1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đổi mới phương pháp thuyết trình trong dạy học môn kinh tế chính trị mác - lênin ở trường cao đẳng nghề giao thông vận tải trung ương ii hải phòng

114 1K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 114
Dung lượng 618,5 KB

Nội dung

- Đề tài tiến hành nghiên cứu nội dung, bản chất, vai trò của phươngpháp thuyết trình trong dạy học kinh tế chính trị Mác - Lênin.- Những nội dung đổi mới phương pháp thuyết trình nhằm p

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Sau khi giành thắng lợi trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc,giang sơn thu về một mối, đất nước ta bước vào giai đoạn mới của sự nghiệpcách mạng- sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước không chỉ độc lập vềmặt kinh tế chính trị Mác - Lênin mà còn phải độc lập về mặt kinh tế, từngbước đi lên CNXH Xuất phát điểm từ một nước nghèo nàn, lạc hậu, bị chiếntranh tàn phá nặng nề, phải đuổi kịp các nước trong khu vực và trên thế giới,đây là một trọng trách nặng nề, một thách thức lớn đối với Việt Nam Hơnnữa, nước ta tiến hành nhiệm vụ này trong trong bối cảnh thế giới bước vàonền kinh tế tri thức (knowledge economy) Trong bước chuyển đó, Giáo dục

và Đào tạo (GD - ĐT), khoa học và công nghệ (KH- CN) ngày càng trởthành yếu tố trực tiếp của lực lượng sản xuất hiện đại, là quốc sách hàng đầu,

là nền tảng, động lực đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH - HĐH)đất nước Vì, chỉ có GD - ĐT mới có thể đào tạo ra những con người tự chủ,

có nhân cách và năng lực nghề nghiệp- nguồn nhân lực quan trọng cho sựnghiệp CNH - HĐH

Triết học Mác-xít khẳng định: Lượng đổi thì chất đổi, lượng thay đổi mộtcách tuần tự còn chất thay đổi một cách nhảy vọt Quy luật về mối tương quangiữa lượng và chất này hoàn toàn đúng trong các hoạt động giáo dục Sự tănglên về kiến thức ngày nay nhất thiết phải kéo theo sù thay đổi về phương phápdạy học, phương pháp giáo dục cũng như phương tiện và phương pháp truyềnđạt tri thức của con người Các Mác cho rằng: Công cụ lao động là thước đocủa sự phát triển kinh tế và của sự tiến bộ xã hội Cái cối xay quay bằng tay

đã đẻ ra các lãnh chúa phong kiến, chiếc máy cơ khí chạy bằng hơi nước đẻ racác nhà tư bản công nghiệp Phương tiện dạy học là công cụ của thầy và trò,cùng với thầy trò hội thành một lực lượng sản xuất đặc biệt của xã hội Phươngtiện dạy học như thế nào thì tương ứng với phương pháp dạy học như thế Cái

Trang 2

thước kẻ và cái chõng tre đẻ ra các cụ đồ nho dạy học bằng phương pháp gõđầu trẻ Công nghệ thông tin ra đời sẽ hình thành nền giáo dục mới- giáo dụcdựa trên nền tảng tri thức Với khối lượng thông tin đồ sộ, tăng theo cấp sốnhân như hiện nay, nếu như chúng ta vẫn giữ nguyên phương pháp truyền thụtri thức cho học sinh theo quan hệ một chiều: Thầy truyền đạt, trò tiếp nhận làkhông còn phù hợp nữa Vì vậy, cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy họctheo hướng chủ động, tích cực, lấy học sinh làm trung tâm.

