trong các mô cá
Kết quả về các mối tương quan giữa hàm lượng KLN trong bùn đáy và sự tích tụ của chúng trong cá được tổng hợp ở bảng 3.4.
Bảng 3.4.Tổng hợp các mối tương quan giữa hàm lượng KLN trong bùn đáy (mg/kg d.w.) và sự tích tụ KLN trong cá chép và cá rô phi (mg/kg w.w.)
Loài Mô Zn Cu Pb Cd Cá chép Mang r = 0,605 p = 0,01 - - - Gan - - - - Thận r = 0,715 p = 0,002 - - - Cơ r = 0,518 p = 0,04 r = -0,575 p = 0.013 r = 0,593 p = 0,012 - Cá rô phi Mang - r = -0,709 p = 0,0002 - - Gan - - - - Thận - r = -0,442 p = 0,04 - r = -0,432 p = 0,035 Cơ r = 0,517 p = 0,016 r = -0,548 p = 0,005 - r = -0,729 p = 0,031
Zn và Cu là 2 kim loại xuất hiện nhiều mối tương quan nhất; cả 3 cơ quan mang, thận, cơ cá chép và cơ cá rô phi đều ghi nhận được tương quan; tương tự với Cu, mang, thận cơ, rô phi và cơ cá chép ghi nhận được các mối tương quan giữa kim loại này
64
trong bùn đáy và mô cá. Pb là kim loại ghi nhận được ít mối tương quan nhất (xét trên toàn bộ LVS nghiên cứu), chỉ có một tương quan duy nhất giữa hàm lượng chì trong bùn đáy và trong cơ thịt của cá chép. Cd trong bùn đáy cũng chỉ có hai mối tương quan với hàm lượng Cd trong thận và cơ thịt của cá rô phi. Tất cả các tương quan giữa nồng độ Cu và Cd trong bùn đáy với nồng độ Cu, Cd trong mô đều là nghịch biến, nồng độ cao của 2 kim loại này trong bùn đáy làm giảm nồng độ các kim loại này trong các mô cá và ngược lại. Cu và kẽm đều có 4/8 tương quan giữa nồng độ trong bùn đáy và trong mô sinh học cá. Tuy nhiên, đối với Cu, sự tương quan này chủ yếu ở cá rô phi (mang, thận và cơ) và chỉ có 01 tương quan ở cơ của cá chép. Trong khi đó, kẽm ngược lại hoàn toàn với Cu, các tương quan chủ yếu xuất hiện ở cá chép (mang, thận và cơ) và chỉ có 01 tương quan ở cơ cá rô phi (bảng 3.4). Tất cả các tương quan giữa Zn trong bùn đáy với Zn trong mô cá chép và rô phi đều là tương quan thuận, Zn trong bùn đáy tăng làm tăng lượng Zn trong các mô cá.
Bảng 3.5 và 3.6 thể hiện bức tranh về tương quan giữa hàm lượng KLN trong bùn đáy và sự tích tụ của chúng trong các mô của cá chép và cá rô phi theo mặt cắt. Kết quả cho thấy có rất ít các tương quan khi phân tích theo từng mặt cắt. Với cá chép, ở các mặt cắt 3, 4 và 5, không tìm thấy bất kì mối tương quan có ý nghĩa nào giữa nồng độ các kim loại Zn, Cu, Pb, Cd trong bùn đáy với nồng độ các kim loại này trong 4 mô nghiên cứu (p>0,05). Duy nhất MC2 xuất hiện 2 mối tương quan giữa hàm lượng Zn trong bùn đáy với hàm lượng Zn trong mang và thận cá (bảng 3.5). Đây đều là những tương quan đồng biến phi tuyến tính rất chặt chẽ (r = 0,943 và r = 0,921) và có ý nghĩa (p = 0,016 và p = 0,017).
65
Bảng 3.5.Tổng hợp các mối tương quan giữa hàm lượng KLN trong bùn đáy (mg/kg d.w.) với sự tích tụ của chúng trong cá chép (mg/kg w.w.) theo mặt cắt.
Mặt cắt Mô Zn Cu Pb Cd MC2 Mang r = 0,943 p = 0,016 - - - Gan - - - - Thận r = 0,921 p = 0,017 - - - Cơ - - - MC3 Mang - - - - Gan - - - - Thận - - - - Cơ - - - MC4 Mang - - - - Gan - - - - Thận - - - - Cơ - - - - MC5 Mang - - - - Gan - - - - Thận - - - - Cơ - - - -
66
Bảng 3.6. Tổng hợp các mối tương quan giữa hàm lượng KLN trong bùn đáy (mg/kg d.w.) với sự tích tụ KLN trong cá rô phi (mg/kg w.w) theo mặt cắt.
