1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn phát huy hiệu quả của phương pháp đàm thoại trong dạy học ngữ văn 12 thpt

24 1,6K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 156,5 KB

Nội dung

Trong quá trình dạy học sử dụng phương pháp đàm thoại đặt ra nhiều vấn đề và yêu cầu để có thể phát huy được những ưu điểm và khắc phục những hạnchế của phương pháp dạy học đàm thoại góp

Trang 1

có nhiều ưu điểm, dễ sử dụng và có nhiều hình thức sử dụng Đây là phươngpháp sử dụng hầu hết trong các bài học và các tiết học Vì vậy, những vấn đề vềphương pháp sử dụng phương pháp đàm thoại trong giảng dạy môn ngữ vănđang và luôn là vấn đề được giáo viên quan tâm tìm hiểu.

1.2 Cơ sở thực tiễn:

Môn ngữ văn có giá trị đặc biệt quan trọng trong chương trình phổ thông

nó là chìa khoá để học sinh tiến vào mọi lĩnh vực khoa học, mọi hoạt động xãhội Nó có tác dụng sâu sắc và lâu bền đến đời sống tâm hồn, trí tuệ của các em.Văn học là tiếng nói tình cảm, là hình thức nhuần nhị của tư tưởng tình cảm,cảm xúc của con người Văn học còn chấp cánh cho các em đến mọi thời đại vănminh, với mọi nền văn hoá, xây dựng cho các em niềm tin vào cuộc sống conngười Trang bị cho các em vốn sống, hướng cho các em vươn tới đỉnh cao củachân – thiện – mĩ Vậy làm sao giáo viên có thể vừa cung cấp trang bị tri thức,tình cảm cho học sinh vừa khai thác được hiểu biết của học sinh về rất nhiều vấn

đề trong văn bản và những vấn đề đang diễn ra trong thực tế cuộc sống Với

Trang 2

mục tiêu này giáo viên sẽ sử dụng phương pháp đàm thoại tương đối nhiều trongcác tiết học

Trong quá trình dạy học sử dụng phương pháp đàm thoại đặt ra nhiều vấn

đề và yêu cầu để có thể phát huy được những ưu điểm và khắc phục những hạnchế của phương pháp dạy học đàm thoại góp phần mang lại hiệu quả cao choquá trình dạy học

Từ việc nhận thức về tính cấp thiết cả về mặt lí luận và thực tiễn, bản

thân là giáo viên giảng dạy môn ngữ văn đã 12 năm, tôi lựa chọn đề tài “ Phát huy hiệu quả của phương pháp đàm thoại trong giảng dạy môn Ngữ văn trung học phổ thông” một mặt là nhằm có một đề tài sáng kiến kinh nghiệm

đảm bảo được cả những yêu cầu về mặt lí luận, sư phạm, bên cạnh đó là xuấtphát và đáp ứng yêu cầu của thực tiễn giảng dạy đang đặt ra Mặt khác thôi thúcbản thân tìm tòi để có những định hướng đúng đắn và xây dựng những biệnpháp có hiệu quả đáp ứng những yêu cầu vận dụng phương pháp đàm thoạitrong quá trình dạy học

B NỘI DUNG

1 Tình hình nghiên cứu:

Bàn về vấn đề vận dụng phương pháp đàm thoại trong quá trình dạy học,

đã có một số công trình nghiên cứu Tuy nhiên, nhìn chung các công trình nàycòn mang tính chung chung, chưa vạch rõ được thực tiễn sử dụng phương phápnày như thế nào Có thể nói, một số công trình nghiên cứu về phương pháp đàmthoại trong giảng dạy môn ngữ văn trung học phổ thông còn rất ít Đặc biệt sự

cụ thể hoá việc vận dụng phương pháp đàm thoại vào giảng dạy phần kiến thứcnào đó của chương trình ngữ văn gần như là chưa được quan tâm nhiều

