Với hệ thống Just InTime mới phát triển được hệ thống kết nối thông suốt với các nhà cung cấp củaFord, thời gian sản xuất có thể được giảm thiểu nhưng chất lượng sản phẩm có thểđược cải
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
ỨNG DỤNG MƠ HÌNH “ JUST IN TIME”
TẠI CƠNG TY FORD
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay Just In Time không chỉ đem lại nguồn lợi mà còn có vai trò liênquan mật thiết tới sự cạnh tranh của các Doanh nghiệp Just In Time đóng vai tròtrong việc đáp ứng nhanh nhu cầu của thị trường giúp các Doanh Nghiệp có thểđứng vững trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt
Chiến lược Just In Time được gói gọn trong một câu đúng sản phẩm với đúng
số lượng tại đúng thời điểm Trong sản xuất hay dịch vụ mỗi công đoạn của quytrình sản xuất ra một số lượng đúng bằng số lượng mà công đoạn sản xuất tiếp theocần tới Các quy trình không tạo ra giá trị gia tăng phải bỏ, tức là hệ thống chỉ sảnxuất ra cái mà khách hàng muốn Nói cách khác Just In Time là hệ thống sản xuấttrong đó các luồng nguyên vật liệu hàng hóa và sản phẩm truyền vận trong quátrình sản xuất và phương pháp được lập kế hoạch chi tiết từng bước sao cho quytrình tiếp theo có thể thực hiện ngay khi quy trình hiện thời chấm dứt Qua đókhông có hạng mục nào rơi vào tình trạng để không, chờ xử lý không có nhân cônghay thiết bị nào phải đợi để đầu vào vận hành Vì vậy hệ thống Just In Time ngàycàng được các Doanh Nghiệp quan tâm, đặc biệt là các Doanh Nghiệp có nhữnghoạt động sản xuất lặp đi lặplại
Công ty Ford là một trong những công ty quan tâm tới hiệu quả của Just InTime Đó là lý do nhóm chúng em chọn đề tài “ Áp dụng Just In Time ở công tyFord” để làm đề tài nghiên cứu của nhóm, để qua đó có thể hiểu rõ hơn về bảnchất, mục đích, ý nghĩa cũng như quá trình vận dụng hệ thống Just In Time trongthực tiễn
Just In Time được áp dụng ở Ford năm 1930 với ý tưởng là để lắp ráp xe ô tôgần nơi mà chúng bán và có nhà máy sản xuất linh kiện các thành phần cần thiếtcho các nhà máy lắp ráp Để không lãng phí vận chuyển, Ford đã đặt các nhà máysản xuất các linh kiện sao cho thuận lợi trong việc di chuyển đến các nhà máy lắpráp Cũng có một sự vận chuyển tương tự để chuyển thành phẩm cho người kinhdoanh Và một trong những thành công trong áp dụng Just In Time ở chính là sảnphẩm Ford KA, nếu so với sản phẩm trước đó là Ford Fiesta Với hệ thống Just InTime mới phát triển được hệ thống kết nối thông suốt với các nhà cung cấp củaFord, thời gian sản xuất có thể được giảm thiểu nhưng chất lượng sản phẩm có thểđược cải thiện, đáp ứng nhu cầu hướng tới khách hàng và điều quan trọng nhất làhàng tồn kho, yêu cầu không gian và chi phí có thể giảm đáng kể
