Hàm lượng Pb trong các mô cá

Một phần của tài liệu Đánh giá sự tích tụ kim loại nặng (cd, pb cu và zn) của cá chép (cyprinus carpio) và cá rô phi (oreochromis niloticus) trong lưu vực sông nhuệ đáy (Trang 55)

Hình 3.8. Biến động hàm lượng Pb trong các mô cá chép và cá rô phi theo mặt cắt

Sự biến động hàm lượng Pb trong các mô của cá chép và cá rô phi được thể hiện trong bảng 3.2, hình 3.8 và hình 3.9. Theo kết quả tổng hợp (bảng 3.2), lượng Pb có trong các mô mang, gan, thận và một số mô cơ của cá chép và cá rô phi đều vượt ngưỡng TCCP (0,2 mg/kg [4]). Hình 3.8 và hình 3.9 cho thấy thận cá chép và thận rô phi là nơi tích tụ nhiều Pb nhất (p<0,01). Cơ thịt là nơi chứa hàm lượng Pb thấp nhất (p<0,001). Mang và gan chứa lượng Pb thấp hơn so với thận (p<0,05) nhưng cũng vượt ngưỡng TCCP.

Sự biến động hàm lượng Pb trong các mô cá theo mặt cắt được thể hiện ở hình 3.8. Với các mẫu cá chép, sự biến động theo các mặt cắt trong các mô mang, gan, thận

0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 MC 1 MC 2 MC 3 MC 4 MC 5 m g/kg w .w .

mang - chép gan - chép thận - chép cơ - chép

47

không có ý nghĩa về mặt thống kê (p>0,05). Chỉ duy nhất sự biến động theo mặt cắt về hàm lượng Pb trong mô cơ cá chép là có ý nghĩa, các mẫu cá chép thu được ở MC2 có hàm lượng Pb trong cơ thịt cao hơn hẳn các mặt cắt khác (p<0,05); trong các mặt cắt còn lại, sự biến động là không đáng kể (p<0,05). Đối với cá rô phi, sự biến động này ở các mẫu mang, và cơ cũng không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Riêng các mẫu thận thu ở MC5 lại có sự tăng vọt về hàm lượng Pb so với các mặt cắt khác (p<0,05). Phân tích các mẫu nước cũng cho thấy MC5 là nơi có nồng độ Pb cao nhất (p<0,001), cao hơn so với các mặt cắt 2, 3, 4. Lượng Pb trong gan tại MC2 và MC3 không khác nhau (p>0,05) nhưng cả hai đều cao hơn hẳn so với hai MC4 và MC5 (p<0,05; hình 3.8).

Hình 3.9. Biến động hàm lượng Pb trong các mô cá chép và cá rô phi theo mùa

Hình 3.9 là bức tranh về sự biến động Pb trong các mô cá giữa các mùa trong năm. Lượng Pb trong thận cá chép vào mùa xuân và mùa hạ không khác nhau về mặt thống kê và cả hai đều cao hơn hẳn các mùa khác trong năm (p<0,05). Lượng Pb trong mang rô phi cũng rất cao vào mùa xuân và mùa hạ, và cao hơn so với mùa thu (p<0,001), nhưng không khác nhau so với mùa đông. Kết quả này phù hợp với phân tích trước đó về hàm lượng Pb trong nước và trong bùn đáy (hình 3.2 và hình 3.4) với hàm lượng Pb cao nhất vào mùa xuân (p<0,001). Mùa hạ cũng là mùa 2 loài cá tích tụ Pb trong các mô với hàm lượng cao. Gan và thận của cá chép và rô phi đều có chứa

0 0.5 1 1.5 2

XUÂN HẠ THU ĐÔNG

m

g/kg

w

.w

.

mang - chép gan - chép thận - chép cơ - chép

48

lượng Pb ở mức cao nhất trong thời gian mùa hạ so với các mùa khác trong năm (p<0,001). Mùa thu và mùa đông, sự tích tụ của Pb trong hầu hết các mô của cả hai loài cá đều thấp hơn sơ với các mùa khác, đặc biệt là mùa đông (p<0,05).

Có thể tóm tắt về sự tích tụ Pb trong các mô cá chép, cá rô phi như sau: Pb tích tụ trong 3 cơ quan mang, gan, thận và một số mẫu cơ thịt của chép và rô phi đều vượt ngưỡng TCCP, chỉ có một số mẫu cơ thịt 2 loài cá này có chứa lượng Pb nằm trong giới hạn cho phép và vẫn được coi là an toàn cho sử dụng làm thực phẩm; mức độ tích tụ Pb trong các mô như sau: thận > mang  gan >> cơ thịt đối với cá chép và thận > gan > mang >> cơ đối với cá rô phi; Cơ thịt cá chép thu ở mặt cắt 2, thận rô phi thu ở mặt cắt 5 tích tụ nhiều Pb hơn các mẫu thu ở các vị trí khác. Xuân và hạ là 2 mùa mà cá tích tụ nhiều Pb hơn trong các mô. So sánh giữa hai loài, cá rô phi có khuynh hướng tích tụ nhiều Pb hơn cá chép, tuy nhiên sự khác biệt này là không đáng kể.

Một phần của tài liệu Đánh giá sự tích tụ kim loại nặng (cd, pb cu và zn) của cá chép (cyprinus carpio) và cá rô phi (oreochromis niloticus) trong lưu vực sông nhuệ đáy (Trang 55)