7. Cấu trúc của luận văn
2.1.2. Cái tôi ngông nghênh
Tú Xương cũng thuộc tầng lớp Nho sĩ cuối mùa thất thế. Ông thấm thía được những đổi thay của xã hội, chứng kiến cuộc đời đầy biến động. Bản thân Tú Xương không biết mình nên như thế nào, chẳng biết mình phải mong ước
cái gì, có nên sống phong lưu hay không nên, hay tiến thân bằng cử nghiệp, phải vượt lên cảnh nghèo nàn để giúp đỡ vợ con của mình. Nhưng tất cả mọi cố gắng của nhà thơ đều bị đảo lộn, vô nghĩa và trớ trêu. Không thực hiện được những ước vọng của mình thì ông cứ sống ngông nghênh, cứ đem tất cả ra mà trào lộng, dưới hình thức tự trào vừa thấm thía vừa mang ý nghĩa khái quát, Giờ đây các nhà Nho trở thành lỗi thời, thừa thải này mong tìm cách gỡ gạc vớt vát, tìm lối thoát gượng gạo, lại tự cho mình là biết sống hơn người. Ông thành thật giới thiệu về bản thân mình, nói ra hết tất cả sự ngông nghênh, lố bịch của bản thân mình:
"Vị Xuyên có Tú Xương, Dở dở lại ương ương; Cao lâu thường ăn quỵt,
Thổ đĩ lại chơi lường!"
(Tự vịnh)
Nhà thơ đã giới thiệu tên tuổi, địa chỉ của mình rõ ràng, rành mạch lại giới thiệu về tính cách "dở dở", "ương ương", một cách tự hào, kể cả sự ăn chơi của mình cũng hơn hẳn mọi người. Không những vậy tác giả lại đem tất cả ra để phô trương ra nhưng lại tự bỉ, khinh đời về lối sống của nình khi đi vay mượn người khác cũng rất ngông:
"Ông bám ông ăn đứa trọc đầu, Đầu không có tóc bám vào đâu. Nghĩ mình nghiện nặng cho nên kiết,
Đành cho nó ăn chay ý hẳn giàu."
(Vay sư không được)
Thực ra trong cách hành sự khác đời của nhà thơ chỉ là sự phản ứng lại xã hội. Trong tác phẩm văn học viết thời phong kiến cá tính của nhân vật bị mờ nhạt sau công thức tượng trưng đã đành mà cái tôi của mình trong tác phẩm. Họ thường nói về mình qua tác phẩm tự tình là nhiều hơn, cũng có khi tác giả nói đến cái tôi của mình trước một sự việc nào đó. Khi nói về mình tác
giả lại thường quan sát mình dưới góc độ của người khác. Thì giờ đây, Tú Xương đã tự nói về mình hoàn toàn không theo chính kiến của người khác, tự giới thiệu về những gì mình có.
Nguyễn Công Trứ cũng đã thể hiện cái ngông của mình với trời đất khi ông thực hiện công danh của mình hoàn thành trách nhiệm của bản thân với trời đất. Trong bài "Bài ca ngất ngưỡng" ông đã nói về cái cách cưỡi trên lưng con bò vàng cổ đeo lục lạc, sau lưng lại theo một đôi cô gái trẻ về làng. Đây là hành động chướng tai gai măt đối với thói tục, nó là một sự thách thức buộc người đời phải thừa nhận cái " ngất ngưỡng" của ông: "Trong triều ai ngất ngưỡng như ông".
Thói ngông đó là cách thức đối lập với trật tự thống trị, một sự phản ứng cá nhân không có sự hậu nhẫn, nó mang tính chất liều lĩnh cóc cần đời. Ở cái thời phong kiến của Phạm Thái, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, ít nhiều nó mang màu sắc triết lý, mang dáng dấp ngang tàng phóng khoáng.
Trước Tú Xương, Phạm Thái đã viết:
"Sống ở dương gian đánh chén chè Chết về âm phủ cắp kè kè Diêm Vương phán hỏi răng chi đó ?
Be !"
Làm cho ta tưởng đã táo bạo lắm rồi. Nhưng Phạm Thái chán chường vì sự nghiệp, tình yêu tất cả đều tan vỡ. Đau buồn đến thành tuyệt vọng Phạm Thái đã sống lang thang như một kẻ điên dại, suốt ngày uống rượu và làm những bài thơ ngông nghênh, chua chát kết thúc một cuộc đời đầy bi kịch của một con người tài hoa đi ngược dòng lịch sử.