Trang 3Lời nói đầu
Mục Lục
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN LÝ THUYẾT JUST IN TIME 2
1.1 Bản chất triết lý Just In Time và nguyên nhân cơ bản để chuyển sang vận hành hệ thống sản xuất theo triết lý này 2
1.1.1 Khái niệm 2
1.1.2 Bản chất của hệ thống sản xuất theo triết lý Just In Time 2
1.1.3 Mục đích của JIT 2
1.1.4 Lịch sử phát triển: 3
1.1.5 Nguyên nhân cơ bản để chuyển sang vận hành hệ thống sản xuất theo lý thuyết Just In Time: "Loại trừ lãng phí" 4
1.2 Những yếu tố chính cấu thành hệ thống sản xuất theo lý thuyết Just In Time 6
1.2.1 Mức độ sản xuất đều và cố định 6
1.2.2 Hàng tồn kho thấp 6
1.2.3 Kích thước lô hàng nhỏ 7
1.2.4 Lắp đặt nhanh, chi phí thấp 7
1.2.5 Bố trí mặt bằng hợp lý 8
1.2.6 Sửa chữa và bảo trì định kỳ 8
1.2.7 Sử dụng công nhân đa năng 8
1.2.8 Đảm bảo mức chất lượng cao 9
1.2.9 Lựa chọn người bán hàng tin cậy và nâng cao tinh thần hợp tác của các thành viên trong hệ thống: 10
1.2.10 Sử dụng hệ thống “kéo”trong việc di chuyển hàng hóa: 10
1.2.11 Nhanh chóng giải quyết sự cố trong quá trình sản xuất 11
1.2.12 Liên tục cải tiến: 12
1.3 Các yếu tố dẫn đến thành công của JIT: 12
1.4 Điều kiện áp dụng 13
CHƯƠNG 2: ỨNG DỤNG MÔ HÌNH JUST IN TIME TRONG CÔNG TY FORD 14
2.1 Giới thiệu công ty Ford Motor: 14
2.1.1 Quá trình phát triển 14
2.1.2 Lịch sử logo của Ford 15
2.2 Mô hình Lean Manufacturing và ứng dụng JIT ở FORD 16
2.2.1 Giới thiệu về lean manufacturing 16
2.2.2 FORD’s Lean manufacturing : 20
2.2.3 FORD ứng dụng mô hình JIT trong sản xuất dây chuyền 23
CHƯƠNG 3: NHỮNG LỢI ÍCH VÀ BẤT CẬP CỦA MÔ HÌNH JUST IN TIME 35
3.1 Lợi ích của hệ thống JUST IN TIME 35
3.2 Nhược điểm của phương thức JUST IN TIME 36
Trang 4CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN LÝ THUYẾT
JUST IN TIME
1.1 Bản chất triết lý Just In Time và nguyên nhân cơ bản để chuyển sang vận hành hệ thống sản xuất theo triết lý này.
Đứng trước áp lực cạnh tranh gay gắt hiện nay, chất lượng cao và chi phí hạ
là chưa đủ để tạo nên lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp Để thành công, doanhnghiệp phải tìm cách để trở thành người sản xuất đầu tiên và phục vụ khách hàngnhanh nhất Hàng loạt các công ty hàng đầu trên thế giới như Northern Telecom,Nokia, Xerox, Hewlett-Packard, Motorola, General Electric, Honda, Toyota, Sony
và Canon … đã sử dụng hệ thống sản xuất theo triết lý Just In Time làm vũ khí đểđáp ứng nhanh yêu cầu của thị trường
1.1.1 Khái niệm
Just in time là một hình thức quản lý dựa trên sự cải tiến không ngừng vàgiảm thiểu tối đa sự lãng phí trong tất cả các bộ phận của công ty
1.1.2 Bản chất của hệ thống sản xuất theo triết lý Just In Time
Là một dòng sản phẩm đều đặn đi qua hệ thống với lượng tồn kho nhỏ nhất
1.1.3 Mục đích của JIT
Nhằm giảm thiểu các những hoạt động không gia tăng giá trị và không dichuyển hàng tồn trong khu vực dây chuyền sản xuất Điều này sẽ dẫn đến thời giansản xuất nhanh hơn, thời gian giao hàng ngắn hơn, sử dụng thiết bị hiệu quả hơn,yêu cầu không gian nhỏ hơn, tỷ lệ lỗi sản phẩm thấp hơn, chi phí thấp hơn, và lợinhuận cao hơn
Tóm lược ngắn gọn nhất là: "Sản xuất đúng sản phẩm với đúng số lượng tại đúng nơi - vào đúng thời điểm cần thiết" Trong quá trình sản xuất hay cungứng dịch vụ, mỗi công đoạn của quy trình sản xuất sẽ được hoạch định để làm ramột số lượng bán thành phẩm, thành phẩm đúng bằng số lượng mà công đoạn sảnxuất tiếp theo sẽ cần tới
Trang 5-Trong JIT, các quy trình không tạo ra giá trị gia tăng phải bị bãi bỏ Và nhưvậy, hệ thống chỉ sản xuất ra những cái mà khách hàng muốn Nói cách khác, JIT
là hệ thống điều hành sản xuất trong đó các luồng nguyên nhiên vật liệu, hàng hóa
và sản phẩm lưu hành trong quá trình sản xuất và phân phối được lập kế hoạch chitiết nhất trong từng bước, sao cho quy trình tiếp theo có thể thực hiện ngay khi quytrình hiện thời chấm dứt Qua đó, không có hạng mục nào trong quá trình sản xuấtrơi vào tình trạng để không, chờ xử lý, không có nhân công hay thiết bị nào phảiđợi để có đầu vào vận hành JIT còn được áp dụng trong cả suốt quy trình cho đếnbán hàng Số lượng hàng bán và luồng hàng điều động sẽ gần khớp với số lượnghàng sản xuất ra, tránh tồn đọng vốn và tồn kho hàng không cần thiết Có nhữngcông ty đã có lượng hàng tồn gần như bằng không Hệ thống JIT cho phép hệthống vận hành hiệu quả nhất, tránh lãng phí không cần thiết
1.1.4 Lịch sử phát triển:
JIT bắt nguồn từ Nhật bản, nơi nó đã được thực hành từ đầu những năm