Mặt cắt Mô Zn Cu Pb Cd MC2 Mang - - - - Gan - - - - Thận - - - - Cơ - - - - MC3 Mang - r = -0,738 p = 0,045 - - Gan - - - - Thận - r = -0,821 p = 0,034 - - Cơ - - - - MC4 Mang - - - - Gan - - - - Thận - - - - Cơ - - - MC5 Mang - - - - Gan - - - - Thận - - - - Cơ - - - -
Với cá rô phi, không ghi nhận được tương quan có ý nghĩa nào giữa hàm lượng các KLN trong bùn đáy với hàm lượng KLN trong các mô cá ở các mặt cắt 2, 4 và 5 (p>0,05). Riêng MC3, xác định được 2 tương quan có ý nghĩa giữa nồng độ Cu trong bùn đáy với nồng độ Cu trong mang và thận cá (p = 0,045 và p = 0,034). Các tương quan đều là nghịch biến (r = -0,738 và r = -0,821) và tương đối chặt chẽ (bảng 3.6).
67
Nhận xét về tương quan giữa hàm lượng KLN trong các mô cá với hàm lượng KLN trong môi trường
Với KLN trong môi trường nước
Cu là kim loại có mức nồng độ trong nước vượt ngưỡng ít nhất so với các KLN khác và độ tích tụ của Cu trong các mô cá cũng không cao và đa số vẫn nằm trong TCCP. Đây cũng là kim loại có mức độ tương quan giữa nồng độ trong nước và trong mô nhiều nhất (bảng 3.3). Xét trên cả cá chép và rô phi, tương quan xuất hiện ở tất cả các mô và đều là các tương quan thuận.
Cd tích tụ nhiều nhất ở gan và thận nhưng khi phân tích lại không thấy xuất hiện tương quan ở 2 cơ quan này, tương quan xuất hiện ở 2 cơ quan tích tụ ít Cd hơn là mang và cơ. Điều đó cho thấy, ở gan và thận, lượng Cd tích lũy quá cao đã vượt quá ngưỡng để cá có thể duy trì các quá trình sinh lý sinh hoá bình thường, do vậy mối liên hệ với Cd trong môi trường cũng bị phá vỡ. Cd trong mang và cơ đều thấp hơn TCCP và vẫn nằm trong giới hạn mà sự tăng giảm lượng Cd trong môi trường nước có thể ảnh hưởng đến sự tích tụ Cd trong 2 cơ quan này.
Với Zn, khi phân tích số liệu trên toàn bộ LVS không ghi nhận được mối tương quan nào nhưng khi xét riêng từng vị trí thu mẫu lại phát hiện được những tương quan rất có ý nghĩa. Tương tự đối với Pb, xét trên toàn bộ LVS chỉ xuất hiện 1 tương quan nhưng khi phân tích trên từng mặt cắt riêng rẽ lại xuất hiện nhiều tương quan nhất (6 tương quan). Và tất cả các tương quan phân tích ở từng mặt cắt đều có ý nghĩa và chặt chẽ hơn so với tương quan tổng (phụ lục 3 và 4).
MC4 là nơi xuất hiện nhiều tương quan nhất (8 tương quan, phụ lục 3 và 4) và tất cả các tương quan ở cả 2 loài chép, rô phi ghi nhận ở mặt cắt này đều là tương quan thuận. Như vậy, đây là vị trí mà sự tăng giảm KLN trong môi trường ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự tăng giảm KLN trong các mô cá. Khi xét riêng từng mặt cắt, đã xuất hiện tương quan đối với Zn ở các mặt cắt 3, 4, 5 và tất cả các tương quan với Zn ở mô gan đều là tương quan nghịch. Điều này cho thấy khi lượng Zn
68
tăng cao, chức năng giải độc của gan đã được phát huy để giảm thiểu lượng Zn tích tụ trong cơ quan này.
Sự tương quan giữa nồng độ KLN trong các mô cá với nồng độ KLN trong nước khi xét theo mùa khá nghèo nàn. Cả cá chép và rô phi đều chỉ ghi nhận được 3 tương quan theo mùa ở mỗi loài (phụ lục 5 và 6). Và tương quan không xuất hiện ở những mùa mà hàm lượng KLN trong môi trường nước cao nhất. Điều đó một lần nữa cho thấy khi hàm lượng KLN trong môi trường và trong các mô quá cao sẽ làm rối loạn các cơ chế, chức năng sinh lý của cá, do đó phá vỡ sự tương quan.
