tín
IV.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Để phù hợp với các thông lệ quốc tế và tránh những khe hở trong hoạt động bảo lãnh, NHNNVN cần hoàn thiện hơn nữa khung pháp lý về hoạt động bảo lãnh. Trong đó cần đồng bộ các luật, nghị định, thông tư, qui chế trong bảo lãnh ngân hàng và các lĩnh vực khác có liên quan.
Các văn bản về bảo lãnh cần phải được điều chỉnh sao cho phù hợp với thực tế hoạt động và thực tế mức độ cạnh tranh ngày càng lớn trong lĩnh vực bảo lãnh
- Quyết định số 26/2006/QĐ – NHNH qui định giới hạn bảo lãnh không được vượt quá 15% số vốn tự có của tổ chức tín dụng dẫn đến thực tế có nhiều hợp đồng ngân hàng hoàn toàn có thể bảo lãnh độc lập nhưng lại phải đồng bảo lãnh. Trong thời gian tới, NHNN nên nghiên cứu nâng tỷ lệ này lên 20% để các ngân hàng có thể thực hiện hoạt động bảo lãnh có hiệu quả hơn.
- NHNN cần nhanh chóng soạn thảo một văn bản để làm cơ sở cho việc tranh chấp bảo lãnh. Văn bản cần có hướng dẫn cụ thể, rõ ràng. - Trong tình hình cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng gia
tăng, NHNNVN cần sớm sửa đổi và ban hành Luật cạnh tranh Ngân hàng cũng như Luật các tổ chức tín dụng để đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng
- Bên cạnh đó, NHNNVN cũng cần nghiên cứu đổi mới hệ thống giám sát Ngân hàng theo các nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế.
IV.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Sacombank
- Nhanh chóng hoàn thiện qui trình bảo lãnh chuẩn thật cụ thể và chi tiết để có thể áp dụng thống nhất trong các chi nhánh.
- Sacombank cần có qui trình thống nhất để kiểm tra kiểm soát hoạt động bảo lãnh nhằm đảm bảo hoạt động diễn ra thông suốt, tránh được các rủi ro.
- Sacombank cũng cần có qui định riêng để nâng cao trách nhiệm của các phòng ban có liên quan đến lĩnh vực bảo lãnh; để các phòng ban có thể phối hợp nhịp nhàng trong thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh.Có như vậy thì hoạt động bảo lãnh tại Sacombank mới thực sự hiệu quả.
Kết luận
Trong nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, hoạt động bảo lãnh đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bảo lãnh không những mang lại nguồn lợi nhuận cho Sacombank mà còn giúp nâng cao uy tín của Sacombank trên thị trường.
Sự phát triển ngày càng mạnh mẽ trong lĩnh vực ngân hàng, đặc biệt trong lĩnh vực bảo lãnh đặt ra cho Sacombank nhiều thách thức lớn. Để có thể cạnh tranh với các ngân hàng khác, Sacombank phải có được những khác biệt trong hoạt động bảo lãnh mà trước hết là khắc phục những tồn tại trong chất lượng bảo lãnh để áp dụng cho tất cả các chi nhánh trên toàn quốc.
Các giải pháp đưa ra trong chuyên để chỉ mang tính định hướng cho hoạt động bảo lãnh. Mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ hay mỗi chi nhánh của Sacombank cần phải xây dựng các biện pháp cụ thể hơn, khả thi hơn để có thể mở rộng và phát triển hoạt động bảo lãnh hơn nữa.
Mặc dù đã cố gắng song do thiếu hiểu biết thực tế và khả năng thu thập thông tin, bài viết của tôi không tránh khỏi những sai sót. Tôi rất mong nhận được sự đánh giá, phê bình, các ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo cũng như các cán bộ phòng tín dụng ngân hàng Sacombank để chuyên đề hoàn thiện hơn nữa.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn giáo viên hướng dẫn Nguyễn Thị Tuyết Mai và các cán bộ phòng tín dụng Sacombank chi nhánh Đống Đa đã giúp đỡ tôi mở rộng hiểu biết về các kiến thức cũng như các kinh nghiệm thực tiễn để có thể hoàn thành chuyên đề này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại – Ts. Tạ Minh Kiều – H.Thống Kê – 2007.
2. Marketing trong ngân hàng – Viện khoa học ngân hàng – H.Thống Kê – 2002.
3. Marketing trong dịch vụ - Ts. Lưu Văn Nghiêm – H. Thống Kê – 2002.
4. Quản trị chiến lược – PGS.TS Lê Thế Giới – H.Thống Kê – 2007.
5. Giáo trình Marketing căn bản – PGS.TS. Trần Minh Đạo – NXB Giáo dục.
6. Quyết đinh số 708/2006/QD – HDQT ngày 01/12/2006 của hội đồng Quản trị NHTMCP Sài Gòn Thương tín.
7. Qui chế bảo lãnh ngân hàng của Ngân hàng Nhà Nước ban hành ngày 06/10/2006. 8. Tạp chí Ngân hàng 9. Tạp chí tài chính 10. Các Website: • http://www.Sacombank.com • http://www.Vietcombank.com • http://www.anz.com • http://www.marketingchienluoc.com