2 Mục đích nghiên cứu:

Trang 3

Việc nghiên cứu đề tài này nhằm giải đáp một số yêu cầu và thực tiễn củaviệc vận dụng phương pháp đàm thoại trong giảng dạy môn ngữ văn hiện nay.Ngoài ra, nhằm tìm tòi, xây dựng và chia sẻ với các bạn đồng nghiệp về hệthống các giải pháp để vận dụng phương pháp này một cách có hiệu quả nhằmnâng cao chất lượng dạy và học

3 Đối tượng nghiên cứu:

Đề tài tập trung nghiên cứu vào việc vận dụng phương pháp đàm thoạitrong giảng dạy bài nghị luận xã hội

4 Phương pháp tiến hành:

Để thực hiện đề tài này, tôi có sử dụng kết hợp nhiều phương pháp khác:

- Phương pháp quan sát

- Phương pháp điều tra

- Phương pháp phân tích - tổng hợp – thống kê

5 Kết cấu đề tài:

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của đề tài gồm 2 chương:

- Chương 1: Một số vấn đề lí luận cơ bản và thực tiễn sử dụngphương pháp đàm thoại

- Chương 2: Vận dụng phương pháp đàm thoại vào giảng dạy một sốbài cụ thể trong chương trình ngữ văn

CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CƠ BẢN VÀ THỰC TIỄN SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐÀM THOẠI.

I Một số vấn đề lí luận cơ bản về phương pháp đàm thoại.

1.Quan niệm về phương pháp đàm thoại:

Trang 4

Trong môn ngữ văn, đàm thoại được coi là phương pháp dạy học mà việctruyền thụ tri thức của giáo viên và lĩnh hội tri thức của học sinh thông qua hệthống câu hỏi gợi ý của giáo viên và câu trả lời của học sinh nhằm đạt hiệu quảcao trong dạy và học

Phương pháp đàm thoại là phương pháp được tiến hành bằng cách giáo viênnêu câu hỏi và tổ chức cho học sinh trả lời Đồng thời, nó cũng có thể được tiếnhành bằng cách trao đổi giữa học sinh với nhau hoặc tự mỗi học sinh đặt câu hỏiyêu cầu giáo viên giải quyết

Phương pháp này sử dụng phổ biến nhất ở các môn khoa học xã hội, trong đó

có môn ngữ văn Trong môn ngữ văn, việc sử dụng phương pháp đàm thoại cóthể dùng để gợi lại tri thức cũ, để tiếp thu kiến thức mới, nó giúp học sinh hiểusâu hơn kiến thức cũ, làm nền cho việc tiếp thu kiến thức mới và không bị giánđoạn trong nhận thức Nó cũng có thể được giáo viên sử dụng để rèn luyện kỹnăng cho học sinh hoặc kiểm tra, đánh giá khả năng nhận thức, tiếp thu bàigiảng của học sinh

Đây là phương pháp dễ thực hiện, yêu cầu hỗ trợ của phương tiện dạy họckhông cao, nhưng lại mang lại hiệu quả trong giảng dạy Vì vậy phương phápnày có ý nghĩa quan trọng trong dạy và học

2 Ưu điểm và hạn chế của phương pháp đàm thoại:

a Ưu điểm:

Phương pháp đàm thoại là phương pháp dạy học truyền thống, đã được sửdụng từ rất sớm trong quá trình dạy học Có một số quan niệm phiếm diện chorằng những phướng pháp dạy học truyền thống không còn mang lại hiệu quả choquá trình dạy học Tuy nhiên, cần phải thấy rằng bên cạnh sử dụng các phươngtiện dạy học mới, giáo viên cần lựa chọn để kết hợp với các phương pháp truyền

Trang 5

thống để phát huy những ưu điểm từng các phương pháp dạy học Việc sử dụngphương pháp đàm thoại trong quá trình dạy học mang lại hiệu quả cao, góp phầnphát huy được tính tích cực chủ động, khả năng tư duy độc lập, sáng tạo của họcsinh

- Thứ nhất: Giúp giáo viên truyền tải nội dung kiến thức đến học sinh thông

qua những kiến thức của từng em khi xây dựng bài, từ đó các em thấy được ýnghĩa của quá trình lao động tập thể, cộng đồng