1970 Lịch sử của phương pháp quản lý JUST IN TIME bắt nguồn từ lần ôngToyota đọc một bài báo buổi sáng mùa xuân năm 1954, bài báo viết về một hãngsản xuất máy bay của Mỹ áp dụng phương thức quản lý Super Market vào quytrình sản xuất đã tiết kiệm hàng năm khoảng 250.000 USD Một bài báo với mẫutin không quan trọng nhưng với một nhà quản lý xí nghiệp như Toyota thì nó nhưmột tia chớp giữa trời đen khi mà ông và các cộng sự đang ngập ngụa trong việcgiải quyết các quy trình xử lý, quản lý trong công xưởng sản xuất xe với hàng chụcngàn chi tiết sản phẩm, ngay lập tức ông tìm hiểu cung cách của mọi người đi chợ
và người bán hàng Người mua chỉ cần mua đủ số hàng mình cần và người bánphải có đủ hàng ngay lúc đó thoả mãn nhu cầu của người mua "Người mua" ởtrong quản lý xí nghiệp chính là vị trí công đoạn trong dây chuyền sản xuất lắp ráp
và "người bán" chính là các hệ thống công ty vệ tinh sản xuất hàng trực thuộcToyota Rộng hơn trong toàn bộ quy trình quản lý từ sản xuất đến phân phối xe củaToyota là sẽ không có hiện tượng xe tồn kho, nguyên vật liệu tồn kho, xe sản xuất
Trang 6đúng và đủ với đơn đặt hàng, đúng chính xác giờ giấc giao hàng cho khách và từ
đó Phương pháp JUST IN TIME ra đời
Phương pháp JIT do ông Taiichi Ohno (Phó tổng giám đốc sản xuất) cùngnhiều đồng nghiệp triển khai ở hãng Toyota Motor Taiichi Ohno phát triển nhữngtriết học này như một phương tiện nhằm thỏa mãn các yêu cầu của khách hàng vớithời gian nhanh nhất Như vậy, trước đây, JIT được sử dụng không chỉ để giảm bớthao phí trong sản xuất mà còn chủ yếu để sản xuất hàng hóa sao cho hàng hóa đếntay khách hàng chính xác khi họ cần đến
Sự phát triển của JIT ở Nhật có thể là do đặc điểm nước Nhật là một quốc giađông dân và ít nguồn tài nguyên thiên nhiên, vì vậy người Nhật đã trở nên nhạycảm với sự lãng phí và kém hiệu quả Họ xem việc phá hỏng và làm lại sản phẩm
là lãng phí và họ xem tồn kho như là một khuyết điểm vì nó chiếm chỗ và hao phítài nguyên
Sau Nhật, Just In Time được 2 chuyên gia là Deming và Juran phát triển ởBắc Mỹ, và sau đó lan rộng ra khắp thế giới
1.1.5 Nguyên nhân cơ bản để chuyển sang vận hành hệ thống sản xuất theo
lý thuyết Just In Time: "Loại trừ lãng phí".
Có nhiều cơ hội để đẩy nhanh tiến độ trong từng khâu của vòng sản xuất từlúc nhận đơn hàng đến khi giao hàng Đó là làm sao loại trừ lãng phí trong hệthống sản xuất
a) Khái niệm về "lãng phí" trong sản xuất.
Chúng ta thường liên tưởng khái niệm "lãng phí" trong sản xuất với sự lãngphí thời gian, tiền bạc và nguyên phụ liệu Tuy nhiên, khái niệm lãng phí bao trùmnhiều lĩnh vực rộng hơn và bao gồm cả những thứ như chất lượng kém, thao tácthừa, sản xuất thừa … Những loại lãng phí như vậy rất thường gặp và có thể tìmthấy hầu như tại mọi khía cạnh của công việc
b) Các loại lãng phí trong qúa trình sản xuất.
Lãng phí có thể phân thành 7 loại như sau:
Trang 7- Thời gian chờ hay chậm trễ: khi công nhân tại một công đoạn phải ngưng
việc do chờ đợi nguyên phụ liệu hay bán thành phẩm được chuyển tới, thời giannày chính là thời gian chết do chờ đợi hay chậm trễ do yếu kém của các khâu lên
kế hoạch sản xuất, tổ chức sản xuất, kiểm soát và ngay cả do lười biếng của ngườicông nhân
- Hàng bị lỗi: hàng bị lỗi sẽ trực tiếp làm tăng chi phí sản xuất do công ty
phải tái chế hay loại bỏ sản phẩm này Ngoài ra, loại lãng phí này làm phát sinh chiphí cơ hội, chi phí lưu kho hay làm tổn hại đến uy tín công ty nếu do phải tái chếhay sản xuất thay thế làm ảnh hưởng đến thời gian giao hàng
- Di chuyển hàng hoá, bán thành phẩm giữa các công đoạn: việc di
chuyển sản phẩm từ công đoạn này sang công đoạn khác, từ bộ phận này sang bộphận khác không tạo ra giá trị gia tăng đồng thời phải sử dụng rất nhiều nguồn lực
Di chuyển thừa sẽ gây nên tác động tiêu cực làm giảm năng suất và phải giảm tối
đa các di chuyển thừa này Một số phương pháp để giải quyết vấn đề này như sắpxếp lại cách bố trí dây chuyền sản xuất, bố trí lại vị trí để công cụ lao động, sảnphẩm, đạt được tiêu chuẩn "5S" và tự động hoá dây chuyền sản xuất
- Tồn kho hay thời gian chờ trên chuyền: Tồn kho làm tăng thời gian
chiếm dụng vốn, mất cơ hội sử dụng cho những công việc khác có thể làm tăngthêm lợi nhuận Tồn kho cũng làm tăng diện tích kho trữ hàng, nguy cơ hư hỏnghàng hoá trong qúa trình bảo quản tăng lên
- Sản xuất thừa: nguyên nhân sản xuất thừa là do:
+ Số lượng từng lô hàng sản xuất qúa lớn
+ Sản xuất qúa sớm so với kế hoạch
Việc sản xuất thừa làm cho hàng hóa dễ bị bẩn, ẩm mốc … đồng thời làm cho chiphí sản xuất tăng lên do các phát sinh phụ trội về mặt bằng, máy móc thiết bị, nhân
sự, chi phí vốn, tỉ lệ hàng hư hỏng, chi phí bảo quản …
- Cách gia công, làm việc: Lãng phí trong gia công thường tồn tại dưới
dạng ẩn và chỉ xác định được khi chúng ta thay đổi cách tư duy nhìn nhận vấn đề
Trang 8Chúng ta phải luôn tự đặt câu hỏi tại sao lại làm cách này, có cách làm nào kháctốt hơn không trong qúa trình làm việc thì mới có thể loại trừ loại lãng phí này.
