Thực trạng công tác thẩm định DA vay vốn thuộc ngành dầu khí tạ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Hoàn thiện công tác thẩm định các dự án đầu tư trong lĩnh vực dầu khí tại Ngân hàng TMCP Đại Dương (OCEANBANK) (Trang 55)

c. Thẩm định phương diện kỹ thuật:

2.2. Thực trạng công tác thẩm định DA vay vốn thuộc ngành dầu khí tạ

OceanBank

2.2.1. Tổng quan về hoạt động cho vay các DA trong ngành dầu khí tại OceanBank

Giai đoạn 5 năm từ 2006-2011, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam chuyển đổi mô hình hoạt động từ mô hình Tổng Công ty Nhà nước sang mô hình Tập đoàn kinh tế. Được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, Tập đoàn dầu khí phát triển đồng bộ, đa ngành và liên ngành để trở thành ngành kinh tế- kỹ thuật quan trọng của đất nước, đồng thời đẩy mạnh đầu tư tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí ở nước ngoài, kết hợp xuất, nhập khẩu làm cơ sở để phát triển ngành dầu khí bền vững, đóng vai trò chủ đạo trong việc đảm bảo an ninh năng lượng cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ngành dầu khí đã có những bước phát triển nhanh với tốc độ bình quân năm sau cao hơn năm trước, hàng năm đóng góp cho Ngân sách nhà nước từ 20-25%.

Cùng với các lĩnh vực hoạt động khác, công tác đầu tư phát triển cũng được đẩy mạnh, các dự án bao gồm từ khâu tìm kiếm thăm dò đến chế biến dầu khí và dịch vụ dầu khí được tiến hành đồng loạt, mở rộng cả về số lượng và quy mô của dự án. Đặc biệt có những dự án có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với nền kinh tế có quy mô lớn và tổng mức đầu tư hàng tỷ USD đã được Tập đoàn triển khai thành

công. Nắm được nhu cầu đó, Oceanbank luôn chú trọng phát triển hoạt động tín dụng trong lĩnh vực Dầu khí. Trong 3 năm gần đây, Oceanbank đã tài trợ vốn cho nhiều dự án trong ngành Dầu khí trong các lĩnh vực từ tìm kiếm thăm dò dầu khí, phát triển công nghiệp khí điện, công nghiệp chế biến Dầu khí cho đến lĩnh vực dịch vụ dầu khí. Năm 2010, dư nợ ngành Dầu khí tại Ngân hàng đã đạt trên 3000 tỷ đồng, chiếm gần 18% dư nợ của ngân hàng.

Trong dư nợ ngành Dầu khí, cho vay vốn cố định tài trợ dự án chiếm tỷ trọng lớn hơn so với vốn lưu động. Vì vậy, cơ cấu dự nợ trung và dài hạn của nhóm này chiếm tỷ trọng cao hơn. Các dự án cho vay trong ngành Dầu khí ngoài một số dự án trọng điểm quốc gia do Tập đoàn (Công ty mẹ) trực tiếp vay vốn thì hầu hết các dự á đầu tư đều do các công ty thành viên trong ngành làm chủ đầu tư. Ngân hàng TMCP Đại Dương đã thực hiện thu xếp vốn cho các công ty như: Tổng công ty thăm dò và khai thác Dầu khí (PVEP), Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV Oil), Công ty TNHH Hóa lọc Dầu Bình Sơn, Tổng Công ty CP Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí (PVD), Tổng công ty CP Dịch vụ Kỹ Thuật Dầu khí (PTSC), Tổng Công ty CP Hóa dầu và Xơ sợi tổng hợp Dầu khí (PVTEX),....