- Thứ hai: Với phương pháp đàm thoại, tất cả các em đều có cơ hội bộc lộ cái

“tôi” trước tập thể Qua đó, chính các em tự rèn luyện cho mình sự tự tin, khảnăng trình bày, khả năng diễn đạt suy nghĩ của mình trước tập thể

- Thứ ba: Với phương pháp này, học sinh độc lập suy nghĩ, tự lực phát triển

kiến thức mới Nhưng qua đó, qua tranh luận, trao đổi trước lớp các em bộc lộđược mình, cũng từ đó các em xác định được những khả năng của mình Vì vậy,khi kết thúc đàm thoại, các em có niềm vui của sự khám phá, say mê hơn tronghọc tập va trưởng thành thêm một bước về trình độ tư duy

- Thứ tư: Thông qua phương pháp này, học sinh có cơ hội tranh luận với

nhau, tranh luận với cả giáo viên, làm cho người dạy và người học gần gũi nhauhơn và tạo được không khí thoải mái cho tiết học Điều này giup giáo viên dễdàng nắm bắt được cơ bản về đối tượng dạy học, đồng thời bước đầu kiểm trađược hiệu quả giảng dạy của mình

b Hạn chế: Quá trình sử dụng các phương pháp giảng dạy cho thấy bất cứ

phương pháp dạy học nào cũng mang tính hai mặt Một mặt có những ưu điểmrất rõ nét, mặt khác vẫn tồn tại những hạn chế nhất định Phương pháp đàm thoạibộc lộ rất nhiều ưu điểm nhưng đồng thời vẫn có những hạn chế không thể tránhkhỏi trong quá trình sử dụng

Trang 6

Đối tượng tham gia vào quá trình đàm thoại tương đối rộng, có thể là giáoviên với học sinh và ngược lại, hoặc là sự đàm thoại, tranh luận giữa học sinhvới học sinh Vì vậy nếu sử dụng không khéo léo và giáo viên tổ chức không tốt

dễ để mất thời gian, ảnh hưởng đến kế hoạch lên lớp

Mặt khác, do sự hoạt động của nhiều xu hướng đối thoại nên dễ gây ra hiệntượng mất tập trung vào vấn đề cơ bản, trọng tâm

II VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐÀM THOẠI TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC.

1 Các kiểu đàm thoại thường gặp:

Để phục vụ tốt nhất và phát huy hiệu quả tối đa của phương pháp đàm thoạiđối với quá trình dạy học, giáo viên có thể lựa chọn các kiểu đàm thoại khácnhau tuỳ thuộc vào đối tượng và mục đích sử dụng

* Đàm thoại có chủ đích

Đàm thoại có chủ đích là phương pháp đàm thoại mà trong quá trình sửdụng, giáo viên nêu ra hệ thống câu hỏi để học sinh trả lời nhằm hướng dẫn họcsinh tiếp thu được kiến thức cơ bản trong bài giảng

Hệ thống câu hỏi mà giáo viên đưa ra có thể hướng dẫn học sinh tiếp cận vớicác khái niệm, phạm trù, kiến thức cơ bản

Đây là hình thức đàm thoại thường được giáo viên sử dụng nhiều nhất.Vớihình thức này, về cơ bản giáo viên có thể chủ động trong hoạt động tổ chức đểhọc sinh chiếm lĩnh được kiến thức, ít bị rơi vào tình huống bất ngờ, mất tậptrung

Trang 7

Tuỳ vào đặc trưng khác nhau, chúng ta có thể lựa chọn một số đàm thoại cóchủ đích:

Thứ nhất, đàm thoại diễn giải: nên được sử dụng để giảng giải các khái

niệm, phạm trù Giáo viên có thể đặt ra nhiều câu hỏi trên cơ sở những dấu hiệubản chất của các khái niệm, phạm trù, mối liên hệ giữa chúng với kiến thức họcsinh đã có để kích thích tư duy liên tưởng nhằm hiểu được vấn đề

Mỗi loại thể loại, khái niệm, giáo viên cần có cách đàm thoại, diễn giải riêng

Có thể theo phương pháp phân tích hoặc tổng hợp tuỳ thuộc vào nội dung củakiến thức cần truyền đạt

