1.2.1 Vai trò và phân loại dự án đầu tư trong lĩnh vực dầu khí

Con người đã tìm thấy dầu mỏ từ rất sớm, khi đó do dầu nhẹ hơn nước nênxuất hiện lộ thiên Trước đây, dầu mỏ chỉ được dùng trong chiến tranh và được cưdân vùng biển khai thác để đốt bay hơi nước trong các ruộng muối Với sự pháttriển vượt bậc của khoa học và trước nguy cơ cạn kiệt của các nguồn chất đốt khác,con người đã biết khoan khai thác và chế biến dầu thành những sản phẩm hữu dụngchứ không đơn thuần chỉ sử dụng dầu thô

Ngày nay dầu mỏ đóng một vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống conngười, là nguồn năng lượng chủ yếu cho mọi hoạt động xã hội, là sản phẩm đầu vàocho công nghiệp sợi, công nghiệp điện, công nghiệp hóa học và các công nghiệpphụ trợ khác

Do dầu khí là lĩnh vực cốt lõi và ảnh hưởng trực tiếp đến các ngành côngnghiệp khác nên các DA đầu tư vào ngành dầu khí luôn được đặc biệt quan tâm.Các DA ngành dầu khí nếu được đầu tư hợp lý sẽ phát triển bền vững, đồng bộ gópphần không nhỏ vào sự phát triển của đất nước và tạo ra tiềm lực phát triển cácngành công nghiệp khác Nhận biết được tầm quan trọng đó, hầu hết các quốc gia

đã dành nhiều chính sách ưu đãi, khuyến khích các DA đầu tư vào ngành dầu khíđặc biệt là các quốc gia có tiềm năng trong lĩnh vực dầu khi như Việt Nam

Để sản xuất ra các sản phẩm dầu khí, bất kỳ một nước có công nghệ sản xuấttiên tiến, trung bình hay lạc hậu đều phải tuân thủ quy trình sau:

Trang 34

Sơ đồ 1.2: Quy trình khai thác chế biến dầu

Từ việc khoan thăm dò các mỏ dầu và sau đó quyết định khoan các giếng dầu

để khai thác trữ lượng dầu thô trong mỏ Sau một quá trình chế biến bằng nhữngbiện pháp vật lý và hóa học dầu mỏ được chế biến thành những sản phẩm như dầumáy bay, xăng các loại, dầu diesel, phân bón hóa học, khí hóa lỏng phục vụ chocác ngành công nghiệp khác và phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày

Các DA ngành dầu khi rất đa dạng, có thể phân ra thành nhiều loại:

- Căn cứ theo quy trình sản xuất dầu khí có thể phân thành DA thượng nguồn(khoan và thăm dò, khai thác dầu khí) và DA hạ nguồn (chế biến dầu khí thànhphẩm) Cụ thể các dự án có thể chia ra thành:

 Dự án tìm kiếm thăm dò dầu khí

 Dự án khai thác dầu khí

 Dự án phát triển công nghiệp khí- điện

 Dự án công nghiệp chế biến dầu khí

 Dự án về phát triển dịch vụ dầu khí

Khoan

thăm dò

Giếng dầu

Dầu thô

Khí

Dầu máy bay, xăng, Mazut, phân bón, nhựa đường

Nguyên liệu đầu vào cho công nghiệp sợi, nhựa

Nhà máy nhiệt điện

Các sản phẩm khí hóa lỏng phục vụ nhu cầu công nghiệp, dân dụng

Trang 35

 Dự án về khoa học công nghệ và đào tạo

- Căn cứ vào sản phẩm đầu ra có các DA lọc dầu, sản xuất phân đạm, sản xuấtkhí đốt (nhiệt điện và dân dụng)

- Căn cứ vào quy mô của DA có thể phân thành DA đầu tư vào một khâu củaquy trình sản xuất và DA đầu tư theo hình thức khu liên hợp sản xuất chế biến dầukhí từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng

Đối với từng loại DA có những đặc điểm và tính chất khác nhau, vì vậy công tácthẩm định đòi hỏi phải có nội dung và phương pháp phù hợp

1.2.2 Đặc điểm của DA trong lĩnh vực dầu khí và yêu cầu đặt ra cho công tác thẩm định dự án đầu tư trong lĩnh vực dầu khí.

