Bài viết có đề tài : “ Hoàn thiện công tác thẩm định các dự án vay vốn trong lĩnhvực Công nghiệp chế biến tại Chi nhánh NHCT Ba Đình- Nội”, được khai thác theo ba chương chính như sau: C
Trang 1Tên tôi là: Nguyễn Thị Hằng
Sinh viên lớp: Đầu tư 47D
Sau thời gian thực tập tại Phòng khách hàng Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chinhánh Ngân hàng Công thương Ba Đinh- Hà nội Dưới sự hướng dẫn của Ths Trần
Mai Hoa tôi đã lựa chọn đề tài: " Hoàn thiện công tác thẩm định các dự án vay
vốn trong lĩnh vực Công nghiệp chế biến tại Chi nhánh NHCT Ba Đình- Nội "
để làm chuyên đề tốt nghiệp
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập không hề có sự sao chép củabất kỳ ai khác, mọi thông tin và tài liệu tham khảo đều được ghi rõ nguồn gốc Nếusai tôi xin chịu trách nhiệm trước nhà trường và khoa
Sinh viên Nguyễn Thị Hằng
Trang 2NHCT Ngân hàng Công thương
Trang 3Danh mục bảng biểu
Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức các phòng ban của NHCT Ba Đình
Bảng 1.2 Tình hình huy động vốn tại Chi nhánh Ba đình giai đoạn 2005-2008Bảng 1.3 Tình hình cho vay tín dụng tại CN NHCT Ba đình 2005-2008
Bảng 1.4 Tình hình hoạt động bảo lãnh tại Chi nhánh từ 2005- 2007
Bảng 1.5 Cơ cấu tín dụng trung & dài hạn tại NHCT Ba đình 2005-2008
Bảng 1.6 Số dự án đã thẩm định và dự án cho vay tại CN NHCT Ba Đình
Bảng 2.1 Cơ cấu nợ hai ngành Xây dựng và CNCB tại CN 2007- 2008
Trang 4MỤC LỤC
Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định các DAĐT trong ngành CNCB tại
CN NHCT Ba Đình 4 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định các DAĐT trong ngành CNCB tại CN NHCT
Ba Đình 80
Trang 5Lời mở đầu
Trước bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang khủng hoảng trầm trọng, nền kinh tếViệt Nam đang đối mặt với những ảnh hưởng tiêu cực nhất định Ngành ngân hàng nóiriêng cũng không nằm ngoài những diễn biến đó.Tuy nhiên, chính trong giai đoạn nàymới là lúc những mặt yếu kém, những định hướng không thực sự tích cực của nền kinh
tế nói chung cũng như hoạt động tại CN NHCT Ba Đình nói riêng cũng sẽ biểu hiện rõràng hơn hết Nhận thức được vấn đề đó, với nỗ lực đóng góp chung vào mục tiêu pháttriển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Chi Nhánh đã có những thayđổi và định hướng cụ thể từng bước đi, chiến lược cạnh tranh để mở rộng và tiếp tụckhẳng định uy tín của mình
Ngay trong thời kỳ khủng hoảng này, các tổ chức nói chung không chỉ chống
đỡ với những khó khăn mà còn phải có sẵn những định hướng đầu tư hợp lý để bắt kipnhanh chóng chu kỳ đi lên của nền kinh tế Đánh giá nhìn nhận các ngành một cáchtoàn diện cũng là một việc cần phải làm để ngành ngân hàng nói chung có thể đảmđương tốt nhiệm vụ luân chuyển, phân phối vốn trên thị trường Có thể thấy, khi nềnkinh tế đi vào ổn định sau khủng hoảng, ngành Công nghiệp chế biến (CNCB) sẽ cóđược những bước phát triển nợ rộ nhất định; đây được coi là một thị trường tiềm năngcho vay trung và dài hạn, đây cũng sẽ là một thị trường lợi thế với Chi Nhánh do cóthể tận dụng tối đa lợi thế về uy tín và quan hê tín dung với nhiều khách hàng lâunăm
Xem xét về các dự án vay vốn chung tại chi nhánh, các dự án trong lĩnh vựcCNCB chiếm phần đông số lượng dự án xin vay vốn tại chi nhánh nhưng quy mô tíndụng còn xếp hạng hai sau lĩnh vực Xây dựng Điều đáng nói là chất lượng tín dụngcủa nhóm này cũng chỉ có nợ thuộc nhóm I và nhóm II.Chính vì vậy, mục đích lớnnhất của bài viết này là Tập trung vào phân tích và chỉ ra những điểm cần quan tâmchủ yếu trong lĩnh vực CNCB thông qua việc phân tích đặc điểm ngành, qua DAĐTtrong ngành nói chung, để từ đó giúp cho Công tác TĐDA trong lĩnh vực này nóiriêng có thể tiến hành nhanh chóng và đảm bảo hiệu quả cao
Trang 6Bài viết có đề tài : “ Hoàn thiện công tác thẩm định các dự án vay vốn trong lĩnh
vực Công nghiệp chế biến tại Chi nhánh NHCT Ba Đình- Nội”, được khai thác
theo ba chương chính như sau:
Ch
ư ơng I: Tổng quan về ngân hàng và công tác thẩm định các dự án đầu tư trong
lĩnh vực Công nghiệp chế biên tại Chi nhánh NHCT Ba Đình- Hà nội.
Chương II: Thực trạng thẩm định DADT vay vốn trong lĩnh vực Công nghiệp chế
biến tại chi nhánh.
Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định các DAĐT
trong ngành CNCB tại CN NHCT Ba Đình.
Do vẫn còn hạn chế về kiến thức nghiệp vụ ngân hàng, các kiến thức chuyên sâu vềngành, cũng như do hạn chế về thời gian nên Bài Chuyên đề này chỉ dừng lại ở mức
độ nhất định Em rất mong được sự thông cảm của quý thầy cô và những ai quan tâm
Em xin gửi lời cảm ơn tới sự hướng dẫn của Th.s Trần Thị Mai Hoa , và các anh chịChi nhánh NHCT Ba Đình đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành bài viết này
Sinh viên Nguyễn Thị Hằng
Trang 7Chương I Tổng quan về ngân hàng và công tác thẩm định các DAĐT trong lĩnh vực CNCB
tại Chi nhánh NHCT Ba Đình- Hà nội.
I.Giới thiệu chung về Chi nhánh NHCT Ba Đình – Hà nội.
1.Lịch sử hinh thành và phát triển
Chi nhánh Ngân hàng Ba Đình được thành lập từ năm 1961 với tên gọi ban đầu là Chiđiếm Ngân hàng Ba Đình trực thuộc Ngân hàng Hà Nội; có địa điểm đặt tại 142 ĐộiCấn – Hà nội Ngân hàng hoạt động với tư cách là một chi nhánh của Ngân hàng Nhànước quận Ba Đình
Từ khi thành lập, ngân hàng hoạt động dưới hình thức cung ứng, cấp phát theo chỉ tiêu
với mô hình quản lý một cấp (NHNN), bao gồm hai chức năng chính: quản lý tín dụng tiền tệ và kinh doanh tiền tệ Ngân hàng đảm nhiệm công tác huy động vốn tiết kiệm
của nhân dân trong khu vực và cung ứng tiền mặt thanh toán cho tất cả các cơ quanhành chính sự nghiệp và các đơn vị sản xuất kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn
Từ năm 1988, Nghị định số 53/HĐBT được ban hành đã tạo tiền để đổi mới hoạtđộng trong lĩnh vực ngân hàng, chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chếthị trường có sự quản lý của Nhà Nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Từ thời giannày, hệ thống ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng Ba đình nói riêng tậptrung chuyên tâm chủ yếu vào lĩnh vực kinh doanh tiền tệ
Đến tháng 11/1990 theo quyết định số 402/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng thànhlập Ngân hàng Công thương Việt Nam, khi đó ngân hàng Ba Đình trở thành một chinhánh của NHCT Việt nam
Kể từ ngày 1/4/1993, sau khi có quyết định số 93/NHCT của Tổng giám đốc NHCT
VN (24/3/1993), chi nhánh NHCT Ba Đình hoạt động với tư cách là chi nhánh củaNHCT VN, tức là đã có sự chuyển đổi mô hình quản lý từ ba cấp xuống còn hai cấp.NHCT Ba đình trực thuộc thẳng NHCT VN Ngân hàng có trách nhiệm tiến hành cáchoạt động kinh doanh đúng theo các quyết định mà NHCT VN ban hành về việc áp
Trang 8dụng các hình thức huy động vốn, cho vay vốn, thanh toán và tiến hành các hoạt độngdịch vụ, chính sách lãi suất.
Ngay từ khi chuyển đổi, chi nhánh gặp không ít khó khăn do lạm phát cao, hoạt độngcủa nhiều doanh nghiệp trên địa bàn còn trì trệ do chưa bắt kịp với biến động của thịtrường và sự cạnh tranh của gần 80 tổ chức tín dụng Do đó, từ năm 1993 trở về trướchoạt động của chi nhánh kém hiệu quả, không phát huy hết thế mạnh của mình
Để giải quyết những khó khăn, chi nhánh đã kết hợp hài hoà nhiều biện pháp: cải tạo
và kiện toàn bộ máy tổ chức hoạt động kinh doanh, từ khâu tổ chức nâng cao trình độcán bộ đến cải tiến cơ sở vật chất trong công nghệ ngân hàng; mở rộng quan hệ vớinhiều đơn vị thuộc các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau trước hết là trên địa bàn quận,sau đó mở rộng sang các địa bàn khác; tích cực củng cố, phát triển và hoàn thiện cácmặt nghiệp vụ, bảo đảm phục vụ khách hàng nhanh chóng và thuận tiên; nắm vững vàvận dụng chính sách khách hàng mềm dẻo trong khuôn khổ cho phép; khai thác triệt
để các hình thức huy động vốn để thoả mãn mọi nhu cầu thanh toán và vay vốn củakhách hàng.