Thứ hai, đàm thoại dẫn dắt:đây là hình thức đàm thoại mà giáo viên căn cứ

vào kiến thức của bài để nêu ra hệ thống câu hỏi theo một trật tự nhất định nhằmgiúp học sinh dần dần tiếp thu kiến thức cần lĩnh hội

Đàm thoại dẫn dắt giúp học sinh hiểu được, nắm được kiến thức của từng đềmục trong bài và toàn bài

Dựa vào những câu hỏi và gợi ý của giáo viên cùng với vốn hiểu biết, kinhnghiệm sống của mình, học sinh sẽ lần lượt trả lời câu hỏi, tiếp thu dần kiến thứcmới một cách tích cực chủ động

Thứ ba, đàm thoại tìm tòi: Đây là phương pháp đàm thoại mà yêu cầu giáo

viên nêu ra các câu hỏi yêu cầu học sinh vận dụng ngững kiến thức cần thiết đãthu nhận được trong học tập và trong hoạt động thực tiễn để tìm tòi ra câu trả lờicho vấn đề đặt ra

Ngoài ra, có thể dựa vào tiêu chí phân loại khác, giáo viên còn có thể sửdụng một số hình thức đàm thoại khác

Trang 8

Phương pháp vấn đáp tái hiện,được sử dụng khi giáo viên chỉ yêu cầu đòi

hỏi học sinh nhớ lại những kiến thức đã biết và trả lời dựa vào trí nhớ, khôngcần phải suy luận

Phương pháp vấn đáp giải thích- minh hoạ,nên được dùng khi giáo viên có

mục đích muốn nhằm sáng tỏ một vấn đề nào đó, giáo viên lần lượt đưa ra cáccâu hỏi kèm theo những ví dụ minh hoạ để học sinh dễ hiểu, dễ nhớ Phươngpháp này sẽ rất có hiệu quả khi có sự hỗ trợ của các phương tiện nghe nhìn, củacông nghệ thông tin

Đối với học sinh trung học phổ thông, tư duy logic khá phát triển, các em cókhả năng phân tích, tổng hợp nhất định, nếu giáo viên sử dụng đúng lúc, đúngphương pháp sẽ góp phần kích thích, phát triển tư duy cho học sinh

* Đàm thoại tự do:

Đàm thoại tự do là phương pháp đàm thoại dựa trên nội dung của bài học,giáo viên, học sinh cùng đặt ra những câu hỏi và cùng nhau trả lời các câu hỏi

đó nhằm giúp học sinh hiểu sâu, hiểu rộng hơn những nội dung bài học

Một vấn đề khó khăn trong quá trình sử dụng phương pháp đàm thoại tự do

là học sinh có thể đưa ra một vấn đề nhạy cảm, vấn đề đang diễn ra ở địaphương mình, trong đó có những vấn đề vượt quá thẩm quyền và hiểu biết củagiáo viên Thậm chí, trong quá trình đàm thoại, học sinh còn đưa ra một số câuhỏi bất ngờ, khó, giáo viên chỉ có thể định hướng trên cơ sở, nội dung tư tưởngcủa bài học

2.Một số thuận lợi và khó khăn khi sử dụng phương pháp đàm thoại trong giảng dạy

* Thuận Lợi:

Trang 9

Đối tượng giảng dạy là học sinh THPT, vì vậy các em đã có những kiến thức

và hiểu biết nhất định để phục vụ cho nội dung chương trình học Có một số vấn

đề các em đã được tiếp cận, biết đến một số vấn đề phục vụ cho bài học qua cácphương tiện thông tin đại chúng Ví dụ vấn đề môi trường, giao thông, dân số

Vì vậy, việc khai thác những kiến thức và hiểu biết của học sinh để phục vụ chonội dung bài nghị luận xã hội là tương đối thuận lợi

Thông qua phương pháp đàm thoại, giáo viên không chỉ giúp truyền đạt, gợi

mở kiến thức mới mà còn có thể khai thác được vốn kiến thức thực của học sinh.Bên cạnh đó, học sinh còn có thể trao đổi, tranh luận với nhau về một số vấn đềđang diễn ra trong đời sống thực tiễn xung quanh mình