Các DA trong lĩnh vực dầu khí bên cạnh những đặc điểm chung giống các

DA khác còng có những đặc điểm riêng biệt Vì vậy trong quá trình thẩm định DAđòi hỏi việc phân tích, đánh giá phải đi sâu, chú trọng tới các đặc điểm để đánh giátính hợp lý, khả thi và hiệu quả của DA

Vốn đầu tư lớn trong đó vốn thiết bị chiếm tỷ trọng cao:

Dầu khí là ngành công nghiệp nặng mũi nhọn của đất nước nên các DA đầu

tư trong ngành thường là các DA có quy mô lớn, từ vài chục triệu USD đến vài tỷUSD Những dự án tìm kiếm thăm dò dầu khí đòi hỏi lượng vốn đầu tư lớn nhưngrủi ro lại rất cao Hiện nay, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đẩy mạnh việc tìm kiếmthăm dò xa bờ, ưu tiên những vùng nước sâu, những vùng chồng lấn điều này cànglàm gia tăng mức độ khó khăn trong công tác tìm kiếm thăm dò Từ đó đặt ra yêucầu vốn và công nghệ hiện đại tối tân Việc tìm ra các mỏ dầu xa bờ, ở vùng nướcsâu cũng đặt ra yêu cầu với công tác khai thác dầu khí phải xây dựng cơ sở hạ tầng

từ giàn khoan đến hệ thống đường ống dẫn phức tạp hơn để có thể đưa được dầuvào đất liền Điều này ảnh hưởng tới tính khả thi về mặt tài chính của DA Nếukhông xác định đúng mức vốn đầu tư thì sẽ ảnh hưởng đến việc triển khai thực hiện

DA sau này Vì vậy, yêu cầu đặt ra đối với công tác thẩm định phải đánh giá mứcvốn đầu tư hợp lý để hạn chế những rủi ro phát sinh do thiếu vốn hoặc thừa vốn làm

Trang 36

cho tiến độ DA bị kéo dài hoặc đầu tư dàn trải, lãng phí.

Trong tổng vốn đầu tư cố định thì vốn cho thiết bị bao giờ cũng chiếm tỷtrọng lớn nhất từ 50% trở lên Do các thiết bị khai thác và chế biến dầu khí đều phảinhập khẩu, có giá trị lớn, chủ yếu là những thiết bị chuyên dụng, hiện đại Chẳnghạn với công tác chế biến dầu khí tại nhà máy Đạm Phú Mỹ, nhà máy lọc dầu DungQuất…yêu cầu một hệ thống thiết bị hiện đại để có thể kết hợp giữa các công trìnhlọc, hoá dầu, chế biến khí để tạo ra được các sản phẩm cuối cùng Rủi ro đối vớithiết bị có ảnh hưởng lớn đến DA trong quá trình thẩm định cần đánh giá kỹ chấtlượng, sự đầy đủ, hợp lý, phù hợp của công nghệ, thiết bị với công suất mục tiêucủa DA và chi phí cần thiết của thiết bị Đặc biệt đối với những DA trong ngànhdầu khí, thiết bị đầu phải nhập khẩu, trong nước không sản xuất được, vì vậy trongtính toán cần cân lưu ý đến yếu tố tỷ giá, thuế nhập khẩu Đối với các trang thiết bịhiện đại, phức tạp cần có chuyên gia tư vấn đánh giá chất lượng

DA gặp nhiều rủi ro, trong đó rủi ro về thị trường là lớn nhất:

Cũng giống như các DA khác, DA trong ngành dầu khí gặp nhiều rủi ro: rủi

ro về môi trường kinh tế vĩ mô kinh tế- chính trị- xã hội, rủi ro về công nghệ- kỹthuật, rủi ro về thị trường, rủi ro chủ quan và rủi ro khách quan Tuy nhiên, theođánh giá chung của các chuyên gia thì rủi ro thị trường luôn là thách thức lớn nhất,ảnh hưởng mạnh nhất tới DA Bất kỳ sự biến động dù nhỏ nhất trên thị trường dầucũng ảnh hưởng đến hiệu quả của DA, đặc biệt là trong tình trạng hiện nay củangành dầu khí Việt Nam phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu thành phẩm và xuất khẩudầu thô Nhà máy lọc dầu Dung Quất đi vào hoạt động mới đáp ứng được 30% nhucầu tiêu thụ trong nước, Nhà máy Đạm Phú Mỹ mới đảm bảo cung ứng được 35%nhu cầu phân đạm trong cả nước