- Thao tác làm việc: mỗi công việc đòi hỏi phải có sự phối hợp của nhiều
hoạt động, cử động nhịp nhàng của mắt, tay, chân … Nếu chúng ta nghiên cứu cácthao tác của từng công đoạn kỹ lưỡng và huấn luyện cho công nhân loại bỏ cácđộng tác thừa thì có thể giảm thời gian từng công đoạn và số lượng đầu ra sẽ tănglên đáng kể
Như vậy, qua phân tích quy trình sản xuất, nếu chúng ta tìm ra "lãng phí"của hệ thống, hiểu được nguyên nhân gây nên tình trạng này thì có thể áp dụngnhững biện pháp để kiểm soát, ngăn trừ và loại bỏ chúng Một trong nhữngphương pháp giúp hệ thống loại trừ lãng phí là hệ thống sản xuất Just In Time
1.2 Những yếu tố chính cấu thành hệ thống sản xuất theo lý thuyết Just In Time.
1.2.1 Mức độ sản xuất đều và cố định
Một hệ thống sản xuất JIT đòi hỏi một dòng sản phẩm đồng nhất khi đi quamột hệ thống thì các hoạt động khác nhau sẽ thích ứng với nhau và để nguyên vậtliệu và sản phẩm có thể chuyển từ nhà cung cấp đến đầu ra cuối cùng Mỗi thao tácphải được phối hợp cẩn thận bởi các hệ thống này rất chặt chẽ Do đó, lịch trìnhsản xuất phải được cố định trong một khoảng thời gian để có thể thiết lập các lịchmua hàng và sản xuất Rõ ràng là luôn có áp lực lớn để có được những dự báo tốt
và phải xây dựng được lịch trình thực tế bởi vì không có nhiều tồn kho để bù đắpnhững thiếu hụt hàng trong hệ thống
1.2.2 Hàng tồn kho thấp
Một trong những dấu hiệu để nhận biết hệ thống JIT là lượng tồn kho thấp.Lượng tồn kho bao gồm các chi tiết và nguyên vật liệu được mua, sản phẩm dởdang và thành phẩm chưa tiêu thụ Lượng tồn kho thấp có hai lợi ích quan trọng.Lợi ích rõ ràng nhất của lượng tồn kho thấp là tiết kiệm được không gian (khônggian nhà kho và không gian nơi làm việc) và tiết kiệm chi phí do không phải ứ
Trang 9đọng vốn trong các sản phẩm còn tồn đọng trong kho Lợi ích thứ hai thì khó thấyhơn nhưng lại là một khía cạnh then chốt của triết lý JIT, đó là tồn kho luôn lànguồn lực dự trữ để khắc phục những mất cân đối trong quá trình sản xuất, cónhiều tồn kho sẽ làm cho những nhà quản lý ỷ lại, không cố gắng khắc phục những
sự cố trong sản xuất và dẫn đến chi phí tăng cao Phương pháp JIT làm giảm dầndần lượng tồn kho, từ đó người ta càng dễ tìm thấy và giải quyết những khó khănphát sinh
1.2.3 Kích thước lô hàng nhỏ
Đặc điểm của hệ thống JIT là kích thước lô hàng nhỏ trong cả hai quá trìnhsản xuất và phân phối từ nhà cung ứng Kích thước lô hàng nhỏ sẽ tạo ra một số lợiích cho hệ thống JIT hoạt động một cách có hiệu quả như sau:
Với lô hàng có kích thước nhỏ, lượng hàng tồn kho sản phẩm dở dang sẽ íthơn so với lô hàng có kích thước lớn Điều này sẽ giảm chi phí lưu kho vàtiết kiệm diện tích kho bãi
Lô hàng có kích thước nhỏ ít bị cản trở hơn tại nơi làm việc
Dễ kiểm tra chất lượng lô hàng và khi phát hiện có sai sót thì chi phí sửalại lô hàng sẽ thấp hơn lô hàng có kích thước lớn
1.2.4 Lắp đặt nhanh, chi phí thấp
Theo phương pháp này, người ta sử dụng các chương trình làm giảm thờigian và chi phí lắp đặt để đạt kết quả mong muốn, những công nhân thường đượchuấn luyện để làm những công việc lắp đặt cho riêng họ, công cụ và thiết bị cũngnhư quá trình lắp đặt phải đơn giản và đạt được tiêu chuẩn hóa, thiết bị và đồ gá đanăng có thể giúp giảm thời gian lắp đặt Hơn nữa, người ta có thể sử dụng nhómcông nghệ để giảm chi phí và thời gian lắp đặt nhờ tận dụng sự giống nhau trongnhững thao tác có tính lặp lại Quá trình xử lý một loạt các chi tiết tương tự nhautrên những thiết bị giống nhau có thể làm giảm yêu cầu thay đổi việc lắp đặt, sựtinh chỉnh trong trường hợp này là cần thiết
