1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đổi mới phương pháp thuyết trình trong dạy học môn chính trị (phần triêt học Mác-Lênin)

121 919 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 121
Dung lượng 478,5 KB

Nội dung

Song cái khác căn bản ở đây là phương pháp dạy học cũ đã phầnnhiều bỏ quên học sinh nên học sinh bị động trong tiếp nhận, còn phương phápdạy học mới phải phát huy được tính tích cực, chủ

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Sau khi giành thắng lợi trong công cuộc cách mạng giải phóng dân tộc,giang sơn thu về một mối, đất nước ta bước vào giai đoạn mới của sự nghiệpcách mạng- sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước không chỉ độc lập về mặtchính trị mà còn phải độc lập về mặt kinh tế, từng bước đi lên CNXH Xuất phátđiểm từ một nước nghèo nàn lạc hậu, bị chiến tranh tàn phá nặng nề, phải đuổikịp các nước trong khu vực và trên thế giới, đây là một trọng trách nặng nề, mộtthách thức lớn đối với Việt Nam Hơn nữa, nước ta tiến hành nhiệm vụ này trongtrong bối cảnh cả thế giới bước vào nền kinh tế hậu công nghiệp - kinh tế tri thức(knowledge economy) Trong bước chuyển đó, GD-ĐT và KHCN ngày càng trởthành yếu tố trực tiếp của lực lượng sản xuất hiện đại, là quốc sách hàng đầu, lànền tảng, động lực đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước Vì, chỉ có GD-ĐT mới cóthể đào tạo ra những con người tự chủ, có nhân cách và năng lực nghề nghiệp-nguồn nhân lực quan trọng cho sự nghiệp CNH, HĐH

Triết học Mác-xít khẳng định: Lượng đổi thì chất đổi, lượng thay đổi mộtcách tuần tự còn chất thay đổi một cách nhảy vọt Phạm trù về mối tương quangiữa lượng và chất này hoàn toàn đúng trong các hoạt động giáo dục Sự tăng lên

về kiến thức ngày nay nhất thiết phải kéo theo sù thay đổi về phương pháp dạyhọc, phương pháp giáo dục cũng nh phương tiện và phương pháp truyền đạt trithức của con người Các Mác cho rằng: Công cụ lao động là thước đo của sựphát triển kinh tế và của sự tiến bộ xã hội Chiếc cối xay giã chạy bằng sức gió

đã đẻ ra các lãnh chúa phong kiến, chiếc máy cơ khí chạy bằng sức nước đẻ racác nhà tư bản công nghiệp Phương tiện dạy học là công cụ của thầy và trò, nócùng với thầy trò hội thành một lực lượng sản xuất đặc biệt của xã hội Phương

Trang 2

tiện dạy học nh thế nào thì tương ứng với phương pháp dạy học nh thế Cáithước kẻ và cái chõng tre đẻ ra các cụ đồ nho dạy học bằng phương pháp gõ đầutrẻ Công nghệ thông tin ra đời sẽ hình thành nền giáo dục mới – giáo dục dựatrên nền tảng tri thức Với khối lượng thông tin đồ sộ, tăng theo cấp số nhân nhưhiện nay, nếu như chúng ta vẫn giữ nguyên phương pháp truyền thụ tri thức chohọc sinh theo quan hệ một chiều: Thầy truyền đạt, trò tiếp nhận là không còn phùhợp nữa, mà cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học theo hướng mới chủđộng, tích cực, lấy học sinh làm trung tâm.

Đổi mới phương pháp dạy học không phải là tạo ra một phương pháp khácvới cái cũ, để loại trừ cái cũ mà tạo được một tiền đề để cho những nhân tố tíchcực của cái cũ vẫn có cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn, đồng thời tạo ra được cáimới tiến bộ hơn, tốt hơn cái đã có Nói nh vậy không phải là dung hoà để làmhơi khác hay tương tự cái đã có mà phải có cái mới thực sự để đáp ứng đòi hỏicủa sự tiến bộ Nếu phương pháp dạy học cũ có ưu điểm lớn là phát huy trí nhớ,tập cho học sinh làm theo một điều nào đó thì phương pháp mới vẫn cần những

ưu điểm trên Song cái khác căn bản ở đây là phương pháp dạy học cũ đã phầnnhiều bỏ quên học sinh nên học sinh bị động trong tiếp nhận, còn phương phápdạy học mới phải phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.Phương pháp thuyết trình là một trong những phương pháp dạy học truyềnthống đã có từ lâu, được áp dụng phổ biến trong quá trình dạy học nói chung vàtrong dạy học các môn khoa học Mác-Lênin nói riêng ở các trường đại học vàcao đẳng Hiệu quả mà phương pháp này mang lại không phải phương pháp nàocũng có được Điều này không phải chỉ bản thân nó mà còn do sù quy định bởinội dung và đặc điểm của môn học Các môn khoa học Mác-Lênin, đặc biệt làmôn triết học Mác-Lênin có nội dung mang tính trừu tượng và khái quát cao cho

Trang 3

nên, khi sử dụng phương pháp thuyết trình trong dạy học sẽ có hiệu quả cao hơn

so với các phương pháp khác Tuy nhiên, phương pháp này cũng có những hạnchế nhất định nên việc lạm dụng nó sẽ dễ dẫn đến sự nhàm chán trong quá trìnhhọc tập

Thực tế, trong những năm qua việc đổi mới phương pháp dạy học đã đượcquan tâm và triển khai ở trường Cao đẳng nghề GTVTTƯ II Hải Phòng Nhiềugiáo viên đã chủ động đổi mới phương pháp giảng dạy của mình cho phù hợpvới nội dung môn học, cũng như được nhà trường tạo điều kiện cho đi tập huấn

về đổi mới phương pháp dạy học do Bộ GD-ĐT tổ chức Tuy nhiên, việc đổimới phương pháp dạy học các môn khoa học Mác-Lênin nói chung và mônnguyên lý Mác-Lênin nói riêng chưa có hiệu quả cao Chính vì vậy, tôi chọn đề

tài: “Đổi mới phương pháp thuyết trình trong dạy học môn chính trị (phần triêt học Mác-Lênin) ở trường Cao đẳng nghế giao thông vận tải trung ương

II Hải Phòng” làm đề tài nghiên cứu của mình.

2 Lịch sử nghiên cứu của đề tài

Từ thời cổ đại, mặc dù chưa có quan niệm mang tính hệ thống về phươngpháp thuyết trình nhưng việc dùng lời nói để truyền giảng tri thức cho học tròđược hầu hết các nhà tư tưởng, nhà giáo dục dử dụng Sôcrat, Khổng Tử đã từng

đề cập đến vai trò, ý nghĩa to lớn của việc dạy và học nh thế nào để phát huy tínhtích cực, chủ động của học sinh Khổng Tử cho rằng: Vai trò đối thoại giữa thấy

cô và trò là rất quan trọng, là phương pháp tốt nhất để truyền đạt tri thức cho trò.Còn Sôcrát lại cho rằng: Để đi tới tri thức khách quan cần phải khơi gợi sự tựnhận thức của người học, để họ thấy được sự thiếu căn cứ trong tri thức củamình Từ đó đi đến sự cụ thể hoá tri thức đã được khái quát và giúp người họcđối thoại, so sánh và rót ra kết luận: Phải làm gì cho phù hợp với tri thức khách

Trang 4

quan Nhà tâm lý giáo dục Carl Rogess (469-399 TCN) đã khẳng định: Ngườihọc thực sự được giáo dục chỉ là người đã học được cách học nh thế nào.

Nh vậy, thời cổ đại người ta chưa nghĩ tới vấn đề đổi mới phương phápthuyết trình như thế nào, nhưng khi sử dụng nó người ta đã biết loại bỏ sự độcthoại trong thuyết trình và phát huy tính đối thoại trong đó

Trên cơ sở kế thừa quan điểm của các nhà khoa học giáo dục từ thời cổ đại,nhà lý luận người Pháp Montaigne (1533-1592) khi nghiên cứu về lý luận giáodục đã đề ra phương pháp giáo dục “học qua hành” Theo ông, muốn đạt đượcmục tiêu này tốt nhất là bắt trò liên tục hành để học, học qua hành Vậy, vấn đềkhông phải là giảng dạy một cách giáo điều, thầy nói liên tục, thao thao bấttuyệt Trái lại, chủ yếu là bắt trò hoạt động, vận dụng khả năng xét đoán củamình Giống nh nhà tư tưởng vĩ đại, nhà triết học lỗi lạc thời kỳ khai sáng PhápJ.Russeau (1712-1778) đã khẳng định: Giáo dục con người tốt nhất là phải bằnghoạt động tiếp cận với đối tượng, với hoạt động thực tiễn Theo ông, cách giảngdạy ba hoa sẽ tạo nên con người ba hoa

Đến thế kỉ thứ XVII, J.Akômenxki lần đầu tiên đã hệ thống hoá những luậnđiểm về phát huy tính tích cực của học sinh và khái quát hoá thành hệ thống lýluận trong tác phẩm “Lý luận dạy học” Theo ông, người giáo viên tồi là ngườicung cấp cho học sinh chân lý còn người giáo viên giỏi là người dạy cho họcsinh đi tìm chân lý Bước sang thế kỉ XX, hệ thống lý luận về phát huy tính tíchcức trong học tập được Jonh Deway nâng lên tầm cao mới với quan điểm “Dạyhọc lấy học sinh làm trung tâm” Tư tưởng này đề cao hoạt động đa dạng của họcsinh, nhất là những hoạt động gắn liền với đời sống Bởi, dạy học không chỉ làtruyền thụ một khối kiến thức mà còn phát triển một số kỹ năng cho người học

Trang 5

Ở nước ta từ những năm 1960, vấn đề phát huy tính tích cực trong quá trìnhdạy học đã được quan tâm, thể hiện qua các chủ trương: Biến quá trình đào tạothành quá trình tự đào tạo, thầy đóng vai trò chủ đạo, trò đóng vai trò chủ độngtrong hoạt động dạy học.

