Cái tôi phản tỉnh trong thơ trào phúng

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp ngữ văn cái tôi trong thơ tú xương (Trang 30)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1. Cái tôi phản tỉnh trong thơ trào phúng

Trong văn chương của nhà Nho, con người là đối tượng gây nên cảm xúc trữ tình chứ không phải là đối tượng của cái nhìn hài hước, có thể nhà Nho cũng khôi hài trong những mảng đề tài nào đó, nhưng khi thể hiện con người, tư tưởng phân loại đã buộc họ phải trang nghiêm để mà khen chê bình luận. Nhà Nho có thể đả kích sâu cay, thâm thuý, và có thể "xỏ ngọt" một đối tượng nào, nhưng không thể vì thế mà nhầm lẫn "đả kích" với khôi hài trào lộng. Văn chương của họ không chú ý nhiều đến việc một sự việc khách quan mà chú ý đến tâm sự của mình, cho những người đồng cảm của mình. Với

quan niệm như thế thì thơ trào phúng không có chỗ đứng, đây vốn là một thể loại thơ ca có tính trí tuệ, nhằm bộc lộ rõ sự thật mổ sẻ phân tích để tìm ra sự thật, tìm sự đồng cảm của công chúng. Ở nước ta cuối thế kỷ XIX, khi Nho giáo bị sụp đổ từng mảng lớn trước những chấn động về văn hoá do sự hiện diện của một nền văn hoá kế thừa phương Tây, cái cười đã mau chóng đi vào đời sống của nhà Nho. Nên không phải ngẫu nhiên Nguyễn Khuyến, Tú Xương lại có những dấu hiệu của nhà thơ trào phúng. Vì sự tan vỡ của Nho giáo đã kéo theo sự tan vỡ một phương thức tư duy văn học. Tú Xương sống trọn trong giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX, lúc này Thực dân Pháp đã bước đầu đặt nền móng thống trị đất nước ta, triều đình nhà Nguyễn bất lực trước thời cuộc. Nhân dân sống trong cảnh lầm than, tầng lớp Nho sĩ cuối mùa không còn chỗ đứng khi mà bộ cánh luân thường đạo lý lúc này đã rách nát, thân phận con người mờ mịt, mọi giá trị đảo lộn tất cả. Tú Xương đã đem tiếng cười chế nhạo mọi hiện tượng chướng tai gai mắt của xã hội.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp ngữ văn cái tôi trong thơ tú xương (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w