2.Cơ cấu tổ chức
Theo quyết định số 704/QĐ – NHCT – 06/04/2006 Của Tổng Giám đốc NHCT VN vềviệc “ Ban hành chức năng nhiệm vụ của các phòng , ban tại chi nhánh NHCT” ,quyết định 1500/QĐ – NHCT1 về việc “ Sửa đổi bổ sung chức năng nhiệm vụ của cácphũng , ban chi nhánh NHCT” và quyết định số 068/QĐ – CNBĐ - TCHC năm 2007 ,hiện nay Chi nhánh NHCT khu vực Ba Đình gồm cú 11 phòng Cụ thể như sau:
- Phòng khách hàng doanh nghiệp lớn (KH DNL)
- Phòng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ (KH DNVVN)
- Phòng khách hàng cá nhân (PKH CN)
- Phòng quản lý rủi ro và nợ có vấn đề (PQLRR&NCVĐ)
- Phòng thanh toán xuất nhập khẩu (PTTXNK)
- Phòng tổ chức hành chính
Trang 10Sơ đồ1.1: Cơ cấu tổ chức các phòng ban của NHCT Ba Đình
Mỗi phòng có một chức năng nhất định, thể hiện ngay trong tên gọi của phòng Đặcbiệt ở ba phòng khách hàng, công tác tiếp nhận hồ sơ khoản vay, tiến hành thẩm định
và kết luận quyết định cho vay được từng phòng trực tiếp đảm nhận, có lưu chuyển vàtrợ giúp của phòng QLRR&NCVĐ để tái thẩm định, thẩm định rủi ro độc lập và cuốicùng là chuyển đến cấp có thẩm quyền
3.Tình hình hoạt động kinh doanh tại chi nhánh.
Khối quản lý rủi ro và nợ
có vấn đề
Khối hỗ trợ
Khối công nghệ
P Quản lý rủi
ro và nợ có vấn đề.
P Tổ chức hành chính
P Kế toán
P Tiền tệ kho quỹ
P Tổng hợp tiếp thị
P Thông tin điện toán
Trang 113.1Tình hình huy động vốn
Huy động vốn nhằm đảm bảo nguồn đầu vào cho các nghiệp vụ là một hoạt động có
tính trọng yếu với bất cứ ngân hàng nào Trước sức cạnh tranh mạnh mẽ của các tổ
chức trong lĩnh vực tín dụng nói chung, và các TCTD ngay trong địa bàn Quận Ba
Đình nói riêng, Chi Nhánh đã nỗ lực và có được những kết quả đáng khích lệ trong
những năm gần đây, kể cả giai đoạn khủng hoảng kinh tế vừa qua
Bảng 1.2: Tình hình huy động vốn tại CN NHCT Ba Đình giai đoạn 2005-2008
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, tổng nguồn vốn huy đông được có chiều hướng gia tăng
trong hai năm 2006 và 2007 Đặc biệt là năm 2007, mức tăng trưởng cao, đạt tới
18,18% tương ứng 791 tỷ đồng so với năm 2006 Lý giải cho kết quả này chính là
cộng hợp bởi rất nhiều những điều kiên thuận lợi trong nền kinh tế giai đoạn lúc đó
Cụ thể, năm 2007 là năm mà nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng tốt Hơn nữa là chính
sách vĩ mô của chính phủ trong điều hành nền kinh tế: như cho phép thực hiện cơ chế
Trang 12lãi suất thỏa thuận trong cho vay VND, nới lỏng biên độ tỷ giá +/- 2% tạo điều kiệnthuận lợi cho các tổ chức tín dụng mở rộng quyền tự chủ…
Trong giai đoạn 2005- 2007, nguồn huy động tiết kiêm của Chi Nhánh có những thayđổi nhanh chóng Năm 2006, khi nguồn huy đông chủ yếu cho nguồn vốn của ngânhàng là khối dân cư; thì sang tới năm 2007, nguồn chủ yếu lại là các Tổ chức kinh tếvới mức tăng tới 43,58% Bước sang năm 2008 - năm mà những bất ổn của nền kinh tếthế giới, thị trường tài chính Mỹ bắt đầu có những tác động cụ thể tới nền kinh tế ViệtNam - thì hoạt động huy động vốn của Chi Nhánh cũng bị ảnh hưởng đáng kể Nhiềudoanh nghiệp gửi tiền đã gặp phải những khó khăn nhất định trước biến động của thịtrường, theo đó là những đợt dao động giá dầu, giá vàng thất thường, tình trạng lạmphát tiếp tục gia tăng…Số lượng tiền gửi không gia tăng nhưng giữ được ở mức ổnđịnh (mức tăng 0%) cũng thực sự là một kết quả đáng mừng Cùng trong khó khănchung, nên số lượng tiền gửi từ phía khách hàng cá nhân cũng giảm sút tỷ lệ 0.82%
Cũng từ bảng số liệu trên ta có thể thấy rằng: Nguồn vốn huy động bằng VND có xuhướng tăng lên và ngoại tệ có xu hướng giảm vào năm 2007 cụ thể: Tiền gửi VNDnăm 2006 đạt 3497 tỷ đồng tăng 28 tỷ đồng so với năm 2005 (tương đương với0,81%), đến ngày 31/12/2007 đạt 4040 tỷ đồng tăng lên 534 tỷ đồng (tương đương với15,53%) so với năm 2006 Trong khi đó tiền gửi ngoại tệ quy VND năm 2006 đạt 853
tỷ đồng, tăng 158 tỷ đồng (tương đương 22,73%) so với năm 2005, nhưng đến năm
2007 chỉ đạt 1101 tỷ đồng tăng 248 tỷ đồng (tương đương 29%) so với năm 2006.Nguyên nhân chủ yếu là do: Năm 2006 do ảnh hưởng của việc tăng lãi suất của FED,đồng thời là sự cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng làm cho lãi suất huy động vốnVND luôn không ổn định nên tiền gửi VND tăng rất ít (chỉ 0,81%), trong khi huy độngngoại tệ tăng mạnh (22,37%) Nhưng vào năm 2007, FED đã cắt giảm lãi suất làm tỷgiá đồng USD giảm, Ngân hàng hạn chế mua ngoại tệ vào do đó huy động ngoại tệ chỉtăng 29% so với năm trước Như vậy tốc độ tăng trưởng tiền gửi huy động bằng VNDnhiều hơn so với tốc độ huy động tiền gửi bằng ngoại tệ quy ra VND Sang năm 2008,cùng với đà suy giảm chung, mức huy động tiền gửi bằng VND và USD đều giảm
Trang 13chung, và mức giảm của VND nhiều hơn do ảnh hưởng nhiều từ diễn biến lạm pháttrong nước.
3.2.Hoạt động tín dụng
Song song với việc huy động vốn thì nghiệp vụ sử dụng vốn có vai trò hết sức quantrọng trong quá trình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, nếu như huy động vốnđược coi là điều kiện cần thì sử dụng vốn được coi là điều kiện đủ, quyết định đến sựsống còn của Ngân hàng Nhận thức đúng đắn vấn đề này, NHCT Ba Đình luôn coitrọng nghiệp vụ sử dụng vốn, đặt công tác tín dụng lên hàng đầu theo đúng chủ trương,
chính sách của NHCT Việt Nam với phương trâm “Phát triển- An toàn- Hiệu quả”.
Chi nhánh chú trọng tăng trưởng tín dụng phải kiểm soát được vốn cho vay Trên cơ
sở chọn lọc khách hàng, giảm dần dư nợ đối với những doanh nghiệp có tình hình tàichính yếu kém, vốn chủ sở hữu nhỏ, nâng cao chất lượng thẩm định dự án, coi trọnghiệu quả kinh tế và thực hiện nghiêm túc các quy chế về tín dụng hiện hành
Trang 14Bảng1.3: Tình hình cho vay tín dụng tại CN NHCT Ba Đình 2005-2008
1108 39.35% 1374 266 58.22% 2522.4 1148.4 57.6% 1472.46 -1049.94 46%
Nguồn : Phòng khách hàng DNVVN
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy: Sự tăng trưởng và phát triển dư nợ cho vay của chinhánh qua các năm: 2005 là 2816 tỷ đến năm 2006 chỉ đạt 2360 tỷ giảm 456 tỷ đồng.Nguyên nhân chủ yếu là do: Trong năm này, doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn lớnđược duyệt hạn mức cho vay thấp hơn, một số doanh nghiệp trả nợ nhiều hơn so với sốvay, hoặc một số doanh nghiệp xây dựng cầu đường, nhập khẩu phân bón…có tìnhhình sản xuất kinh doanh, tài chính yếu kém phải giảm dần dư nợ Những doanhnghiệp có dư nợ giảm nhiều là VINAFOOD giảm 411 tỷ, nhà máy đạm Phú Mỹ giảm
43 tỷ, , công ty Kim Khí Hà Nội giảm 74 tỷ, Tổng công ty Xây dựng công trình giaothông I giảm 71 tỷ…Mặt khác việc tìm kiếm, khai thác khách hàng tốt để cho vay cònnhiều hạn chế, nên dư nợ năm 2006 không tăng trưởng mà còn bị suy giảm Tuy nhiên,sang năm 2007 doanh nghiệp đã có sự tăng trưởng đáng kể, tổng dư nợ đạt 2643 tỷtăng hơn so với năm trước là 283 tỷ Điều này phản ánh xu hướng phát triển, sự nỗ lực
Trang 15đáng mừng của chi nhánh, sự vươn lên vượt qua khó khăn thử thách để đạt được hiệu quả,tạo đà phát triển cho những năm tiếp theo.
