BẢO LÃNH NGOÀI NƯỚC

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển thị trường bảo lãnh của ngân hàng Sài Gòn Thương Tín – Sacombank (Trang 41 - 45)

1 Phát hành thư bảo lãnh (/quý)

- Ký quỹ 100% số tiền bảo lãnh 0,15% - 0,25% 20 USD

- Ký quỹ dưới 100% số tiền bảo lãnh 0,25% - 0,50% 30 USD

2 Tu chỉnh thư bảo lãnh

- Tu chỉnh tăng tiền/tăng thời hạn bảo lãnh Như phát hành thư bảo lãnh

- Tu chỉnh khác 10 USD

3 Thông báo thư bảo lãnh 10 USD

4 Thông báo tu chỉnh thư bảo lãnh

( Website http://sacombank.com)

V.4.6. Phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu

Ngân hàng cung cấp dịch vụ bảo lãnh cho các cá nhân, gia đình trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng, dịch vụ…Nhưng phân đoạn thị trường mà Sacombank đang chú trọng đặc biệt là thị trường kinh doanh. Hiện tại, Sacombank phân đoạn thị trường bảo lãnh như với nguyên tắc phân đoạn theo yếu tố địa lý

• Nguyên tắc phân đoạn: Theo yếu tố địa lý

Sacombank phân đoạn thị trường bảo lãnh thành 3 đoạn thị trường chính:

• Thị trường miền Nam

• Thị trường miền Trung

• Thị trường Hà Nội và các tỉnh phía Bắc

Trong đó Sacombank chọn phân đoạn thị trường miền Nam là thị trường mục tiêu do thành phố Hồ Chí Minh vốn là thị trường truyền thống. Sacombank có chỗ đứng khá vững chắc trên thị trường này nên là thị trường kinh doanh đầy hứa hẹn. Mảng thị trường thành phố Hồ Chí Minh hiện vẫn là một thị trường tiềm năng với qui mô thị trường và khối lượng giao dịch lớn trong bảo lãnh.

• Đặc điểm: Do thành phố Hồ Chí Minh là nơi tập trung đông dân cư, hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu cũng như các hoạt động giao thương diễn ra sối động nên mảng thị trường bảo lãnh có tiềm năng khai thác.Thị trường này khối lượng doanh nghiệp lớn, có giá trị các khoản bảo lãnh lớn.

• Các loại hình bảo lãnh cung cấp cho thị trường này: o Bảo lãnh thanh toán.

o Bảo lãnh vay vốn. o Bảo lãnh dự thầu.

o Bảo lãnh thực hiện hợp đồng.

o Các hình thức bảo lãnh khác theo quy định của Sacombank.

Số dư bảo lãnh năm 2006 là 7012 triệu đồng. Con số này cho thấy hoạt động bảo lãnh trong năm 2006 có nhiều rủi ro. Đến 2007, con số này giảm xuống bằng 0. Mặc dù trong năm 2007, có phát sinh một số trường hợp đòi tiền theo bảo lãnh nhưng không xảy ra một trường hợp nào phát sinh nợ hay nợ quá hạn. Do vậy hoạt động bảo lãnh của Sacobank duy trì được mức độ an toàn, không để xảy ra nguy cơ mất vốn.

Bảng 5 –Tỷ trọng doanh thu bảo lãnh của Sacombank theo vùng miền

Thị trường Tỷ trọng doanh thu bảo lãnh

Miền Nam 72,23%

Miền Trung 9,45%

Hà Nội và các tỉnh phía Bắc 18,32%

(Phỏng vấn cán bộ Huỳnh Lê Hoa – Trưởng phòng tín dụng Sacombank chi nhánh Đống Đa) Thị trường miền Nam chiếm 72,23% tỷ trọng doanh thu bảo lãnh của Sacombank theo vùng miền. Đây là thị trường chính mà Sacombank có thế mạnh và đang tiếp tục khai thác. Thị trường lớn thứ 2 chính là thị trường Hà Nội vơi 18,32% tỷ trọng doanh thu. Hà Nội là thị trường mới đối với Sacombank. Sacombank đang tích cực mở rộng thêm nhiều điểm giao dịch tại thị trường này. Như vậy, hai thành phố lớn là Hà Nội và Hồ Chí Minh vẫn là thị trường lớn nhất chưa khai thác hết tiềm năng.