Còn ở thời buổi Nôm na của Tú Xương, với tâm lý thất bại chủ nghĩa của một tầng lớp Nho sĩ cuối mùa thất thế, mất phương hướng ngông nghênh không còn bóng dáng khí phách nữa. Nhà thơ đã nhấn mạnh đến hình dáng và tính nết của mình kể cả thói hư tật xấu, tất cả đều phù hợp với hình dáng phỗng sành:
"Ở phố Hàng Nâu có phỗng sành, Mặt thì lơ láo mắt thời xanh."
( Tự trào)
Ta cũng bắt gặp trong thơ Nguyễn Khuyến, ông cũng tự cười mình, tự giễu cợt những khuyết điểm của bản thân. Nhưng Nguyễn Khuyến giễu cợt sự đỗ đạt mà bất lực của mình, không làm được gì cho quốc gia dân tộc nó khác hoàn toàn với Tú Xương. Nhà thơ đã giễu cợt sự ăn chơi liều lĩnh ngông nghênh của riêng mình do đó ý thơ của tác giả có phần hằn học chua chát hơn nhiều, tác giả sử dụng hình ảnh và từ ngữ của bình dân, lối dùng chữ táo bạo hơn: "phỗng sành", "lơ láo", "vuốt râu", "quắc mắt".
Còn Nguyễn Khuyến ý thơ có phần khoan dung hơn, bút pháp nghệ thuật có phần điêu luyện:
"Cũng chẳng gầy, mà cũng chẳng sang, Chẳng gầy, chẳng béo chỉ là nhàng. Cờ đương dở cuộc không còn nước, Bạc chửa thâu canh đã chạy làng.
Mở miệng nói ra gàn bút sách, Môi mềm chén mãi tít cung thang.
Nghĩ mình lại gớm cho mình nghỉ Thế cũng bia xanh cũng bảng vàng."
(Tự trào)
Trong cái tôi ăn chơi của Tú Xương, với hình ảnh chú Mán ông cũng nói đến sự ngất ngưỡng của mình với lối sống khác người của người:
"Phong lưu nhất ai bằng chú Mán Trong anh em chúng bạn kém xa.
buổi loạn ly bốn bể không nhà,
Răng chẳng nhuộm, vợ chẳng lấy, lụa là chẳng mặc." (Chú Mán)
Không những thế, ông còn nâng lên với giọng khen ngợi cái hơn người của chú Mán "Kể suốt thế, đố ai bằng chú Mán, Trải mùi đời, khôn chán giả làm ngây".
Nhà thơ đã nói thẳng ra rằng Mán không nhuộm răng như tất cả mọi người, không phải vì khổ sở không có điều kiện nhuộm, mà vì chú Mán muốn để dễ dàng cười cuộc đời hơn: "Chẳng nhuộm răng, để trắng dễ cười đời !".
Tú Xương, Nguyễn Khuyến cũng gặp Nguyễn Công Trứ ở chổ "ngoài vòng cương toả chân cao thấp !", thì "Mẹ Mốc" mà Nguyễn Khuyến mượn để nói lên ước vọng của mình phá thoát ra ngoài cương toả:
"Đắp tai ngoảnh mặt làm ngơ
Rằng không cũng kệ, rằng khờ cũng thây."
Chú Mán thì ngông nghênh hơn nhiều thể hiện cái chí khí của mình: "Hổ sinh ra lúc thời này,
An thân mệnh thế, giấu tay anh hùng. Không danh cho dễ vẫy vùng,
Mình không phú quý, mắt không vương hầu Khi để chỏm, lúc cạo đầu
Nghêu ngao câu hát nữa tàu nữa ta." (Bần nhi lạc)
Trong lễ giáo phong kiến, người ta quan niệm rằng người quân tử ghét nói sự thật trắng trợn "quân tử ố kỳ văn chi trứ" mà phải làm cho người ta dễ hiểu thì hơn… Thì Tú Xương tự xưng "ông", xưng "tao", xưng "ta" và gọi người ta là "mày", "đứa", "thằng" được tác giả thể hiện rõ trong bài thơ "Thói đời":
"Người bảo ông điên ông chẳng điên, Ông thương ông tiếc, hoá ông phiền
Kẻ yêu người ghét hay gì chữ, Đứa trọng thằng khinh chỉ vị tiền
Ở bể ngậm ngùi cơn tới lạch Được voi tấp tểnh lại đòi tiên,
Khi cười, khi khóc, khi than thở: Muốn bỏ văn chương học võ biền."