Trong giai đoạn này, chứng kiến sự biến động của giá dầu từ cơn sốt 147 USD/thùng vào tháng 7/2008 xuống còn 50 USD cuối năm 2008 và đến thời điểm này (tháng 07 năm 2011) giá dầu đã phục hồi ở mức 95 USD/thùng tạo sự phục hồi cho các nền kinh tế. Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng và quy mô cá dự án ngành Dầu khí cho vay tại Ngân hàng TMCP Đại Dương. Năm 2008, số lượng và quy mô các dự án còn nhỏ. Đến năm 2010, số lượng các dự án đã tăng lên và quy mô ngày càng lớn.

Đặc điểm chung của các dự án vay vốn ngành dầu khí là quy mô lớn, thời gian thực hiện dự án dài nên đòi hỏi cán bộ thẩm định phải có những phân tích thận trọng trước khi ra quyết định tài trợ vốn. Quy mô của các dự án lớn từ 200 tỷ đến 500 tỷ.

Các dự án được chấp thuận vay vốn đầu tư là các dự án có đầy đủ điều khiện và khả năng thực hiện. Tỷ lệ cho vay trên tổng mức vốn đầu tư từ 50-80% tùy theo nhu cầu vay vốn của khách hàng, quy mô và mức độ rủi ro của dự án. Vì các dự án

trong ngành Dầu khí có quy mô lớn và mức độ rủi ro cao nên hầu hết Ngân hàng TMCP Đại Dương quyết định cho vay theo hình thức đồng tài trợ với ít nhất 01 tổ chức và nhiều nhất là 04 TCTD. Vì thời gian đầu tư DA trong ngành là tương đối dài nên mặc dù nhiều dự án chưa đi vào hoạt động song quá trình đầu tư được thực hiện rất đúng tiến độ, đạt được những kết quả đúng kế hoạch đề ra.

Bên cạnh đó vẫn có những DA xin vay vốn bị từ chối là do những nguyên nhân như:

- Hồ sơ DA không đầy đủ căn cứ để thẩm định và khách hàng không bổ sung thêm hồ sơ theo yêu cầu.

- Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính không đáp ứng yêu cầu

- Khả năng trả nợ của dự án thấp trong khi đó tài sản đảm bảo không đầy đủ.

2.2.2. Quy trình thẩm định

Trước đây, tiền thân của OceanBank là ngân hàng nông thôn Hải Hưng, địa bàn hoạt động chủ yếu trong nội bộ tỉnh Hải Hưng (Hải Dương và Hưng Yên) và lĩnh vực hoạt động chủ yếu là cho vay phát triển nông nghiệp với những khoản vay nhỏ, không cần phải thẩm định. Từ khi chuyển đổi mô hình sang ngân hàng thành thị, ngân hàng thương mại cổ phần, OceanBank đã không ngừng phát triển, hệ thống mạng lưới hiện nay đã có mặt tại hầu hết các thành phố lớn trong cả nước như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Vinh, Hải Phòng... Hoạt động hiện nay của OceanBank không còn đơn giản như trước đây và đặc biệt khi có sự tham gia của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) từ cuối 2008 với vai trò là cổ đông chiến lược với hơn 20% cổ phần, các DA của ngành dầu khí lần lượt đổ về OceanBank đòi hỏi phải có một quy trình thẩm định chặt chẽ vì các DA này thường có số vốn vay lớn, kỹ thuật cao và rủi ro khó định lượng.

Trước yêu cầu cấp thiết đó, Ban lãnh đạo OceanBank đã thành lập Ban Dầu khí năng lượng làm đầu mối thực hiện các DA trong ngành Dầu khí. Phòng Tín dụng Dầu khí năng lượng làm đầu mối tiếp nhận hồ sơ và hoàn thiện quá trình cho vay. Phòng thẩm định DA Dầu khí năng lượng với mục tiêu giúp HĐTD trong việc xây dựng Quy trình thẩm định tín dụng cho các đối tượng khách hàng là tổ chức

hoạt động trong lĩnh vực dầu khí năng lượng. Nhiệm vụ của Phòng thẩm định DA này là thẩm định các DA thuộc ngành dầu khí năng lượng có nhu cầu vay vốn của OceanBank trước khi trình HĐTD và HĐQT phê duyệt.

