Cái tôi bế tắc, tuyệt vọng

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp ngữ văn cái tôi trong thơ tú xương (Trang 42)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.1. Cái tôi bế tắc, tuyệt vọng

Lận đận trên con đường cử nghiệp, Tú Xương đau đớn vì lòng tự ái đã bị tổn thương. Ông thất vọng vì cái tài của mình không có đất dung thân. Từ

đau đớn thấm thía đổi sang thất vọng. Ở đây có sự kết hợp giữa yếu tố trữ tình và trào phúng trong một bài thơ:

"Trách mình phận hẩm lại duyên ôi! Đổ suốt hai trường hỏng một tôi."

(Hỏng thi)

Nhà thơ đã thể hiện rõ nét trong bài "Mai mà tớ hỏng", từ thất vọng ông chuyển sang tuyệt vọng cá nhân.

"Mai mà tớ hỏng tớ đi ngay Giỗ tết từ đây nhớ lấy ngày Học đã sôi cơm nhưng chửa chín,

Thi không ăn ớt thế mà cay!"

Đọc lên ta có cảm tưởng rằng Tú Xương đang cười mình, nhưng thực ra ẩn bên trong là tiếng nói cá nhân thất vọng của mình, vì cảnh trường thi bây giờ đã đổi khác. Tất cả chỉ là giả dối, làm cho nhà thơ đau khổ uất ức và phải thốt lên một tiếng kêu tiếng thở dài vì tiền đồ non sông đất nước: "Nhân tài đất Bắc nào ai đó, Ngoảnh cổ mà trong cảnh nước nhà !".

Ông bất mãn với cảnh "Đứa thì mua tước, đứa mua quan" không thể tiến thân bằng thi cử. Con đường tiến thân không mở rộng cửa mỗi lần đi thi là mỗi lần tốn kém. Gia cảnh nhà ông lúc này đã túng lại còn túng hơn, hạnh phúc gia đình cũng giảm đi phần nào. Ông đã than thân trách phận của mình trong bài "Đau mắt", đến nỗi buồn tuyệt vọng dường như thi sĩ không muốn nhìn cuộc đời này nữa:

"Vui chẳng riêng ai, ốm một mình, Hỏi ai ai cũng chỉ mần thinh. Vừa đồng bạc lớn ông Lang Xán,

Lại mấy hào con chú Ích Sinh. Hỏi vợ còn đi chạy gạo. Gọi con, con mãi đứng chơi đình. Muốn mù mù giời chẳng cho mù nhỉ,

Cũng giống như các nhà Nho khác, khi không tìm ra lẽ sống trong cuộc đời, họ cũng thường đi tìm lẽ sống và thể hiện lẽ sống của mình. Có thể tìm về quá khứ, hay ở ẩn để hoà mình vào thiên nhiên, tìm về không gian vũ trụ để giải toả nổi bế tắc ngán ngẩm của một con người bất đắc chí. Nhà nghiên cứu Nguyễn Lộc đã nhận xét: "theo quan niệm của Nho giáo, cái mẫu mực thuộc về quá khứ, còn cái trong sạch chủ yếu lại ở trong thiên nhiên" [4,53] như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Hữu Trác. Các nhà nho ẩn dật miêu tả cái tôi có chủ định để diễn tả mối quan hệ giữa cái tôi với môi trường thiên nhiên họ lên án lối sống thành thị nơi con người chạy theo công danh và lợi ích vật chất. Khác với các nhà Nho ở ẩn, Tú Xương là nhà Nho hành động sống với đời. Ông chứng kiến cảnh nước mất nhà tan. Thấy được cái tình người nhạt nhẽo, nhà thơ không dửng dưng bàng quan mà ông thấy xót xa trước tình đời:

"Trời không chớp bể với mưa nguồn, Đêm nảo đêm nao tớ cũng buồn, Ngao ngán tình chung cơn gió thoảng, Nhạt nhèo quang cảnh, bóng giăng suông.

