Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác thẩm định DA ngành dầu khí

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Hoàn thiện công tác thẩm định các dự án đầu tư trong lĩnh vực dầu khí tại Ngân hàng TMCP Đại Dương (OCEANBANK) (Trang 43)

c. Thẩm định phương diện kỹ thuật:

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác thẩm định DA ngành dầu khí

Trong quá trình phân tích đánh giá các DA ngành dầu khí, có những nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng thẩm định. Cụ thể:

1.3.1 Nhân tố chủ quan:

a. Chất lượng của cán bộ thẩm định dự án ngành dầu khí:

Cán bộ thẩm định hay CBTĐ là người trực tiếp thực hiện việc phân tích đánh giá DA. Trong quá trình thẩm định, CBTĐ thường dựa trên cơ sở khoa học để phân tích đánh giá theo một trình tự nhất định. CBTĐ vừa là người thu thập thông tin, xử lý thông tin, đưa ra những đánh gia, nhận định và đề xuất tín dụng. Nếu CBTĐ đưa

ra nhận định sai có thể dẫn tới việc từ chối một DA tốt, hay chấp nhận một DA kém hiệu quả, khả năng trả nợ không đảm bảo. Vì vậy CBTĐ có vai trò hết sức quan trọng, tiên quyết đối với chất lượng của công tác thẩm định.

Đối với cán bộ thẩm định DA ngành dầu khí, bên cạnh những yêu cầu chung về kiến thức chuyên môn, kỹ năng, phẩm chất đạo đức, kinh nghiệm về công tác thẩm định còn đòi hỏi có những hiểu biết chuyên sâu về ngành dầu khí, nắm bắt kịp thời tình hình của thị trường.

b. Chất lượng thông tin:

Thẩm định DA thực chất là việc xem xét, đánh giá, xử lý, phân tích các thông tin trực tiếp và gián tiếp thu thập được liên quan đến DA. Nói cách khác, thông tin chính là nguyên liệu cho quá trình tác nghiệp của cán bộ thẩm định. Do đó chất lượng cũng như tính kịp thời, đầy đủ của thông tin có tác động rất lớn đến chất lượng thẩm định.

Đối với các DA ngành dầu khí thì thông tin chính xác có vai trò hết sức quan trọng. Nếu thông tin không chính xác thì việc thẩm định sẽ rất dễ dẫn đến sai lầm. Vì vậy, ngoài những thông tin khách hàng cung cấp thì ngân hàng luôn phải xem xét những nguồn thông tin đáng tin cậy khác, đó là chiến lược, quy hoạch phát triển ngành dầu khí, số liệu thống kê, những chỉ tiêu định mức của ngành cũng như những nghiên cứu dự báo của cơ quan quản lý thống kê, các cơ quan chuyên môn, viện nghiên cứu dầu khí...

Thông tin đầy đủ cũng giúp cho việc đánh giá DA được khách quan, chuẩn xác hơn, hạn chế mắc sai lầm. Như vậy, cần thiết phải thu thập đầy đủ thông tin, đặc biệt là những thông tin có tính chất quyết định đến DA.

Tính kịp thời của thông tin cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng thẩm định vì nó không chỉ ảnh hưởng đến quan hệ của ngân hàng với khách hàng mà còn có thể làm mất đi cơ hội tài trợ vốn cho một DA tốt trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt hiện nay.

Đối với các DA ngành dầu khí thì thông tin về thị trường rất quan trọng quyết định đến tính khả thi của DA. Nếu thu thập thông tin thị trường bị chậm trễ,

không chính xác, đầy đủ...sẽ dẫn đến đánh giá sai hiệu quả của DA, làm cho kết quả thẩm định không đảm bảo, rất dễ dẫn đến ra quyết định sai lầm.

c. Công tác tổ chức điều hành:

Tổ chức điều hành là việc bố trí, sắp xếp, quy định trách nhiệm, quyền hạn của các cá nhân, bộ phận tham gia thẩm định, trình tự tiến hành cũng như mối quan hệ giữa các cá nhân, bộ phận đó trong việc thực hiện. Yếu tố này ảnh hưởng gián tiếp đến chất lượng thẩm định, nó tạo điều kiện nâng cao chất lượng thẩm định song cũng có thể là một nhân tố kìm hãm từ bên trong nội bộ ngân hàng.

Công tác thẩm định DA ngành dầu khí đòi hỏi công tác tổ chức điều hành phải khoa học, chặt chẽ, tận dụng tối đa năng lực sáng tạo và sức mạnh cá nhân, tập thể. Đồng thời, ngân hàng cần tạo ra được cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ bằng cách thành lập bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ, kiểm soát tổng hợp được tổ chức độc lập với các bộ phận khác và chịu sự lãnh đạo trực tiếp của ban giám đốc đêr hạn chế những rủi ro trong việc thẩm định nhất là với những DA ngành dầu khí có mức đầu tư lớn và rủi ro cao.

d. Điều kiện vật chất phục vụ công tác thẩm định:

Một DA được thẩm định có chất lượng tốt đòi hỏi môi trường thẩm định phải thuận lợi. Trong điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác thẩm định đầy đủ, cán bộ thẩm định mới có thể dễ dàng thu thập và xử lý thông tin chính xác, kịp thời, nhanh chóng góp phần nâng cao chất lượng thẩm định. Vì vậy, các NHTM không ngừng cải tạo lại cơ sở vật chất, cải tiến công nghệ, viện nghiên cứu và triển khai các phần mềm ứng dụng trong việc tra cứu và xử lý thông tin để hỗ trợ cho CBTĐ.

e. Chi phí cho công tác thẩm định:

Đối với các DA ngành dầu khí có tính chất phức tạp nên đòi hỏi phải đầu tư cho công tác thẩm định, không chỉ đảm bảo môi trường thuận lợi mà còn hỗ trợ CBTĐ trong việc thu thập và xử lý thông tin. Chi phí phực vụ cho công tác thẩm định bao gồm: chi phí hỏi tin, chi phí khảo sát thực tế, chi phí thuê chuyên gia, chi phí đầu tư cơ sở vật chất phục vụ công tác thẩm định (máy tính, phần mềm chuyên

dụng...). Các chi phí này phải được tính toán một cách hợp lý và phù hợp với quy mô và tính chất đầu tư của DA. Chi phí đầu tư cho công tác thẩm định quá thấp sẽ khó đảm bảo được nguồn thông tin chính xác và không thể thuê chuyên gia thẩm định đối với các DA ngành dầu khí có công nghệ kỹ thuật phức tạp, vượt quá khả năng của CBTĐ. Do đó chất lượng thẩm định khó đảm bảo. Chi phí thẩm định cũng không nên quá cao, gây lãng phí và làm giảm hiệu quả thẩm định DA.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Hoàn thiện công tác thẩm định các dự án đầu tư trong lĩnh vực dầu khí tại Ngân hàng TMCP Đại Dương (OCEANBANK) (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w