Bằng kinh nghiệm từng trải và sự hiểu biết uyên thâm của mình, trong hộinghị tổng kết phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt” của ngành giáo dục (1963)Bác Hồ đã căn dặn: “Về giảng dạy tránh lối dạy nhồi sọ” , “Về học tập tránh lốihọc vẹt”, “Các cháu không nên học gạo, không nên học vẹt…, học phải suy nghĩ,phải có liên hệ với thực tiễn, phải có thí nghiệm và thực hành, học và hành phảigắn kết với nhau”

Thấm nhuần tư tưởng của Người, các nhà giáo dục: Nguyễn Kỳ, Trần HồngQuân, Nguyễn Cảnh Toàn, Lê Khánh Bằng, Nguyễn Ngọc Bảo , đã đề cao việcdạy và học nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy Theo G.S Nguyễn Kỳ, vai tròchủ động, tích cực và tư duy độc lập, sáng tạo của người học là điều kiện quantrọng để đổi mới phương pháp dạy học các môn khoa học nói chung và các mônkhoa học Mác-Lênin nói riêng

Khoa GDCT trường ĐHSP Hà nội cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu vềđổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực chủ động của người học, củacác tác giả: TS Phùng Văn Bộ, TS Vũ Hồng Tiến, TS Nguyễn văn cư.…

Nhìn chung các công trình nghiên cứu đã bàn khá sâu sắc về việc đỏi mớiphương pháp dạy học theo hướng tích cực Tuy nhiên, việc vận dụng phươngpháp thuyết trình theo hướng đổi mới vào dạy học phần triết học Mác-Lênin củamôn chính trị ở trường Cao đẳng nghề thì chưa có công trình nào nghiên cứu Vì

vậy, tôi mạnh dạn chọn “Đổi mới phương pháp thuyết trình trong dạy học

Trang 6

môn chính trị (phần triết học Mác-Lênin) ở trường Cao đẳng nghề giao thông vận tải trung ương II Hải Phòng” làm đề tài nghiên cứu.

3 Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

3.1 Mục đích nghiên cứu

- Đề tài tiến hành nghiên cứu nội dung, bản chất, vai trò của phương phápthuyết trình trong dạy học triết học Mác-Lênin và những nội dung đổi mớiphương pháp thuyết trình nhằm phát huy tính tích cực học tập cho sinh viêntrường Cao đẳng nghề GTVTTƯ II Hải Phòng

- Thông qua quá trình thực nghiệm sư phạm để đề ra quy trình và giải phápcủa việc đổi mới phương pháp thuyết trình trong dạy học phần triết học Mác-Lênin của môn chính trị cho sinh viên trường Cao đẳng nghề GTVTTƯ II HảiPhòng

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Là những nội dung và hình thức đổi mới phương pháp thuyết trình trong dạyhọc phần triết học Mác-Lênin của môn chính trị nhằm phát huy tính tích cực họctập cho sinh viên cao đẳng nghề ở trường Cao đẳng nghề GTVTTƯ II HảiPhòng

4 Những luận điểm cơ bản của đề tài

Trang 7

- Đề tài làm sáng tỏ cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn của việc đổi mới phươngpháp thuyết trình và đề ra các nội dung đổi mới phương pháp này nhằm phát huytính tích cực của sinh viên trong việc học tập phần triết học Mác-Lênin.

- Khảo sát thực trạng dạy học phần triết học Mác-Lênin của môn chính trị tạitrường Cao đẳng nghề GTVTTƯ II Hải Phòng

5 Những đóng góp mới của đề tài

- Về lý lụân: Đề tài tiếp tục khẳng định ưu điểm đồng thời chỉ ra những hạnchế của phương pháp thuyết trình trong dạy học nói chung, dạy học triết họcMác-Lênin nói riêng, từ đó đề ra những hướng đổi mới phương pháp thuyết trìnhtrong dạy học triết học Mác-Lênin

- Về thực tiễn: Đề tài đã đưa ra quy trình và giải pháp có ý nghĩa thực hiệntrong đổi mới phương pháp thuyết trình trong dạy học phần triết học Mác-Lênincủa môn chính trị tại trường Cao đẳng nghề GTVTTƯ II Hải Phòng

6 Phương pháp nghiên cứu của đề tài

- Đề tài lấy quan điểm của CNDVBC và CNDCLS trong triết học Mác-Lêninlàm cơ sở phương pháp luận cho việc nghiên cứu

- Đề tài còn sử dụn các phương pháp nghiên cứu khác nh:

+ Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu, phương pháp phân loại và

hệ thống hoá lý thuyết, phương pháp giả thuyết, phương pháp logíc và líchsử

+ Phương pháp quan sát khoa học, phương pháp trao đổi kinh nghiệm,phương pháp thực nghiệm sư phạm, phương pháp điều tra cơ bản

+ Phương pháp toán học được dùng để xử lý, phân tích số liệu thốngkê

Trang 8

Chương 1

Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc đổi mới phương pháp thuyết trình trong dạy học môn chính trị (Phần triết học Mác - Lênin) ở trường Cao đẳng nghề GTVT

TƯ II Hải phòng

1.1 Cơ sở lý luận của việc đổi mới phương pháp thuyết trình nhằm phát huy tính tích cực học tập môn triết học Mác - Lênin.

1.1.1 Quan niệm về phương pháp dạy học.

Trong quá trình nhận thức và hoạt động thực tiễn, con người luôn luôn tìmmọi cách làm cho hoạt động của mình sao cho ngày càng có hiệu quả cao nhất.Điều đó đã dẫn đến xuất hiện nhu cầu về phương pháp trong cuộc sống

Phương pháp là con đường, là cách thức mà chủ thể sử dụng để tác độngnhằm chiếm lĩnh và biến đổi đối tượng theo mục đích đã đề ra Phương phápkhông phải là sự tổng hoà những qui tắc do lý trí của con người tuỳ ý tạo ra,phương pháp chỉ đúng khi nào nó phản ánh được các qui luật khách quan củabản thân hiện thực Nếu không có phương pháp tốt thì nội dung giáo dục sẽkhông thể đến với người học một cách đầy đủ và đúng chiều Mỗi ngành học,mỗi môn học đều có phương pháp dạy học riêng, phù hợp với mục tiêu, nội dungngành học, môn học, song với đặc thù của môn khoa học Mác- Lênin là mangtính trừu tượng và khái quát cao thì phương pháp thuyết trình được sử dụng kháphổ biến và được coi là phương pháp riêng của môn học

Thuật ngữ phương pháp bắt nguồn từ tiếng Hy lạp là “Methodos”, có

Trang 9

vậy, khi đề cập đến phương pháp là đề cập đến cách thức, con đường mà chủ thể

sử dụng để tác động đến đối tượng nhằm đạt được mục đích đề ra Trong mọilĩnh vực hoạt động của từ lao động sản xuất đến đấu tranh chính trị - xã hội, vănhoá - giáo dục, con người luôn phải lựa chọn phương pháp để thực hiện được ýtưởng, mục tiêu đã định

Ph.Bêcơn, nhà triết học thời kỳ cận đại cho rằng: Phương pháp nh ngọnđuốc soi đường cho con người đi trong đêm tối Còn R.Đề các tơ lại đưa ra mộtnhận định: Thiếu phương pháp thì người tài cũng lỗi, có phương pháp thì ngườitầm thường cũng làm được điều phi thường

Phương pháp dạy học là một trong những yếu tố quan trọng nhất của quátrình dạy học Nghiên cứu vấn đề này có rất nhiều quan niệm khác nhau:

Iu.Banki: Phương pháp dạy học là một cách thức tương tác giữa thầy vàtrò nhằm giải quyết các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển trong quátrình dạy học

I.Ia.Lecne cho rằng: Phương pháp dạy học là hệ thống những hành động

có mục đích của giáo viên nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và thực hành củahọc sinh đảm bảo học sinh lĩnh hội nội dung học vấn

I.D.Dvesev khẳng định: Phương pháp dạy học là cách thức hoạt độngtương hỗ giữa thầy và trò nhằm đạt mục đích dạy học Hoat động này được thểhiện trong việc sử dụng các nguồn nhận thức, các thủ thuật lôgic, các dạng hoạtđộng độc lập của học sinh và cách thức điều khiển quá trình nhận thức của thầygiáo Ngoài ra còn có rất nhiều quan niệm khác nhau, có thể tóm tắt ở ba dạng cơbản:

Trang 10

- Theo quan điểm điều khiển học: Phương pháp là cách thức tổ chức hoạtđộng nhận thức của học sinh và điều khiển hoạt động này.

- Theo quan điểm lôgic: Phương pháp là những thủ thật lôgic được sửdụng để giúp học sinh nắm kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo một cách tự giác

- Xét về bản chất: Phương pháp là sự vận dụng của nội dung dạy học

Nh vậy, dựa vào những quan điểm nêu trên chúng ta có thể rót ra đượcmột số đặc trưng cơ bản sau:

- Phương pháp dạy học là nhằm đạt được mục đích dạy học

- Phương pháp dạy học là sự thống nhất của phương pháp dạy và phươngpháp học

- Phương pháp dạy học thực hiện thống nhất chức năng đào tạo và giáo dục

- Phương pháp dạy học là sự thống nhất của lôgic nội dung dạy học vàtâm lý nhận thức

- Phương pháp dạy học có mặt bên trong và mặt bên ngoài; có mặt kháchquan và chủ quan

- Phương pháp dạy học là sự thống nhất của cách thức hành động vàphương tiện dạy học

Trong quá trình dạy học, giáo viên phải có cách thức dạy và học sinh phải cócách thức học Cách thức dạy và học hợp thành phương pháp dạy học nhằm giúp chothầy và trò hoàn thành các nhiệm vụ dạy học, phù hợp với mục đích đề ra

Vì vậy, Phương pháp là hệ thống những nguyên tắc đươc rót ra từ tri

thức về các quy luật khách quan để điều chỉnh hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn nhằm thực hiện mục tiêu nhất định.

