Hàm lượng Zn trong các mô cá

Một phần của tài liệu Đánh giá sự tích tụ kim loại nặng (cd, pb cu và zn) của cá chép (cyprinus carpio) và cá rô phi (oreochromis niloticus) trong lưu vực sông nhuệ đáy (Trang 51)

Hình 3.5, hình 3.6 và bảng 3.2 thể hiện hàm lượng Zn đo được trong các mô của 2 loài chép và rô phi. Kết quả cho thấy ở cá chép, Zn được tích lũy nhiều nhất trong mang và thận (p<0,001), cao hơn rất nhiều so với lượng Zn trong cơ thịt cá. Ở cá rô phi, Zn tích tụ nhiều trong thận và gan (p<0,001). Zn cũng là một nguyên tố thiết yếu cho cơ thể, tuy nhiên sự tích tụ quá nhiều Zn sẽ làm giảm khả năng hấp thụ Cu gây nên bệnh thiếu máu do thiếu hụt Cu. Nếu khẩu phần ăn hàng ngày có quá nhiều Zn (>1000 mg) sẽ gây nôn, sốt, tổn hại thận và lách hoặc có những triệu chứng buồn nôn, hoa mắt khi hấp thụ khoảng 200 - 500 mg/ngày [33].

Hình 3.5. Biến động hàm lượng Zn trong mô cá chép và cá rô phi theo mặt cắt.

Hình 3.5 thể hiện sự biến động hàm lượng Zn trong các mô cá chép và cá rô phi theo mặt cắt. Ở cá chép, xét về mặt tổng thể, các mẫu mang và thận có xu hướng tích tụ nhiều Zn hơn các mẫu gan và cơ, theo thứ tự: mang  thận > gan >>> cơ. Theo mặt cắt, mẫu thận cá chép thu được ở MC5 tích tụ nhiều Zn nhất, cao hơn hẳn các mặt cắt khác (p<0,001), theo sau là MC2 và thấp nhất là ở hai mặt cắt 3 và 4 ( p<0,05). Sự tích tụ Zn trong gan cá chép ở mặt cắt 2 và 5 tương tự nhau (p>0,05) và cao hơn hai mặt cắt 3 và 4 (p<0,05). Không thấy có sự khác biệt về sự tích tụ Zn trong mang và cơ của cá chép khi so sánh giữa các mặt cắt nghiên cứu (p>0,05). Giữa MC3 và MC4, sự biến động về

0 20 40 60 80 100 0 50 100 150 200 250 300 350 MC 1 MC 2 MC 3 MC 4 MC 5 Cá r ô p h i m g/k g w .w . Cá c h ép m g/k g w .w .

mang - chép gan - chép thận - chép cơ - chép

43

hàm lượng Zn trong các mô mang, gan, thận cá chép không lớn và lượng Zn tích tụ trong các mô này thấp hơn so với các mẫu cá ở MC2 và MC5 (p<0,05).

Đối với cá rô phi, Zn có xu hướng tích tụ nhiều trong thận và gan so với trong mang và cơ. Thứ tự của sự tích tụ có thể khái quát như sau: thận > gan > mang >> cơ. Các mẫu gan thu được ở MC3 có lượng Zn cao nhất, cao hơn hẳn các mặt cắt còn lại (p<0,05). Hàm lượng Zn trong thận cao nhất tại MC2 và MC5 so với các mặt cắt còn lại (p<0,05). Trong các mô mang và cơ, không ghi nhận được sự khác biệt nào giữa các điểm thu mẫu mà có ý nghĩa về mặt thống kê (p>0,05).

Xu hướng tích tụ Zn trong các mô cá theo các mùa trong năm được thể hiện trong hình 3.6. Cá chép có xu hướng tích lũy nhiều Zn nhất trong thận vào mùa xuân (p<0,05; 280,64 mg/kg w.w.); các mẫu thận trong mùa hạ và mùa đông có lượng Zn gần như tương đương (p>0,05) và cao hơn mùa thu (p<0,05). Lượng Zn trong mô cơ cá chép đo vào các mùa xuân, hạ, thu không chênh lệch nhiều nhưng tăng mạnh vào mùa đông (p<0,05). Không tìm thấy sự khác biệt theo mùa về hàm lượng Zn trong các mô mang và gan của cá chép (p>0,05).

Cá rô phi lại có chiều hướng tích lũy Zn trong thận cá nhiều hơn vào mùa đông và cao hơn hẳn so với mùa xuân (p<0,05), nhưng không cao hơn mùa hạ và mùa thu (p>0,05). Chỉ có sự biến động Zn theo mùa ở thận cá rô phi có ý nghĩa thống kê, ở các mô gan, mang và cơ, không ghi nhận được khác biệt nào có ý nghĩa (p>0,05).

44

Hình 3.6. Biến động hàm lượng Zn trong các mô cá chép và cá rô phi theo mùa

Nhìn chung, có thể rút ra một vài nhận định về sự tích tụ Zn trong các mô mang, gan, thận, cơ của 2 loài chép và rô phi. Cá chép có mức độ tích tụ Zn lớn hơn cá rô phi; Zn trong 3 loại mô mang, gan, thận ở cá chép đều vượt TCCP trong khi đó lượng Zn xác định được ở các mô của cá rô phi đều nằm trong mức cho phép. Ở cá chép, mức độ tích tụ Zn trong 4 cơ quan có thể sắp xếp như sau: mang  thận > gan >>> cơ. Đối với rô phi, thứ tự này là: thận > gan > mang >> cơ. Các mẫu mang và thận cá chép ở MC2 và MC5 tích tụ nhiều Zn hơn các mẫu cá thu được ở MC3 và MC4. Gan cá rô phi thu được ở MC3 có lượng Zn cao hơn các mẫu thu được ở các mặt cắt còn lại. Thận cá chép tích tụ Zn nhiều hơn vào mùa xuân. Cơ cá chép và mang cá rô phi tích lũy nhiều Zn trong mùa đông.

Một phần của tài liệu Đánh giá sự tích tụ kim loại nặng (cd, pb cu và zn) của cá chép (cyprinus carpio) và cá rô phi (oreochromis niloticus) trong lưu vực sông nhuệ đáy (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)