Khăn khăn, áo áo thêm rầy chuyện. Bút bút, nghiên nghiên khéo giở tuồng,

Ngủ quách sự đời thây kẻ thức, Chùa đâu chú trọc đã hồi chuông"

(Đêm hè)

Giáo sư Nguyễn Đình Chú đã viết, "có người nhận xét rằng như có hai Tú Xương trong thơ: một ban ngày và một ban đêm, ban ngày thì xông xáo, quan sát nghe ngóng săn tìm mọi thứ để rồi phá lên những trận đòn cười như muốn xé xác chúng ra. Nhưng ban đên một mình với bóng thì chao ôi! Buồn ơi là buồn…!" [10, 31]. Quả thật, giờ đây giữa đêm vắng thì đêm nào nhà thơ cũng buồn nó cứ kéo dài lê thê trước tình cảnh đất nước. Thi sĩ cảm thấy ngao ngán và tuyệt vọng không muốn nghĩ đến chuyện bút nghiên nữa vì nhà thơ

cảm thấy mình là lớp người thừa của xã hội ông trở về với cái tôi của mình, năm lần bảy lượt lều chỏng đi thi chỉ đổ " tú tài" vừa chán nản lại vừa bực bội với cảnh quan trường như một sân khấu hài bề ngoài thì hào nhoáng bệ vệ nhưng nhìn sâu vào hậu trường thì lôi thôi bệ rạc mất hết hào khí. Ngán ngẩm một mình trong đêm, ông muốn nhắm mắt để đi vào giấc ngủ quên hết sự đời, nhưng dấu hiệu của ngày mới lại bắt đầu. Nhà thơ nhìn thấy những nghịch cảnh để rồi chán nản nghề nghiệp của mình:

"Trời đất sinh ra chán vạn nghề Làm thầy làm thợ lại làm thuê Bác này mới thực thái vô tích:

Sáng vác ô đi, tối vác về."

(Vô tích)

Ông chán nản về mình, lại tìm cách lấp đi cái thất thế của bản thân nhưng càng lấp đến đâu ông lại càng đau đớn đến đó. Gắn bó cuộc đời mình với thành Nam, với non Côi, sông Vị, yêu hết mình với mảnh đất Vị Hoàng nhỏ bé và cũng đêm ngày trăn trở trước sự thay đổi của cuộc đời, làng Vị Hoàng quê ông. Sự thay đổ đó làm mất đi cảnh vui đẹp, đạo lý làm người và thay vào đó là cảnh xơ xác tan hoang lố bịch đến mức quái đản. Tất cả đều thay đổi con người cũng không còn là mình nữa, sống trên mảnh đất của mình mà ngỡ ngàng đau xót Tú Xương cũng bất lực bó tay trước cuộc chuyển vần của xã hội:

"Nô nức qua chơi thú Vị Hoàng, Nơi này phong vận đất nhiều quan.

Trời kia xui khiến sông nên bãi Ai khéo xoay ra phố nữa làng. Khua múa trống chiêng chùa vẫn nức.

Xì xèo tôm tép chợ hầu tan Việc làng, quan lớn đi đâu cả ?

Chỉ thấy dăm ba bác xã bàn."

Trong gia đình mình ông không làm gì cho vợ con được nhờ. Ông chỉ lo thi cử và ăn chơi. Tú Xương đã thể hiện tấm lòng của mình đối với người vợ tảo tần đảm đang chung thuỷ và nhân hậu. Ông cảm ơn vợ vì những việc bà đã làm cho ông, thấm thía được nỗi vất vả nhọc nhằn của vợ. Trước mắt ta hiện lên một ông Tú đang đau buồn vì chưa làm tròn trách nhiệm của bản thân, ông đã day dứt dằn vặt và văng ra tiếng chửi, chửi mình chửi luôn cả thói đời bạc bẽo:

"Cha mẹ thói đời ăn ở bạc! Có chồng hờ hững cũng như không."