Đổi mới phương pháp dạy học không phải là tạo ra một phương phápkhác với cái cũ, để loại trừ cái cũ mà tạo được một tiền đề để cho nhữngnhân tố tích cực của cái cũ vẫn có cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn, đồng thờitạo ra được cái mới tiến bộ hơn, tốt hơn cái đã có Nói như vậy không phải làdung hoà để làm hơi khác hay tương tự cái đã có mà phải có cái mới thực sự

để đáp ứng đòi hỏi của sự tiến bộ Nếu phương pháp dạy học cũ có ưu điểmlớn là phát huy trí nhớ, tập cho học sinh làm theo một điều nào đó thìphương pháp mới vẫn cần những ưu điểm trên Song cái khác căn bản ở đây

là phương pháp dạy học cũ đã phần nhiều bỏ quên học sinh nên học sinh bịđộng trong tiếp nhận, còn phương pháp dạy học mới phải phát huy được tínhtích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh

Phương pháp thuyết trình là một trong những phương pháp dạy họctruyền thống đã có từ lâu, được áp dụng phổ biến trong quá trình dạy học nóichung và trong dạy học các môn khoa học Mác- Lênin nói riêng ở các trườngđại học và cao đẳng Hiệu quả mà phương pháp này mang lại không phảiphương pháp nào cũng có được Điều này không phải chỉ bản thân nó màcòn do sù quy định bởi nội dung và đặc điểm của môn học Các môn khoahọc Mác- Lênin, đặc biệt là môn kinh tế chính trị Mác - Lênin có nội dungmang tính trừu tượng và khái quát cao, cho nên khi sử dụng phương phápthuyết trình trong dạy học sẽ có hiệu quả cao hơn so với các phương pháp

Trang 3

khác Tuy nhiên, phương pháp này cũng có những hạn chế nhất định nênviệc lạm dụng nó sẽ dễ dẫn đến sự nhàm chán trong quá trình dạy học.

Thực tế, trong những năm qua việc đổi mới phương pháp dạy học đãđược quan tâm và triển khai ở trường Cao đẳng nghề GTVTTƯ II HảiPhòng Nhiều giáo viên đã chủ động đổi mới phương pháp giảng dạy củamình cho phù hợp với nội dung môn học, cũng như được nhà trường tạo điềukiện cho đi tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học do Bộ GD-ĐT tổchức Tuy nhiên, việc đổi mới phương pháp dạy học các môn khoa học Mác

- Lênin nói chung và môn kinh tế chính trị Mác - Lênin nói riêng chưa có

hiệu quả cao Chính vì vậy, tôi chọn đề tài: “Đổi mới phương pháp thuyết trình trong dạy học môn kinh tế chính trị Mác - Lênin ở trường Cao đẳng nghề giao thông vận tải trung ương II Hải Phòng” làm đề tài nghiên cứu

của mình

2 Lịch sử nghiên cứu của đề tài

Từ thời cổ đại, mặc dù chưa có quan niệm mang tính hệ thống vềphương pháp thuyết trình nhưng việc dùng lời nói để truyền giảng tri thứccho học trò được hầu hết các nhà tư tưởng, nhà giáo dục dử dụng Sôcrat,Khổng Tử đã từng đề cập đến vai trò, ý nghĩa to lớn của việc dạy và học nhưthế nào để phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh Khổng Tử chorằng: Vai trò đối thoại giữa thấy cô và trò là rất quan trọng, là phương pháptốt nhất để truyền đạt tri thức cho trò Còn Sôcrát lại cho rằng: Để đi tới trithức khách quan cần phải khơi gợi sự tự nhận thức của người học, để họ thấyđược sự thiếu căn cứ trong tri thức của mình Từ đó đi đến sự cụ thể hoá trithức đã được khái quát và giúp người học đối thoại, so sánh và rót ra kếtluận: Phải làm gì cho phù hợp với tri thức khách quan Nhà tâm lý giáo dụcCarl Rogess (469-399 TCN) đã khẳng định: Người học thực sự được giáodục chỉ là người đã học được cách học như thế nào

Trang 4

Như vậy, thời cổ đại người ta chưa nghĩ tới vấn đề đổi mới phươngpháp thuyết trình như thế nào, nhưng khi sử dụng nó người ta đã biết loại bỏ

sự độc thoại trong thuyết trình và phát huy tính đối thoại trong đó

Trên cơ sở kế thừa quan điểm của các nhà khoa học giáo dục từ thời

cổ đại, nhà lý luận người Pháp Montaigne (1533-1592) khi nghiên cứu về lýluận giáo dục đã đề ra phương pháp giáo dục “học qua hành” Theo ông,muốn đạt được mục tiêu này tốt nhất là bắt trò liên tục hành để học, học quahành Vậy, vấn đề không phải là giảng dạy một cách giáo điều, thầy nói liêntục, thao thao bất tuyệt Trái lại, chủ yếu là bắt trò hoạt động, vận dụng khảnăng xét đoán của mình Giống như nhà tư tưởng vĩ đại, nhà triết học lỗi lạcthời kỳ khai sáng Pháp J.Russeau (1712-1778) đã khẳng định: Giáo dục conngười tốt nhất là phải bằng hoạt động tiếp cận với đối tượng, với hoạt độngthực tiễn Theo ông, cách giảng dạy ba hoa sẽ tạo nên con người ba hoa

