c. Thẩm định phương diện kỹ thuật:
2.2.4.1 Thẩm định khách hàng
Trên cơ sở những thông tin thu thập được, CBTĐ về cơ bản đã tiến hành phân tích, đánh giá năng lực khách hàng tương đối đầy đủ:
Các khách hàng trong ngành dầu khí là các công ty con của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam như Tổng công ty thăm dò và khai thác dầu khí(PVEP), Tổng công ty dầu Việt Nam (PV Oil), Công ty TNHH Hóa lọc dầu Bình Sơn
(BSR), Tổng công ty khoan và dịch vụ khoan Dầu khí (PVD), Tổng công ty CP Dịch vụ kỹ thuật dầu khí (PTSC), Tổng CT CP Hóa dầu và Xơ sợi tổng hợp Dầu khí (PVTEX), Công ty Thương mại và kỹ thuật đầu tư Petec.. với bề dầy kinh nghiệm hoạt động và năng lực tài chính lành mạnh. Với đặc điểm độc quyền của ngành dầu khí nên việc đưa ra đối chiếu so sánh với các đơn vị cùng lĩnh vực hoạt động khác là khá khó.
+ Về năng lực pháp lý của Khách hàng: Đánh giá hồ sơ pháp lý, các điều kiện pháp lý để vay vốn ngân hàng để đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ của doanh nghiệp.
+ Về tổ chức, quản lý của doanh nghiệp: đánh giá cơ cấu tổ chức của khách hàng, kinh nghiệm và năng lực của đội ngũ lãnh đạo, phương thức quản trị doanh nghiệp trong nội bộ, kế hoạch kinh doanh, tài chính. Từ đó đánh giá được khả năng triển khai tổ chức thực hiện và quản lý DA của khách hàng.
+ Về tình hình sản xuất kinh doanh: Trong nội dung này, CBTĐ phân tích đánh giá:
- Năng lực sản xuất kinh doanh, tình trạng thiết bị, máy móc hiện có.
- Số lượng, chất lượng sảm phẩm chủ yếu, thị trường tiêu thụ, tình hình hàng tồn kho
- Doanh số hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh trong 3 năm gần nhất. - Nhận xét về tình trạng ngành hàng, xu hướng phát triển sản xuất kinh doanh, khả năng tiêu thụ, phạm vi tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
Trên cơ sở phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, CBTĐ lập bảng SWOT để đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với khách hàng và lĩnh vực kinh doanh.
Bảng 2.4: Phân tích SWOT doanh nghiệp ngành Dầu khí
Điểm mạnh (Strength) Điểm yếu (Weakness)
- Trữ lượng dầu thô tương đối lớn; - Chi phí khai thác thấp;
- Tốc độ tăng trưởng, phát triển ngành cao trên 15%
- Vốn đầu tư cho việc khai thác, chế biến dầu khí thường rất lớn, bản thân doanh nghiệp khó có đủ khả năng tự đầu tư. - Phụ thuộc nhiều vào sự biến động của giá dầu thế giới
- Cơ cấu mặt hàng sản xuất hẹp, thường là xuất khẩu dầu thô và các sản phẩm sơ chế.
- Hạn chế về mặt đầu tư công nghệ làm giảm khả năng sản xuất và chất lượng sản phẩm;
- Năng suất lao động chưa cao;
- Doanh nghiệp trong lĩnh vực dầu khí hạn chế trong việc phân tích dự báo về nhu cầu sản lượng cũng như giá cả dầu thô...để có thể chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh và tránh rủi ro.
Cơ hội (Opportunities) Thách thức (Threat)
- Được sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ trong việc phát triển ngành, được định hướng là ngành mũi nhọn của đất nươc, đóng góp phần quan trọng nhất của thu nhập quốc dân GDP (>20%)
- Còn nhiều cơ hội phát triển, công nghiệp khai thác đã tương đối phát triển nhưng công nghiệp chế biến cũng như các ngành công nghiệp phụ trợ còn nhiều tiềm năng phát triển để tránh việc xuất thô nhập thành phẩm; - Hiện nay, lĩnh vực dầu khí không chỉ tập trung vào các DA trong nước mà đã vươn ra khu vực và thế giới. Đây là cơ hội lớn để tiếp cận với công nghệ khai thác và chế biến tiên tiến của thế giới.
- Rủi ro giá dầu giảm làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh;
- Khủng hoảng kinh tế thế giới làm giảm nhu cầu về dầu thô.
- Lạm phát ảnh hưởng đến chi phí đầu vào làm tăng giá thành sản xuất dầu thô.
- Rủi ro trong việc khoan thăm dò những mỏ dầu mới.
- Mức độ cạnh tranh khốc liệt trong ngành dầu khí đặc biệt là sự thao túng thị trường của khối OPEC.
- Rủi ro tình hình chính trị đối với các DA đầu tư tại các nước có tình hình chính trị bất ổn như Iraq, Algieria, Libi...
+ Tình hình tài chính doanh nghiệp: Trên cơ sở báo cáo tài chính 3 năm gần nhất, bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp, CBTĐ tính toán và đưa ra nhận xét chủ yếu về các chỉ tiêu và tỷ lệ tài chính chủ yếu như: chỉ tiêu về cơ cấu vốn và khả năng cân đối vốn, khả năng thanh khoản (dòng tiền của doanh nghiêp), khả năng sinh lời và năng lực hoạt động. Việc phân tích tài chính có ý nghĩa lớn nhằm đảm bảo an toàn vốn vay và khả năng trả nợ của khách hàng, từ đó đề xuất phương án cho vay thích hợp.
Trên cơ sở hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ đang được triển khai, điều này giúp cho việc tính toán các chỉ tiêu tài chính được nhanh chóng, chính xác và có thể dễ dàng so sánh với các khách hàng cùng ngành để đưa ra nhận xét hợp lý. CBTĐ chỉ viêc nhập các số liệu trên báo cáo tài chính của khách hàng, hệ thống sẽ tự động tính điểm tài chính, do đó giảm thiểu các sai sót trong việc tính toán. Trên cơ sở kết quả tính toán, CBTĐ sẽ đánh giá và đưa ra nhận xét hợp lý.
+ Về quan hệ khách hàng với các TCTD: CBTĐ tham khảo thông tin CIC và các ngân hàng khác để đánh giá uy tín của khách hàng với OceanBank và các TCTD, tham khảo xếp hạng tín dụng và nhóm nợ của khách hàng tại các TCTD. Từ đó đưa ra nhận xét về uy tín trong việc trả nợ của khách hàng và khả năng có thể huy động các nguồn vốn khác bổ sung cho DA.
Thẩm định khách hàng là điều kiện ban đầu đối với tất cả các loại DA vì vậy nội dung chi tiết tương đối giống nhau: đánh giá đầy đủ năng lực pháp lý, năng lực hoạt động, năng lực tài chính của khách hàng khi triển khai DA. Từ đó làm tiền đề để tiến hành thẩm định chi tiết DA.