1.1.2 Phương pháp thuyết trình trong dạy học triết học Mác- Lênin.

Trang 11

1.1.2.1 Khái niệm

Phương pháp thuyết trình đã ra đời và được sử dụng từ rất sớm trong lịch

sử giáo dục với những tên gọi khác nhau như: phương pháp dùng lời, phươngpháp diễn giảng, phương pháp thuyết trình …Ngày nay phương pháp thuyếttrình vẫn được sử dụng khá phổ biến trong quá trình dạy học Có nhiều cách hiểu

và định nghĩa khác nhau về phương pháp này

- Phương pháp thuyết trình là phương pháp giáo viên sử dụng ngôn ngữ vàphi ngôn ngữ để cung cấp cho người học hệ thống thông tin về nội dung học tập,người học tiếp thu hệ thống thông tin đó từ người dạy và xử lý chóng theo chủthể người học và yêu cầu của người học

- Phương pháp thuyết trình là phương pháp mà ở đó thầy giáo nghiên cứutài liệu, chuẩn bị bài giảng và trực tiếp điều khiển thông báo lượng thông tin trithức đến học sinh, học sinh tiếp nhận những thông tin đó bằng việc nghe nhìn,cùng tư duy theo lời giảng của thầy, hiểu, ghi chép và ghi nhí

- Phương pháp thuyết trình là phương pháp dạy học trong đó giáo viêndùng lời nói sinh động, gợi cảm, thuyết phục để truyền thụ hệ thống tri thức mônhọc cho sinh viên theo chủ đích nhất định, nhờ vậy sinh viên tiếp thu bài giảngmột cách sinh động

Từ các quan niệm được trình bày ở trên ta có thể hiểu phương pháp thuyếttrình là phương pháp trình bày một vấn đề nào đó trước nhiều người Trong dạy

học Phương pháp thuyết trình là phương pháp dạy học trong đó giáo viên sử

dụng ngôn ngữ và cử chỉ để truyền đạt nội dung tri thức môn học cho người học nhằm thực hiện nhiệm vụ dạy học.

Trang 12

Ở nước ta hiện nay, phương pháp thuyết trình đang được sử dụng phổ biếntrong giảng dạy các môn khoa học và tỏ ra có ưu thế nổi bật trong dạy học cácmôn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và nguyên lý triếthọc Mác- Lênin nói riêng Tri thức triết học là hệ thống những khái niệm, phạmtrù, nguyên lý và quy luật có tính khái quát và trừu tượng hoá cao, nếu ngườigiáo viên không sử dụng lời nói của mình để lập luận, trình bày và giải thích thìngười học không thể hiểu và nắm chắc nội dung môn học.

Như vậy, phương pháp thuyết trình trong dạy học triết học Mác- Lênin là

phương pháp mà giáo viên sử dụng lời nói để trình bày, khai thác, phân tích hệ thống các khái niệm, phạm trù, nguyên lý, quy luật của triết học Mác- Lênin cho sinh viên giúp họ nắm được nội dung môn học, qua đó hình thành thế giới quan khoa học, phương pháp luận biện chứng để nhận thức và cải tạo thực tiễn.

1.1.2.2 Các hình thức của phương pháp thuyết trình trong dạy học triết học Mác- Lênin.

Hiện nay, vẫn chưa có sự thống nhất về các hình thức của phương phápthuyết trình, cho nên khi các giáo viên vận dụng phương pháp này vào trong giảngdạy sẽ gặp rất nhiều khó khăn Trên cơ sở nghiên cứu nhiều tài liệu đã có, chúngtôi thống nhất và mạnh dạn cho rằng phương pháp thuyết trình có ba hình thức

Một là: Kể chuyện.

Kể chuyện là một hình thức chủ yếu của thuyết trình trong đó giáo viêndùng lời nói biểu cảm tường thuật lại các sự kiện, hiện tượng một cách có hệthống nhằm dẫn dắt người học tiếp cận và làm nổi bật nội dung tri thức cần truyềnđạt Thông qua các câu chuyện giáo viên có thể nêu lên những sự kiện, hiện tượnghay nguồn gốc phát sinh, phát triển của tri thức mà sinh viên cần tiếp nhận

Trang 13

Ví dô nh các câu chuyện về các nhà tư tưởng, chuyện khoa học hay cáccâu chuyện diễn ra trong cuộc sống hàng ngày…để minh hoạ, chứng minh chonội dung bài giảng Cụ thể, khi giảng về quá trình hình thành và phát triển củatriết học Mác, giáo viên có thể kể về tiểu sử của Các Mác để minh hoạ cho báigiảng : Các Mác sinh ra trong mét gia đình tiểu thủ công ở tỉnh Ranh thuộc MiềnNam nước Đức Những ảnh hưởng tốt của gia đình, nhà trường và các quan hệ

xã hội khác đã hình thành và phát triển ở Mác tinh thần nhân đạo chủ nghĩa và

xu hướng tự do Phẩm chất đạo đức- tinh thần cao đẹp đó không ngừng được bồidưỡng đã trở thành định hướng cho cuộc đời ông sau nay , đưa ông đến với chủnghĩa cách mạng chân chính Tuy nhiên cần phải chú ý nội dung câu chuyện phảiphù hợp với nội dung bài giảng kết hợp với lối kể chuyện sinh động của giáoviên, giúp cho sinh viên tiếp thu bài học một cách nhẹ nhàng, có hiệu quả.Không được lạm dụng biến giờ học thành giờ kể chuyện, để làm được điều đóđòi hỏi giáo viên phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, cần gia công về nhiều mặt, saocho thông qua câu chuyện của giáo viên thì sinh viên có thể tiếp thu bài giảngmột cách sâu sắc, không gò bó Trong dạy học triết học Mác- Lênin, hình thức

kể chuyện chiếm một tỉ lệ nhỏ, nó thường được sử dụng để minh hoạ cho bàigiảng khi dạy phần lịch sử triết học, lịch sử nghiên cứu và phát triển của mộtkhái niệm, phạm trù, nguyên lý hay mét qui luật nào đó của triết học Mác -Lênin

Hai là: Giảng giải.

Giảng giải cũng là một hình thức của thuyết trình, trong đó giáo viên dùng lờinói với những luận cứ, số liệu để giải thích, chứng minh, giúp sinh viên hiểu các khái

Trang 14

Giảng giải thường được sử dụng trong dạy tri thức mới và khó Vì tri thứcmới bao giờ cũng được xây dựng bằng các khái niệm, phạm trù, quy luật Khácvới các môn khoa học khác, tri thức của môn triết học Mác- Lênin mang tính trừutượng và khái quát cao Cho nên, sinh viên sẽ không hiểu hoặc hiểu sai nội dungcủa môn học nếu như không được sự giảng giải một cách cặn kẽ, rõ ràng của giáoviên Chẳng hạn như các khái niệm “vật chất”, “ý thức”, “tồn tại xã hội”, “ý thức

xã hội”, “duy tâm”, “duy vật”… sinh viên không hiểu được nếu như giáo viênkhông giảng giải Bất kỳ một bài nào cũng đều có các khái niệm, phạm trù mớiđòi hỏi giáo viên phải giảng giải bằng ngôn ngữ khoa học Chỉ khi nào sinh viênhiểu được các khái niệm, phạm trù thì họ mới có khả năng hiểu được các quy luật

và hệ thống tri thức môn học một cách đầy đủ

Ví dô khi giảng về định nghĩa vật chất của Lênin, giáo viên đưa ra địnhnghĩa vật chất sau đó giảng giải cho sinh viên hiểu:

Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan đượcđem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụplại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác

Định nghĩa vật chất của V.I.Lênin bao gồm những nội dung cơ bản sau:

1 Vật chất - cái tồn tại khách quan bên ngoài ý thức và không phụ thuộcvào ý thức

2 Vật chất - cái gây nên cảm giác ở con người khi bằng cách nào đó (trựctiếp hoặc gián tiếp) tác động lên giác quan của con người

3 Vật chất – cái mà cảm giác, tư duy, ý thức chẳng qua chỉ là sự phản ánhcủa nó…

Ba là: Diễn giảng

Trang 15

Diễn giảng là một hình thức của thuyết trình, trong đó giáo viên truyềnthụ tri thức theo một hệ thống chặt chẽ, bao gồm một khối lượng tri thức lớn vàthực hiện một thời gian tương đối dài

Trong giảng dạy triết học, diễn giảng được sử dụng thường xuyên ở nhữngbài, những phần có nội dung tri thức phức tạp, khó, mang tính trừu tượng và kháiquát cao Ví dụ, khi giảng dạy nguyên lý về sự phát triển của thế giới, các quyluật và các cặp phạm trù cơ bản của triết học Mác- Lênin Khi chủ đề bài giảngđược triển khai, giáo viên bắt đầu tiến hành trình bày, thuyết minh cho chủ đềtheo một hệ thống đã xác định Diễn giảng chính là khâu tiếp tục phát triển nộidung đó; vừa trình bày, vừa thuyết minh và phân tích Thông qua lời giảng củamình với các luận cứ, sự kiện, tư liệu khoa học, giáo viên chứng minh làm sáng

tỏ nội dung bài học Khi đó, sinh viên có thể lĩnh hội được nội dung tri thức bàihọc một cách có hệ thống, chặt chẽ và sâu sắc, đồng thời qua đó còn rèn luyệnkhả năng sử dụng ngôn ngữ của sinh viên

Tuy nhiên cần phải chú ý:

+ Diễn giải của lý luận chính trị khác với diễn giải của văn học Giảng vănhọc đi theo một hướng khác Do đặc trưng của văn học là nghệ thuật, là hìnhtượng, là sự hư cấu Cho nên, giảng văn theo hướng tái hiện, liên tưởng, dùnghình tượng để so sánh, biểu hiện nội dung

Còn lý luận chính trị, triết học thì đặc trưng kiến thức của nó hoàn toànkhác Đây không phải là sự hư cấu, tưởng tượng nữa Đây là những lý luận đượckhái quát từ thực tiễn, nó đã trở thành chân lý khách quan Cho nên, diễn giảngtheo con đường của lôgic học (tư duy lý tính) bằng cách xác định các luận cứ, sựkiện, tư liệu để chứng minh cho chủ đề

Trang 16

+ Diễn giải triết học khác với diễn giải của lịch sử.