Đến thế kỉ thứ XVII, J.A Cômenxki lần đầu tiên đã hệ thống hoánhững luận điểm về phát huy tính tích cự.c của học sinh và khái quát hoá

thành hệ thống lý luận trong tác phẩm “Lý luận dạy học” Theo ông, người

giáo viên tồi là người cung cấp cho học sinh chân lý còn người giáo viên giỏi

là người dạy cho học sinh đi tìm chân lý Bước sang thế kỉ XX, hệ thống lýluận về phát huy tính tích cực trong học tập được Jonh Deway nâng lên tầm

cao mới với quan điểm “Dạy học lấy học sinh làm trung tâm” Tư tưởng này

đề cao hoạt động đa dạng của học sinh, nhất là những hoạt động gắn liền vớiđời sống Bởi vì, dạy học không chỉ là truyền thụ kiến thức mà còn phát triểnnhững kỹ năng cho người học

Ở nước ta, từ những năm 1960, vấn đề phát huy tính tích cực trongquá trình dạy học đã được quan tâm, thể hiện qua các chủ trương: Biến quátrình đào tạo thành quá trình tự đào tạo, thầy đóng vai trò chủ đạo, trò đóngvai trò chủ động trong hoạt động dạy học

Trang 5

Bằng kinh nghiệm từng trải và sự hiểu biết uyên thâm của mình, trong

hội nghị tổng kết phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt” của ngành giáo dục

(1963), Bác Hồ đã căn dặn: “Về giảng dạy tránh lối dạy nhồi sọ” , “Về họctập tránh lối học vẹt”, “Các cháu không nên học gạo, không nên học vẹt…,học phải suy nghĩ, phải có liên hệ với thực tiễn, phải có thí nghiệm và thựchành, học và hành phải gắn kết với nhau”

Thấm nhuần tư tưởng của Người, các nhà giáo dục: Nguyễn Kỳ, TrầnHồng Quân, Nguyễn Cảnh Toàn, Lê Khánh Bằng, Nguyễn Ngọc Bảo đã đềcao việc dạy và học nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy Theo G.S Nguyễn

Kỳ, vai trò chủ động, tích cực và tư duy độc lập, sáng tạo của người học làđiều kiện quan trọng để đổi mới phương pháp dạy học các môn khoa học nóichung và các môn khoa học Mác- Lênin nói riêng

Khoa GDCT trường ĐHSP Hà Nội cũng đã có nhiều công trìnhnghiên cứu về đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tínhtích cực chủ động của người học của các tác giả: TS Phùng Văn Bộ, TS

Vũ Hồng Tiến, TS Nguyễn Văn Cư.…

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đã bàn khá sâu sắc về việc đổi mớiphương pháp dạy học theo hướng tích cực Tuy nhiên, việc vận dụng phươngpháp thuyết trình theo hướng đổi mới vào dạy học phần kinh tế chính trị Mác -Lênin của môn kinh tế chính trị Mác - Lênin ở trường Cao đẳng nghề thì chưa có

công trình nào nghiên cứu Vì vậy, tôi mạnh dạn chọn “Đổi mới phương pháp thuyết trình trong dạy học môn kinh tế chính trị Mác - Lênin (phần triết học Mác-Lênin) ở trường Cao đẳng nghề giao thông vận tải trung ương II Hải Phòng” làm đề tài nghiên cứu.

3 Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

3.1 Mục đích nghiên cứu

Trang 6

- Đề tài tiến hành nghiên cứu nội dung, bản chất, vai trò của phươngpháp thuyết trình trong dạy học kinh tế chính trị Mác - Lênin.