Nguyên tắc thực hiện: Bảo đảm tính thẩm định độc lập của từng cá nhân tham gia. Phân tách rõ ràng trách nhiệm giữa khâu thẩm định và quyết định cho vay. Quán triệt phương châm cho vay trên cơ sở tính khả thi, tính hiệu quả của phương án/dự án sản xuất kinh doanh là chủ yếu - không cho vay chỉ dựa trên giá trị tài sản bảo đảm và uy tín của khách hàng. Phòng Tín dụng Dầu khí Năng lượng chủ động quyết định và công bố thời gian tối đa phải thông báo quyết định cho vay hoặc không cho vay đối với khách hàng kể từ khi nhận đủ hồ sơ vay vốn và thông tin cần thiết.

Quy trình thẩm định được OceanBank ban hành kèm theo Quyết định số: 155/2008/QĐ-NHDD.TĐ ngày 25/6/2008 được thể hiện trong Sơ đồ 2.1 sau đây.

Quy trình thẩm định gồm những bước sau:

Bước 1: Nhận và kiểm tra hồ sơ vay vốn của khách hàng.

Nhận và kiểm tra sơ hồ sơ vay vốn: Sau khi phòng Tín dụng Dầu khí Năng lượng hoàn thành các bước về quy trình cho vay sau đó sẽ chuyển bộ hồ sơ phục vụ công tác thẩm định cho phòng Thẩm định Dự án Dầu khí Năng lượng Hội Sở chính. Đối với các dự án lớn, phức tạp, phòng Tín dụng Dầu khí Năng lượng có thể sao chụp chuyển toàn bộ hồ sơ cho phòng Thẩm định Dự án Dầu khí Năng lượng ngay từ đầu để 2 phòng cùng thẩm định song song nhằm đảm bảo thời gian cấp tín dụng sớm nhất cho khách hàng.

Bước 2: Thẩm định cho vay

CBTĐ thực hiện thẩm định và viết báo cáo thẩm định trình Trưởng/Phó phòng Thẩm định Dự án Dầu khí Năng lượng (Đối với các khoản vay phức tạp, có giá trị lớn, Trưởng/Phó phòng Thẩm định Dự án Dầu khí Năng lượng nên cùng tham gia vào quá trình thẩm định của cán bộ cho vay ngay từ đầu nhằm rút ngắn thời gian thẩm định xuống mức thấp nhất).

Trưởng/Phó phòng Thẩm định Dự án Dầu khí Năng lượng chịu trách nhiệm kiểm tra lại các thông tin nêu tại báo cáo thẩm định: (i) Hoặc là nhất trí với các nội

dung nêu tại báo cáo (ii) Hoặc là đề nghị CBTĐ làm rõ hoặc bổ sung thêm một số nội dung (iii) Hoặc là do nhận thấy báo cáo thẩm định không đạt yêu cầu hoặc do khoản vay quá phức tạp vượt khả năng làm việc của CBTĐ, giao cho CBTĐ khác thực hiện việc tái thẩm định khoản vay.

Sau khi nhất trí với các thông tin nêu tại báo cáo tái thẩm định (hoặc không nhất trí song đã có ý kiến nêu rõ tại báo cáo tái thẩm định), Trưởng/Phó phòng Thẩm định Dự án Dầu khí Năng lượng ký tên và trình tiếp lên Tổng Giám đốc/phó Tổng Giám đốc phụ trách Ban Dầu khí Năng lượng (tùy thuộc số tiền, tính chất phức tạp của khoản vay). Nếu khoản vay lớn vượt mức phán quyết của TGĐ thì phải trình lên HĐTD hoặc HĐQT phê duyệt