Trang 101.2.5 Bố trí mặt bằng hợp lý
Theo lý thuyết sản xuất cổ điển, mặt bằng của các phân xưởng thường được
bố trí theo nhu cầu xử lý gia công Hệ thống JIT thường sử dụng bố trí mặt bằngdựa trên nhu cầu sản phẩm Thiết bị được sắp xếp để điều khiển những dòng sảnphẩm giống nhau, có nhu cầu lắp ráp hay xử lý giống nhau Để tránh việc dichuyển một khối lượng chi tiết lớn trong khu vực thì người ta đưa những lô nhỏchi tiết từ trung tâm làm việc này đến trung tâm làm việc kế tiếp, như vậy thời gianchờ đợi và lượng sản phẩm dở dang sẽ được giảm đến mức tối thiểu Mặt khác, chiphí vận chuyển nguyên vật liệu sẽ giảm đáng kể và không gian cho đầu ra cũnggiảm Các nhà máy có khuynh hướng nhỏ lại nhưng có hiệu quả hơn và máy mócthiết bị có thể sắp xếp gần nhau hơn, từ đó tăng cường sự giao tiếp trong côngnhân
1.2.6 Sửa chữa và bảo trì định kỳ
Do hệ thống JIT có rất ít hàng tồn kho nên khi thiết bị hư hỏng có thể gây ranhiều rắc rối Để giảm thiểu việc hỏng hóc, doanh nghiệp sử dụng các chươngtrình bảo trì định kỳ, trong đó nhấn mạnh vào việc duy trì thiết bị trong điều kiệnhoạt động tốt nhất và vào việc thay thế những cụm chi tiết có dấu hiệu hỏng trướckhi sự cố xảy ra Những công nhân thường có trách nhiệm bảo trì thiết bị máy móccủa mình
Mặc dù có bảo trì định kỳ, đôi khi thiết bị cũng hư hỏng Vì vậy, cần thiếtphải chuẩn bị cho điều này và phải có khả năng sửa chữa cũng như đưa thiết bị vàosản xuất một các nhanh chóng Muốn vậy, doanh nghiệp cần có những chi tiết dựphòng và duy trì lực lượng sửa chữa nhỏ hoặc huấn luyện công nhân tự mình sửachữa những hư hỏng đột xuất có thể xảy ra
1.2.7 Sử dụng công nhân đa năng
Trong hệ thống cổ điển, công nhân thường được đào tạo trong phạm vi hẹp
mà thôi Hệ thống JIT dành vai trò nổi bật cho công nhân đa năng được huấn luyện
để điều khiển tất cả những công việc từ việc điều khiển quy trình sản xuất, vận
Trang 11hành máy đến việc bảo trì, sửa chữa…Người ta mong muốn công nhân có thể điềuchỉnh và sửa chữa nhỏ cũng như thực hiện việc lắp đặt Hãy nhớ rằng trong hệthống JIT người ta đẩy mạnh đơn giản hóa việc lắp đặt, làm thuận lợi cho ngườivận hành Trong hệ thống JIT, công nhân không chuyên môn hóa mà được huấnluyện để thực hiện nhiều thao tác, do vậy họ có thể giúp những công nhân khôngtheo kịp tiến độ Người công nhân không những có trách nhiệm trong việc kiểm trachất lượng công việc của mình mà còn quan sát kiểm tra chất lượng công việc củanhững công nhân ở khâu trước họ Tuy nhiên, phương pháp này có hạn chế là mấtnhiều thời gian và chi phí đào tạo những công nhân đa năng để đáp ứng yêu cầucủa hệ thống
1.2.8 Đảm bảo mức chất lượng cao
Những hệ thống JIT đòi hỏi các mức chất lượng cao Những hệ thống nàyđược gài vào một dòng công việc liên tục, nên sự xuất hiện của những trục trặc dochất lượng kém sẽ tạo sự phá vỡ trên dòng công việc này Thực tế, do kích thướccác lô hàng nhỏ, lượng hàng tồn kho để đề phòng mọi bất trắc thấp, nên khi sự cốxảy ra, việc sản xuất phải ngừng lại cho đến khi sự cố được khắc phục Vì vậy,phải tránh bất cứ sự ngừng việc nào hoặc nhanh chóng giải quyết trục trặc khichúng xuất hiện
Hệ thống JIT dùng ba giải pháp mũi nhọn để xử lý vấn đề chất lượng:
Một là, thiết kế chất lượng cho sản phẩm và quá trình sản xuất Thực tế chothấy hệ thống JIT sản xuất sản phẩm được tiêu chuẩn hóa sẽ dẫn đến tiêuchuẩn hóa các phương pháp làm việc, các công nhân rất quen thuộc vớicông việc của họ và sử dụng các thiết bị tiêu chuẩn hóa, tất cả những vấn đềtrên sẽ đóng góp làm tăng chất lượng sản phẩm ở các khâu của quá trình sảnxuất
