Thẩm định khía cạnh tài chính

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Hoàn thiện công tác thẩm định các dự án đầu tư trong lĩnh vực dầu khí tại Ngân hàng TMCP Đại Dương (OCEANBANK) (Trang 109)

c. Thẩm định phương diện kỹ thuật:

3.2.2.4. Thẩm định khía cạnh tài chính

Về thẩm định tổng mức vốn đầu tư và nguồn vốn tài trợ

Để thẩm định nguồn vốn tài trợ cho dự án, ngân hàng cần phân tích đầy đủ đặc điểm, quy mô của từng nguồn vốn, khả năng cung ứng vốn đúng số lượng và tiến độ, pháp lý của từng nguồn vốn. Đặc biệt, việc thẩm định phải làm rõ quy mô của nguồn vốn chủ sở hữu thực sự tham gia vào dự án. Việc thẩm định chính xác quy mô và cơ cấu của tổng vốn đầu tư được căn cứ vào các định mức kỹ thuật của ngành và đơn giá trên thị trường để dự toán được cá khoản chi phí, xác định đúng quy mô và đưa ra mức đầu tư hợp lý.

Ngân hàng cũng phải kiểm tra sự phù hợp trong việc xác định tổng mức đầu tư của DA với các DA cũng lĩnh vực, ngành nghêt hoặc DA tương tự được thực hiện ở doanh nghiệp khác. Để có được nguồn dữ liệu so sánh thì ngân hàng phải tích cực tìm hiểu và lưu các thông tin về các DA để tạo ra một cơ sở dữ liệu về các DA trong ngành Dầu khí. Cán bộ thẩm định không nên thụ động chỉ dựa vào bảng dự trù chi phí mà chủ đầu tư đưa ra.

Đối với các DA trong lĩnh vực dầu khí có quy mô lớn và phức tạp, việc xác định tổng vốn đầu tư bao gồm cả vốn cố định và vốn lưu động ban đầu. Ngân hàng thường chỉ tính toán phân tích phần vốn cố định còn phần vốn lưu động thì ít quan tâm đến. Việc vận hành DA sau khi đầu tư cũng cần lượng vốn tương đối lớn. Vì vậy cán bộ thẩm định cần quan tâm đến quy mô và tính khả thi của nguồn vốn này.

Với đặc điểm của DA trong lĩnh vực dầu khí là vốn lớn nên thường nguồn vốn tài trợ là của đơn vị. Ngân hàng cần phải đánh giá kỹ tính khả thi của từng nguồn vốn tài trợ, đặc biệt phải thẩm định nguồn vốn tự có trên cơ sở phân tích tình tài chính và tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thông qua các báo cáo tài chính gửi đến ngân hàng. Nếu nguồn vốn huy động của DA từ việc phát hành trái phiếu hoặc cổ phiểu trong tương lai thì cần xác định được tính khả thi trong việc phát

hành như khối lượng phát hành, tiến độ thực hiện. Ngân hàng cần xác định được tính khả thi trong việc phát hành khối lượng có thể phát hành và tiến độ thực hiện.

Về thẩm định doanh thu, chi phí và lợi nhuận của dự án

DA đầu tư thường chịu tác động của nhiều yếu tố mang tính rủi ro như giá cả, lạm phát và tỷ giá... Do đó khi thẩm định tính hợp lý của doanh thu, chi phí, lợi nhận qua các kỳ của DA cán bộ thẩm định cần chú ý tới sự tác động của các yếu tố đó nhằm đưa ra được dự tính sát với thực tế nhất.

Về thẩm định dòng tiền và xác định lãi suất chiết khấu

Ngân hàng cần quan tâm đặc biệt tới việc xác định dòng tiền của dự án; trong đó xác định chính xác định chính xác cá dòng tiền vào, dòng tiền ra của dự án; chỉ tính vào dòng tiền những khoản tiền thực sự phát sinh. Cán bộ thẩm định cần chú ý phần thu hồi vốn lưu động cuối đời dự án , phần thu hồi chi phí đầu tư từ thanh lý tài sản cố định và phần vốn lưu động bổ sung trong các năm của dự án, đặc biệt khi tính dòng tiền của dự án, cán bộ thẩm định chú ý tính cả phần lãi vay đã được trừ đi trong chi phí khi tính lợi nhuận chịu thuể hàng năm của dự án