Giảng lịch sử là tái hiện lịch sử theo các sự kiện nối tiếp nhau theo thờigian, không gian nh lịch sử thế giới từ cổ đại, trung đại, cận đại và hiện đại Táihiện sự kiện càng phong phó, chi tiết bao nhiêu thì lịch sử càng sinh động, đángtin cậy bấy nhiêu

Nhưng diễn giải triết học lại không phải nh vậy Tất nhiên các sự kiện lịch

sử là rất quan trọng cho triết học, nhưng giảng triết học không phải đi theo conđường như sử học mà nó phải đi theo con đường khái quát lịch sử, trên cơ sở củacác tài liệu lịch sử chân thực, tổng kết lịch sử để rót ra bản chất của lịch sử, cuốicùng rót ra lý luận tổng quát về lịch sử (phương pháp lôgic – lịch sử)

1.1.2.3 Các bước thực hiện phương pháp thuyết trình trong dạy học triết học Mác- Lênin.

Phương pháp thuyết trình được áp dụng trong dạy học triết học, thường có

ba bước:

Bước 1: Mở đầu

Trong giảng dạy triết học Mác- Lênin, việc thực hiện phần mở đầu này có

ý nghĩa rất quan trọng Bởi vì, tri thức triết học vừa mang tính khái quát, trừutượng lại vừa mang tính hệ thống ĐÓ sinh viên nắm bắt được nội dung bài họccần phải có sự dẫn dắt, trình bày theo một lôgic nhất định Bước mở đầu sẽ giúpgiáo viên giới thiệu cho sinh viên kết cấu của toàn bộ bài giảng và thu hút sự chú

ý của sinh viên vào bài giảng Khi thực hiện bước mở đầu có rất nhiều cách như:

Có thể nhắc lại kiến thức cũ để liên kết với chủ đề bài giảng sắp trình bày; có thểnêu tầm quan trọng của chủ đề bài giảng hoặc nêu vấn đề với những câu hỏi

Trang 17

nhận thức…ở bước này nếu giáo viên thực hiện tốt sẽ gây được sự chú ý củangười học vào bài giảng, tạo thuận lợi cho triển khai bước tiếp theo.

Bước 2: Trình bày nội dung chính

Đây là bước trọng tâm, quan trọng nhất của bài giảng với khối lượng trithức lớn và thời gian thực hiện tương đối dài Khi thực hiện bài giảng, phần nàycần được sắp xếp, trình bày một cách lôgic, các dẫn chứng số liệu minh hoạ phảitrung thực và có sức thuyết phục Giáo viên cần khai thác hết kiến thức cơ bảncủa bài, phải đi từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó Trong các bước củaphương pháp thuyết trình thì đây là bước có ý nghĩa quyết định sự thành cônghay thất bại của giờ giảng Do đó, giáo viên cần phải đầu tư thời gian chuẩn bịnội dung thật chu đáo và công phu

Bước 3: Kết luận

Bước này nhằm mục đích tổng kết lại nội dung đã trình bày ở trên Để thựchiện giáo viên cần trình bày khái quát chủ đề, rót ra kết luận theo một hệ thốnglôgic, nhấn mạnh những nội dung cơ bản để sinh viên ghi nhớ và vận dụng.Đồng thời gợi ý cho sinh viên những vấn đề nhận thức để sinh viên tiếp tụcnghiên cứu nhằm khắc sâu và mở rộng tri thức của bài

1.1.2.4 Ưu và nhược điểm của thuyết trình truyền thống trong dạy học triết học Mác- Lênin.

* Phương pháp thuyết trình truyền thống có những ưu điểm sau:

Trong một thời gian định lượng, bằng trình độ hiểu biết, kinh nghiệm hoạtđộng thực tiễn của mình, người giáo viên chủ động trình bày bài giảng một cáchlưu loát, hấp dẫn, hợp lôgic nhận thức của người học Có nghĩa là với một thờigian ngắn, giáo viên có thể truyền đạt một khối lượng thông tin tương đối lớn tới

Trang 18

người sinh viên, bởi giáo viên nắm giữ khối lượng kiến thức lớn hơn sinh viên,

có thể giúp sinh viên tiếp thu được tri thức bằng con đường tắt giảm được thờigian mày mò tìm kiếm Thông qua đó góp phần truyền tải toàn bộ nội dung trithức bài học đến sinh viên Đó là lượng lớn những tri thức lý luận trừu tượng,khái quát cao mà bằng phương pháp dạy học khác rất khó thực hiện Đây cũngchính là ưu điểm nổi bật của phương pháp thuyết trình

Bằng phương pháp thuyết trình giáo viên có thể cung cấp cho sinh viênnhững thông tin cập nhật mà trong giáo trình, sách giáo khoa chưa có Nhữngthông tin trong giáo trình hoặc sách giáo khoa thường lạc hậu hơn so với sự pháttriển của thực tiễn Hơn nữa, trong thời đại ngày nay, khoa học kỹ thuật, côngnghệ thông tin phát triển nhanh chóng, các vấn đề về chính trị, xã hội đang diễn

ra hết sức sôi động trên phạm vi toàn cầu Vì vậy, những thông tin người giáoviên cung cấp cho sinh viên cần phải thường xuyên cập nhật, điều chỉnh và bổsung mới

Khi sử dụng phương pháp thuyết trình, giáo viên tiếp xúc giao lưu trựctiếp với sinh viên, thái độ làm việc nghiêm túc, say mê khoa học sẽ tạo cho họniềm tin khoa học từ những tri thức triết học, hình thành cho sinh viên thế giớiquan khoa học, phương pháp luận biện chứng trong nhận thức và hành động.Thuyết trình khác đọc hiểu Qua thuyết trình giáo viên trực tiếp giao lưu vớingười học, nhờ vậy giáo viên có thể thay đổi thủ pháp sư phạm, điều chỉnh tàiliệu cho phù hợp trình độ nhận thức của sinh viên, kết hợp khích lệ, động viênkịp thời và sự say mê, nhiệt tình giảng dạy của giáo viên có vai trò quan trọngtrong việc tích cực hoá hoạt động học và truyền cảm hứng sáng tạo cho sinhviên Mặt khác, sự kỳ diệu của ngôn ngữ biểu hiện qua ngữ điệu âm thanh khi

Trang 19

giảng của thầy đã lôi cuốn, kích thích sự tập trung chó ý của sinh viên vào bàihọc Hiệu quả bài thuyết trình không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ nội dung trithức bài học mà thông qua thuyết trình, nhờ có sự giao tiếp giữa thầy và trò màsinh viên có thể tiếp nhận từ thầy tình cảm cao đẹp, nhân văn từ đó niềm tin,hoài bão của các em được nâng cao.

Phương pháp thuyết trình vạch cho người học khuôn mẫu và phương phápnhận thức, tổng hợp cấu trúc tài liệu học tập, giúp người học phương pháp tự học,rèn luyện khả năng sử dụng ngôn ngữ Triết học là một môn mang tính trừu tượng,khái quát cao, vì vậy khi giảng giáo viên cần phải sử dụng rất nhiều thao tác tưduy khoa học nh: diễn dịch và quy nạp, phân tích và tổng hợp, cụ thể và trừutượng, lịch sử và lôgic Thông qua quá trình học tập, các phương pháp tư duy nàytừng bước hình thành và phát triển ở sinh viên

Phương pháp thuyết trình cũng là phương pháp phù hợp với số đông sinhviên, trong điều kiện thiếu trường lớp và phương tiện học tập như hiện nay ởViệt Nam

* Ngoài những ưu điểm đã nêu ở trên thì phương pháp thuyết trình truyền thống cũng có một số nhược điểm cơ bản sau:

Khi sử dụng phương pháp thuyết trình, giáo viên thường bị sức Ðp bởikhối lượng kiến thức cần phải cung cấp cho sinh viên Vì thế, họ thường tậndụng mọi thời gian trên lớp để cung cấp càng nhiều tri thức cho sinh viên càngtốt Cho nên, có rất Ýt thời gian để sử dụng các biện pháp phát triển tính chủđộng học của sinh viên Sinh viên chỉ có nhiệm vụ ghi nhớ một cách thụ độngkhối lượng tri thức mà giáo viên cung cấp, tính tích cực chủ động và sáng tạocủa họ không được phát huy làm cho tư duy của họ trở nên nghèo nàn, thụ động,

Trang 20

giờ học trở thành buổi độc thoại của thầy, gây tâm lý nhàm chán cho sinh viên.Đây cũng là nhược điểm lớn nhất của phương pháp thuyết trình trong dạy họcnói chung và trong giảng dạy triết học Mác- Lênin nói riêng Trong quá trình đổimới phương pháp dạy học hiện nay đòi hỏi chúng ta phải khắc phục nhược điểmnày.

Trong một thời gian ngắn, số lượng sinh viên nhiều, khối lượng kiến thứclớn, giáo viên không có nhiều thời gian để đối thoại trực tiếp với sinh viên Vìvậy, giáo viên thu được rất Ýt ý kiến phản hồi từ phía sinh viên Điều này làmcho giáo viên không nắm bắt được tình hình học tập cũng như tâm tư, nguyệnvọng của họ để điều chỉnh hoạt động dạy học Hoạt động dạy của giáo viên vàhoạt động học của sinh viên sẽ không thống nhất, dẫn đến hiệu quả hoạt độnghọc tập không cao

Phương pháp thuyết trình có thể cung cấp một lượng tri thức lớn tới chosinh viên, nhưng chính điều này lại dẫn đến hạn chế là tính cá thể thấp Giáoviên không thể quan tâm tới tất cả sinh viên, không hiểu được tình hình học tậpcũng như mong muốn của họ trong học tập, nhất là đối với sinh viên kém, từ đókhông phân loại được sinh viên Vì thế, không tìm ra được biện pháp phù hợp đểnâng cao chất lượng học tập, đặc biệt là trong giảng dạy triết học Mác- Lênin

Còng nh các phương pháp dạy học khác trong hệ thống các phương phápdạy học hiện nay, phương pháp thuyết trình có những ưu và nhược điểm nh đãnêu trên, xuất phát từ bản thân nó Những ưu điểm nổi bật mà nó có được là điềukhông thể phủ nhận trong dạy học nói chung và trong giảng dạy triết học Mác-Lênin nói riêng Vì thế, phương pháp thuyết trình vẫn có một vị trí vô cùng quantrọng trong hệ thống các phương pháp dạy học, điều đó khẳng định vai trò của

Trang 21

phương pháp thuyết trình là khó có thể thay thế trong hoạt động sư phạm cho dù

lý luận dạy học có phát triển đến đâu đi nữa.Vấn đề đặt ra ở đây là cần phải đổimới phương pháp thuyết trình để nó tích cực hơn phát triển, hiện đại hơn phùhợp với yêu cầu của thời đại mới

1.1.3 Đổi mới phương pháp thuyết trình trong dạy học triết học Lênin

Mác-Trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học hiện nay thì cần có quanniệm đúng đắn về dạy tốt Muốn dạy tốt thì người thầy phải có phương pháp dạyhọc phù hợp với nội dung môn học Đối với người thầy, dạy tốt không chỉ làtrình độ nghề nghiệp mà còn là lương tâm danh dự nhà giáo Đối với người họcđiều mà họ mong mỏi là có thầy dạy tốt để giúp họ học tốt Vì vậy , đổi mớiphương pháp nói chung và phương pháp thuyết trình nói riêng trong giai đoạnhiện nay là một tất yếu

1.1.3.1 Nội dung của việc đổi mới phương pháp thuyết trình trong dạy học triết học Mác- Lênin nhằm phát huy tính tích cực học tập của sinh viên.

