Các nghiên cứu ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá sự tích tụ kim loại nặng (cd, pb cu và zn) của cá chép (cyprinus carpio) và cá rô phi (oreochromis niloticus) trong lưu vực sông nhuệ đáy (Trang 32)

Tại Việt Nam, các LVS ngày càng trở nên ô nhiễm trầm trọng. Nghiên cứu hệ thống dòng chảy của thành phố Hồ Chí Minh cho thấy thành phần hóa học của các trầm tích sông có nồng độ rất cao của một số kim loại "đô thị" như Cd, Cr, Cu, Zn. Hầu hết các mẫu đã vượt quá giá trị tham khảo độc tính của Mỹ đối với các kim loại Cu, Zn và Cr [53]. Đánh giá mức độ ô nhiễm KLN Cu, Pb, Zn trong trầm tích hồ Trị An bằng chỉ số tích lũy địa chất Igeo và năm tiêu chuẩn chất lượng trầm tích cho thấy trầm tích hồ đang bị ô nhiễm ở mức độ nhẹ đến trung bình [18]. Mức độ ô nhiễm của Cu, Pb, Zn

24

vượt quá giới hạn cho phép đối với đất nông nghiệp Việt Nam đã được tìm thấy trong lớp bề mặt của một ruộng lúa gần các kênh nước thải của làng nghề đúc Cu thuộc đồng bằng sông Hồng. Nồng độ cao các kim loại (trừ Mn) và TOC đã tích lũy trong trầm tích tại các địa điểm nơi mà có đầu vào của nước thải từ trung tâm thành phố đổ vào hồ Tây [35]. Các tuyến sông chính của thủ đô Hà Nội là sông Tô Lịch, sông Lừ, sông Sét và sông Kim Ngưu đều trong tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng; các dòng sông này có hàm lượng BOD5 cao, thường là 14 – 150 mg/l [15].

Sự ô nhiễm của các LVS gây ra những ảnh hưởng rất lớn đối với thủy sinh vật. Tại Việt Nam cũng có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của các KLN lên động vật thủy sinh nhưng phần lớn các nghiên cứu tập trung vào các loài nhuyễn thể, các nghiên cứu trên đối tượng cá còn hạn chế.

Nghiên cứu sự tích tụ Pb và Cu trong một số loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ vùng ven biển Đà Nẵng, tác giả Lê Thị Mùi chỉ ra rằng mức độ các KLN không đồng đều ở các loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ trong đó hàm lượng Pb và Cu ở loài sò lông (Annadara Subcrennata) ở vùng biển Nam Ô cao hơn giới hạn cho phép theo quy định 867/BYT 1998, do vậy không an toàn cho việc sử dụng [14]. Cũng tại Đà Nẵng, Nguyễn Văn Khánh và Phạm Văn Hiệp đã nghiên cứu sự tích lũy Cd và Pb ở loài hến

(Corbicula sp) vùng cửa sông của thành phố. Kết quả chỉ ra rằng, cả hai khu vực sông Hàn và sông Cu Đê đều đã bị ô nhiễm Cd ở mức cao, vượt từ 2,01 đến 3,80 lần so với giới hạn cho phép của tiêu chuẩn ISQG Canada [9].

Tại Hà Nội, tác giả Phạm Thùy Linh và cộng sự sử dụng nước thải của vùng Thanh Trì, Hà Nội làm môi trường nuôi cá. Nghiên cứu thử nghiệm này đã cho thấy, các ao hồ nghiên cứu đều có hàm lượng một số KLN như Cu, Pb, Hg vượt quá ngưỡng an toàn. Hàm lượng các KLN trong bùn cao hơn gấp nhiều lần trong nước. Thịt cá nuôi bằng nước thải của khu vực này đều có hàm lượng Pb, Cd, Hg vượt tiêu chuẩn an toàn.

25

Sự ô nhiễm KLN trong cá có mối tương quan với sự ô nhiễm KLN của nước nuôi cá [12].

Nghiên cứu về sự ô nhiễm KLN trên LVS Nhuệ-Đáy cũng đã được tiến hành. Nồng độ một số KLN như Cr, Cu, Pb, Cd, Zn và Fe ở một vài điểm thu mẫu trong LVS Nhuệ - Đáy vượt ngưỡng tiêu chuẩn Quốc gia, đặc biệt những điểm gần các làng nghề, khu đông dân cư và các khu công nghiệp. Hàm lượng As, Cd và Pb trong cơ thịt một số loài cá nuôi bằng nước thải như cá mè trắng, cá chép và rô phi nuôi trong LVS Nhuệ- Đáy nằm trong tiêu chuẩn của châu Âu, nhưng hàm lượng trong gan lại cao hơn tiêu chuẩn này [39].

Tổng quan có thể thấy những nghiên cứu đánh giá về hàm lượng KLN trên các đối tượng thuỷ sản trong LVS, những tác động tiêu cực của ô nhiễm KLN và sự tích tụ sinh học của chúng trong các loài cá nuôi, cá tự nhiên, cũng như tác động đối với ngành nuôi trồng thủy sản nói chung và sự phát triển ổn định, bền vững của các loài thuỷ sản quan trọng nói riêng, hầu như chưa được tiến hành. Vì vậy, nhóm nghiên cứu mong muốn áp dụng những phương pháp cập nhật nhất trong lĩnh vực nghiên cứu trong việc đánh giá tác động của ô nhiễm KLN trong LVS Nhuệ - Đáy lên sự tích tụ sinh học của một số loài cá kinh tế trong LVS, cũng như sự tác động tới sự phát triển bền vững của ngành nuôi trồng thủy sản và quần đàn cá tự nhiên.

26

CHƯƠNG II: THỜI GIAN, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Đánh giá sự tích tụ kim loại nặng (cd, pb cu và zn) của cá chép (cyprinus carpio) và cá rô phi (oreochromis niloticus) trong lưu vực sông nhuệ đáy (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)