Vì vậy, cán bộ thẩm định cần quan tâm đặc biệt tới loại rủi ro này Trongphân tích thị trường cần quan tâm đến những vấn đề sau:

- Tính hợp lý của các yếu tố đầu vào và đầu ra Các biện pháp phòng ngừa

do thiếu nguồn cung cấp

- Phân tích biến động giá cả các yếu tố đầu vào, đầu ra trong một giai đoạn

Trang 37

để thấy mức độ biến động bình quân của thị trường.

- Xác định độ nhạy của DA đối với biến động của thị trường (giá dầu thô) Việc phân tích trên giúp đánh giá được tính ổn định, bền vững của DA, xemxét DA có thể chịu đựng được mức độ biến động thị trường đến đâu để có giải phápđiều chỉnh hoặc ra quyết định đầu tư với các diều kiện để DA triển khai theo đúng

kế hoạch và mục tiêu đề ra

Thời gian đầu tư của các DA trong ngành dầu khí kéo dài:

Do các DA trong ngành dầu khí có quy mô vốn lớn, công nghệ kỹ thuật phứctạp, nhân lực thi công nhiều nên thời gian đầu tư thường kéo dài(đặc biệt là những

dự án phát triển công nghiệp khí điện, việc xây dựng những đường ống dẫn phí vànhà máy điện đòi hỏi thời gian đầu tư thường trên 7 năm), dẫn tới phát sinh nhiềurủi ro, đặc biệt là rủi ro thị trường (giá dầu), trong khi đó các yếu tố đầu vào và đầu

ra của DA thì liên tục biến động Đã có những DA ngành dầu khí bị lỡ mất thời cơ

do thời gian thi công kéo dài, tại thời điểm lập DA thị trường hết sức thuận lợinhưng sau khi xây dựng xong thì thị trường đã thay đổi, đầu vào tăng giá trong khiđầu ra gặp phải sức ép cạnh tranh lớn và áp lực giảm giá Vì vậy, đòi hỏi công tácthẩm định phải đánh giá được các rủi ro ảnh hưởng đến DA và đề xuất các biệnpháp phòng tránh

Giải pháp kỹ thuật phức tạp:

Hầu hết các DA thuộc ngành dầu khí đều sử dụng công nghệ kỹ thuật phứctạp Công việc tìm dầu vô cùng khó khăn nên vấn đề công nghệ luôn được Tập đoànDầu khí quan tâm Các dự án đều được triển khai trên cơ sở tiếp thu và sử dụngcông nghệ hiện đại đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng Những công nghệ nàytrong nước đếu không sản xuất được mà phải nhập khẩu từ nước ngoài Hơn nữa,công nghệ luôn được cải tiến và đổi mới mỗi ngày nên các đơn vị trong Tập đoànthường xuyên phải đầu tư để cập nhật công nghệ mới Điều này gây khó khăn choCBTĐ trong quá trình thẩm định, khó có thể đánh giá được tính khả thi về mặt kỹthuật của DA Vì vậy, đối với một số DA phức tạp đòi hỏi phải có sự tham vấn củacác chuyên gia hoặc thuê chuyên gia thẩm định riêng về mặt kỹ thuật để đảm bảo

Trang 38

tính chính xác.