Thứ nhất: Kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn

đề trong dạy học triết học Mác- Lênin.

- Phương pháp nêu vấn đề:

Trong lý luận dạy học, dạy học nêu vấn đề còn được gọi là phương phápgiải quyết vấn đề Đây là một trong những phương pháp dạy học mới, đáp ứngđược những yêu cầu của thực tiễn giáo dục đề ra, nhằm phát huy được những ưuđiểm và hạn chế những nhược điểm của phương pháp thuyết trình Việc đổi mớiphương pháp thuyết trình bằng cách kết hợp sử dụng phương pháp nêu vấn đềtrong dạy học là một việc làm hết sức cần thiết

Trang 22

Phương pháp nêu vấn đề là phương pháp dạy học trong đó giáo viên đặt

ra trước người học một vấn đề nhận thức, chuyển người học vào tình huống có vấn đề, sau đó giáo viên phối hợp cùng người học giải quyết vấn đề đi đến những kết luận cần thiết của nội dung học tập.

Trong quá trình dạy học triết học Mác- Lênin, muốn có bài thuyết trình cósức thuyết phục, giáo viên phải tạo ra tình huống có vấn đề Tình huống có vấn đề

là tình huống mà trong quan hệ chủ thể, hoạt động nẩy sinh mâu thuẫn giữa mộtbên chủ thể có nhu cầu giải quyết tình huống đó với một bên là những tri thức kỹnăng và phương pháp hiện có của chủ thể chưa đủ để giải quyết, để tạo ra chomình có hiểu biết về nó và cách hiểu giải quyết tình huống

Khi sử dụng tình huống có vấn đề trong dạy học, đòi hỏi người giáo viênkhông chỉ đưa ra những câu hỏi và bài tập thông thường mà phải đặt ra câu hỏigợi mở tư duy trong mỗi sinh viên, tạo ra sự mâu thuẫn giữa kiến thức mới mà

họ đang tìm hiểu, nhờ đó mà sinh viên tự lôi cuốn mình vào việc giải quyết vấn

đề được nêu

Tình huống có vấn đề là trạng thái tâm lý của sự khó khăn về mặt nhậnthức nẩy sinh ở con người khi họ gặp những tình huống có vấn đề mà họ phảigiải quyết, bằng tri thức họ đã có trước đây không thể giải quyết được, phải tìmcách thức hành động mới Phương pháp nêu vấn đề có những đặc trưng cơ bảnsau :

Một là: Giáo viên đặt ra trước sinh viên những bài toán nhận thức có chứa

đựng mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái chưa biết

Hai là: Sinh viên tiếp nhận mâu thuẫn của bài toán nhận thức (Ơrixtic)

như là mâu thuẫn trong nội tâm của mình phải giải quyết

Trang 23

Ba là: Thông qua quá trình giải quyết bài toán nhận thức, sinh viên lĩnh hội

được nội dung và cách thức giải quyết một cách tự giác, tích cực và hứng thú

Bài toán nhận thức đó là nhiệm vụ nhận thức đặt ra trước sinh viên, nó đòihỏi phải có sự suy nghĩ độc lập, sáng tạo Sau khi giải quyết được nhiệm vụ nhậnthức đó, sinh viên sẽ có kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo mới

- Các bước của phương pháp nêu vấn đề trong dạy học triết học Lênin: Trong dạy học triết học Mác-Lênin việc kết hợp phương pháp thuyết trìnhvới phương pháp nêu vấn đề được chia làm ba bước :

Mác-Bước 1: Xây dựng tình huống có vấn đề trong thuyết trình

Xây dựng tình huống có vấn đề trong thuyết trình khi giảng dạy triết học Lênin được coi là bước hết sức quan trọng, vì nó định hướng giúp cho sinh viên ýthức được nhiệm vụ học tập của mình, tạo ra tiền đề ban đầu kích thích hứng thú họctập cho sinh viên Muốn cho tình huống có vấn đề đặt ra có sức thuyết phục đòi hỏingười giáo viên phải có sự kết hợp chặt chẽ kiến thức triết học với các môn khoa họckhác như chủ nghĩa xã hội khoa học, tư tưởng Hồ Chí Minh, lịch sử Đảng…đồngthời phải liên hệ và vận dụng tình hình thực tiễn đang diễn ra

Mác-Bước 2: Giải quyết vấn đề trong thuyết trình.

Ở bước này đòi hỏi giáo viên phải hướng dẫn sinh viên giải quyết tìnhhuống có vấn đề đã được đặt ra ở trên Sau khi đã nắm được tình huống có vấn

đề yêu cầu sinh viên phải thu thập những thông tin có liên quan đến vấn đề, sửdụng vốn tri thức đã biết làm tiền đề cho lượng tri thức mới Đây là bước quantrọng nhất trong việc vận dụng kết hợp phương pháp thuyết trình với phươngpháp nêu vấn đề trong dạy học

Bước 3: Kết luận vấn đề.

Trang 24

Sau khi giải quyết vấn đề bằng hệ thống tri thức huy động được dưới sự dẫndắt của giáo viên, sinh viên cần phải tiếp tục đưa ra kết luận chung nhất về vấn đềvừa được giải quyết và trên cơ sở đó tiếp tục phát hiện những vấn đề học tập mới Ởbước cuối cùng này vai trò của giáo viên vô cùng quan trọng, có vai trò hệ thốnghoá, tổng hợp lại toàn bộ tri thức một cách chuẩn nhất của bài học, giúp sinh viên

có niềm tin vào lượng tri thức mà họ vừa tiếp nhận được thông qua bài học

- Sự kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề trongdạy học triết học Mác- Lênin

Cơ sở của việc kết hợp hai phương pháp này dựa vào bản thân và vai tròcủa chúng trong quá trình dạy học nói chung và dạy triết học Mác- Lênin nóiriêng Khi kết hợp chúng bổ sung và hỗ trợ cho nhau Kết hợp với phương phápthuyết trình, phương pháp nêu vấn đề sẽ phát huy tối đa những thế mạnh vốn cócủa mình, nó sẽ làm tăng tính hấp dẫn của bài thuyết trình, tạo nên sự chú ý, kíchthích người học tự tìm tòi tri thức để giải quyết mâu thuẫn trong nhận thức củabản thân và cũng nhờ đó khắc phục dược những hạn chế cơ bản của bài thuyếttrình và làm cho nó trở nên tích cực hơn Bài giảng triết học Mác - Lênin trở nênsinh động, khoa học, kích thích tính tích cực, tự giác, sáng tạo học tập của sinhviên góp phần nâng cao chất lượng môn học

Trong quá trình thực hiện bài thuyết trình giáo viên kết hợp giải quyết vấn

đề Cách kết hợp thường là: giáo viên đưa ra những câu hỏi hay đặt ra vấn đề cótính nghịch lý, mâu thuẫn giữa kiến thức, kinh nghiệm đã có của sinh viên vớivấn đề giáo viên sẽ trình bày hoặc cũng có thể giáo viên đặt vấn đề dưới dạngnghi vấn Những câu hỏi, cách đặt vấn đề, cách diễn đạt như vậy được giáo viênlựa chọn, bố trí một cách hợp lý theo sát nội dung bài học, trở thành một bộ phận

Trang 25

trong bài thuyết trình, do đó có tác dụng tạo ra sự chú ý của người học, đặt họ ởtrạng thái luôn có những thắc mắc cần phải giải quyết Sự kết hợp này làm tăngthêm sự hấp dẫn của bài thuyết trình, tạo nên sự chú ý, kích thích người học tựtìm tòi tri thức để giải quyết mâu thuẫn trong nhận thức của bản thân và cũngnhờ đó khắc phục được những hạn chế của bài thuyết trình.

Khi sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề trong dạy học triết học Lênin, giáo viên cũng phải sử dụng phương pháp thuyết trình Khi đó thuyếttrình có giá trị như một công cụ để chuyển tải thông tin giữa thầy với trò từ chỗchưa có nhu cầu tìm kiếm tri thức đến có nhu cầu rồi gặp phải những mâu thuẫnnội tại trong nhận thức của bản thân và sau đó thì nhận thức ra vấn đề học tập

Mác-Để giải quyết vấn đề, sinh viên phải huy động hết mọi khả năng về kiến thức, kỹnăng, kinh nghiệm bản thân kết hợp với sự giúp đỡ tích cực của giáo viên, củabạn với những gợi ý, nhắc lại, liên kết, lôgic hoá các kiến thức đã có với vấn đềhọc tập trong mối liên hệ khách quan giữa chúng, nhờ đó sinh viên tiếp thu đượctri thức của bài học Như vậy, việc chuyển bài toán nhận thức vào trong nhậnthức của người học, giúp người học giải quyết mâu thuẫn trong nhận thức và tiếpthu tri thức trong bài học đòi hỏi giáo viên phải có những thủ pháp, những công

cụ sư phạm hữu hiệu, tiện dụng, chủ yếu được thực hiện bằng phương phápthuyết trình

Thứ hai: Kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp đàm thoại

trong dạy học triết học Mác- Lênin.

