c. Thẩm định phương diện kỹ thuật:
1.3.2 Nhân tố khách quan
Đây là những yếu tố không nằm trong tầm kiểm soát của ngân hàng và có ảnh hưởng lớn tới chất lượng công tác thẩm định DA nói chung và DA trong ngành dầu khí nói riêng.
a. Chất lượng lập dự án của chủ đầu tư:
Nhìn chung chất lượng lập DA của của các chủ đầu tư trong ngành dầu khí tương đối cao. Hồ sơ của DA tương đối đầy đủ trên từng khía cạnh, đánh giá khá toàn diện những rủi ro mà DA phải đối mặt. Đây có thể là điểm mạnh của những DA ngành dầu khí, nhưng chính đặc điểm này có thể dẫn đến tình trạng chủ quan của CBTĐ trong việc thẩm định và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng thẩm định chung.
Hồ sơ vay vốn của khách hàng là cơ sở quan trọng để ngân hàng thẩm định. Hồ sơ này phụ thuộc nhiều vào trình độ, năng lực và tính trung thực của chủ đầu tư. Nhiều DA được chủ đầu tư thuê tư vấn chuyên nghiệp lập, có cơ sở khoa học rõ ràng và cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết của DA. Tuy nhiên, DA được lập trên cơ sở có lợi cho khách hàng nhằm mục đích thuyết phục ngân hàng cho vay, bỏ qua hoặc che dấu nhiều yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến việc triển khai thực hiện DA. Bởi vậy, số liệu mà khách hàng cung cấp thường không thực sự chính xác, gây ảnh hưởng lớn đến công tác thẩm định DA của ngân hàng như: phải kéo dài thời gian phân tích, tính toán, xác minh thông tin...
b. Môi trường kinh tế:
Môi trường kinh tế bao gồm các cơ chế, chính sách, các điều kiện kinh tế vĩ mô có tác động đến mọi chủ thể tham gia vào các hoạt động kinh tế. Môi trường kinh tế cho biết các thông tin về tình hình thị trường, các yếu tố ảnh hưởng đến DA
như nguồn nhân lực, các yếu tố đầu vào và đầu ra, lãi suất, tỷ giá, lạm phát...có vai trò hỗ trợ cho công tác thẩm định. Ngành dầu khí Việt Nam có tiềm năng phát triển và đóng góp tỷ trọng lớn trong tổng sản phẩm quốc nội GDP (khoảng 20%), tuy nhiên cũng chứa nhiều rủi ro tiềm tàng do môi trường kinh tế còn nhiều bất ổn hạn chế việc cung cấp thông tin phản ánh đúng diễn biến, mối quan hệ thị trường, những thông tin dự báo. Do đó ảnh hưởng trực tiếp đến công tác thẩm định. Đồng thời các định hướng, chính sách, chiến lược phát triển kinh tế, xã hội, phát triển ngành...cũng là một trong những yếu tố rủi ro trong phân tích, chấp nhận hay từ chối phê duyệt DA.
c. Môi trường pháp lý:
Môi trường pháp lý tạo cơ sở tiền đề, căn cứ cho việc thẩm định DA. Trong quá trình phân tích đánh giá DA cần phải căn cứ vào các văn bản pháp luật, quy định hiện hành để đảm bảo tính hợp lý, hợp lệ, không trái với quy định của pháp luật. Áp dụng trong việc xác minh năng lực pháp lý của các đơn vị vay, vấn đề quản lý DA đầu tư, các thủ tục pháp lý về quyền sở hữu tài sản, nhà đất như công chứng, định giá, cấp và thu hồi giấy chứng nhận...Đối với việc thẩm định DA ngành dầu khí, căn cứ pháp lý ngoài những quy định chung còn có những quy định riêng của ngành như quy định về quy mô, công suất của máy móc thiết bị, quy định về bảo vệ môi trường. Để chất lượng thẩm định được đảm bảo cần có một hệ thống văn bản pháp quy đồng bộ, chặt chẽ, thống nhất, cập nhật làm cơ sở cho cán bộ thẩm định xem xét, đánh giá khách hàng theo đúng chuẩn mực pháp lý quy định
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG LĨNH VỰC DẦU KHÍ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẠI DƯƠNG
(OCEANBANK)