DA trong ngành dầu khí đa dạng và sản phẩm mang tính đặc thù:

DA có thể đầu tư vào một khâu của quá trình sản xuất dầu, cũng có thể đầu

tư theo giai đoạn khai thác hoặc chế biến dầu Do tính phức tạp của các DA trongngành dầu khí nên đòi hỏi công tác thẩm định DA phải được chuyên môn hóa.CBTĐ ngoài việc phải tích lũy kinh nghiệm từ các DA tương tự, cần phải có cáinhìn tổng quan về ngành dầu khí để có được thông tin và kỹ năng đảm bảo việcphân tích, đánh giá được chính xác Bên cạnh đó ngành dầu khí sản xuất theo mộtdây chuyền, từ thượng nguồn đến hạ nguồn, giữa các giai đoạn và các khâu có mốiliên hệ mật thiết với nhau, đầu ra của khâu này trở thành đầu vào của khâu khác

Sản phẩm của các DA trong ngành dầu khí cũng rất đặc trưng, chúng chỉ cógiá trị khi được sử dụng đúng nơi đúng chỗ Ví dụ như sản phẩm dầu thô chỉ dùng

để xuất khẩu hoặc là đầu vào của nhà máy lọc dầu, các sản phẩm Amoniax (NH3)sinh ra trong quá trình Craking dùng trong sản xuất phân đạm Đặc điểm này có ýnghĩa trong việc phân tích thị trường và đánh giá tính phù hợp của công nghệ, quy

mô của DA với khả năng cung cấp và tiêu thụ

Chính vì những đặc điểm này nên hoạt động khai thác chế biến dầu khí luôntiềm ẩn nhiều rủi ro và đòi hỏi các doanh nghiệp trong ngành dầu khí phải nghiêncứu cẩn thận, kỹ lưỡng trước khi ra quyết định đầu tư và các ngân hàng cũng phải

có phương pháp, nội dung thẩm định hợp lý để phân tích, đánh giá tính hiệu quả của

DA trong ngành dầu khí trước khi quyết định cho vay

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác thẩm định DA ngành dầu khí

Trong quá trình phân tích đánh giá các DA ngành dầu khí, có những nhân tốảnh hưởng tới chất lượng thẩm định Cụ thể:

1.3.1 Nhân tố chủ quan:

a Chất lượng của cán bộ thẩm định dự án ngành dầu khí:

Cán bộ thẩm định hay CBTĐ là người trực tiếp thực hiện việc phân tích đánhgiá DA Trong quá trình thẩm định, CBTĐ thường dựa trên cơ sở khoa học để phântích đánh giá theo một trình tự nhất định CBTĐ vừa là người thu thập thông tin, xử

Trang 39

lý thông tin, đưa ra những đánh gia, nhận định và đề xuất tín dụng Nếu CBTĐ đưa

ra nhận định sai có thể dẫn tới việc từ chối một DA tốt, hay chấp nhận một DA kémhiệu quả, khả năng trả nợ không đảm bảo Vì vậy CBTĐ có vai trò hết sức quantrọng, tiên quyết đối với chất lượng của công tác thẩm định

Đối với cán bộ thẩm định DA ngành dầu khí, bên cạnh những yêu cầu chung

về kiến thức chuyên môn, kỹ năng, phẩm chất đạo đức, kinh nghiệm về công tácthẩm định còn đòi hỏi có những hiểu biết chuyên sâu về ngành dầu khí, nắm bắt kịpthời tình hình của thị trường

b Chất lượng thông tin:

Thẩm định DA thực chất là việc xem xét, đánh giá, xử lý, phân tích cácthông tin trực tiếp và gián tiếp thu thập được liên quan đến DA Nói cách khác,thông tin chính là nguyên liệu cho quá trình tác nghiệp của cán bộ thẩm định Do đóchất lượng cũng như tính kịp thời, đầy đủ của thông tin có tác động rất lớn đến chấtlượng thẩm định

Đối với các DA ngành dầu khí thì thông tin chính xác có vai trò hết sức quantrọng Nếu thông tin không chính xác thì việc thẩm định sẽ rất dễ dẫn đến sai lầm

Vì vậy, ngoài những thông tin khách hàng cung cấp thì ngân hàng luôn phải xemxét những nguồn thông tin đáng tin cậy khác, đó là chiến lược, quy hoạch phát triểnngành dầu khí, số liệu thống kê, những chỉ tiêu định mức của ngành cũng nhưnhững nghiên cứu dự báo của cơ quan quản lý thống kê, các cơ quan chuyên môn,viện nghiên cứu dầu khí