Sử dụng phương pháp đàm thoại còn là phương pháp giúp học sinh có cơhội bày tỏ một số thắc mắc của bản thân mình với giáo viên về một số vấn đềliên quan đến nội dung bài học Vì vậy, giáo viên có thể tranh thủ nhanh chóng

để kiểm tra hiệu quả giảng dạy của mình và mức độ nhận thức của học sinh Từ

đó, giáo viên kịp thời có sự điều chỉnh phù hợp về phương pháp và cách thứctiến hành giảng dạy

Mặt khác, học sinh THPT là đối tượng có trình độ nhận thức, tư duy và logictương đối phát triển Các em có thể nhạy cảm và linh hoạt trước những vấn đề

mà giáo viên đưa ra Ngoài ra, ở đối tượng này đã có ý thức chủ động hợp tácvới giáo viên để thực hiện các thao tác trong các phương pháp nhằm mang lạichất lượng dạy và học cao hơn

* Khó khăn:

Phương pháp đàm thoại là phương pháp có nhiều ưu điểm, song nó chỉ pháthuy được hiệu quả khi có sự phối hợp, hợp tác giữa học sinh và giáo viên Nếuhọc sinh không tích cực tham gia vào hoạt động đàm thoại sẽ gây nên sự kéo dàikhông mong muốn về mặt thời gian, làm ảnh hưởng đến hoạt động dạy và học

Trang 10

Mặt khác, học sinh THPT đã có hiểu biết nhất định về một số vấn đề trong thựctiễn liên quan đến bài học Khi tiến hành nội dung đàm thoại, học sinh có thểtranh luận với nhau, với giáo viên để giải đáp băn khoăn của mình Vì vậy, việc

tổ chức định hướng cho học sinh phải luôn xoay quanh, sát với nội dung trọngtâm là một yêu cầu quan trọng mà giáo viên phải thực hiện thành công

Có thể nói, nội dung chương trình của những bài nghị luận xã hội là phầnkiến thức tương đối phong phú, đòi hỏi học sinh phải có trình độ tư duy logicnhất định và sự hiểu biết phải rộng, phải phong phú và cập nhật các vấn đề chínhtrị - xã hội Vì vậy,giáo viên phải nghiên cứu và nắm bắt được cơ bản về trình

độ nhận thức, hiểu biết về thế mạnh của học sinh mới có thể lựa chọn vận dụngphương pháp này một cách có hiệu quả Như vậy học sinh mới phát huy đượcvai trò tích cực trong việc hợp tác với giáo viên trong các hoạt động dạy và học

3.Những yêu cầu cơ bản để vận dụng có hiệu quả phương pháp đàm thoại trong giảng dạy.

Phương pháp đàm thoại là phương pháp mà giáo viên có thể áp dụngtrong nhiều điều kiện giảng dạy khác nhau, để giảng dạy ở nhiều bài và có thể

sử dụng kết hợp với nhiều phương pháp Vì vậy, để phát huy được những ưuđiểm và khắc phục những hạn chế của phương pháp đàm thoại trong giảng dạy,giáo viên cần phải lưu ý một số điểm sau:

Trước hết, giáo viên phải chủ động, linh hoạt lựa chọn và sử dụng linh

hoạt các hình thức đàm thoại Phương pháp đàm thoại có rất nhiều hình thức vớinhững đặc trưng và ưu thế riêng Vì vậy, căn cứ vào điều kiện giảng dạy, nộidung cần truyền đạt và mục đích cần đạt được trong quá trình giảng dạy, giáoviên có thể lựa chọn sử dụng một hay kết hợp một số hình thức đàm thoại nhấtđịnh để mang lại hiệu quả giảng dạy cao nhất

Trang 11

Ví dụ: Bài nghị luận về một hiện tượng đời sống,vấn đề môi trường Giáo

viên muốn cho học sinh thấy được thực trạng về môi trường ở nước ta hiện nay

và yêu cầu học sinh rút ra những kết luận chung nhất về nội dung này, trongđiều kiện có sự hỗ trợ của máy chiếu để minh hoạ hình ảnh, giáo viên có thểchuyển sang đàm thoại minh hoạ - giải thích