3.3.Hoạt động thẩm định và công tác quản lý rủi ro:
Trong Chi Nhánh NHCT, công tác quản lý rủi ro do phòng Quản lý rủi ro và nợ có vấn
đề đảm nhiệm chuyên trách Tuy vậy, do tính chất rủi ro tiềm ẩn ở tất cả các hoạt động
có tính sinh lời của ngân hàng, vì vậy, quản lý rủi ro được tổ chức thực hiện liền kề,sát sao với từng hoạt động Quan trọng nhất là quản lỷ rủi ro với các hoạt động tíndụng tại ngân hàng
Để đảm bảo các rủi ro được dự tính và có biện pháp phòng ngừa hiệu quả, các hợpđồng tín dụng có tính rủi ro cao đều phải trải qua quá trình thẩm định Công tác thẩmđịnh được các cán bộ tín dụng trực tiếp tiến hành đối với từng đối tượng khách hàng
do họ quản lý Công việc được tiến hành theo những trình tự nhất định Thẩm định ápdụng bắt buộc với những khoản vay trên 7 tỷ, những khoản vay của khách hàng mới,những khoản vay không có tài sản bảo đảm, những khoản vay do cấp trên yêu cầu…
Công tác thẩm định được tiến hành cụ thể, nghiêm ngặt đã là một bước phòng ngừa rủi
ro trọng yếu của ngân hàng Tuy nhiên, các hoạt động này đòi hỏi những cán bộ thẩmđịnh có kỹ năng, kinh nghiệm tốt, cũng nhưn một hệ thống thông tin thông suốt Vìvậy, trong hệ thống ngân hàng Công thương đã duy trì và xây dựng một hệ thốngthông tin tín dụng quy củ, áp dụng các phương pháp hiện đại trong quản lý Thông tinđược đảm bảo thông suốt, có sự hỗ trợ từ phía trung ương với các chi nhánh, các sởgiao dịch, các đối tác quen thuộc qua hệ thống này
Bên cạnh đó, hoạt động của chi nhánh còn được kiểm soát bởi một Ban thanh tra trựcthuộc NHCT Việt Nam , chịu trách nhiệm thanh tra, kiểm tra các hoạt động tại ngânhàng Công việc này được tiến hành thường xuyên, tối thiểu mỗi quý một lần với yêucầu đảm bảo, tất cả các hồ sơ cho vay đều dược kiểm tra trong năm
3.4.Nghiệp vụ bảo lãnh:
Trang 16Hoạt động bảo lãnh luôn gắn liền với các công tác cho vay, trong nhiều năm quanghiệp vụ này của chi nhánh luôn được khách hàng tín nhiệm: Năm 2005, phát hànhđược 1374 món, với giá trị 308 tỷ đồng Đến 31/12/2005 giá trị bảo lãnh đạt 496 tỷđồng Nhưng đến năm 2006, chi nhánh đã bảo lãnh được 1907 món (tăng 533 món sovới năm 2005) với giá trị 491,85 tỷ đồng (tăng hơn so với năm trước là 183,85 tỷđồng) Trong năm này, phí thu được từ dịch vụ bảo lãnh là 5,25 tỷ đồng, góp phầnđáng kể vào khối lượng thu dịch vụ chung của chi nhánh Số dư bảo lãnh đến31/12/2006 là 611,34 tỷ đồng (tăng hơn cuối năm trước là 115 tỷ đồng, tương đương23%) Đến năm 2007, bảo lãnh phát hành được 1687 món, doanh số 645,51 tỷ đồng,
so với cuối năm 2006 doanh số tăng 136,71 tỷ đồng (tương đương 26,87%) Giá trịbảo lãnh đến ngày 31/12/2007 đạt 650,84 tỷ đồng, tăng 39,5 tỷ đồng so với cuối nămtrước (tương đương với 6,46%)
Bảng 1.4:Tình hình hoạt động bảo lãnh tại chi nhánh từ 2005-2007
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2005 2006
Mức tăng/
giảm
Tỷ lệ
Mức tăng /giảm
Trang 17Trong năm 2005 doanh số mua bán ngoại tệ quy đổi ra USD đạt 493,37 triệu USD vàchênh lệch mua bán đạt 1357 triệu đồng Sang năm 2006, tổng doanh số mua bán ngoại tệđạt 873,73 triệu USD, tăng 78% so với năm trước Ngoài thu đổi, mua bán ngoại tệ củacác đại lý, qua thị trường tự do và thị trường liên ngân hàng, chi nhánh còn khai thác, thumua từ các doanh nghiệp xuất khẩu, đơn vị có nguồn ngoại tệ lớn, đồng thời theo dõi sátsao luồng tiền đi – đến, tỷ giá, hạn mức, điều chuyển vốn… Do vậy không có rủi ro, trạngthái ngoại tệ được khắc phục, tuân thủ theo đúng quy định của NHCT Việt Nam Kết quảlãi gộp từ hoạt động này thu được 3122 triệu đồng, trong đó mua bán ngoại tệ 2094 triệuđồng, lãi thu từ điều chuyển ngoại tệ nội bộ 1028 triệu đồng.
3.6.Nghiệp vụ thanh toán quốc tế:
Trong năm 2006, doanh số thanh toán đạt 175 triệu USD, tương đương 2815 tỷ đồng,tăng 10% so với năm 2005 Sang năm 2007, doanh số thanh toán cả năm là 311,61triệu USD, tăng 78% so với năm 2006 Như vậy có thể nói rằng, nghiệp vụ thanh toánquốc tế tại chi nhánh đều phát triển qua các năm Nhưng điều đáng nói hơn cả, đó làtuy khối lượng thanh toán quốc tế lớn nhưng tại chi nhánh chưa xảy ra sai sót, nhầmlẫn, đồng thời các cán bộ Ngân hàng luôn phục vụ khách hàng tận tình, chu đáo bởivậy mà Ngân hàng luôn được khách hàng đánh giá cao Điều này đã góp phần khôngnhỏ vào việc nâng cao uy tín của chi nhánh nói riêng mà còn nâng cao uy tín của hệthống NHCT Việt Nam nói chung
3.7.Công tác tiền tệ kho quỹ:
Năm 2006, khối lượng tiền mặt thu chi qua quỹ Ngân hàng đạt 14610 tỷ VND, tăng32,2% so với năm trước; ngoại tệ 390 triệu USD tăng 17,2% Đến năm 2007, khốilượng thu chi tiền mặt qua quỹ của Ngân hàng đạt 15931 tỷ VND và 294 triệu USD,tăng hơn năm 2006 là 1321 tỷ đồng Bên cạnh việc doanh số thu chi tiên mặt ngàycàng tăng qua các năm thì điều quan trọng hơn cả đó là Ngân hàng đã chấp hành cácquy chế về thu chi tiền mặt, vận chuyển giao nhận tiền tiếp quỹ từ NHNN về chinhánh và từ chi nhánh đến các quỹ tiết kiệm, điểm giao dịch, quy chế xuất, nhập, ravào kho nên đã không xảy ra sai sót nào cả trong cả ba năm Ngoài ra, trong năm
Trang 182006, Ngân hàng đã trả lại cho khách hàng nộp tiền thừa 398 món với số tiền 559,45triệu VND, 12200 USD và 3000 EUR Trong đó có món tiền thừa cao nhất 100 triệuVND, người có nhiều món tiền trả lại là 22 món với số tiền là 28,1 triệu đồng Sangnăm 2007, Ngân hàng đã chi trả tiền thừa cho khách hàng được 411 món với số tiền là1,404 tỷ đồng và 1400 USD, thu giữ 254 tờ tiền giả có tổng mệnh giá là 19,48 triệuđồng Với công tác nghiệp ngân quỹ tại chi nhánh được thực hiện một cách an toàntuyệt đối như vậy một lần nữa đã giúp Ngân hàng nâng cao uy tín của mình trênthương trường.
3.8.Các hoạt động khác:
a, Phát triển dịch vụ thẻ
Tính đến năm 2006, ngân hàng đã phát hành được 5831 thẻ ATM, lắp đặt được 13máy ATM ở nhiều vị trí thuận tiện cho khách hàng Tính riêng trong năm 2006 ,ngânhàng phát hành được 60 thẻ Tín dụng quốc tế, đạt 100% kế hoạch , thiết lập và lắp dặt
20 máy thanh toán EDC Tuy nhiên đây còn là những con số vẫn rất khiêm tốn trướcnhu cầu mở rộng các dịch vụ khách hàng tiện ích qua thẻ từ của ngân hàng Trongnăm 2007, số thẻ huy đông được là 3509 thẻ ATM, và 108 thẻ Visa Sang đến năm
2008, số lượng thẻ ATM đã gia tăng nhanh chóng, được khoảng hơn 10000 thẻ ATM.
b, Phát triển các điểm giao dịch
Việc phát triển mạng lưới giao dịch của ngân hàng đã được thực hiện đạt kết hoạch.Trong năm 2006, chi nhánh đã cải tạo, nâng cấp địa điểm Quỹ tiết kiệm 26- QuánThánh và Quỹ tiết kiệm 21- Thành Công thành 2 điểm giao dịch mẫu theo thiết kế củaNHCTVN trong quý II/ 2006 Sang năm 2007, phòng nghiệp vụ đã xây dựng và hoànthành 12 qui trình nghiệp vụ nội bộ , nhằm đảm bảo chuẩn hóa, quy trình hóa các hoạtđộng của chi nhánh gồm các quy trình quan trọng như : quy trình phối hợp nghiệp vụgiữa các phòng liên quan, các quy chế về khen thưởng, chính sách khách hàng chiến
lược, quy chế kiểm tra chéo… Chi nhánh đã được Tổng cục chất lượng cấp Giấy chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng ISO 9000: 2001 trong giai đoạn 2008- 2011 Trong
Trang 19Chính sách chất lượng của NHCT Việt Nam có đề rõ, phương châm hoạt động của là
“ Vì sự thành đạt của mọi người, mọi nhà, mọi doanh nghiệp”.
II Khái quát về công tác cho vay theo các dự án đầu tư nói chung tại Chi nhánh.