Thông tin đầy đủ cũng giúp cho việc đánh giá DA được khách quan, chuẩnxác hơn, hạn chế mắc sai lầm Như vậy, cần thiết phải thu thập đầy đủ thông tin, đặcbiệt là những thông tin có tính chất quyết định đến DA

Tính kịp thời của thông tin cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng thẩmđịnh vì nó không chỉ ảnh hưởng đến quan hệ của ngân hàng với khách hàng mà còn

có thể làm mất đi cơ hội tài trợ vốn cho một DA tốt trong điều kiện cạnh tranh khốcliệt hiện nay

Đối với các DA ngành dầu khí thì thông tin về thị trường rất quan trọng

Trang 40

quyết định đến tính khả thi của DA Nếu thu thập thông tin thị trường bị chậm trễ,không chính xác, đầy đủ sẽ dẫn đến đánh giá sai hiệu quả của DA, làm cho kết quảthẩm định không đảm bảo, rất dễ dẫn đến ra quyết định sai lầm.

Công tác thẩm định DA ngành dầu khí đòi hỏi công tác tổ chức điều hànhphải khoa học, chặt chẽ, tận dụng tối đa năng lực sáng tạo và sức mạnh cá nhân, tậpthể Đồng thời, ngân hàng cần tạo ra được cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ bằngcách thành lập bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ, kiểm soát tổng hợp được tổ chứcđộc lập với các bộ phận khác và chịu sự lãnh đạo trực tiếp của ban giám đốc đêr hạnchế những rủi ro trong việc thẩm định nhất là với những DA ngành dầu khí có mứcđầu tư lớn và rủi ro cao

d Điều kiện vật chất phục vụ công tác thẩm định:

Một DA được thẩm định có chất lượng tốt đòi hỏi môi trường thẩm định phảithuận lợi Trong điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác thẩm định đầy

đủ, cán bộ thẩm định mới có thể dễ dàng thu thập và xử lý thông tin chính xác, kịpthời, nhanh chóng góp phần nâng cao chất lượng thẩm định Vì vậy, các NHTMkhông ngừng cải tạo lại cơ sở vật chất, cải tiến công nghệ, viện nghiên cứu và triểnkhai các phần mềm ứng dụng trong việc tra cứu và xử lý thông tin để hỗ trợ choCBTĐ

e Chi phí cho công tác thẩm định:

Đối với các DA ngành dầu khí có tính chất phức tạp nên đòi hỏi phải đầu tưcho công tác thẩm định, không chỉ đảm bảo môi trường thuận lợi mà còn hỗ trợCBTĐ trong việc thu thập và xử lý thông tin Chi phí phực vụ cho công tác thẩmđịnh bao gồm: chi phí hỏi tin, chi phí khảo sát thực tế, chi phí thuê chuyên gia, chi

Ngày đăng: 25/04/2015, 22:58

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2.Báo cáo thẩm định, tờ trình thẩm định dự án: “Đóng mới giàn khoan nửa nổi nửa chìm- TAD” của Tổng công ty Cổ phần Khoan và dịch vụ khoan Dầu khí (PVD). Oceanbank Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đóng mới giàn khoan nửa nổinửa chìm- TAD
3.Hồ sơ dự án đầu tư: “Đóng mới giàn khoan nửa nổi nửa chìm- TAD” của Tổng công ty Cổ phần Khoan và dịch vụ khoan Dầu khí (PVD). Oceanbank Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đóng mới giàn khoan nửa nổi nửa chìm- TAD
4.Kế hoạch phát triển 3 năm 2011-2013. Oceanbank Khác
5.Điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Đại Dương Khác
6.Thời báo kinh tế Việt Nam và Thế giới, 2011.7.Báo Đầu tư Khác
8.Giáo trình Kinh tế Đầu tư. PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt – TS. Từ Quang Phương. 2010. Đại học Kinh tế Quốc dân Khác
9.Giáo trình, tài liệu, bài giảng Lập dự án. PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt. 2010.Đại học Kinh tế Quốc dân Khác
10. Luật các tổ chức tín dụng năm 1997. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng năm 2003.11. www.neu.edu.vn Khác
12. Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng. PGS.TS Nguyễn Văn Tiến. NXB Thống kê Khác
13. Hướng dẫn thẩm định dự án đầu tư. Oceanbank Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w