Về tỷ lệ chiết khấu để tính chuyển các khoản tiền phát sinh của dự án về cùng một mặt bằng thời gian, ngân hàng cần phải tính toán chính xác chi phí sử dụng vốn bình quân của cá nguồn vốn (không loại trừ vốn chủ sở hữu, chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu được tính là chi phí cơ hội của nguồn vốn này)

Các DA đầu tư trong lĩnh vực Dầu khí thường có thời gian dài, nên khi thẩm định dự án cán bộ thẩm định cần phải tính đến sự biến động giá cả của nền kinh tế, các tác động nếu có từ phía nhà nước có ảnh hưởng tới dư án.

Về thẩm định các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của DA

Ngoài việc tập trung vào đánh giá một số chỉ tiêu tài chính quan trọng như: NPV, IRR, T... ngân hàng cần xem xét và bổ sung thêm một số chỉ tiêu khác như: hệ số hoàn vốn nội bộ hiệu chỉnh (MIRR), chỉ số sinh lời của vốn đầu tư (PI), điểm hòa vốn cho cả đời DA, lợi nhuận kế toán bình quân (AAP). Trong đó:

- Chỉ số MIRR là tỷ lệ chiết khấu của một DA với giả định các dòng tiền tạo ra trong các năm của dự án được tái đầu tư với chi phí bằng chi phí sử dụng vốn của

doanh nghiệp. Chỉ tiêu này khắc phục được nhược điểm của chỉ tiêu IRR khi giả định các dòng tiền được tái đầu tư với tỷ lệ chính bằng IRR, điều này phù hợp với mục tiêu của chủ sở hữu

- Chỉ số sinh lời của vốn đầu tư (PI) là giá trị hiện tại của những khoản thu nhập của dự án đầu tư chia cho khoản đầu tư ban đầu:

PI= PV/P = (NPV+P)/P

PI là thước đo khả năng sinh lời của DA đầu tư có tính đến yếu tố thời gian của tiền tệ

- Chỉ số APP là lợi nhuận kế toàn thuần túy bình quân trong các năm DA để từ đó tính toán khả năng cân bằng trả nợ từng năm của chủ đầu tư.

Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của DA cần phải được đối chiếu, so sánh với các chỉ tiêu của các DA tương tự cùng ngành để đánh giá.

Về phân tích độ nhạy của DA

Khi phân tích độ nhạy, cán bộ thẩm định cần xác định rõ đâu là những yếu tố có thể thay đổi và ảnh hưởng nhiều nhất tới hiệu quả tài chính của DA nhằm đưa ra các biện pháp quản lý phù hợp. Đồng thời, phải phân tích tìm ra được các quy luật biến đổi của các yếu tố đó để lựa chọn cách thức tiến hành phân tích độ nhạy hiệu quả nhất.

Ngoài phân tích một chiều, cán bộ thẩm định cần tiến hành phân tích nhiều chiều với sự thay đổi của nhiều yếu tố đầu vào, đầu ra. Để hỗ trợ cho công việc tính toán này, cần thiết phải có một phần mềm phục vụ công việc nhằm đảm bảo nhanh chóng và chính xác.

Về phân tích rủi ro của dự án

Các dự án đầu tư trong lĩnh vực dầu khí có mức độ rủi ro khá cao. Khi phân tích rủi ro DA, ngoài các nội dung đã được Ngân hàng đề cập, cán bộ thẩm định cần thực hiện phân loại rủi ro thành hai nhóm: Các rủi ro có thể kiểm soát và các rủi ro không thể kiểm soát. Với nhóm rủi ro thứ nhất, cán bộ tín dụng cần đề xuất các biện pháp khắc phục rủi ro, với nhóm thứ hai là nhóm rủi ro không thể kiểm soát cán bộ tín dụng cần phải tính toán khả năng xảy ra rủi ro, mức thiệt hại khi rủi ro xảy ra để

đề xuất các biện pháp hạn chế rủi ro. Đánh giá DA trong điều kiện có rủi ro cán bộ tín dụng cần phải xây dựng được viễn cảnh có thể xảy ra và sử dụng phương pháp giá kỳ vọng để đánh giá.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Hoàn thiện công tác thẩm định các dự án đầu tư trong lĩnh vực dầu khí tại Ngân hàng TMCP Đại Dương (OCEANBANK) (Trang 109)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w