Phần này tập trung giới thiệu những quy định của ngân hàng đối với hình thức cho vaytheo DA.Theo quy định của NHCT, Dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh,dich vụ mà khách hàng gửi đến Ngân hàng cho vay( gọi tắt là các DAĐT, PASX ) làmột tâp hơp những đề xuất, trong đó có nhu cầu vốn, vay vốn, cách thức sử dụng vốn
và cách thức trả nợ vay trong một khoảng thời gian xác định.Bắt đầu từ cách hiểu trên,chúng ta sẽ dễ dàng hơn khi nghiên cứu các quy định chung liên quan đến công tác tíndụng các dự án đầu tư tại CN NHCT Ba đình như sau:
1.Về đối tượng cho vay
Đối tượng cho vay trung và dài hạn tại Chi Nhánh bao gồm:
+ Các pháp nhân là Doanh nghiệp nhà nước, Hợp tác xã, công ty TNHH, công ty cổphần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các tổ chức khác có đủ điều kiện quyđịnh tại điều 94 Bộ Luật Dân sự
+Cá nhân và hộ gia đình + Tổ hợp tác
Tuy nhiên, nhìn chung lại thì nhóm khách hàng của các khoản vay trung và dài hạnchủ yến là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, công nghiệp chếbiến…
2.Về điều kiện cho vay theo dự án.
Nhìn chung, với tất cả những khách hàng tới ngân hàng, đều phải đáp ứng được một sốyêu cầu trước nhất Tùy thuộc vào quy mô và tính chất của các món vay khác nhau mànhững điều kiện đòi hỏi sẽ được điều chỉnh và có sự khác nhau nhất định Vì cáckhoản vay theo dự án đều là những khoản vay trung và dài hạn, tính rủi ro ẩn chứacao,cho nên ngân hàng yêu cầu đối tượng khách hàng vay vốn theo dự án phải đảmbảo một số điều kiện chính như sau:
Khách hàng vay vốn phải có năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự và chịu tráchnhiệm dân sự theo quy định của pháp luật ,Có phương án, dự án khả thi, hiệu quả, cókhả năng trả nợ và phù hợp với quy định của pháp luật,Mục đích sử dụng vốn vay hợppháp,Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết,Tại thời điểm chovay, khách hàng không có nợ xấu nội bảng tại bất cứ Tổ chức tín dụng nào; và khôngcòn nợ đã được xử lý rủi ro hạch toán ngoại bảng tại NHCT…
Trang 20Bên cạnh đó là một số những yêu cầu cụ thể khác mà khách hàng khi tới NHCT sẽđược tư vấn cụ thể để có thể hoàn tất các thủ tục và giấy tờ cần thiết , đáp ứng nhu cầuvay vốn của mình thông qua các cán bộ tín dụng tại phòng khách hàng DN VVN vàphòng Khách hàng lớn.
Các điều kiện cho vay theo dự án nói riêng và các khoản cho vay trung và dài hạn nóichung, luôn được CN NHCT cập nhật, điều chỉnh, bổ sung kịp thời để đáp ứng nhucầu thực tiền từ nền kinh tế
Chẳng hạn, theo văn bản số 4110/ CV- NHCT35 năm 2006, có quy định mới về mứcvốn chủ sở hữu khi tham gia vào dự án, phương án vay vốn Cụ thể, “Nhằm để hạn chếrủi ro và kiểm soát tỷ trọng cho vay trung, dài hạn phù hợp với đặc điểm thời hạn vayvốn, NHCV chỉ được quyết định cho vay trung, dài hạn khi tổ chức kinh tế có VCSHtham gia tối thiểu bằng 50% tổng nhu cầu vay vốn của phương án hoạt tổng vốn đầu tưsau khi trừ phần vốn lưu động của dự án Trường hợp không đáp ứng được mức này,nhưng tối thiểu phải có 10%, chi nhánh trình Tổng giám đốc xem xét, quyết định…”
3.Về hạn mức và thời hạn cho vay:
Hạn mức tín dụng ( xác định trong phương thức cho vay theo hạn mức) là mức dư nợcho vay tối đa duy trì trong một thời hạn nhất định mà NHCV và khách hàng thỏathuận và được ghi trong hợp đồng tín dụng.( HĐTD)
Chi nhánh xác định hạn mức cho vay trung và dài hạn như sau:
Nhu cầu vay = Tổng mức vốn đầu
tư thực hiện dự án
Vốn tự có vàcác nguồnvốn kháctham gia DA Theo đó,có thể xác định thời hạn cho vay bằng cách:
Trang 21hiện dự án
Số tiền trả nợ NH bq hàng năm
Nguồn trả nợ bao gồm:
+Khấu hao tài sản cố định được hình thành bằng vốn vay ngân hàng
+Lợi nhuận tạo ra từ dự án có thể trả nợ
+Các nguồn khác
4.Mức lãi suất áp dụng với loại hình cho vay theo dự án.
Trong quy đinh ban hành nội bộ thuộc hệ thống NHCT, lãi suất cho vay phải dựa trêncác thông số về mức kỳ vọng sinh lời của Ngân hàng với mức rủi ro tín dung củakhoản vay và các loai chi phí Hơn nữa, trước những biến động của nền kinh tế, cácngân hàng đều có những điều chỉnh nhất định, kịp thời về lãi suất Cụ thể, tại CNNHCT Ba Định, mức lãi suất cho vay được xác định như sau:
+ Lãi suất cho vay trung và dài hạn bằng VNĐ
Với những khoản vay mới phát sinh, mức lãi suất cho vay được xác định bằng lãi suấthuy động tiết kiệm 12 tháng trả lãi sau hiện hành của NHCT VN cộng thêm biên độ tốithiểu 3,5%/năm nhưng không thấp hơn 12% năm và không vượt quá 150% LSCB củaNHNN VN thông báo ở từng thời kỳ Trong những trường hợp đặc biệt phát sinh,giám đốc sẽ xem xét và quyết định
Với hợp đồng tín dụng đã ký và tiếp tục giải ngân, các giấy nhận nợ đến kỳ hạn điềuchỉnh lãi suất thì áp dụng mức lãi suất cho vay theo thỏa thuận tại Hợp đồng tín dụngnhưng không vượt quá 150% Lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước thông báotừng thời kỳ và không thấp hơn 12%/năm
+ Lãi suất cho vay trung và dài hạn bằng USD
Lãi suất của những khoản vay này được xác định bằng lãi suất huy động tiết kiệm 12tháng trả lãi sau hiện hành của NHCT VN cộng với biên độ tối thiểu 3%/năm nhưngkhông thấp hơn 6,7%/năm
5.Quy trình cho vay theo DAĐT tại chi nhánh.
Quy trình cho vay( tín dụng) là hệ thống các công việc được thiết kế thực hiện theotrình tự mà các cán bộ tín dụng và các phòng ban có liên quan trong Ngân hàng phảithực hiện để xây dựng các quan hệ tín dụng thông suốt, hiệu quả Thông thường các
Trang 22ngân hàng đều xây dựng cho mình một quy trình chung thống nhất ,có ý nghĩa mangtính định hướng là chủ yếu; Tại Chi nhánh NHCT Ba đình , quy trình cho vay theo dự
án được xây dựng cụ thể có những bước chính như sau:
Bước 1:
Nhận hồ sơ tín dụng: Khách hàng có nhu cầu vay vốn đến Ngân hàng làm thủ tục xinvay vốn Những đối tượng khách hàng khác nhau sẽ được hướng dẫn và tiếp nhận tạitừng cụ thể; có PKH CN, PKH DNVVN, PKH DNL Tại đây cán bộ tín dụng hướngdẫn cho Khách hàng cách lập hồ sơ đầy đủ và đúng quy định, hồ sơ tín dụng thườngbao gồm: Hồ sơ pháp lý, Hồ sơ khoản vay, Hồ sơ DAĐT và Hồ sơ tài sản đảm bảotiền vay
có tài sản bảo đảm Công việc cuối cùng là lưu Hồ sơ Tín dụng và Hồ sơ bảo đảm tiềnvay
Trang 23Trên đây là những bước chính của một quy trình tín dụng cho vay trung và dài hạn tạiChi nhánh Đối với việc các dự án trong lĩnh vực CNCB xin vay vốn, về cơ bản cũngđược tiến hành trình tuần tự như trên
III- Khái quát về công tác thẩm định các DAĐT nói chung tại Chi nhánh
1.Quan điểm, mục đích công tác thẩm định DAĐT vay vốn nói chung tại CN NHCT Ba Đình – Hà nội.
a , Quan điểm và mục đích thẩm định DAĐT vay vốn.
Một DAĐT khi được tiến hành thường sử dụng, huy động rất nhiều nguồn lực Chính
vì vậy, công tác thẩm định dự án là công việc mang tính trọng yếu, nó đảm bảo choviệc thực hiện dự án diễn ra suôn sẻ và thành công trên nhiều góc độ chủ thể nhìn nhận
về dự án như : Nhà nước, chủ đầu tư, các nhà đồng tài trợ…
Là một chủ thể có quan hệ là tổ chức cung cấp vốn cho các dự án, Ngân hàng coi ”
Thẩm định DAĐT là việc tổ chức xem xét một cách khách quan, toàn diện các nội dung cơ bản có ảnh hưởng trực tiếp tới tính khả thi và khả năng hoàn trả vốn đầu tư của khách hàng để phục vụ cho việc xem xét, quyết định cho khách hàng vay vốn để đầu tư dự án.”
Thẩm định dự án là một khâu quan trọng trong giai đoạn chuẩn bị cho vay, có ý nghĩaquyết định tới các giai đoan sau của chu kỳ dự án Do đó, kết quả của thẩm định phảiđộc lập với tất cả ý muốn chủ quan cho dù đến từ bất kỳ phía nào liên quan tới dự án
Vì thực chất, mục đích của thẩm định dự án là phát hiện nhằm ngăn chặn những dự ánxấu, song vẫn không bỏ sót các dự án tốt trong quy luật ngày càng khan hiếm cácnguồn lực, đảm bảo nguồn tiền của Ngân hàng được sử dụng hợp lý và hiệu quả
b ,Ý nghĩa của công tác thẩm định DAĐT vay vốn.