Hai là, yêu cầu các nhà cung cấp giao nguyên liệu và các bộ phận sản phẩm
có chất lượng cao để giảm thiểu trục trặc do hàng hóa đem tới Nếu đạt
Trang 12được yêu cầu này, thời gian và chi phí kiểm tra hàng hóa có thể được loại
bỏ
Ba là, làm cho công nhân có trách nhiệm sản xuất những hàng hóa có chấtlượng cao Điều này đòi hỏi phải cung cấp thiết bị và công cụ làm việc phùhợp, huấn luyện phương thức làm việc thích hợp cho công nhân, huấn luyệntrong đo lường chất lượng và phát hiện lỗi, động viên công nhân cải tiếnchất lượng sản phẩm và khi có sự cố xảy ra thì tranh thủ sự cộng tác củacông nhân
1.2.9 Lựa chọn người bán hàng tin cậy và nâng cao tinh thần hợp tác của các thành viên trong hệ thống:
Hầu hết hệ thống JIT mở rộng về phía người bán, người bán được yêu cầugiao hàng hóa có chất lượng cao, các lô hàng nhỏ và thời điểm giao hàng tương đốichính xác
Theo truyền thống, người mua đóng vai trò kiểm tra chất lượng và số lượnghàng mang đến, và khi hàng hóa kém phẩm chất thì trả cho người bán để sản xuấtlại Trong hệ thống JIT, hàng hóa kém phẩm chất sẽ đình trệ sự liên tục của dòngcông việc Việc kiểm tra chất lượng hàng hóa đưa đến được xem là không hiệu quả
vì nó không được tính vào giá trị sản phẩm Do đó việc đảm bảo chất lượng đượcchuyển sang người bán Người mua sẽ làm việc với người bán để giúp họ đạt đượcchất lượng hàng hóa mong muốn Mục tiêu cơ bản của người mua là có thể côngnhận người bán như một nhà sản xuất hàng hóa chất lương cao, do vậy không cần
có sự kiểm tra của người mua Ngoài ra, hệ thống JIT đòi hỏi tinh thần hợp tácgiữa các công nhân, quản lý và người cung cấp Nếu không đạt được điều này thìkhó có thể có một hệ thống JIT thật sự hiệu quả
1.2.10 Sử dụng hệ thống “kéo”trong việc di chuyển hàng hóa:
Thuật ngữ “đẩy” và “kéo” dùng để mô tả hai hệ thống khác nhau nhằmchuyển dịch công việc thông qua quá trình sản xuất Trong hệ thống đẩy, khi côngviệc kết thúc tại một khâu, sản phẩm đầu ra được đẩy tới khâu kế tiếp, ở khâu cuối
Trang 13cùng, sản phẩm được đẩy vào kho thành phẩm Ngược lại, trong hệ thống kéo, việckiểm soát sự chuyển dời của công việc tùy thuộc vào hoạt động đi kèm theo, mỗikhâu công việc sẽ kéo sản phẩm từ khâu phía trước nếu cần Đầu ra của hoạt độngsau cùng được kéo bởi nhu cầu khách hàng hoặc bởi lịch trình sản xuất chính Nhưvậy, trong hệ thống kéo, công việc được luân chuyển để đáp ứng yêu cầu của côngđoạn kế tiếp theo của quá trình sản xuất Trái lại, trong hệ thống đẩy, công việcđược đẩy ra khi nó hoàn thành mà không cần quan tâm đến khâu kế tiếp theo đãsẳn sàng chuẩn bị cho công việc hay chưa Vì vậy công việc có thể bị chất đống tạikhâu chậm tiến độ do thiết bị hỏng hóc hoặc phát hiện có vấn đề về chất lượng
Hệ thống JIT dùng phương pháp kéo để kiểm soát dòng công việc, mỗi côngviệc sẽ gắn đầu ra với nhu cầu của khâu kế tiếp Trong hệ thống JIT, có sự thôngtin ngược từ khâu này sang khâu khác, do đó công việc được di chuyển “đúng lúc”tới khâu kế tiếp, theo đó dòng công việc được kết nối nhau, và sự tích lũy thừa tồnkho giữa các công đoạn sẽ được tránh khỏi
1.2.11 Nhanh chóng giải quyết sự cố trong quá trình sản xuất
Giải quyết sự cố là nền tảng cho bất kỳ một hệ thống JIT nào Mối quan tâm
là những trục trặc cản trở hay có khả năng cản trở vào dòng công việc qua hệthống Khi những sự cố như vậy xuất hiện thì cần phải giải quyết một cách nhanhchóng Điều này có thể buộc phải gia tăng tạm thời lượng tồn kho, tuy nhiên mụctiêu của hệ thống JIT là loại bỏ càng nhiều sự cố thì hiệu quả càng cao