Với KLN trong môi trường đất
So với môi trường nước, sự tương quan giữa nồng độ KLN trong bùn đáy với hàm lượng các KLN trong mô cá được tìm thấy ít hơn. Điều này cũng rất phù hợp, vì môi trường bùn đáy ít ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cá hơn so với môi trường nước, đặc biệt là đối với những loài cá không ăn đáy như cá rô phi. Vì vậy, hàm lượng KLN trong bùn đáy cũng ít tác động đến sự tích tụ các KLN trong cá. Hơn nữa, nghiên cứu chỉ tiến hành thu mẫu bùn đáy trong 2 đợt, ít hơn so với số lần lấy mẫu nước (4 đợt), vì vậy số cặp mẫu cá-bùn đáy ở một số mặt cắt và trong từng mùa riêng biệt còn hạn chế nên tần suất xuất hiện tương quan ít hơn.
Cu và Zn là 2 kim loại ghi nhận được nhiều tương quan nhất. Các tương quan với Cu xảy ra chủ yếu ở cá rô phi và các tương quan với Zn xảy ra chủ yếu với cá chép (bảng 3.4). Với Cu, tất cả các tương quan tổng và tương quan theo từng mặt cắt đều là tương quan nghịch (bảng 3.4 và 3.6).
Theo mặt cắt, xác định được rất ít tương quan tại từng vị trí thu mẫu. Chỉ xuất hiện tương quan ở MC2 và MC3 (bảng 3.5 và 3.6). Đây cũng là 2 mặt cắt mà các mẫu cá thu được có mức độ tích tụ KLN trong các mô cao hơn các mẫu cá thu được ở các mặt cắt còn lại. Và ở 2 vị trí này, số lượng các cặp mẫu cá-bùn đáy thu được nhiều hơn nên khả năng xuất hiện tương quan cũng lớn hơn. Các tương quan theo mặt cắt chỉ ghi nhận được với Cu ở cá rô phi và Zn ở cá chép. Điều này một lần nữa
69
cho thấy cá rô phi có mối liên hệ với Cu trong bùn đáy nhiều hơn so với cá chép và cá chép có mối liên hệ với Zn trong bùn đáy nhiều hơn so với cá rô phi.
Tương tự như KLN trong nước, khi xét theo mùa, tìm thấy rất ít tương quan giữa KLN trong bùn đáy với KLN trong mô cá. Chỉ xuất hiện 2 tương quan với Pb ở gan và thận chép vào mùa xuân (phụ lục 7) và 2 mối tương quan này đều là 2 tương quan thuận rất chặt chẽ. Thời điểm này, lượng Pb trong bùn đáy ở mức cao nhất và lượng Pb trong các mô gan, thận chép cũng ở mức cao nhất. Như vậy lượng Pb trong bùn đáy tăng cao đã làm tăng sự tích tụ Pb trong gan và thận cá chép. Điều này rất phù hợp vì cá chép sống ở tầng nước đáy nên chịu các tác động từ môi trường bùn đáy lớn hơn cá rô phi.
70
KẾT LUẬN
Từ những kết quả nghiên cứu được, chúng tôi xin đưa ra một số kết luận sau:
1. Nhiệt độ và độ pH của sông Nhuệ, sông Đáy và các ao nuôi thủy sản sử dụng nguồn nước sông đều phù hợp với mục tiêu nuôi trồng thủy sản theo QCVN 08 : 2008/BTNMT.
2. Nồng độ tất cả các kim loại Cu, Zn, Cd, Pb trong nước đều vượt xa QCVN 08 : 2008/BTNMT, mức độ ô nhiễm các KLN trong nước là: Pb >> Zn >> Cu > Cd. Thượng lưu sông Nhuệ là khu vực có mức độ ô nhiễm các KLN trong nước cao nhất. Các KLN trong nước có xu hướng cao hơn vào mùa xuân và mùa hạ.
3. Mức độ ô nhiễm các kim loại trong bùn đáy theo thứ tự: Pb > Zn > Cd > Cu. Trong đó, nồng độ Pb, Zn, Cd đều vượt ngưỡng QCVN 43 : 2012/BTNMT về chất lượng trầm tích. Thượng lưu sông Nhuệ và khu vực đập Thanh Liệt có mức độ tích tụ Zn và Cu cao hơn các khu vực khác.
4. Nồng độ của hầu hết các KLN nghiên cứu trong các mô mang, gan, thận đều vượt quá giới hạn tối đa theo quy định 46 /2007/QĐ-BYT, riêng thịt cá có nồng độ của hầu hết các kim loại nằm trong giới hạn cho phép. Gan và thận là 2 cơ quan tích tụ nhiều KLN nhất. Các mẫu cá ở đập Thanh Liệt và Nam Định tích tụ nhiều KLN hơn cá ở các khu vực khác.
5. Sự tích tụ các của Cu, Zn, Cd, Pb trong các mô có mối liên quan tương đối mật thiết với sự tích tụ các kim loại này trong môi trường, trong đó, Cu là kim loại thể hiện mối liên hệ mật thiết nhất giữa nồng độ trong môi trường với nồng độ trong các mô. Vị trí hợp lưu của sông Hoàng Long với sông Đáy có mức độ liên hệ giữa KLN trong nước với KLN trong cá mật thiết nhất.