Trong hoạt động của ngân hàng rủi ro tín dụng là khách quan, đặc biệt là tín dụngtrung và dài hạn là rủi ro mà hậu quả của nó có thể tác động nặng nề đến hoạt độngkinh doanh mà có khi còn đe dọa nghiêm trọng sự tồn tại của ngân hàng Do vây, yêucầu đặt ra là các ngân hàng cần thiết phải tiến hành tốt công tác thẩm định DAĐT mộtcách đầy đủ , toàn diện trước khi tài trợ vốn.Qua những phân tích trên, đối với cácNHTM, thẩm định dự án có những ý nghĩa sau:
-Là cơ sở tương đối vững chắc để xác định để được hiệu quả đầu tư của dự án cũngnhư khả năng hoàn vốn, trả nợ của dự án và chủ đầu tư; từ đó giúp ngân hàng raquyết định bỏ vốn đầu tư đúng đắn, có cơ sở đảm bảo hiệu quả của vốn đầu tư
Trang 24-Tư vấn cho chủ đầu tư để hoàn thiện nội dung của dự án thông qua việc phát hiện và
bổ sung thêm các giải pháp nâng cao tính khả thi cho việc triển khai thực hiện dự án,hạn chế giảm bớt yếu tố rủi ro
-Tạo ra căn cứ để kiểm tra việc sử dụng vốn đúng mục đích, đối tượng và tiết kiệmvốn trong quá trình thực hiện
-Giúp Ngân hàng phân loại được các dự án do khách hàng mang tới, tìm được dự ánphù hợp với định hướng đầu tư của ngân hàng trong tương lai
Trang 252.Khái quát về các DAĐT được thẩm định tại Chi nhánh.
Chi nhánh NHCT Ba đình là một chi nhánh trong hệ thống NHCT Việt Nam hoạtđộng và hạch toán độc lập Trên thực tế, quy mô vốn hoạt động của Chi nhánh cũngkhông phải là nhỏ Nhiều khách hàng lớn của Chi nhánh là các đơn vị, tổng côngty( TCT), công ty lớn cũng có bề dày thành tích phát triển trong nhiều năm, chẳng hạnnhư: TCT Thép, TCT lương thực Miền Bắc, công ty cổ phần BOT, CTCP Hóa dầu,
CT vận tải Biển Đông, Vietso Petro, TCT Thăm dò và khai thác dầu khí, TCT xâydựng đường thủy
Bên cạnh những khách hàng lớn, Chi nhánh còn có quan hệ với hơn mấy trăm đốitượng doanh nghiệp vừa và nhỏ (DN VVN) bên trong và ngoài nội thành Hà nội, cùngvới đó là khối lượng khách hàng cá nhân đông đảo
Từ việc phân loại từng đối tượng khách hàng như trên; các khoản vay vốn cũng đượcphân chia về các phòng và từng phòng sẽ chịu trách nhiệm quản lý từng nhóm kháchhàng cụ thể, gồm PKH DNL, PKH DNVVN, PKH CN Một DAĐT hay một phương
án sản xuất vay vốn trung và dài hạn, khi tiếp nhận đều được cán bộ tín dụng cácphòng tiến hành thẩm định theo quy trình nhất định
Năm 2008, Chi Nhánh bắt đầu triển khai Công tác Chất lượng, tiêu chuẩn hóa các hoạt
động , nên thời hạn thẩm định và quyết định cho vay từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ
cũng được quy định rõ ràng (trường hợp cho vay theo dự án đầu tư với khách hàng là các tổ chức kinh tế) là :
* Với khoản vay thông thường, thời gian không lớn : 20 ngày làm việc.
* Trường hợp khoản vay phức tạp, Ngân hàng cho vay có thể thoả thuận với khách
hàng thời gian thẩm định, quyết định cho vay dài hơn thời gian đã công bố
Xét về cơ cấu tín dụng trung & dài hạn tại Chi Nhánh, có tới 85% dư nợ là cho vaytheo DAĐT, chính vì vậy khi xem xét một cách tương đối đến công tác TĐ DAĐT,chúng ta có thể phân tích thông qua cơ cấu tín dụng tại CN như bảng dưới đây
Trang 26Bảng1.5 Cơ cấu tín dụng trung&dài hạn tại NHCT Ba đình 2005-2008
dư nợ cho vay, và tình trạng nợ xấu của các khoản vay
Với mục đích đưa ra được những đánh giá khái quát về tình hình cho vay vốn theo DAtại CN, dưới đây là một Bảng số liệu có được thống kê thông qua quá trình tổng hợptrên các báo cáo hàng năm của Chi nhánh về Doanh số thu nợ, số lượng khách hàng cócác khoản vay trung & dài hạn, Tổng dư nợ ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, tổng vốnđầu tư bình quân của các dự án cùng các thông tin thu nhặt được trong quá trình hỏiđáp trực tiếp với các nhân việ tín dụng tại Chi nhánh
Trang 27Nhìn chung, số lượng dự án được tiếp nhận và thẩm định tại CN trong một năm làkhông nhiều Số lượng dự án được chấp thuận có chiều hướng suy giảm trong hai năm2007-2008 Năm 2007 là thời điểm nợ rộ của thị trường chứng khoán – một kênh huyđộng vốn hữu hiệu khác trong nền kinh tế cũng ảnh hưởng đáng kể đến nhu cầu tìmkiếm nguồn vốn vay tại các ngân hàng Thêm nữa là những biến động không ổn định
và có chiều hướng bất lợi của giá cả nhiều loại mặt hàng như xăng dầu, USD,vàng cùng những rung chấn đầu tiên của khủng hoảng kinh tế bắt đầu xuất hiện từcuối năm 2007
Bảng1.6: Số dự án đã thẩm định và dự án cho vay tại CN NHCT Ba Đình.
Nguồn: Tổng hợp từ dữ liệu điện tử tại phòng Tổng hợp của CN
Nguyên nhân chính khiến các dự án bị từ chối có thể kể như:
+ Do Hồ sơ không đầy đủ, không bổ sung hoặc có bổ sung song vẫn không đầy đủ.+ Do dự án muốn vay vốn với số lượng vốn quá lớn, vượt quy định
+ Do các chỉ tiêu hiệu quả tài chính không đáp ứng được yêu cầu đặt ra
+ Do lịch sử quan hệ tín dụng của Khách hàng với Chi nhánh hoặc với tổ chức tíndụng khác không tốt
+ Tài sản đảm bảo không đáp ứng đươc yêu cầu
Tuy số lượng dự án tiếp nhận không nhiều nhưng Tổng doanh số cho vay, giải ngânhàng năm đối với loại tín dụng này cũng đạt những con số đáng kể Nhìn nhận chungtrong số các dự án đã được xét duyệt cho vay, mỗi năm gần 50% là thuộc ngànhCNCB ; Tiếp sau đó là số lượng các dự án trong lĩnh vực xây dựng ; số ít còn lại là cácDAĐT, phương án sản xuất phân bổ đều trong các lĩnh vực khác có quan hệ tín dụngvới ngân hàng ( như Công nghiệp khai mỏ, giao thông vận tải, thương nghiệp ) Sốlượng các dự án trong lĩnh vực xây dựng tại Chi nhánh tuy chiếm khoảng 25% nhưnglại chiếm từ trên 50% tổng dư nợ cho vay trung và dài hạn tại Chi nhánh Từ đó có thểthấy, phần lớn các dự án vay vốn trong lĩnh vực CNCB tại Chi nhánh là các dự án có
Trang 28mức vay vốn vay tương đối, đa phần tập trung tại PKH DNVVN, tổng dư nợ cho vayvới các loại dự án này chỉ chiếm khoảng 25%-30% trong tổng dư nợ trung và dài hạn.
Trang 29Chương II Thực trạng thẩm định DAĐT vay vốn trong lĩnh vực Công nghiệp chế biến
tại chi nhánh.
I Khái quát về đặc điểm và số lượng của các dự án vay vốn trong lĩnh vực CNCB tại CN.
1 Vài nét về ngành công nghiệp chế biến (CNCB) nói chung.
Theo GSTS Nguyễn Đình Phan- Đại học Kinh tế quốc dân, Công nghiệp được xác
định là một ngành sản xuất vật chất độc lập, có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốcdân, có nhiệm vụ khai thác tài nguyên thiên nhiên, chế biến tài nguyên và các sảnphẩm nông nghiệp thành những tư liệu sản xuất và những tư liệu tiêu dùng
Công nghiệp được chia thành 3 nhóm ngành gồm: công nghiệp khai khoáng (Minning); công nghiệp chế biến ( Manufacturing); công nghiệp sản xuất và cung cấp điện nước (Electricity & Water supply).
Trong đó, Công nghiệp chế biến được hiểu là ngành sử dụng các tác động cơ học, lý
học, hóa học và sinh học nhằm làm thay đồi hình thức, tính chất, kích thước của cácloại nguyên liệu nguyên thủy để tạo ra các sản phẩm trung gian và tiếp tục chế biến racác sản phẩm cuối cùng đưa vào sử dụng trong sản xuất và sinh hoạt
Theo đó, ngành CNCB có những đặc điểm như sau:
Một là, các nguyên liệu, các sản phẩm đã qua lao động của công nhân là đối tượng lao
động chính của CNCB; các nguyên liệu này được sản xuất và khai thác trong tự nhiên,chúng có nguồn gốc từ trong nước hoặc từ nước ngoài, hoặc được cung cấp từ cácngành Nông, lâm, ngư nghiệp và khai khoáng
Hai là,CNCB là một trong ba nhóm ngành trong lĩnh vực công nghiệp nói chung, giữ
vai trò là hoạt động tiếp nối sản phẩm của ngành công nghiệp khai thác Nó không chỉbảo tồn giữ gìn chất lượng nguyên liệu mà còn nâng cao giá trị và tạo ra những sảnphẩm có giá trị sử dụng cao Nhờ đó mà khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường tốt hơn,lợi nhuận thu được nhiều hơn
Ba là, do tính đa dạng về nguồn nguyên liệu và nhu cầu nhiều của thị trường nên
CNCB cũng mang tính đa dạng vê ngành nghề, phong phú về chủng loại sản phẩm vớinhiều kích cỡ, mẫu mã, màu sắc… khác nhau
Bốn là, hoạt động của CNCB không chỉ lệ thuộc vào nguồn nguyên liệu đầu vào, vào
tình hình phát triển KH- CN mà còn phụ thuộc vao nhu cầu giá cả, thị trường, vào mức
độ mở cửa của nền kinh tế nên CNCB thường có tính biến động lớn và nhạy cảm cao
Trang 30với thị trường Do đó, tại mỗi thời điểm, mỗi nơi, ngành CNCB sẽ tạo ra những đặcđiểm riêng khác về số lượng, chất lượng, cơ cấu, kiểu dáng của các loại sản phẩm.Những đặc điểm nêu trên cho chúng ta có một quy trình của ngành CNCB như sau:
Nguyên liệu Chế biến Thị trườngPhụ lục số 01 nêu ra cụ thể những ngành lớn trong lĩnh vực CNCB được quy đinhtrong Hệ thống phân ngành kinh tế theo nghị định 75/CP ngày 27/10/1993
Trong giai đoạn khủng hoảng hiện nay, triển khai gói kích cầu 1 tỷ đôla của chính phủvới chương trình hỗ trợ lãi suất thì ngành CNCB cũng là một trong những nhóm ngànhđược quan tâm, nhận được nhiều hỗ trợ trước hết đối với các nhu cầu vay vốn lưuđộng, ngắn hạn, sau đó là vốn vay trung và dài hạn nhằm khuyến khích để phát triển.Mức lãi suất hỗ trợ chung cho khách hàng vay là 4%/năm, tính trên số tiền vay và thờihạn cho vay thực tế, nằm trong khoảng thời gian từ ngày 1/4/2009 đến 31/12/2011 Qua đó chúng ta có thể thấy, CNCB đóng vai trò quan trọng trong quá trình CNH-HĐH đất nước Phát triển CNCB ( nhất là giá trị gia tăng) được là tiêu chuẩn, là thước
đo đánh giá tình hình phát triển kinh tế của một nước
2 Đặc điểm các DAĐT trong lĩnh vực Công nghiệp chế biến tại CN NHCT Ba Đình- Hà nội.