- Phương pháp đàm thoại

Trang 26

Trong quá trình giảng dạy bộ môn triết học Mác- Lênin, căn cứ vào từngnội dung bài giảng, giáo viên có thể sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợpvới phương pháp đàm thoại.

Phương pháp đàm thoại là quá trình tương tác giữa người dạy với người học được thực hiện thông qua hệ thống các câu hỏi và câu trả lời tương ứng về một vấn đề nhất định do người dạy và người học đặt ra Kết quả là dưới sự dẫn

dắt của thầy, người học thực hiện được ý tưởng của mình, khám phá và lĩnh hộiđối tượng học tập Thông thường trong dạy học khi áp dụng phương pháp đàmthoại có hai hình thức:

Một là: Đàm thoại có chủ định.

Là hình thức đàm thoại mà câu hỏi của người dạy được sắp xếp theo một hệthống nhất định vào chủ đề Hình thức này bao gồm: đàm thoại diễn giải:dùng để giảng các khái niệm, phạm trù; đàm thoại dẫn dắt: giúp người học nắmbắt từng đề mục và toàn bài; đàm thoại tìm tòi: buộc sinh viên phải tìm tòi, tổnghợp giải đáp và rót ra kiến thức mới

Hai là: Đàm thoại tự do (hay là đàm thoại gợi mở) là phương pháp trong đó

giáo viên soạn ra những câu hỏi lớn, thông báo cho sinh viên, sau đó chia câu hỏilớn thành những câu hỏi nhỏ hơn có quan hệ lôgic với nhau, tạo ra những cáimốc trên con đường thực hiện câu hỏi lớn Đàm thoại gợi mở khác với đàm thoạitái hiện hay đàm thoại vấn đáp, chỉ đòi hỏi sinh viên nhớ lại những kiến thức đãcó

Mục đích của đàm thoại là: Sinh viên có thể giải quyết được một vấn đềmới nào đó mà chính bản thân sinh viên đang cần được tiếp thu Những câu hỏi

Trang 27

được đặt ra đòi hỏi sinh viên tìm tòi một cách độc lập để đi đến những kiến thức

và phương tiện hành động mới

Khi đặt câu hỏi đàm thoại thì giữa các câu hỏi có mối quan hệ với nhau tạothành một hệ thống Mỗi câu hỏi nhằm giải quyết một vấn đề bộ phận Giảiquyết được hệ thống câu hỏi là đi tới giải quyết trọn vẹn vấn đề Trong hệ thốngcâu hỏi đó còn có thể có những câu hỏi phụ có tính chất uốn nắn để đưa sinhviên đi đúng quỹ đạo của vấn đề đang giải quyết nếu các em đi chệch khỏi tiếntrình của cuộc đàm thoại

Do trật tự lôgic của các câu hỏi, giáo viên phải hướng dẫn sinh viên từngbước khám phá, phát hiện ra bản chất của sự vật, hiện tượng nên phương phápnày có ý nghĩa tích cực trong việc gây hứng thú học tập và lôi cuốn sự tham giatích cực, tự lực vào việc giải quyết vấn đề đặt ra, từ đó sinh viên có thể nắmvững kiến thức bài học Đồng thời qua các câu trả lời của sinh viên, giáo viên cóthể đánh giá được trình độ phát triển tư duy, trình độ nhận thức của các em.Ngoài ra đàm thoại tìm tòi còn dạy cho sinh viên trình tự giải quyết một vấn đềtrong lúc tìm tòi tức là con đường đi tới nhận thức khoa học, giúp các em có thể

tư duy sáng tạo trong học tập cũng như trong đời sống thực tiễn

- Sự kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp đàm thoại trongdạy học triết học Mác- Lênin

Trong dạy học triết học Mác- Lênin, việc kết hợp phương pháp thuyết trìnhvới phương pháp đàm thoại sẽ góp phần khắc phục những hạn chế của phươngpháp thuyết trình, tính độc thoại bị loại bỏ thay vào đó là mối quan hệ tương táctích cực giữa thầy và trò

Trang 28

Khi sử dụng phương pháp đàm thoại phải kết hợp với phương pháp thuyếttrình Bởi vì tri thức của môn triết học Mác- Lênin tương đối khó, trừu tượng,mang tính khái quát cao, nó liên quan đến những lĩnh vực khoa học khác nhau,vốn kiến thức và kinh nghiệm của sinh viên so với yêu cầu của bộ môn còn hạnchế Do vậy, khi giảng dạy đòi hỏi giáo viên phải khéo léo giảng giải, phân tích,quy nạp, tổng hợp, lôgic hoá, khái quát hoá…những nội dung tri thức bài học.Tuy nhiên, giáo viên cần phải chú ý, khi đặt câu hỏi đàm thoại, thì câu hỏiphải có mục đích rõ ràng, tránh những câu hỏi đặt ra tuỳ tiện không nhằm vàomục đích cụ thể nào Cần tránh những câu hỏi tối nghĩa, phức tạp hoặc nhữngcâu hỏi có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau.

Trong đàm thoại có những dạng câu hỏi khác nhau Có thể phân loại dạngcâu hỏi dựa trên một số cơ sở sau đây:

Dựa vào thao tác tư duy có các loại câu hỏi sau:

+ Câu hỏi phân tích: Nhằm gợi ý sinh viên tách riêng từng phần của sự vậthiện tượng hoặc các thành phần của mối quan hệ

Ví dụ: Phân tích định nghĩa vật chất của Lênin?

Giáo viên có thể nêu lên định nghĩa rồi gợi ý sinh viên phân tích định nghĩavật chất thông qua câu hỏi: Định nghĩa vật chất có mấy nội dung cơ bản?

“Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan đượcđem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụplại, phản ánh, và tồn tạikhông lệ thuộc vào cảm giác”

Trả lời :

- Vật chất là một phạm trù triết học

- Thuộc tính chung của mọi loại vật chất là “thực tại khách quan”

Trang 29

- Đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng tachép lại, chụp lại, phản ánh lại.

+ Câu hỏi tổng hợp: Nhằm làm cho sinh viên xác lập tính thống nhất và mốiquan hệ giữa các thuộc tính của các sự vật hiện tượng

Ví dụ: Hãy phân tích mối quan hệ biện chứng giữa hai giai đoạn của quảquá trình nhận thức?

Nh vậy phân tích và tổng hợp là hai thao tác tư duy liên hệ mật thiết vớinhau không thể tách rời nhau khi hình thành một khái niệm Những dấu hiệu bảnchất của hiện tượng được phát hiện bằng cách phân tích hiện tượng đang nghiêncứu Sau đó dùng phương pháp tổng hợp để nêu lên bản chất của đối tượngnghiên cứu Do vậy, câu hỏi phân tích và tổng hợp luôn đi kèm với nhau, cóquan hệ chặt chẽ với nhau

+ Câu hỏi so sánh, liên hệ: Nhằm liên hệ các sự vật hiện tượng trong thếgiới vật chất, các khái niệm trong tư duy

Ví dụ: Hãy so sánh ba hình thức cơ bản của nhận thức cảm tính?

+ Câu hỏi nhân quả: là loại câu hỏi nêu lên mối quan hệ nhân quả, mộtdạng quan hệ khá phổ biến trong các vấn đề triết học

Ví dụ: Tại sao thực tiễn là cơ sở, nguồn gốc, động lực và mục đích của nhậnthức?

Vì sao thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý?

+ Câu hỏi khái quát hoá: là loại câu hỏi nhằm khái quát các kiến thức cụthể, nêu lên những cái chính, cái cơ bản, cái chung thường dùng vào cuốichương, hay câu hỏi tổng hợp cuối bài

Trang 30

Ví dụ: Vì sao nói sự ra đời của triết học Mác là một cuộc cách mạng tronglịch sử triết học nhân loại?

Dựa vào trình độ nhận thức: Có thể căn cứ vào 6 mức độ nhận thức sau đểđưa ra câu hỏi nhằm giúp sinh viên nắm bắt được nội dung bài học:

+ Biết: Câu hỏi yêu cầu sinh viên nhắc lại kiến thức đã biết (đây chính làcâu hỏi tái hiện)

Ví dụ: Hãy trình bày nội dung cơ bản của quy luật phủ định của phủ định?+ Hiểu: Câu hỏi yêu cầu sinh viên diễn đạt lại bằng ngôn ngữ của mình,những kiến thức đã học chứng tỏ em đã hiểu những kiến thức đó

Ví dụ: Hãy giải thích thực tại khách quan nghĩa là gì?

+ Áp dụng: Câu hỏi yêu cầu sinh viên áp dụng kiến thức đã học vào tìnhhuống mới khác với bài học

Ví dụ: Hãy lấy ví dụ về vật chất trong đời sống hiện thực?

+ Phân tích: Câu hỏi yêu cầu sinh viên phân tích nguyên nhân hay kết quảcủa một hiện tượng triết học mà sinh viên đã được học trước đó

Ví dụ: Phân tích nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của triết học Mác?

+ Tổng hợp: Câu hỏi yêu cầu sinh viên kết hợp các kiến thức cụ thể trongmột sự thống nhất mới hoặc trong việc giải đáp một vấn đề khái quát hơn

Ví dụ: Các nước đang phát triển trong đó có nước ta đang gặp phải nhữngkhó khăn gì khi tiếp nhận đầu tư nước ngoài mở rộng mối quan hệ hợp tác?+ Đánh giá: Câu hỏi yêu cầu sinh viên nhận định, phán đoán về một vấn đềnào đó

Ví dụ: Từ hình ảnh đường xoái trôn ốc, em có suy nghĩ gì về xu thế pháttriển của đất nước trong tương lai?

Trang 31

Vậy sự kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp đàm thoại trongdạy học triết học Mác-Lênin sẽ loại được yếu tố độc thoại trong thuyết trình thayvào đó là phát huy được tính cộng hưởng giữa giáo viên và sinh viên Thông qua

đó giúp sinh viên tự tin, mạnh dạn trong việc trao đổi kiến thức với giáo viên,với bạn, tạo nên sự gần gũi giữa giáo viên và sinh viên Dưới sự dẫn dắt của giáoviên, sinh viên sẽ hình thành phát huy được năng lực tư duy sáng tạo

Thứ ba: Kết hợp phương pháp thuyết trình với phương tiện dạy học hiện

đại trong dạy học triết học Mác-Lênin.