71
KIẾN NGHỊ
Dựa trên kết quả của nghiên cứu này, chúng tôi có một số kiến nghị như sau:
1. Cần tiến hành thêm những nghiên cứu về sự tích tụ của các KLN khác như As, Hg, Cr, Ni, vv. trong môi trường cũng như trong các loài động thực vật thủy sinh thuộc LVS.
2. Khuyến cáo người tiêu dùng về việc sử dụng các loài cá đánh bắt từ sông và nuôi trong LVS Nhuệ - Đáy làm thực phẩm, đặc biệt là việc sử dụng mang và nội tạng của cá vì chúng tiềm ẩn nguy cơ gây hại đến sức khỏe con người.
3. Các cơ quan và tổ chức về môi trường cần sớm có những biện pháp can thiệp, xử lý môi trường nước và bùn đáy để có thể phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững và bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.
72
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Bộ Tài nguyên Môi trường (2006), “ Hiện trạng môi trường nước 3 lưu vực sông: Cầu, Nhuệ - Đáy, hệ thống sông Đồng Nai”, Báo cáo môi trường quốc gia năm 2006.
2. Bộ Tài nguyên Môi trường (2008), Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt, QCVN 08 : 2008/BTNMT.
3. Bộ Tài nguyên Môi trường (2012), Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng trầm tích, QCVN 43 : 2012/BTNMT.
4. Bộ Y tế (2007), Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm, QĐ 46 /2007/QĐ-BYT.
5. Cục thống kê Thành phố Hà Nội (2012), “Niên giám thống kê 2011”, Hà Nội. 6. Huỳnh Trường Giang (2009), Kim loại nặng trong môi trường và những tác động
đến động vật thủy sản, NXB Đại học Cần Thơ.
7. Nguyễn Văn Hảo, Ngô Sỹ Vân (2001), Cá nước ngọt Việt Nam (tập 1) Họ cá chép Cyprinidae, NXB Nông nghiệp.
8. Lê Thị Hường, Nguyễn Thanh Sơn (2010), “Ứng dụng mô hình NAM khảo sát hiện trạng tài nguyên nước lưu vực sông Nhuệ - Đáy”, Tuyển tập báo cáo Hội thảo khoa hoc lần thứ XIII, Tập2, Thủy văn - Tài nguyên nước và Biển, Môi trường và Đa dạng sinh học, Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường, Thác Bà - 10/2010, tr. 87-94.
9. Nguyễn Văn Khánh, Phạm Văn Hiệp (2009), “Nghiên cứu sự tích lũy kim loại nặng Cadmium (Cd) và Pb (Pb) của loài hến (Corbicula sp.) vùng cửa sông ở thành phố Đà Nẵng”,Tạp chí khoa học và công nghệ - Đại học Đà Nẵng, 30(1).
10. Lê Văn Khoa (1995), “Kim loại, các hóa chất hòa tan và những hợp chất hữu cơ tổng hợp”, Môi trường và ô nhiễm, Nxb Giáo dục, tr.70-83.
73
11. Lê Văn Linh, Nguyễn Thanh Sơn, (2010), “Ứng dụng mô hình SWAT đánh giá ttác động của Biến đổi khí hậu đến dòng chảy lưu vực sông Đáy trên địa bàn thành phố Hà Nội”, Tuyển tập báo cáo Hội thảo khoa hoc lần thứXIII, Tập 2, Thủy văn - Tài nguyên nước và Biển, Môi trường và Đa dạng sinh học, Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường, Thác Bà - 10/2010, tr. 95-101.
12. Phạm Thùy Linh (2010), Hàm lượng một số kim loại nặng trong thịt cá nuôi bằng nước thải vùng Thanh Trì, Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ khoa học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội.
13. Phạm Luận (2006), Phương pháp phân tích phổ nguyên tử, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
14. Lê Thị Mùi (2008), “Sự tích tụ Pb và Cu trong một số loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ vùng ven biển Đà Nẵng”, Tạp chí khoa học và công nghệ, đại học Đà Nẵng, 27(4). 15. Trịnh Thị Thanh, Nguyễn Khắc Kinh (2005), Quản lý chất thải nguy hại, NXB
Đại học Quốc gia Hà Nội.
16. Dương Đức Tiến, Lê Hoàng Anh (2000), “Hiện trạng sông Nhuệ và nguồn lợi thuỷ sản”, Tuyển tập báo cáo khoa học tại Hội thảo khoa học toàn quốc về NTTS. 17. Lê Ngọc Tú (2006), Độc tố và an toàn thực phẩm, NXB Khoa học và Kỹ thuật. 18. Nguyễn Thị Vân (2011), Nghiên cứu và đánh giá sự tích lũy một số kim loại nặng