Từ những đặc điểm chung về ngành CNCB như đã phân tích ở trên, chúng ta rút rađược một số những điểm quan trọng cần lưu ý trong mỗi dự án thuộc lĩnh vực này nhưsau :
-Về sản phẩm của dự án :Khác với sản phẩm của ngành xây dựng ( nhà ở, văn phòng
cho thuê, chung cư …), giá cả mỗi đơn vị ( tính trênm2) là cao,sản phẩm có tính diđộng thấp,chịu ảnh hưởng nhiều từ phía thị trường tài chính (thị trường bất động sản),mức độ phát triển nền kinh tế thì sản phẩm của ngành CNCB- giá cả từng đơn vị sảnphẩm không lớn nhưng quy mô sản lượng nhiều, tính linh động cao, chịu tác độngmạnh của thị trường cạnh tranh với những đòi hỏi tới chất lượng, tính năng, mẫu mã,kiểu dáng, giá thành, Hơn nữa sản phẩm phải luôn có sự cập nhật liên tục theo thờigian, theo những cải tiến và đòi hỏi của thị trường Do vậy, giải quyết khâu đầu ra củasản phẩm không chỉ đơn thuần là xác định đối tượng khách hàng tiềm năng mà phảisẵn sàng chiến lược marketing sản phẩm cụ thể, nghiên cứu thị trường phải có sự đầu
tư kỹ lưỡng và cẩn trọng Mặt khác, các dự án đều có độ trễ thời gian nhất định; vì thế,trong quá trình thẩm định các dự án thuộc lĩnh vực CNCB này, Cán bộ tín dụng cũngcần quan tâm nhiều tới giải pháp thị trường đầu ra, tính thuyết phục của các giải pháp
Trang 31được đưa ra, những dự báo logic về khả năng cạnh tranh trong tương lai của sản phẩm
để giảm thiểu rủi ro cho dự án trước những biến động của thị trường Nói chính xáchơn, công tác dự báo thị trường cho sản phẩm của dự án phải được tính toán một cáchtoàn diện trên nhưng tác động đa phương diện của các nhân tố Xem xét, thẩm địnhmảng dự báo thị trường trong các dự án CNCB, đòi hỏi phải khách quan, tính hợp lý,logic có sức thuyết phục cao
-Về công nghệ sản xuất: Công nghệ sản xuất chiếm phần lớn tổng vốn đầu tư cho
toàn dự án, nó mang tính chất quyết định tới thành công của dự án; Đây cũng là khâuquan trọng, đảm bảo cho sản phẩm của dự án có thể đáp ứng được yêu cầu về côngsuất, chất lượng mẫu mã sản phẩm theo yêu cầu của thị trường hay không? Có đủmạnh để cạnh tranh với các sản phẩm khác không? Nhưng đây đồng thời cũng là khâu
ẩn chứa nhiều rủi ro về công nghệ mà dự án có thể gặp phải: máy móc dây chuyềnkhông đồng bộ, không đạt công suất như thiết kế…Vì thế, việc lựa chọn công nghệphải có tính hợp lý, theo những tiêu chuẩn và xu hướng ứng dụng công nghệ hiện tại.Việc quan tâm đến trình độ công nghệ lựa chọn không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đếnhiệu quả kinh tế của dự án và chủ đầu tư, mà còn là tác nhân gián tiếp ảnh hưởng đếntrình độ công nghệ đất nước, đến tiến trình từng bước hiện đại hóa sản xuất của nềnkinh tế Do đó, các ngân hàng khi tiến hành thẩm định, cần có những phân tích chi tiết,tới hợp lý của công nghệ, khả năng tiếp nhận công nghệ và có tham vấn cần thiết chođơn vị đầu tư
-Về nguồn cung nguyên nhiên liệu đầu vào: yếu tố này đảm bảo cho sự vận hành
trơn tru của dự án khi đưa vào khai thác, sản xuất Do vậy, cần có sự lựa chọn hay xácđịnh việc xây dựng những khu vực cung cấp nguyên, nhiên liệu đầu vào có tính ổnđịnh cao Phần lớn nguyên liệu đầu vào của ngành CNCB là sản phẩm của các ngànhCông nghiệp khai mỏ và nông lâm, ngư nghiệp Nhìn chung, tiềm năng nguyên vậtliệu đầu vào cho ngành CNCB ở nước ta còn rất lớn, nhưng chúng ta lại bị hạn chế vìchưa xây dựng, tập trung các vùng và khai thác tốt thế mạnh từng vùng do sự pháttriển chưa đều hiện nay Chính vì vậy, nhiều ngành phải sử dụng nguyên liệu đầu vàonhập khẩu Khi đó mức độ biến động giá cả, rủi ro với dự án sẽ cao hơn
-Về quy mô vốn đầu tư cho dự án: Mức vốn đầu tư phụ thuộc vào lĩnh vực, sản
phẩm chế biến cụ thể Song phần lớn đều đòi hỏi một mức vốn đầu tư tương đối ;
Trang 32khoản vay từ ngân hàng bao gồm cả vay cho xây lắp, mua sắm TSCĐ và vay vốn lưuđộng.
- Về chủ đầu tư thực hiện dự án: Khác với phần lớn các dự án trong lĩnh vực xây
dựng , chủ đầu tư chủ yếu là các nhà thầu xây dựng thì các dự án trong lĩnh vựcCNCB chủ yếu được triển khai bởi chính đơn vị đứng ra bỏ vốn ,vay vốn và quản lý
dư án Dự án có thể do môt công ty lập và triển khai ( các dự án mở rộng quy mô, côngsuất) song đa phần là chủ đầu tư thành lập hẳn tác nhân kinh tế mới, xây dưng và vậnhành theo suốt dự án luôn.(các dự án mới )
Có thể thấy,ngành CNCB cung cấp các mặt hàng thiết yếu, các sản phẩm đóng vaitrò đầu vào tiếp theo của công đoạn sản xuất khác nên nếu nền sản xuất trong nướckhông phát triển nhanh với trình độ tiên tiến thì sẽ rất khó để giành được thị trườngtrong nước trước sức cạnh tranh khốc liệt của sản phẩm ngoại Do vây, cùng với việckhuyến khích phát triển các ngành CNCB ( đặc biệt trong lĩnh vực thế mạnh như dagiày, may mặc ) các dự án CNCB nói chung rất cần có sự hỗ trợ nhất định từ phía cácngân hàng, tổ chức tín dụng, các cơ quan có liên quan
Tham gia vào hệ thống tín dụng của nền kinh tế, Chi Nhánh NHCT Ba Đình đóngvai trò như một trong hàng ngàn mối truyền dẫn và phân bố những nguồn vốn tạmnhàn rỗi trong nền kinh tế để đáp ứng nhu cầu đầu tư cho sản xuất phát triển Cho vay,tài trợ các dự án trong lĩnh vực CNCB cũng là một trong những hoạt động thườngxuyên của Chi nhánh.Hiện nay, số lượng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vựcCNCB có quan hệ tín dụng với Chi nhánh vào khoảng trên dưới 30 đơn vị Trong đó,
có một số khách lớn, gắn bó với Chi nhánh trong nhiều năm như: TCT Lương thựcMiền Bắc, CTCP Vigracera, CTCP Công nghệ cao Traphaco, Tập đoàn Công nghệThông tin Việt Nam …
Theo phân tích trên, do tỷ lệ cho vay trung và dài hạn của Chi nhánh thường daođộng dưới 30% tổng dư nợ tại CN; thêm nữa, hơn 50% trong số đó được sử dụng chocác dự án thuộc lĩnh vực Xây dựng; khoảng 5-10% phục vụ cho dự án khai mỏ,dịch vụvận tải, nông nghiệp; còn lại là các khoản vay trong lĩnh vực CNCB Chính vì vậy, xétriêng phần cho vay trung và dài hạn thì cho vay trong lĩnh vực CNCB cũng có đem lạinguồn lợi nhuận không nhỏ cho Chi nhánh Khi nền kinh tế trên đà phát triển,các điềukiện đầu tư thuận lợi, các dự án CNCB cũng sẽ được khuyến khích nhiều và chắc chắn
sẽ nở rộ cùng nhu cầu phát triển của nền kinh tế, đa dạng ngành nghề lĩnh vực Khi đó,
Trang 33cho vay đầu tư vào các dự án CNCB cũng là một thị trường tìm kiếm lợi nhuận tiềmnăng cho ngành ngân hàng nói chung và CN nói riêng.