Ông khinh bạc vì mất niềm tin ở cuộc đời này, không có chỗ cho mình. Ông lại ngông nghênh vì cảm thấy mình có tài mà không gặp thời và châm biếm xã hội "trái tai gai mắt", không thể hoà nhập với cuộc đời nên bị gọi là bị "điên". Nhà thơ cho rằng mình thương tiếc nhiều sự đời nên phiền và phê phán những kẻ chỉ vì đồng tiền mà chạy theo thời cuộc. Cuối cùng ông đã mỉa mai nghề "quan võ" lúc bấy giờ chỉ là tay sai để bảo vệ sự thống trị của Thực dân Pháp, một bọn ít học vô tích sự. Ông khinh bỉ tất cả bọn chúng Tú Xương cũng tự ý thức về tài của mình nhưng không gặp thời thế:
"Rõ thật Nôm hay mà chữ dốt, Tám khoa chưa khỏi phạm trường quy"
(Buồn thi hỏng)
Cũng có lúc tác giả tự cười bản thân mình khi túng thiếu, ông thanh toán sòng phẳng với cuộc đời đầy ưu tư, dằn vặt về cảnh nghèo và thi hỏng. Than cuộc sống nghèo nhưng lại nói ngông, chơi ngông và kiêu căng:
"Lúc túng toan lên bán cả trời, Trời cười thằng bé nó hay chơi"
(Tự cười mình)
Đấy là cái hào khí của kẻ chơi ngông, chơi ngông đến độ bất chấp tất cả, đến cả ông trời cũng toan bán đi. Cái giọng ngông của ông vẫn còn thể hiện "Trời đất ghen riêng ai mãi mãi, Nghĩ ra tôi cũng gớm cái mình tôi".
Đến khi thi không đỗ ông vẫn ngạo nghễ "Ông trông lên bảng thấy tên ông, Ông tớp rượu vào ông nói ngông ?".
Không đỗ thật thì ông đỗ bằng tưởng tượng để hãnh diện với mọi người: "Xướng danh tên gọi trên mình tượng
Ăn yến xem ra có thịt công."
Tú Xương lại còn thể hiện cái ngông nghênh nhất là "Cụ Xứ có cô con gái đẹp, Lăm le xui bố cưới làm chồng".
Cái ngông nghênh trong thơ Tú Xương không phải là một thuộc tính cố hữu. Khi mà cuộc sống đầy rẫy nhất thất bại cá nhân, cho nên người ta chỉ ngông khi ở vào cái có thể ngông. Giờ đây hoàn cảnh đã biến đổi, tác giả đã phải nếm trải những chua chát của cuộc đời. Gia cảnh sống ngày càng nguy khốn, thiếu thốn đè nặng không biết cầu cứu vào ai, dường như cuộc sống đã quay lưng với nhà thơ. Thì giờ đây cái nhiệt độ ngông sẽ giảm dần xuống sau những lần thi trượt. Ông đã thể hiện cái cô đơn, bế tắc, tuyệt vọng của mình trong mảng thơ trữ tình nhiều hơn. không phải là sự mâu thuẫn ở thơ trào phúng và trữ tình về cái tôi nếu như có thì chỉ có sự biểu hiện là mâu thuẫn. Cái tôi trong thơ của ông ở hai mảng trữ tình và trào phúng thống nhất và có tính chất điển hình. Tú Xương bất mãn với thời đại vì thế tác giả đã mất lòng tin vào xã hội, chán ghét xã hội thực dân nhưng rồi cũng bị xã hội lôi cuốn, mặc dù không giàu có nhưng họ cũng đua đòi ăn chơi. Họ ăn chơi để khinh đời, nhưng rồi cũng vì đó mà khinh mình. Muốn quay lưng với thời thế nhưng không được họ lại than thở cho thời thế than thở về cuộc sống, cái nghèo cuộc sống riêng. Họ chính là sản phẩm tất yếu của xã hội bấy giờ con người "thừa thải". Khi tiến hành nghiên cứu cái tôi trong thơ Tú Xương thì nhà thơ thể hiện nhiều nhất ở mảng thơ trữ tình.