(Thương vợ)

Không còn cách gì để trả ơn vợ, ông lại tấp tểnh đi thi để rồi hỏng vẫn hoàn hoàn hỏng. Càng như vậy ông càng thấy bế tắc và tuyệt vọng.

Hàng loạt các câu hỏi lớn đã xuất hiện trong thơ Tú Xương, tất cả đều không có câu trả lời, tần số xuất hiện ngày càng dày đặc. Ông hỏi về lẽ sống, sự đời, trời, trăng… Nhà thơ và Nguyễn Khuyến có những điểm giống nhau, họ là những người đồng thời đều làm thơ. Bản thân Nguyễn Khuyến không đầu hàng giai cấp nhưng giai cấp của ông đã đầu hàng, bình sinh Yên Đổ không phải là một kẻ thất bại nhưng Yên Đổ đã mang tâm lý thất bại của giai cấp mình của người dân mất nước như trong bài thơ "Tự trào":

"Cờ đang giữa cuộc không còn nước Bạc chửa thâu canh đã chạy làng"

Nguyễn Khuyến lui về giữ tiết tháo của một nhà nho, bất lực vô nghĩa trước cuộc đời, lui về ở ẩn đứng ngoài và đứng trên thời cuộc. Nhưng Tú Xương thì không như thế, ông lại là con người của thời cuộc. Tác giả không được sống cuộc sống phồn thịnh như của Nguyễn Khuyến trong đời làm quan, Yên Đỗ vẫn nhìn thấy quá khứ hào hùng của dân tộc, Tú Xương lại sống trọn trong cảnh thống trị của thực dân Pháp. Nguyễn Khuyến dù sao đi nữa vẫn còn an ủi hơn Tú Xương, thi sĩ chẳng biết tý gì về cuộc sống đầy đủ, lại lớn

lên khi mà phong trào yêu nước của các chí sĩ, sĩ phu đã thất bại vì thế nó ảnh hưởng đến tâm lý của ông dường như muốn buông xuôi bỏ mặc tất cả:

"Thiên hạ dễ thường đang ngủ cả, Việc gì mà thức một mình ta ?"

(Chợt giấc)

Dường như Tú Xương bất lực trước thời cuộc, với đạo lý luân thường. Không tìm được cho mình chỗ đứng giữ đất trời như Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, một người tài cao mà chí không thành. Cao Bá Quát thấy mình lạt lõng thấy đời vô vị "sống kiếp gân gà, đời lạt lẽo". Ông xuất hiện như môt con người không chịu vào khuôn phép và trở thành con người bi kịch dưới chế độ chuyên chế. Còn Tú Xương vẫn ôm trong mình giấc mộng thi cử để khẳng định công danh nhưng không thành. Xã hội đã thay đổi tất cả những gì ông có là "khí tiết" của một nhà nho ôm ấp nợ công danh:

"Ta phải trang xong cái nợ ta, Lẽ đâu chịu nợ mãi ru mà ?"

(Than thân chưa đạt)

Những câu hỏi nhà thơ đặt ra không được trả lời nó làm cho ông rơi vào bi kịch. Ông luôn mong mỏi những điều tốt đẹp cho tất cả mọi người chứ không phải riêng mình nhà thơ. Cái tôi của ông muôn sống hồn nhiên nhưng không sao sông nỗi, muốn thoát ra cái vòng luẫn quẩn vô nghĩa nhưng cũng không bức ra nỗi. Trong khi đó, ông cứ phải trương mắt ra để nhìn cái xã hội giao thời đang hiện lên từng ngày từng giờ với bao nhiêu thối nát, rác rưởi. Cứ phải nhìn cuộc sống đang dần sụt lỡ dưới chân mình mà không làm gì được nên Tú Xương vẫn không thoát ra ngoài cái tôi bế tắt tuyệt vọng.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp ngữ văn cái tôi trong thơ tú xương (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w