- Phương tiện dạy học

Sự phát triển của khoa học công nghệ cùng với sự đổi mới nội dung,phương pháp dạy học, quá trình dạy học dẫn tới sự tham gia của nhiều phươngtiện dạy học Phương tiện dạy học ở đây là những công cụ trợ giúp cho giáo viên

và sinh viên trong quá trình giảng dạy và học tập

Phương tiện dạy học là những thiết bị có khả năng chứa đựng hoặc chuyển tải những thông tin về nội dung dạy học và điều khiển việc dạy và học.

Phương tiện dạy học rất phong phú và đa dạng, nó phụ thuộc vào trình độphát triển của khoa học công nghệ, yêu cầu nội dung môn học và kể cả trình độnhận thức của người học Trong các trường học của nước ta từ trước đến naythường được trang bị những phương tiện có Ýt tính kỹ thuật được gọi là đồ dùngdạy học Nhưng trong những năm gần đây do sự phát triển của khoa học côngnghệ đã xuất hiện những phương tiện dạy học có tính kỹ thuật cao, hiện đại Trong

số những phương tiện đó thì phương tiện nghe nhìn chiếm vị trí chủ yếu như:Radio, video, máy thu hình, máy quay phim, máy vi tính, máy chiếu đa năng vàcác phần mềm hỗ trợ thiết kế bài giảng như: Phần mềm Microsoft publisher 2003,

Trang 32

power point, violet…Sự xuất hiện những phương tiện dạy học hiện đại này có vaitrò tích cực làm cho quá trình dạy học có hiệu quả cao hơn.

Quá trình dạy học triết học Mác- Lênin ở nước ta hiện nay chủ yếu sử dụngphương pháp thuyết trình truyền thống Việc sử dụng phương tiện dạy học, nhất

là phương tiện dạy học hiện đại chưa phổ biến, vì thế hiệu quả dạy học chưa cao.Đứng trước thực tế đó, chúng ta cần phải tăng cường sử dụng phương tiện dạyhọc hiện đại vào bài giảng triết học Mác- Lênin Đây là xu hướng tất yếu vàcũng là yêu cầu của đổi mới phương pháp dạy học nói chung và phương phápthuyết trình trong dạy học triết học Mác- Lênin nói riêng

Thực tế quá trình dạy học đã chứng minh hiệu quả và lợi Ých của các phươngtiện dạy học hiện đại là không nhỏ Giáo viên có thể truyền thụ, kiến tạo tri thức,minh hoạ kiến thức dưới dạng hình ảnh hay mô hình, tiết kiệm được thời gian viếtbảng, diển giảng, dung lượng kiến thức đưa vào giờ giảng nhiều hơn nhưng hiệuquả vẫn cao hơn là dạy chay… giúp sinh viên có thể hiểu rõ nội dung bài học Bêncạnh đó nó còn rèn luyện các kỹ năng thực hành, quan sát, sử dụng công cụ kíchthích hứng thú học tập, làm phong phú quá trình tư duy của sinh viên trong quátrình tiếp thu tri thức, đem lại sự hứng thú, tích cực, chủ động trong quá trình họctập môn học

- Các bước sử dụng phương tiện dạy học hiện đại trong thuyết trình bàigiảng triết học Mác- Lênin

Để việc sử dụng phương tiện dạy học hiện đại trong bài giảng thuyết trìnhđạt hiệu quả cao thì cần phải thực hiện theo những bước cơ bản sau:

Bước 1: Lựa chọn kiến thức cần sử dụng phương tiện dạy học Trong một

bài giảng triết học Mác- Lênin thì không phải bất kỳ một nội dung hay đơn vị

Trang 33

kiến thức nào cũng cần phải sử dụng phương tiện dạy học mà tuỳ từng nội dung.

Vì thế muốn lựa chọn được nội dung tri thức để sử dụng phương tiện dạy họcgiáo viên cần nắm chắc nội dung dạy học Cần tránh tình trạng lạm dụng phươngtiện dạy học hoặc không biết sử dụng phương tiện dạy học trong giảng dạy.Phương tiện dạy học chỉ phát huy tác dụng khi được sử dụng đúng lúc, đúng chỗ,khoa học và hợp lý

Bước 2: Lựa chọn phương tiện dạy học.

Phương tiện dạy học rất phong phú và đa dạng, vì thế tuỳ thuộc vào mụcđích thể hiện tri thức, giáo viên sẽ lựa chọn phương tiện dạy học phù hợp để đảmbảo truyền tải hết nội dung tri thức bài giảng Khi sử dụng một phương tiện dạyhọc nào đó, giáo viên phải nắm chắc được tính năng và cách sử dụng nó Điều đó

sẽ giúp giáo viên chủ động, tự tin khi thực hiện bài giảng

Bước 3: Thiết kế bài giảng.

Sau khi đã lựa chọn được nội dung, phương tiện dạy học, giáo viên tiến hànhthiết kế bài giảng Đây thực chất là công việc soạn giáo án của giáo viên Nó làbước rất quan trọng đòi hỏi giáo viên phải suy nghĩ, kết hợp chặt chẽ và thốngnhất giữa phương pháp dạy học với phương tiện dạy học và nội dung dạy học đểđảm bảo tính lôgic của bài giảng Hiện nay với sự phát triển của khoa học côngnghệ đặc biệt là công nghệ thông tin có nhiều phần mềm cho phép giáo viên cóthể thiết kế bài giảng một cách nhanh chóng, thuận lợi như là phần mềmMicrosoft, power point ngoài việc cho phép thiết kế văn bản, sơ đồ, bảng biểu, sốliệu… nó còn được hỗ trợ bởi các hiệu ứng hình ảnh động, mô phỏng, âm thanh,mầu sắc có tác dụng tạo sự chú ý gây Ên tượng cho sinh viên

Tổ chức thực hiện bài giảng

Trang 34

Đây là bước quan trọng nhất Nếu ở bước 1,2,3 chóng ta làm tốt nhưng ởbước tổ chức thực hiện bài giảng làm không tốt thì không những hiệu quả đemlại không cao mà làm cho tiết giảng đó thất bại.

Để giờ thuyết trình triết học Mác- Lênin có sử dụng phương tiện dạy họcthành công, giáo viên cần có sự tổ chức, chuẩn bị chu đáo Trước hết cần phảilắp đặt phương tiện dạy học hợp lý để sinh viên có thể quan sát rõ ràng và thuậnlợi nhất Giáo viên cần kiểm soát được hoạt động của các phương tiện dạy học

và các yếu tố đảm bảo cho phương tiện dạy học hoạt động liên tục trong suốt giờgiảng Trong quá trình dạy học, giáo viên phải tạo được sự thống nhất giữa hoạtđộng dạy của mình và hoạt động học của sinh viên với phương tiện dạy học.Điều đặc biệt quan trọng là giáo viên phải làm chủ được quá trình dạy học, bìnhtĩnh xử lý những tình huống sư phạm và những bất ngờ phát sinh của phươngtiện dạy học Điều đó đòi hỏi giáo viên phải có trình độ chuyên môn vững vàng

- Các hình thức sử dụng phương tiện dạy học hiện đại trong thuyết trình bàigiảng triết học Mác- Lênin

Trong giảng dạy triết học Mác- Lênin, việc khai thác các phương tiện dạyhọc hiện đại chủ yếu dưới các hình thức cơ bản sau:

Dùng tranh ảnh, băng hình để minh hoạ cho bài giảng sẽ gây Ên tượng sâusắc, tạo sự tiếp thu tri thức nhẹ nhàng Tranh ảnh, băng hình rất phong phú và đadạng về chủ đề Tuy nhiên, muốn sử dụng nó có hiệu quả đòi hỏi giáo viên phải

có sự lựa chọn, cân nhắc sao cho phù hợp với nội dung chủ đề bài giảng, thờiđiểm, thời lượng sử dụng hợp lý, khoa học Đồng thời phải có sự phân tích, giảithích và những câu hỏi nhận thức để kích thích sự chú ý, tập trung của sinh viênvào bài giảng

Trang 35

Dựng mụ hỡnh hoỏ, sơ đồ hoỏ trong thuyết trỡnh triết học Mỏc- Lờnin.

Mụ hỡnh hoỏ là sự thể hiện tri thức dưới dạng hỡnh vẽ khỏi quỏt Thụng quaphương phỏp mụ hỡnh hoỏ, những tri thức triết học mang tớnh khỏi quỏt và trừutượng hoỏ cao sẽ được tiếp cận bằng trực quan Qua đú sinh viờn cú thể thõu túmnhiều nội dung tri thức phức tạp, khú hiểu thành một chuỗi hệ thống đơn giản vànắm bắt được cốt lừi của vấn đề Tuy nhiờn, nếu chỉ quan sỏt cỏc mụ hỡnh cho dựchỳng được thiết kế một cỏch khoa học đến đõu đi chăng nữa thỡ sinh viờn cũngkhú cú thể lĩnh hội được đầy đủ tớnh sõu sắc và phong phỳ của tri thức triết học

Vỡ vậy cần phải cú sự giải thớch, diễn giảng của giỏo viờn Sau đõy là mụ hỡnhbiểu thị quan hệ giữa cỏc hỡnh thức vận động của vật chất:

Dựng sơ đồ biểu thị mối quan hệ giữa cỏc khỏi niệm trong thuyết trỡnh bàigiảng triết học Mỏc- Lờnin