Bước 3: Quyết định cho vay

Sau khi nhận được Báo cáo thẩm định cùng với toàn bộ hồ sơ vay vốn do phòng Thẩm định Dự án Dầu khí Năng lượng trình, Tổng Giám đốc/Phó Tổng Giám đốc phụ trách Ban Dầu khí Năng lượng/HĐTD/HĐQT (tuỳ theo mức phán quyết của từng vị trí) kiểm tra lại các thông tin nêu tại tờ trình, đánh giá tính thuyết phục của khoản vay, căn cứ phạm vi quyền hạn được phân công, ra quyết định và ghi rõ các nội dung sau trên Tờ trình thẩm định/ Báo cáo thẩm định. Tổng Giám đốc/Phó Tổng Giám đốc phụ trách Ban Dầu khí Năng lượng/HĐTD/HĐQT quyết định đồng ý cho vay, không đồng ý cho vay hay yêu cầu bổ sung hồ sơ.

Lưu đồ thẩm định- Phòng thẩm định Dự án Dầu khí năng lượng Phòng tín dụng Dầu khí Năng lượng Phòng thẩm định DA Dầu khí Năng lượng Phó TGĐ phụ trách Tổng Giám đốc HĐTD/HĐQT

Sơ đồ 2.1: Quy trình thẩm định DA Dầu khí Năng lượng tại OceanBank 2.2.3. Căn cứ thẩm định Tiếp cận hướng dẫn hồ sơ Định giá TSBĐ Kết quả thẩm định TSĐB Thẩm định sơ bộ

Thông báo từ chối

Thông báo chấp thuận

Thông báo từ chối

Thông báo chấp thuận

Tái thẩm định Ký trình Phê duyệt Phê duyệt Ý kiến TGĐ Từ chối cho vay/ đầu tư

Từ chối cho vay/ đầu tư Đồng ý cho vay/ ra quyết định đầu tư

Đồng ý cho vay/ ra quyết định đầu tư

Vượt mức phán quyết của TGĐ

Đối với các DA vay vốn tại OceanBank nói chung và DA vay vốn trong ngành Dầu khí nói riêng, căn cứ thẩm định đầu tiên là Hồ sơ đề nghị vay vốn của khach hàng.

Theo hướng dẫn trong cẩm nang tín dụng của OceanBank, Hồ sơ đề nghị vay vốn của khách hàng bao gồm:

- Hồ sơ pháp lý của khách hàng: quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, điều lệ, quyết định bổ nhiệm Tổng giám đốc, Giám đốc, kế toán trưởng, đăng ký mẫu dấu...

- Hồ sơ kinh tế của khách hàng: yêu cầu báo cáo tài chính 03 năm gần nhất có kiểm toán.

- Hồ sơ đảm bảo tiền vay: giấy tờ tài liệu pháp lý liên quan đến tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh, hoặc đơn thư bảo lãnh của bên thứ ba.

- Hồ sơ DA gồm: Giấy đề nghị vay vốn, luận chứng kinh tế kỹ thuật hoặc báo cáo đầu tư (nếu DA chỉ cần lập báo cáo đầu tư), quyết định phê duyệt DA đầu tư của cấp có thẩm quyền. Đây là những giấy tờ bắt buộc phải cung cấp trước và trong quá trình thẩm định. Đối với các DA ngành Dầu khí phải có quyết định phê duyệt DA của Chính phủ, HĐQT Tập đoàn Dầu khí quốc gia (PVN), giấy chứng nhận đầu tư, đánh giá tác động môi trường.

- Ngoài ra, một số giấy tờ có thể bổ sung sau khi phê duyệt cho vay, đó là: + Thiết kế kỹ thuật, dự toán, tổng dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

+ Các văn bản liên quan đến quá trình đấu thầu thực hiện DA;

+ Quyết định giao đất, thuê đất, hợp đồng thuê đất/nhà xưởng để thực hiện DA; + Giấy phép xây dựng;

+ Giấy phép khai thác tài nguyên; + Hợp đông thi công xây lắp;

Tùy từng DA khác nhau yêu cầu đối với hồ sơ vay vốn cũng khác nhau. Các CBTĐ có trách nhiệm thu thập đầy đủ giấy tờ cần thiết để tiến hành thẩm định đạt kết quả tốt, đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ.