Thực tế tại Chi nhánh hiện nay, phần lớn các DAĐT trong lĩnh vực CNCB (>2/3 số
dự án) đều là các dự án đầu tư mới, và ngành nghề đầu tư chủ yếu là sản xuất bao bì,
in ấn các loại,thực phẩm …Trong đó, rất nhiều dự án có địa điểm lựa chọn triển khaitập trung tại các KCN xung quanh Hà nội như KCN Phố nối, KCN Đại An, KCNThăng long…Quy mô của các dư án cũng tương đối.Tổng mức đầu tư của những dự
án đều vượt trên 20 tỷ đồng Trong đó, vốn đầu tư chủ yếu ( trên 60%) vào các máymóc, dây chuyền công nghệ chế tạo ra sản phẩm Một điểm nữa là; sản phẩm của các
dự án CNCB vay vốn tại Chi Nhánh không chỉ hướng tới thị trường trong nước, đặcbiệt là thị trường tiêu thụ xung quanh khu vực dự án thực hiện ( Hà nội, Hà Tây, HưngYên, Hải phòng…);mà nhiều dự án cũng cung cấp các sản phẩm hướng ra xuất khẩu
;chẳng hạn,DA sản xuất Sản phẩm Thịt đông lạnh xuất khẩu của Công ty Thực phẩmMiền Bắc bắt đầu giải ngân năm 2006, Dự án chế biến và xuất khẩu Cà phê hòa tan kếthợp sản xuất phân vi sinh…
Xem xét tính biến động rủi ro tín dụng mà các dự án trong lĩnh vực CNCB gây ra,
ta có thể phân tích thông qua bảng số liệu dưới đây:
Trang 34Bảng 2.1: Cơ cấu nợ hai ngành Xây dựng và CNCB tại CN 2007-2008
Cho vay
NH+TDH khác 1841.407 10.301 11.298 2364.625 18.591 76.956Tổng nợ 2488.004 114.278 40.718 3061.295 38.329 101.376
Nguồn : Dữ liệu được tổng hợp từ phòng Tổng hợp CN NHCT Ba Đình.
Từ bảng số liệu chúng ta thấy, trong năm 2008 cùng với bối cảnh khủng hoảng nềnkinh tế, số dư nợ nhóm I trong với lĩnh vực CNCB có suy giảm đáng kể ( giảm cònkhoảng 50% so với năm 2007) Thêm vào đó, là các khoản nợ nhóm II tăng nhiều( tăng thêm 12,96 tỷ đồng ), phản ánh tình trạng khó khăn chung của các doanh nghiệpvay nợ và các dự án đang giải ngân trong 2 năm này.Tuy nhiên,trong lĩnh vực này,không có các khoản nợ xấu ( nhóm III- IV) Trong khi đó, nhóm ngành xây dựng lại
có những biến động lớn về số nợ xấu Nợ xấu nhóm III- V ở mức cao nguyên nhân dobiến động về giá cả nguyên vật liệu xây dựng, xăng dầu và các đầu vào khác Ở cácnhóm ngành khác (gồm cả tín dụng ngắn hạn , trung và dài hạn khác) cũng có biếnđộng lớn tập trung ở các khoản nợ của các doanh nghiệp trong ngành thương nghiệp
và chủ yếu là tín dụng ngắn hạn
Qua đó có thể thấy, các dự án vay vốn trong lĩnh vực CNCB trước những biến độngcủa nền kinh tế vẫn có được mức độ ổn định nhất định Việc chỉ có các khoản nợ xấunhóm I , nhóm II thực sự là môt điểm đáng để tâm, mức rủi ro tín dụng đươc hạn chếnhiều hơn như cho vay trong lĩnh vực xây dựng
3.Phương pháp thẩm định các dự án vay vốn trong lĩnh vực CNCB tại chi nhánh.
TĐDA là một khâu cần thiết và quan trong đảm bảo cho hoạt động kinh doanh tiền tệtrung và dài hạn của Ngân hàng Nhận thức được vấn đề đó, nên việc đảm bảo cho
Trang 35công tác TĐDA đạt được chất lượng và hiệu quả cao là rất quan trọng Tuy nhiên, đâycũng chính là một thách thức, một nhiệm vụ khó khăn chung ở các tổ chức cho vay bởikết quả đó còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố Trong đó, phương pháp thẩm định được
áp dụng thế nào, áp dụng ra sao cũng là một điều kiện mang tính tiên quyết cho chấtlượng chung của TĐDA nói chung
Các phương pháp thẩm định nhìn chung đều được áp dụng đan xen, kết hợp Hiện nay,
ở hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung và CN NHCT Ba đình nói riêng, phươngpháp thẩm định DAĐT là phương pháp thẩm định tổng hợp; bao gồm: Phương phápthẩm định theo trình tự, phương pháp so sánh theo chỉ tiêu ( trong đó đều có tính đếngiá trị thời gian của tiền), phương pháp tính độ nhạy…Kết hợp các phương pháp đó,cán bộ thẩm định sẽ có những so sánh, lựa chọn và kết luận, làm căn cứ cho các quyếtđịnh, các quyết định tín dụng sau này
Phương pháp thẩm định theo trình tự:
Phương pháp thẩm định theo trình tự là thẩm định đi từ tổng quát đến chi tiết, từ kếtluận trước làm tiền đề cho kết luận sau từ đó đưa ra kết luận chung
Đối với một dự án, thẩm định tổng quan là quá trình đánh giá dự án ở mức độ tổng thể
một cách chung nhất về tầm quan trong và sự cần thiết của dự án
Chẳng hạn, với các dự án trong lĩnh vực CNCB, bước đầu tiên Cán bộ tín dụng sẽ xemxét về mục tiêu của dự án ( mục tiêu lợi nhuận và xã hôi), xem xét sự cần thiết của dự
án ( dự án sản xuất sản phẩm gì? Đáp ứng nhu cầu thế nào của thị trường…), quy mô,thời gian xây dựng và vận hành dự án ra sao…Từ đó đưa ra cái nhìn tổng quan về dự
án, giúp định hướng những nội dung cụ thể hơn cần thực hiện tiếp theo
Dựa trên kết quả của thẩm định tổng quan, công việc tiếp theo sẽ là thẩm định chi tiết,
là công việc sẽ đi sâu vào dự án, đánh giá dự án trên các nội dung, phương diện cụ thểnhư về khía cạnh thị trường, khía cạnh kỹ thuật, khía cạnh tài chính dự án…
Phương pháp so sánh đối chiếu
Thẩm định theo phương pháp so sánh là việc so sánh đối chiếu các chỉ tiêu của dự ánvới chỉ tiêu chuẩn; các chỉ tiêu thường dùng là: các định mức, các hạn mức ( mức vốnđầu tư, suất đầu tư), chỉ tiêu của các dự án tương tự, các chỉ tiêu tiên tiến của ngành,của máy móc công nghệ…
Số liệu được sử dụng để tiến hành so sánh đối chiếu gồm các số liệu thu thập trên thực
tế và các dữ liệu điện tử được lưu giữ tại Chi nhánh
Phương pháp phân tích độ nhạy:
Trang 36Là phương pháp phân tích nhằm thấy được những ảnh hưởng của các biến độc lập lêncác biến phụ thuộc; Cụ thể trong công tác Thẩm định DAĐT, các biến phụ thuộc làNPV và IRR Từ đó, giúp đánh giá chính xác hơn những tính rủi ro và đưa ra các biệnpháp phòng ngừa khi có thể Các biến độc lập có tác động lên NPV và IRR bao gồmcác chỉ tiêu đã sử dụng để ước tính ra NPV và IRR như:
+ Công suất máy móc, thiết bị + Sản lượng tiêu thụ
+Các định mức tiêu hao năng lượng, chi phí nguyên nhiên vật liệu
+ Tỷ lệ khấu hao…
Phương pháp này gồm có: phân tích độ nhạy một chiều và phân tích độ nhạy hai chiều.Phân tích độ nhạy một chiều cho phép phân tích sự ảnh hưởng một cách riêng lẻ củatừng biến độc lập lên biến phụ thuộc như NPV hoặc IRR Ví dụ : phân tích những biếnđổi của NPV, IRR nếu như giá bán sản phẩm bị giảm đi 5% hay 10%, trong điều kiệncác nhân tố khác không thay đổi hoặc thay đổi không đáng kể
Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm là không cho thấy được ảnh hưởng cộnghợp cùng lúc của 2 biến độc lập tác động tới các biến phụ thuộc.Phương pháp phântích độ nhạy hai chiều đã giúp khắc phục nhược điểm này.Ví dụ là khi xem xét NPV
và IRR khi có sự biến động đồng thời của sản lượng tiêu thụ và giá bán sản phẩm …Ngoài các phương pháp kể trên, còn có các phương pháp khác cũng rất hiệu quả tuynhiên mức độ áp dụng phức tạp hơn như phương pháp kịch bản, phương pháp dựbáo…
Trên thực tế áp dụng tại Chi nhánh, các Cán bộ tín dụng thường áp dụng linh hoạt và
có sự kết hợp các phương pháp vào với nhau cho tất cả các loại hình dự án ( trong đó
có các dự án trong lĩnh vực CNCB) Khi tiếp nhận đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu, cán bộtín dụng ban đầu sẽ tiến hành thầm định theo trình tự dưới sự phân công của Trưởngphòng Sau đó, trong quá trình thẩm định, tới từng nội dụng, cán bộ tín dụng sẽ ápdụng đồng thời việc so sánh đối chiếu các tiêu chí cần thẩm định của Hồ sơ này vớicác Hồ sơ tương tự, hoặc với bộ số liệu đã có, cũng có thể cho các biến số thay đổi đểxem tính bền vững của dự án; rồi bên cạnh những thông tin chung, cán bộ tín dụng cóthể đưa ra những dự báo cho dự án…Việc áp dụng linh hoạt, kết hợp các phương phápgiúp khai thác những ưu điểm và khắc phục những hạn chế của từng phương pháp Từ
đó giúp cho các kết luận đưa ra trong quá trình thẩm định chuẩn xác và khoa học hơn.Tuy nhiên,cũng tùy thuộc vào tính chất ( quy mô vốn, mục đích vay vốn, thời hạn vay,
Trang 37uy tín khách hàng…) mà mức độ áp dụng các phương pháp cùng nhau là nhiều hay ít,
áp dụng phương pháp đơn giản hay phức tạp.Cụ thể hóa việc các phương pháp thẩm
định được thực hiện thông qua Quy trình thẩm định được trình bày dưới đây.
