Sự cần thiết phải thẩm định các dự án trong các NHTM

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Hoàn thiện công tác thẩm định các dự án đầu tư trong lĩnh vực dầu khí tại Ngân hàng TMCP Đại Dương (OCEANBANK) (Trang 26)

Một DA được soạn thảo dù kỹ lưỡng đến đâu cũng không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy khi quyết định đàu tư dự án các cơ quan có thẩm quyền đều phải kiểm tra, đánh giá một cách độc lập, tách biệt với quá trình soạn thảo DA. Quá trình này gọi là thẩm định DA đầu tư.

Thẩm định DA đầu tư là việc tổ chức, xem xét, phân tích một cách khách quan toàn diện, độc lập những nội dung cơ bản của DA đầu tư đồng thời đánh giá chính xác những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến tính khả thi của DA nhằm đưa ra những quyết định liên quan đến việc có đầu tư vào DA hay không, có cấp tín dụng hoặc tài trợ vốn cho DA một cách hiệu quả, an toàn.

Mục đích của thẩm định DA nhằm lựa chọn được DA có tính khả thi cao. Vì vậy công tác thẩm định DA đòi hỏi phải đánh giá được tính hợp lý của DA, hiệu quả DA và khả năng thực hiện DA.

Trong hoạt động tín dụng tại các NHTM, công tác thẩm định luôn đóng vai trò đặc biệt quan trọng, đây là khâu đầu tiên giúp ngân hàng tiếp cận DA, là cơ sở để ra quyết định cấp tín dụng cho DA đúng đắn, đảm bảo hiệu quả đầu tư. Ngoài ra, thong qua việc đánh giá tính khả thi, hiệu quả tài chính, khả năng trả nợ vốn, những rủi ro tiềm tang của DA có thể xảy ra, công tác thẩm định còn có vai trò hỗ trợ, góp ý tư vấn cho chủ đầu tư để thực hiện DA có hiệu quả nhất.

Ngược lại, thẩm định DA nếu không được thực hiện tốt hoặc không được quan tâm đầy đủ sẽ ảnh hưởng đến tính đúng đắn của việc ra quyết định chấp nhận hay từ chối cho vay đối với DA. Từ đó có thể làm mất đi những cơ hôi nhận được khoản thu nhập trong tương lai của ngân hàng từ việc cho vay DA đầu tư có hiệu quả do kết quả thẩm định bị sai lệch. Hoặc có thể gây ra các tổn thất cho ngân hàng

như mất vốn, kéo dài thời hạn thu hồi vốn ảnh hưởng đếnkế hoạch nguồn vốn, gây mất uy tín, giảm tính cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng nếu thẩm định sai. Thực tế chứng minh, trong giai đoạn trước các ngân hàng thường xem nhẹ thảm định DA, đánh giá phân tích DA không khoa học dẫn tới các vụ đổ vỡ tín dụng xảy ra như vụ EPCO Minh Phụng, vụ Temexco, nợ xấu của Tập đoàn Vinashin gây ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế nói chung và từng doanh nghiệp, từng ngân hàng nói riêng.

Như vậy, công tác thẩm định DA thực sự cần thiết, quan trọng và có ý nghĩa tiên quyết trong việc ra quyết định tài trợ DA. Đứng trước thực tế đó, đòi hỏi toàn hệ thống ngân hàng phải quan tâm đúng mực hơn đối với công tác thẩm định bằng việc không ngừng nâng cao, cải cách quy trình, nội dung, phương pháp thẩm định khoa học. Việc nâng cao chất lượng thẩm định DA đầu tư không chỉ có ý nghĩa đối với sự tồn tại và phát triển bền vững của các ngân hàng mà còn góp phần tiết kiệm vốn cho toàn xã hội, thúc đẩy mở rộng, phát triển an toàn, hiệu quả cho nền kinh tế đất nước và định hướng đầu tư đúng đắn cho các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Hoàn thiện công tác thẩm định các dự án đầu tư trong lĩnh vực dầu khí tại Ngân hàng TMCP Đại Dương (OCEANBANK) (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w