Ngoài hồ sơ vay vốn, CBTĐ còn căn cứ vào các văn bản pháp lý, các thông tin thu thập được để thẩm định DA. Cụ thể đối với các DA ngành Dầu khí, OceanBank còn dựa trên:

- Chính sách phát triển kinh tế-xã hội của nhà nước, của địa phương, của ngành; - Chiến lược phát triển ngành Dầu khí đến năm 2010 và tầm nhìn 2020; - Quy hoạch phát triển ngành Dầu khí giai đoạn 2005-2015;

- Các tạp chí thông tin tín dụng, tạp chí khoa học ngành Dầu khí, các Website liên quan đến ngành Dầu khí;

- Thông tin thị trường, từ khách hàng và kiểm tra thực địa....

Đối với ngành Dầu khí hiện nay chưa xây dựng được tiêu chuẩn kỹ thuật riêng của ngành. Vì vậy, CBTĐ không có căn cứ để so sánh đối chiếu và phân tích đánh giá phương án kỹ thuật của DA. Điều này ảnh hưởng tới chất lượng của công tác thẩm định, rất dễ mắc sai lầm khi lựa chọn các DA không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật.

2.2.4. Nội dung thẩm định

Tận đụng lợi thế của người đi sau, OceanBank đã tiếp thu những ưu nhược điểm của quy trình thẩm định của các ngân hàng khác để xây dựng một quy trình thẩm định DA chi tiết và đầy đủ, đặc biệt là thẩm định những DA trong lĩnh vực dầu khí. Cụ thể nội dung thẩm định DA trong lĩnh vực dầu khí như sau:

2.2.4.1 Thẩm định khách hàng

Trên cơ sở những thông tin thu thập được, CBTĐ về cơ bản đã tiến hành phân tích, đánh giá năng lực khách hàng tương đối đầy đủ:

Các khách hàng trong ngành dầu khí là các công ty con của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam như Tổng công ty thăm dò và khai thác dầu khí(PVEP), Tổng công ty dầu Việt Nam (PV Oil), Công ty TNHH Hóa lọc dầu Bình Sơn

(BSR), Tổng công ty khoan và dịch vụ khoan Dầu khí (PVD), Tổng công ty CP Dịch vụ kỹ thuật dầu khí (PTSC), Tổng CT CP Hóa dầu và Xơ sợi tổng hợp Dầu khí (PVTEX), Công ty Thương mại và kỹ thuật đầu tư Petec.. với bề dầy kinh nghiệm hoạt động và năng lực tài chính lành mạnh. Với đặc điểm độc quyền của ngành dầu khí nên việc đưa ra đối chiếu so sánh với các đơn vị cùng lĩnh vực hoạt động khác là khá khó.

+ Về năng lực pháp lý của Khách hàng: Đánh giá hồ sơ pháp lý, các điều kiện pháp lý để vay vốn ngân hàng để đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ của doanh nghiệp.

+ Về tổ chức, quản lý của doanh nghiệp: đánh giá cơ cấu tổ chức của khách hàng, kinh nghiệm và năng lực của đội ngũ lãnh đạo, phương thức quản trị doanh nghiệp trong nội bộ, kế hoạch kinh doanh, tài chính. Từ đó đánh giá được khả năng triển khai tổ chức thực hiện và quản lý DA của khách hàng.

+ Về tình hình sản xuất kinh doanh: Trong nội dung này, CBTĐ phân tích đánh giá:

- Năng lực sản xuất kinh doanh, tình trạng thiết bị, máy móc hiện có.

- Số lượng, chất lượng sảm phẩm chủ yếu, thị trường tiêu thụ, tình hình hàng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Hoàn thiện công tác thẩm định các dự án đầu tư trong lĩnh vực dầu khí tại Ngân hàng TMCP Đại Dương (OCEANBANK) (Trang 55)