4.Quy trình thẩm định các dự án vay vốn trong lĩnh vực CNCB tại Chi nhánh.
Tiếp nhận một dự án xin vay vốn, Cán bộ tín dụng sẽ tiến hành các bước như quy trìnhtín dụng từ việc tiếp nhận hồ sơ, giúp khách hàng hoàn thiện hồ sơ, đến bước tiến hànhthẩm định từ Khách hàng và đến thẩm định dự án cụ thể; kết quả cuối cùng của quátrình thẩm định là quyết định phê duyệt có cho vay hay không Quy trình thẩm địnhnày được áp dụng chung với các loại dự án để đảm bảo cho công tác quản lý chấtlượng thẩm định, đồng thời đảm bảo các hoạt động được tiến hành tuần tự, logic, đầy
đủ và hiệu quả Khi đó, chất lượng của công tác thẩm định mới được đảm bảo.Quytrình thẩm định được xây dựng trên nền tảng cơ bản của quy trình cho vay như đã trình
bày ở trên Và các dự án thuộc lĩnh vực CNCB cũng áp dụng nhất quán Quy trình thẩm định như sau:
+ Bước 1: Tiếp nhận, hướng dẫn khách hàng hoàn thiện Hồ sơ vay vốn
+Bước 2: Tiến hành thẩm định các điều kiện cần thiết để tiến hành cho vay vốn.
* Kiểm tra tính hợp lý đầy đủ của bộ hồ sơ pháp lý.
a/ Hồ sơ pháp lý (với khách hàng vay vốn lần đầu hoặc có thay đổi)
b/ Hồ sơ khoản vay
c/ Hồ sơ DAĐT
d/ Hồ sơ đảm bảo tiền vay
*Thẩm định khách hàng
- Thẩm định yếu tố phi tài chính
- Thẩm định khả năng tài chính của khách hàng
*Thẩm định DAĐT cụ thể.
Các bước sau chỉ được thực hiện nếu có được kết quả hợp lý, và khả quan ở các bướctrước
Trang 38Kết quả của bước 2, cán bộ tiến hành thẩm định phải lập được tờ trình trình lênTrưởng phòng , đưa ra kết luận về các nội dung thẩm đinh, đề xuất cho vay haykhông? Xác định nội dung, phương thức, cách thức và lãi suất cho vay
+Bước 3:Tiến hành tái thẩm đinh, thẩm định riêng biệt
Đối với các dự án quy mô lớn, tính chất phức tạp, hồ sơ dự án sẽ được gửi qua phòngQLRR &NVĐ để tiến hành quá trình thẩm định riêng biệt Phòng này sẽ đưa ra mộtbản kết luận riêng về dự án và khách hàng vay vốn
+ Bước 4: Tiến hành trình duyệt khoản vay:
Là khi cán bộ tín dụng trình Tờ trình thẩm định lên trưởng phòng ,trưởng phòng kếthợp với việc xem xét, kiểm tra lại bộ Hồ sơ, đưa ra ý kiến và gửi lên Giám đốc ChiNhánh để ra quyết định phê duyệt hay không phê duyệt khoản vay
Với những dự án cần thành lập Hội đồng thẩm định, thì bước trên sẽ được chuyển tớiHội đồng thẩm định ( cán bộ được thành lập theo sự phân công của Chi nhánh) VàChủ tích Hội đồng sẽ có thẩm quyền phê duyệt hay không phê duyệt khoản vay
5.Nội dung công tác thẩm định các DAĐT trong lĩnh vực CNCB tại Chi nhánh NHCT Ba đình.
Theo cùng một quy trình thẩm định DAĐT đã được áp dụng chung cho toàn bộ hệthống, nôi dung công tác TĐDA cũng được xây dựng mang tính định hướng, tổng quát
và cơ bản Tùy theo quy mô, tính chất, đặc điểm của từng loại DAĐT với điều kiệnthực tế cụ thể mà cán bộ tín dụng sử dụng linh hoạt các nội dung này ở mức độ hợp lý
để đảm bảo hiệu quả thực hiện Từ những đặc điểm của các dự án trong lĩnh vựcCNCB đã đưa ra, kết hợp với việc nghiên cứu chung các nội dung của công tác thẩmđịnh đã được xây dưng, sau đây những nội dung cụ thể cần thiết phải thực hiện khitiến hành thẩm định các DAĐT trong lĩnh vực CNCB:
5.1.Kiểm tra tính đầy đủ cả bộ Hồ sơ:
a/ Hồ sơ pháp lý
- Quyết định thành lập
- Đăng ký kinh doanh
- Quyết định bổ nhiệm Giám đốc, Kế toán trưởng
- Điều lệ tổ chức và hoạt động
- Quy chế tổ chức
Trang 39- Nghị quyết của Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên về việc giao quyền choGiám đốc ký kết các tài liệu về vay vốn , thế chấp, cầm cố.
- Giấy phép hoặc hạn ngạch Xuất nhập khẩu
b/ Hồ sơ khoản vay
- Giấy đề nghị vay vốn
- Các báo cáo tài chính ba năm gần nhất
- Các tài liệu chứng minh về nguồn vốn tài trợ cho dự án
- Kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch tài chính
- Hợp đồng kinh tế liên quan đến khoản vay
c/ Hồ sơ DAĐT
- Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi ( nếu có); báo cáo nghiên cứu khả thi
- Giấy chứng nhận đầu tư
- Các quyết định văn bản cần thiết
-Các loại hợp đồng kinh tế
- Hồ sơ khác liên quan
d/ Hồ sơ đảm bảo tiền vay
- Giấy chứng nhận sở hữu tài sản và các giấy tờ có liên quan
Nội dụng thẩm định ban đầu này vừa là những xem xét đầu tiên tư cách pháp lý củakhách hàng và dự án và cũng là quá trình thu thập những thông tin cần thiết, đáng tincậy phục vụ cho nội dung thẩm định phía sau Đồng thời đây cũng là quá trình mà saukhi xem xét sơ bộ Hồ sơ, cán bộ tín dụng có thể tìm hiểu cụ thể hơn những vấn đề cònkhúc mắc bằng cáchctiếp xúc trực tiếp với khách hàng vay vốn
5.2 Thẩm định khách hàng vay vốn
Đây là nội dung thẩm định tiếp theo đóng vai trò quan trọng, đưa ra những đánh giáđược năng lực, uy tín của Chủ đầu tư, giúp ngân hàng đánh giá được khả năng thựchiện dự án và khả năng trả nợ của khách hàng
5.2.1 Thẩm định tư cách pháp lý của khách hàng:
Để thẩm định tư cách pháp lý của khách hàng, ngân hàng sẽ yêu cầu các loại giấy tờnhư sau:
Trang 40+ Điều lệ doanh nghiệp (trừ doanh nghiệp tư nhân).Nêu tóm tắt điều lệ nhưquyền hạn nghĩa vụ về tài chính của DN đó
+ Quyết định bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị (nếu có), Tổng Giám đốc(Giám đốc
+ Đăng ký kinh doanh: nêu rõ mặt hàng kinh doanh của cty
+ Giấy phép đầu tư (đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài)
+ Biên bản góp vốn, danh sách thành viên sáng lập (công ty cổ phần, công tyTNHH, công ty hợp danh)…
Trên cơ sở các bộ giấy tờ đã tiếp nhân, cán bộ tín dụng đưa ra kết luận cụ thể Côngviệc này tương đối đơn giản và nhanh chóng, nhưng là bắt buộc
5.2.2 Thẩm định năng lực tài chính của khách hàng.
+ Bước 1: Kiểm tra tính chính xác của các báo cáo tài chính
Đây là công việc đầu tiên rất quan trọng, đảm bảo cho các tính toán sau này, tránh tìnhtrạng các khách hàng có những sửa đổi để có đủ điều kiện vay vốn ngân hàng
+ Bước 2 : Phân tích đánh giá khả năng tài chính của khách hàng.
• Xem xét tình hình hoạt động kinh doanh của công ty
Nội dung này được thực hiện thông qua việc phân tích về sản phẩm của công ty, thiphần sản phẩm, khả năng cạnh tranh trên thị trường, chính sách khách hàng, quan hệtín nhiệm với các khách hàng lâu năm…Từ đó đưa ra kết luận, tình hình hoạt độngkinh doanh của công ty tốt hay xấu, triển vọng như thế nào trong tương lai…
• Xem xét tình hình tài chính công ty :
Xem xét tình hình tài chính công ty cho phép cán bộ tín dụng đánh giá năng lực vềvốn, về tài sản để đảm bảo cho khả năng thực hiện dự án và trả nợ ngân hàng Nguồntài liệu sử dụng chủ yếu là các Báo cáo tài chính ( 3 năm gần nhất ), các báo cáo kiểmtoán, cùng với nguồn thông tin từ trung tâm Thông tin tín dụng CIC, các thông tin cầnthiết khác ngân hàng có thể yêu cầu khách hàng cung cấp như chi tiết phải thu, phảitrả, chi tiết hàng tồn kho, chi tiết TSCĐ….chi tiết các khoản nợ vay các tổ chức tíndụng
Nội dung thẩm định năng lực tài chính của khách hàng sẽ tập trung vào phân tích cácchỉ tiêu , chỉ số tài chính cụ thể như:
- Về nguồn vốn : Nguồn vốn chủ sở hữu: so sánh với các giai đoạn; Nguồn vốn kinhdoanh: Tăng giảm ra sao?Nguyên nhân tăng giảm; Nguồn bổ sung là gì?