Để xử lý nhanh những trục trặc trong quá trình sản xuất, nhiều doanh nghiệp
đã dùng hệ thống đèn để báo hiệu Ở Nhật, một hệ thống như vậy được gọi làANDON Mỗi một khâu công việc được trang bị một bộ ba bóng đèn, đèn xanhbiểu hiện cho mọi việc đều trôi chảy, đèn vàng biểu hiện có công nhân sa sút cầnchấn chỉnh, đèn đỏ báo hiệu có sự cố nghiêm trọng cần nhanh chóng khắc phục.Điểm mấu chốt của hệ thống đèn là cho những người khác trong hệ thống pháthiện được sự cố và cho phép công nhân và quản đốc sửa chữa kịp thời sự cố xãy
ra
Trang 141.2.12 Liên tục cải tiến:
Một trong những vấn đề cơ bản của phương pháp JIT là hướng về sự cải tiếnliên tục trong hệ thống như: giảm lượng tồn kho, giảm chi phí lắp đặt, giảm thờigian sản xuất, cải tiến chất lượng, tăng năng suất, cắt giảm lãng phí và nâng caohiệu quả sản xuất Sự cải tiến liên tục này trở thành mục tiêu phấn đấu của tất cảthành viên trong doanh nghiệp nhằm hoàn thiện hệ thống
1.3 Các yếu tố dẫn đến thành công của JIT:
Cùng với sự phát triển như vũ bão của công nghệ truyền thông thông tin, JIT
đã trở thành khả năng cạnh tranh phải có đối với bất cứ doanh nghiệp nào
Tập trung vào chất lượng: JIT luôn đi đôi với hệ thống quản lý chất
lượng tổng hợp (TQC) và nâng cao chất lượng sản phẩm Công nhân tay nghề caovới độ sai sót bằng không sẽ giảm được các chi phí không gia tăng giá trị như kiểmsoát viên hay sửa chữa sản phẩm
Chu kỳ sản xuất ngắn: chu kỳ sản xuất ngắn giúp tăng tốc độ đáp
ứng đơn đặt hàng tức thời và giảm mức độ tồn kho
Chu trình sản xuất trôi chảy: JIT đơn giản hoá chu trình sản xuất để
giảm độ trệ, phát triển mối quan hệ với nhà cung cấp để có được nguyên vật liệungay khi cần với chất lượng đảm bảo JIT duy trì tay nghề đều đặn theo nhóm đểtránh chi phí ngắt quãng và chi phí chuyển giao bán thành phẩm bằng cách phân
bố máy móc cùng một nhóm công việc càng gần nhau càng tốt, công nhân đượchuấn luyện để sử dụng được toàn bộ các máy móc cùng nhóm Đây là hình thứcsản xuất theo ô (cell) Mỗi ô có thể được coi như một nhà máy thu nhỏ với cácnhóm máy thường được sắp xếp theo hình chữ "U"
Vận hành sản xuất linh hoạt: máy móc cần linh hoạt trong khả
năng tạo ra các linh kiện và sản phẩm để tăng thêm sản lượng nếu sản phẩm cómức cầu vượt bậc hoặc tránh cho việc đình trệ sản xuất vì một máy móc nào đó bịhỏng Thời gian cài đặt và thay đổi hệ thống máy móc cũng phải đủ ngắn Nhân
Trang 15viên cũng cần được đào tạo đa năng nhằm thế chỗ và kiêm nhiệm, giảm được chiphí lao động bất thường
Tuy nhiên việc sử dụng mô hình Just-In-Time đòi hỏi phải có sự kết hợp chặtchẽ giữa nhà sản xuất và nhà cung cấp, bởi vì bất kỳ một sự gián đoạn nào cũng cóthể gây thiệt hại cho nhà sản xuất vì sẽ phải chịu những tổn thất phát sinh do việcngừng sản xuất
Trang 16CHƯƠNG 2: ỨNG DỤNG MÔ HÌNH JUST IN
TIME TRONG CÔNG TY FORD
2.1 Giới thiệu công ty Ford Motor:
Công ty Ford Motor là một công ty đa quốc gia gốc Mỹ, đứng thứ 3 thế giới
về số lượng xe bán ra trên toàn cầu Ford Motor được Henry Ford sáng lập ởDearbon, Michigan, vùng ngoại ô của Detroit và được hợp nhất vào 16/06/1903với 28000 $ từ 12 nhà đầu tư, chiếm phần lớn trong vốn sáng lập ban đầu là củaJohn và Dodge trứ danh, nhà sáng lập Công ty xe động cơ anh em nhàDodgeFord Ford hiện nay gồm nhiều thương hiệu toàn cầu như: Lincoln vàMercury của Mỹ, Jaguar và Land Rover của Anh, Volvo của Thụy Điển Ford sởhữu 1/3 quyền quản lý cổ tức của Mazda