Vận

độngCơ học

Vận động xã hội

Vận động sinh học

Trang 36

Giảng dạy triết học Mỏc- Lờnin thực chất là giảng dạy cỏc nguyờn lý, quyluật, cỏc luận điểm triết học Mà cỏc nguyờn lý, quy luật này đều xuất phỏt từnhững khỏi niệm, phạm trự triết học, chỳng phản ỏnh những thuộc tớnh cơ bản,khỏi quỏt nhất của cỏc sự vật hiện tượng Vỡ thế, muốn nghiờn cứu triết học phảibắt đầu từ những khỏi niệm, phạm trự cơ bản nhất Để hiểu được nội dung cỏckhỏi niệm, phạm trự, nguyờn lý, quy luật triết học và mối quan hệ giữa chỳngnếu chỉ bằng thuyết trỡnh sẽ mất rất nhiều thời gian, sinh viờn sẽ gặp khú khănkhi nhận thức những nội dung tri thức này Việc giỏo viờn sơ đồ hoỏ những kiếnthức trờn sẽ giỳp cho sinh viờn dễ dàng nắm vững và ghi nhớ tri thức triết họcdưới dạng hỡnh ảnh Tuy nhiờn sơ đồ hoỏ cũng chỉ phản ỏnh một cỏch tĩnh tại cỏctri thức và mối quan hệ giữa chỳng, trong khi đú tri thức triết học là những trithức phản ỏnh linh hoạt, năng động và sỏng tạo thế giới khỏch quan Vỡ vậy bờncạnh đưa ra cỏc sơ đồ hoỏ thỡ việc lý giải, lập luận của giỏo viờn thụng quaphương phỏp thuyết trỡnh đúng vai trũ rất quan trọng

Vớ dụ: Chỉ cần giỏo viờn đưa ra sơ đồ tổng quỏt về sự phỏt triển là sinh viờn

cú thể hiểu bài một cỏch khỏi quỏt nhất:

Tính chất của phát triển

Vận động theo h ớng tiến bộ

Tính đa dạng

Quan điểm phát triển

Tính phổ biến Khách quan

Trang 37

Trong giảng dạy triết học Mác- Lênin, việc minh hoạ cho bài giảng bằng tranhảnh, băng hình, mô hình hoá, sơ đồ hoá thông qua sự hỗ trợ của các phương tiệndạy học hiện đại sẽ làm cho bài thuyết trình thêm hấp dẫn, thu hút được sự tậptrung chó ý của sinh viên vào bài học Tuy nhiên, việc vận dụng những phươngtiện này nh thế nào để có hiệu quả không phải giáo viên nào cũng làm được Nếu

nh không khéo dễ làm cho bài giảng thất bại gây tâm lý không tốt cho sinh viênkhi quá lạm dụng các phương tiện dạy học, làm cho bài giảng trở nên xơ cứng,máy móc Vì thế, giáo viên phải luôn luôn nâng cao trình độ của mình trong mọilĩnh vực

1.1.3.2 Nguyên tắc của việc đổi mới phương pháp thuyết trình nhằm phát huy tính tích cực học tập trong dạy học triết học Mác- Lênin.

Đổi mới phương pháp thuyết trình nhằm phát huy tính tích cực học tập môntriết học Mác- Lênin cho sinh viên không có nghĩa là loại trừ, thay thế phươngpháp này bằng một phương pháp khác, mà ở đây đổi mới tức là kế thừa, pháttriển những nhân tố hợp lý, những mặt tích cực của phương pháp này đồng thờikết hợp linh hoạt với các phương pháp dạy học khác để kế thừa những ưu điểmcủa chúng nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của sinh viên tronghọc tập môn triết học Mác- Lênin Với quan điểm đó đổi mới phương phápthuyết trình nhằm phát huy tính tích cực học tập trong dạy học triết học Mác-Lênin cần tuân theo những nguyên tắc cơ bản sau:

Một là: Luôn xác định rõ mục tiêu, trọng tâm của bài giảng.

Xác định rõ mục tiêu và trọng tâm của bài giảng là một yêu cầu quan trọngđối với giáo viên trong quá trình chuẩn bị và thực hiện bài giảng Mục tiêu củabài giảng là cái đích mà thầy và trò cùng hướng tới Mục tiêu phải bắt nguồn từ

Trang 38

nhiệm vụ học tập của sinh viên, đáp ứng được yêu cầu đào tạo của nhà trường và

xã hội chứ không theo ý muốn chủ quan của giáo viên, giáo viên cần xác định rõmục tiêu dạy học bao gồm mục tiêu kiến thức, mục tiêu kỹ năng và mục tiêugiáo dục Mục tiêu đúng giúp người thầy xác định đúng nội dung còng nhphương pháp, cách thức dạy học Điều quan trọng hơn là mục tiêu này phải đượcthông báo cho người học để họ biết và chủ động tự học, tự đánh giá mình trongquá trình học tập

Cùng với việc xác định mục tiêu bài giảng thì việc xác định đúng trọng tâmcủa bài giảng cũng có vai trò rất quan trọng Trọng tâm của bài giảng là nhữngkiến thức cơ bản, giáo viên phải nhấn mạnh cho sinh viên hiểu Trong bài giảngtriết học Mác- Lênin, kiến thức cơ bản là những kiến thức khái quát nhất, nêu rõbản chất của sự vật, hiện tượng và mối quan hệ giữa chúng với các sự vật, hiệntượng khác Nếu giáo viên không xác định rõ kiến thức trọng tâm của bài giảngthì bài giảng sẽ bị dàn trải, sinh viên không hiểu được những nội dung cơ bảncủa bài Trong mỗi một chủ đề của bài giảng đều có những kiến thức cơ bản,trong mỗi kiến thức cơ bản Êy lại có những đơn vị kiến thức của nó Điều nàyphải rất cụ thể và chính xác

Hai là: Phải đảm bảo tính hệ thống, tính khoa học của tri thức

Tri thức triết học Mác- Lênin mang tính hệ thống và tính khoa học sâu sắc.Tính hệ thống của tri thức triết học được thể hiện ở chỗ chúng nằm trong một hệthống chỉnh thể thống nhất có mối quan hệ với nhau một cách chặt chẽ Còn tínhkhoa học được thể hiện nó cung cấp đầy đủ, chính xác hệ thống tri thức cơ bảnphù hợp với thực tiễn tới người học Thuyết trình bài giảng triết học Mác- Lêninvới một khoảng thời gian nhất định cho phép giáo viên có thể cung cấp cho sinh

Trang 39

viên một khối lượng kiến thức môn học lớn theo một hệ thống khoa học và chặtchẽ Đây cũng là thế mạnh của phương pháp thuyết trình mà không phải phươngpháp nào cũng có được Chính vì vậy khi đổi mới phương pháp thuyết trìnhnhiệm vụ đặt ra là phải đảm bảo nguyên tắc này.

Ba là: Phải phát huy được tính tích cực của người học.

Hạn chế cơ bản của phương pháp thuyết trình trong dạy học triết học Lênin là chưa thực sự phát huy được tính tích cực chủ động học tập của sinhviên Vì vậy, nhiệm vụ quan trọng nhất của phương pháp thuyết trình là khắcphục tình trạng thầy độc giảng, sinh viên thụ động ghi chép Cách thức khắcphục nhược điểm trên là:

Mác-1 giáo viên phải lên kế hoạch trình bày tập trung sự chú ý, tham gia vào bàigiảng của sinh viên, phát huy vai trò của các thiết bị dạy học hiện đại

2 Chia bài giảng ra thành các vấn đề và đưa ra các câu hỏi tư duy cho ngườihọc để kích thích tính tự giác, độc lập, sáng tạo và hứng thú học tập, nghiên cứutriết học Mác- Lênin cho sinh viên

3 Khái quát rõ các vấn đề chính và chốt lại những ý cơ bản cần chiếm lĩnhcủa bài

4 Tạo không khí giao tiếp cởi mở giữa giáo viên và sinh viên trong quátrình thực hiện bài giảng Làm được điều đó, hoạt động học tập của sinh viênkhông chỉ diễn ra ở trên lớp mà còn hình thành năng lực tự học, tự nghiên cứu ởmọi lúc, mọi nơi

Bốn là: Sử dụng phương tiện dạy học khoa học, hợp lý.

Phương tiện dạy học hiện đại có tác dụng rất lớn trong quá trình dạy học nóichung và trong thuyết trình triết học Mác-Lênin nói riêng Nhưng nó chỉ thực sự

Trang 40

phát huy tác dụng khi được sử dụng khoa học và hợp lý Sù khoa học và hợp đóđược thể hiện: Trong bài giảng giáo viên chọn nội dung nào và sử dụng phươngtiện gì, nh thế nào, tài liệu sử dụng ra sao, thời điểm và thời lượng sử dụng nhthế nào? Giáo viên phải lựa chọn nội dung dạy học, nghiên cứu tài liệu để xácđịnh phương tiện cần dùng và mục tiêu cần đạt được Muốn vậy giáo viên phảihiểu rõ nội dung dạy học, nắm chắc tính năng và nguyên lý hoạt động của từngloại phương tiện dạy học phối hợp giữa chúng sao cho hợp lý Giáo viên chọnthời điểm và thời lượng sử dụng phương tiện sao cho đạt hiệu quả cao nhất.Cùng với đó là hướng dẫn cho sinh viên phương pháp nghiên cứu, phân tích vànhận xét sau khi được tiếp xúc với các phương tiện dạy học đó.

1.2 Cơ sở thực tiễn của việc đổi mới phương pháp thuyết trình trong dạy học môn chính trị (Phần triết học Mác- Lênin) ở trường Cao đẳng nghề GTVT TƯ II Hải Phòng.

1.2.1 Thực trạng sử dụng phương pháp thuyết trình trong dạy học môn chính trị (Phần triết học Mác- Lênin) ở trường Cao đẳng nghề GTVT TƯII Hải Phòng.

1.2.1.1 Tình hình dạy học triết học Mác- Lênin ở trường Cao đẳng nghề GTVT TƯII Hải Phòng.

Trường Cao đẳng nghề GTVT TƯII Hải Phòng là trường công lập thuộc

hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam Trường được thành lập từ ngày 8/6/1965.Ban đầu Trường chỉ đào tạo công nhân kỹ thuật cơ khí phục vụ cho ngành đóngtàu thủy, quy mô 800 học sinh Đến tháng 9/2004, trường được nâng cấp thànhtrường Trung cấp chuyên nghiệp, vừa đào tạo cán bộ kỹ thuật trung cấp vừa đàotạo công nhân kỹ thuật với quy mô 2.000 sinh viên Đến tháng 2/2007, trường

Ngày đăng: 22/04/2015, 23:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w