Nghiên cứu về hàm lượng KLN trong sinh vật đã được tiến hành ở rất nhiều quốc gia trên thế giới. Vì khi sinh vật sống trong môi trường bị ô nhiễm, khả năng tích tụ các chất ô nhiễm trong cơ thể chúng rất cao, nhất là ô nhiễm kim loại, gây nguy cơ cho sức khỏe của người tiêu thụ chúng thông qua chuỗi thức ăn.
Ở các loài thủy sinh vật, các nghiên cứu về hàm lượng KLN trên thế giới tập trung chủ yếu vào các loài cá nước mặn và nước ngọt, tôm và các loài trai. Hai loài cá
Oreochromis niloticus và Synodontis Schall ở Sông Galma, Zaria, Nigeria đã được đánh giá mức độ ô nhiễm các kim loại Cd, Cr, Cu, Pb và Zn. So sánh với với giới hạn của FAO, kết quả cho thấy các bộ phận đầu và nội tạng của hai loài cá này không an toàn cho việc sử dụng làm thực phẩm [44]. Nghiên cứu của Adedeji và Okocha (2011) chỉ ra rằng đầm Epe (Nigeria) bị ô nhiễm KLN và việc tiêu dùng tôm của vùng đầm này có thể gây hại cho sức khỏe con người [20]. Hàm lượng Pb cao được tìm thấy trong hai loài cá của sông Asa, Ilorin, Nigeria, lượng Pb cao hơn so với giới hạn của WHO và hai loài cá này được đánh giá là không an toàn cho tiêu dùng [34]. Nghiên cứu đánh giá nồng độ của Mn, Cu, Zn, Pb và Cd trong các mẫu tôm từ đầm Epe, Nigeria, tác giả chỉ ra rằng nồng độ trung bình của Mn, Cu, Pb trong các mẫu tôm cao hơn mức giới hạn tối đa khuyến cáo của WHO và việc tiêu dùng tôm của vùng đầm này có thể gây hại cho sức khỏe con người [20].
Điều tra ô nhiễm bốn KLN ở các mô của một số loài cá kinh tế quan trọng và các loài tôm ở Indonesia và Malaysia để đánh giá rủi ro đối với sức khỏe con người liên quan đến tiêu dùng thủy sản. Các kết quả từ nghiên cứu này cho thấy nồng độ của Cd, Pb, Cu, Cr là tương đối cao ở gan so với thận và cơ thịt, mức độ của các kim loại ở các mô gan và thận ở một số mẫu, cao hơn so với nồng độ khuyến cáo của Bộ Y tế
23
(Malaysia 1998), Bộ Nông nghiệp, Thủy sản và Thực phẩm Anh Quốc (1995). Vì thế người tiêu dùng không nên thường xuyên sử dụng nội tạng của cá [51].
Sự ô nhiễm KLN cũng được xác định ở hồ Manzala, Ai Cập [22]. Nồng độ một số KLN trong các loài cá kinh tế ở hồ Koycegiz, Thổ Nhĩ Kỳ cao hơn so với tiêu chuẩn thực phẩm của nước này và việc sử dụng những loài cá này có thể gây ra một nguy cơ xấu cho sức khỏe con người [60]. Bờ biển Đen của Thổ Nhĩ Kỳ cũng đang đối mặt với ô nhiễm KLN. Nồng độ kim loại ở tảo, ốc biển, trai và trong trầm tích rất cao [55]. Severn Estuary, một trong những con sông lớn nhất ở Anh, là nơi ở và sinh sản của nhiều loài cá đã phải hứng chịu nhiều ô nhiễm KLN như Pb, Cd và nhiều nguyên tố khác trong những thập kỷ qua [57]. Nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng ô nhiễm kim loại trong vùng phụ cận nơi tinh luyện Pb lớn nhất thế giới tại Port Pirie (Úc) cho thấy 20 loài cá và giáp xác đã bị biến mất hoặc giảm số lượng [25].
Trong giai đoạn 1997 - 1998, tảo, ốc biển, sò, cá và trầm tích được thu thập tại các trạm khác nhau ở bờ Biển Đen, Thổ Nhĩ Kỳ để thiết lập cơ sở dữ liệu về sự tập trung một số KLN Cd, Co, Cr, Ni, Zn, Fe, Mn, Pb và Cu. Nồng độ kim loại ở tảo, ốc biển, con trai và trầm tích đã được xác định là rất cao [55]. Nồng độ Pb, Zn, Cd đã được tìm thấy ở một số loài cá ở hồ Koycegiz, Thổ Nhĩ Kỳ được xác định là cao hơn so với tiêu chuẩn thực phẩm Thổ Nhĩ Kỳ và giới hạn của Tổ chức Y tế Thế giới [60].