Hai là, giáo viên cần chọn lọc những kiến thức cơ bản học sinh đã biết, có

liên quan đến nội dung bài học cần tìm hiểu, nếu là những vấn đề khó, phức tạp,giáo viên cần có những gợi ý nhỏ để dẫn dắt học sinh vào vấn đề

Nội dung này cần được giáo viên lưu ý trong sử dụng tất cả các hình thứcđàm thoại, đặc biệt là hình thức đàm thoại tái hiện Nguyên nhân một số kiếnthức học sinh đã biết mà giáo viên cần khai thác, học sinh đã được tìm hiểu từlâu hoặc một số nội dung dài, khó nhớ giáo viên phải có những biện pháp tổchức thật linh hoạt, không để mất nhiều thời gian

Ví dụ: Bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí, bài tập 2 trong phần luyện tập

trang 22 sách giáo khoa Khi gợi ý cho học sinh giải thích “lí tưởng”, “cuộcsống” và ý nghĩa câu nói của nhà văn Nga L Tôn- xtôi, giáo viên nên đưa ranhững câu hỏi nhỏ hơn đễ học sinh dễ dàng trả lời:

- Tại sao lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường, vạch phương hướng cho cuộc sống của thanh niên ta và nó thể hiện như thế nào?

- Vấn đề nghị luận là đề cao lí tưởng sống của con người và khẳng định nó là yếu tố quan trọng làm nên cuộc sống con người ra sao?

Thứ ba:trong quá trình cuốn hút học sinh vào các hoạt động đàm thoại,

giáo viên nêu nên câu hỏi và kèm theo yêu cầu học sinh phải giải thích dựa trênnhận thức, quan điểm, lối sống của từng học sinh để minh hoạ cho ý kiến củamình khi trình bày trước tập thể Đặc biệt để giúp học sinh khắc sâu kiến thứcmới, giáo viên cần có những dự kiến giải thích phù hợp với điều kiện địa

Trang 12

phương, điều kiện xã hội dựa trên kiến thức bài học, hoặc nếu có điều kiện tốthơn về cơ sở vật chất, giáo viên có thể minh hoạ kiến thức bằng tranh ảnh, đoạnphim để giúp học sinh gắn với thực tiễn cuộc sống Thông qua đó , giáo viên cóthể kịp thời nắm bắt được quan điểm, nhận thức của học sinh về một số vấn đề,hiện tượng dang diễn ra trong thực tiễn

Nội dung lưu ý này dặc biệt quan trọng đối với hình thức vấn đáp giảithích – minh hoạ

Thứ tư:hệ thống câu hỏi được sử dụng trong phương pháp đàm thoại phải

đảm bảo yêu cầu về tính chính xác, hợp lí (phù hợp với yêu cầu kiến thức, hấpdẫn, sát đối tượng, xác định được vai trò, chức năng của từng câu hỏi, tạo hứngthú, đam mê khám phá và tạo tình huống tranh luận để học sinh có cơ hội bày tỏquan điểm)

Tuy nhiên, giáo viên cần lưu ý, với mỗi câu hỏi đưa ra, giáo viên phải dựkiến phương án trả lời của học sinh để có thể chủ động thay đổi hình thức, cáchthức, mức độ hỏi, có thể dẫn dắt qua câu hỏi phụ để tránh đơn điệu, nhàm chán.Trong quá trình vấn đáp, giáo viên là người tổ chức, còn học sinh là người tự lựckhám phá, phát triển kiến thức mới Kết thúc quá trình này, giáo viên phải có kếtluận chính xác và thoả đáng, phù hợp với kiến thức bài học, phù hợp với điềukiện của học sinh

Thứ năm,khi sử dụng phương pháp đàm thoại, giáo viên phải lưu ý yêu

cầu về tính vừa sức Hệ thống câu hỏi không chỉ đảm bảo tính vừa sức chung màcòn phải đảm bảo cả tính vừa sức riêng

Giáo viên phải phân loại đối tượng học sinh để có thể lựa chọn phù hợp

về hình thức và cách thức tiến hành

Ngày đăng: 18/07/2014, 15:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w