V.4.8. Cách thức quản lý, đánh giá chiến lược phát triển thị trường

Tuy bảo lãnh là một hoạt động còn khá mới mẻ so với các nghiệp vụ ngân hàng truyền thống của ngân hàng song đây là một xu thế tất yếu của nghiệp vụ ngân hàng hiện đại. Hoạt động bảo lãnh chứa nhiều rủi ro tiềm tàng nên mỗi ngân hàng đều phải đặt ra các chỉ tiêu để đánh giá hoạt động bảo lãnh của mình. Các chỉ tiêu của các ngân hàng hiện tại chưa phải là các chỉ tiêu thống nhất. Sacombank đánh giá chất lượng bảo lãnh của mình dựa trên hai nhóm chỉ tiêu sau:

• Nhóm 1: Chỉ tiêu định lượng. Nhóm này bao gồm các chỉ tiêu:

• Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh: Được tính từ tổng số phí thu được do khách hàng tham gia bảo lãnh đã trả và các khoản tiền thu được qua số tiền ký quỹ của khách hàng đem lại. Chỉ tiêu này phản ánh sự phát triển

của hoạt động bảo lãnh và chất lượng của bảo lãnh. Tuy nhiên, khi chỉ tiêu này cao cũng phản ánh mức độ rủi ro cao hơn.

• Tỷ trọng doanh thu từ hoạt động bảo lãnh: Tỷ số này được tính theo công thức:

Tỷ trọng doanh thu từ hoạt động bảo lãnh(%)

Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh . 100% =

Tổng doanh thu

• Chi phí từ hoạt động bảo lãnh: chỉ tiêu này được tính dựa trên các khoản tiền mà ngân hàng đã phải bỏ ra để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh và các nghĩa vụ khác có liên quan. Nếu doanh thu của bảo lãnh cao trong khi chi phí thấp cho thấy hoạt động bảo lãnh của ngân hàng ít rủi ro, các khoản bảo lãnh mang lại hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng.

• Lãi từ hoạt động bảo lãnh: Chỉ tiêu này tính theo công thức Lãi từ hoạt động bảo lãnh = Doanh thu – Chi phí

Chỉ tiêu này phản ánh chân thực nhất tình hình kinh doanh của hoạt động bảo lãnh. Từ chỉ tiêu này ta có thể tính được tỷ trọng lãi từ hoạt động bảo lãnh so với tổng lợi nhuận:

Tỷ trọng lãi từ hoạt động bảo lãnh(%)

Lãi từ hoạt động bảo lãnh . 100% =

Tổng lợi nhuận

• Dư nợ bảo lãnh quá hạn

Đây là những khoản vốn mà ngân hàng phải trả thay cho người được bảo lãnh, nhưng khi đến hạn thanh toán khách hàng không có đủ tiền trả hoặc ngân hàng không được gia hạn nợ trong khi không truy đòi được từ khách hàng.

Chỉ tiêu này càng lớn càng thể hiện ngân hàng đang đứng trước nguy cơ mất vốn cũng như chất lượng bảo lãnh ngân hàng chưa tốt. Chỉ tiêu này được tính như sau:

Tỷ trọng dư nợ bảo lãnh quá hạn(%)

Dư nợ bảo lãnh quá hạn. 100% =

Nếu tỷ trọng này giảm do dư nợ bảo lãnh quá hạn giảm hay doanh số bảo lãnh tăng thì đó là dấu hiệu thể hiện chất lượng bảo lãnh tăng lên. Nhưng Doanh số bảo lãnh trong năm tăng cũng đồng nghĩa với sự gia tăng rủi ro do có thể phát sinh nợ quá hạn trong năm tới

• Nhóm 2: Chỉ tiêu định tính: bên cạnh các chỉ tiêu định lượng thì các chỉ tiêu định tính cũng đóng góp một vai trò không kém quan trọng trong việc đánh giá hoạt động bảo lãnh. Sacombank đang áp dụng 2 chỉ tiêu chính:

- Chỉ tiêu sự phản hồi từ phía khách hàng: Chỉ tiêu này được xây dựng dựa trên đánh giá của khách hàng về phong cách cán bộ bảo lãnh, tính cạnh tranh thông qua biểu phí, giá trị tiền ký quỹ….Các kết quả này được thu thập qua các cuộc điều tra của ngân hàng.

- Chỉ tiêu giá trị gia tăng được tạo ra từ hoạt động bảo lãnh: Chỉ tiêu này rất khó để có thể tính tương đối chính xác. Chỉ số này phải được tính qua tính toán giá trị gia tăng từ các khoản tín dụng và tỷ lệ doanh số bảo lãnh trong tổng doanh số tín dụng. Do tính toán khó chính xác nên các chỉ tiêu này chỉ dùng để tham khảo và đánh giá kèm với chỉ tiêu trên.

Chương III: Một số giải pháp phát triển thị trường bảo lãnh tại Sacombank Sacombank

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển thị trường bảo lãnh của ngân hàng Sài Gòn Thương Tín – Sacombank (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w