Ford đã cho ra dây chuyền lắp ráp chuyển động đầu tiên của thế giới giảmthời gian lắp ráp khung rầm từ 12.5 giờ xuống 2giờ 40 phút, làm gia tăng sảnlượng Đồng thời Ford giảm giá liên tục và cho ra mô hình nhượng quyền vớinhiều khách hàng trung thành với thương hiệu công ty
Ford Motor sáng lập được 40 năm Ford đã trở thành một trong những công
ty có lợi nhuận lớn nhất trên thế giới và cũng là một trong số ít công ty còn lại saucuộc khủng hoảng trầm trọng Tập đoàn Ford Motor đã tồn tại hơn 100 năm
Trang 17Anh Đến 1920, một nửa tổng số xe ở Mỹ là loại Ts ( Giá Ts thấp cạnh tranh hơn
cả xe nhỏ 3 bánh ở Mỹ) Dây chuyền lắp ráp đã làm thay đổi hoàn toàn nền côngnghiệp; các công ty không có dây chuyền lắp ráp nhanh chống rủi ro phá sản 200công ty lắp ráp xe năm 1920, chỉ còn 17 công ty năm 1940
Đối thủ cạnh tranh mở ra những thị trường mới bằng cách mở rộng tín dụng trongmua bán, khách hàng có thể mua xe đắt tiền sau đó trả góp hàng tháng Ford bắtđầu thiết kế lại mẫu A, kết thúc mẫu T sau khi sản xuất 15 triệu xe
2.1.2 Lịch sử logo của Ford
Logo của Ford năm 1903
Logo Ford 1912
Logo Ford 1928
Logo hiện nay của Ford
Trang 18Công ty Ford Việt Nam thuộc tập đoàn ô tô Ford được thành lập năm 1995
và khai trương nhà máy lắp ráp ở tỉnh Hải Dương (cách Hà Nội 55 km về phíaĐông) hai năm sau đó vào tháng 11/1997 Công suất của nhà máy là 14.000 xe mộtnăm / 2 ca sản xuất với sáu dòng sản phẩm hiện tại là Transit, Ranger, Escape,Mondeo, Everest, Focus Tổng vốn đầu tư của Ford Việt Nam là 102 triệu USD,trong đó Ford Motor đóng góp 75% số vốn và Công ty Diesel Sông Công ViệtNam có 25% vốn góp Đây là liên doanh ô tô có vốn đầu tư lớn nhất và cũng làmột trong những dự án đầu tư lớn nhất của Mỹ tại Việt Nam Tổng số nhân viên tạiFord Việt Nam là hơn 580 nhân viên
2.2 Mô hình Lean Manufacturing và ứng dụng JIT ở FORD
2.2.1 Giới thiệu về lean manufacturing
Lean Manufacturing thường được biết đơn giản là “Lean”, là cách sản xuất
hàng hóa tối ưu thông qua việc loại bỏ các hao phí
Nhìn vào mô hình trên, bất kỳ sự khiếm khuyết nào cũng sẽ ảnh hưởng đếnchất lượng ngôi nhà
Trang 19Hai trụ cột vững chắc là JIT (Vừa đúng lúc ) và Jidoka (Tự kiểm lỗi không bao giờ để cho phế phẩm có thể đi qua giai đoạn tiếp theo)
Phần nội thất và trung tâm căn nhà là con người và tập thể, cải tiến liên tục
và tích cực giảm lãng phí
- Mái nhà là tập hợp các yếu tố Chất lượng, Chi phí, Thời gian giao hàng,
An tòan, Tinh thần lao động
Giống như JIT, LEAN cũng tập trung vào mục tiêu chính là giảm chi phísản xuất, tăng sản lượng và rút ngắn thời gian sản xuất
a) Những lãng phí theo lean
Đó là các lãng phí các nguồn lực tác động trực tiếp lên chi phí, chất lượng
và việc giao hàng Hàng hoá tồn kho nhiều, những hoạt động không cần thiết, tiềm năng của nguồn nhân lực chưa được khai thác, thời gian ngừng sản xuất không được hoạch định và thời gian thay đổi điều chỉnh hệ thống đều là các hiện tượng lãng phí Ngược lại, việc loại bỏ các lãng phí khiến cho sự thoả mãn của khách hàng, lợi nhuận, lượng vật liệu đầu vào và tính hiệu lực tăng lên
Theo lean, có 8 dạng lãng phí (được gọi là muda trong tiếng Nhật)
- Sản xuất thừa: làm nhiều hơn, sớm hơn và nhanh hơn so với yêu cầu của
quá trình tiếp theo (thường xảy ra khi lập kế hoạch sản xuất)
- Lãng phí về hàng tồn kho: Bất kỳ sự cung ứng thừa so với yêu cầu (làm
đến đâu dùng đến đó) trong quá trình sản xuất, cho dù nó là nguyên liệu thô, bán thành phẩm hoặc thành phẩm (điều này cực kỳ quan trọng khi công ty đang kinh doanh trong ngành thực phẩm)
- Sản phẩm sai lệch: sản phẩm đòi hỏi phải kiểm tra, phân loại, loại bỏ,
xếp hạng kém so với tiêu chuẩn thành phẩm, thay thế hoặc sửa chửa đều là lãng