- Những nội dung đổi mới phương pháp thuyết trình nhằm phát huy tínhtích cực học tập cho sinh viên và nâng cao chất lượng dạy học môn kinh tếchính trị Mác - Lênin phần kinh tế chính trị Mác - Lênin ở trường Cao đẳngnghề GTVTTƯ II Hải Phòng

- Thông qua quá trình thực nghiệm sư phạm để đề ra quy trình và giảipháp của việc đổi mới phương pháp thuyết trình trong dạy học phần kinh tếchính trị Mác - Lênin của môn kinh tế chính trị Mác - Lênin cho sinh viêntrường Cao đẳng nghề GTVTTƯ II Hải Phòng

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Là những nội dung và hình thức đổi mới phương pháp thuyết trìnhtrong dạy học phần kinh tế chính trị Mác - Lênin của môn kinh tế chính trịMác - Lênin

3.3 Phạm vi nghiên cứu

- Khảo sát thực trạng việc dạy và học phần kinh tế chính trị Mác - Lênincủa môn kinh tế chính trị Mác - Lênin ở trường Cao đẳng nghề GTVTTƯ IIHải Phòng

- Nghiên cứu các nội dung và hình thức đổi mới phương pháp thuyếttrình ở trường Cao đẳng nghề GTVTTƯ II Hải Phòng

4 Những luận điểm cơ bản của đề tài

- Đề tài làm sáng tỏ cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn của việc đổi mớiphương pháp thuyết trình nhằm phát huy tính tích cực của sinh viên trongviệc học tập phần kinh tế chính trị Mác - Lênin

- Khảo sát thực trạng dạy học phần kinh tế chính trị Mác - Lênin củamôn kinh tế chính trị Mác - Lênin tại trường Cao đẳng nghề GTVTTƯ II HảiPhòng để đề ra các nội dung đổi mới phương pháp thuyết trình nhằm pháthuy tính tích cực của sinh viên trong việc học tập phần triết học Mác- Lê nin

Trang 7

5 Những đóng góp mới của đề tài

- Về lý luận: Đề tài tiếp tục khẳng định ưu điểm đồng thời chỉ ranhững hạn chế của phương pháp thuyết trình trong dạy học nói chung, dạyhọc kinh tế chính trị Mác - Lênin nói riêng, từ đó đề ra những hướng đổi mớiphương pháp thuyết trình trong dạy học triết học Mác-Lênin

- Về thực tiễn: Đề tài đã đưa ra quy trình và giải pháp có ý nghĩa thựchiện trong đổi mới phương pháp thuyết trình trong dạy học phần kinh tế chính trịMác - Lênin của môn kinh tế chính trị Mác - Lênin tại trường Cao đẳng nghềGTVTTƯ II Hải Phòng

6 Phương pháp nghiên cứu của đề tài

- Phương pháp luận: Đề tài lấy quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện

chứng (CNDVBC) và chủ nghĩa duy vật lịch sử (CNDVLS) trong kinh tếchính trị Mác - Lênin làm cơ sở phương pháp luận cho việc nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu:

+ Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu, phương pháp phân loại và hệthống hoá lý thuyết, phương pháp giả thuyết, phương pháp logic và lịch sử

+ Phương pháp quan sát khoa học, phương pháp trao đổi kinh nghiệm,phương pháp thực nghiệm sư phạm, phương pháp điều tra cơ bản

+ Phương pháp toán học được dùng để xử lý, phân tích số liệu thống kê

Trang 8

1.1.1 Quan niệm về phương pháp dạy học

Trong quá trình nhận thức và hoạt động thực tiễn, con người luôn luôntìm mọi cách làm cho hoạt động của mình ngày càng có hiệu quả cao hơn.Điều đó đã dẫn đến xuất hiện nhu cầu về phương pháp trong cuộc sống

Phương pháp là con đường, là cách thức mà chủ thể sử dụng để tácđộng nhằm chiếm lĩnh và biến đổi đối tượng theo mục đích đã đề ra Phươngpháp không phải là sự tổng hoà những qui tắc do lý trí của con người tuỳ ý tạo

ra, phương pháp chỉ đúng khi nào nó phản ánh được các qui luật khách quancủa bản thân hiện thực Nếu không có phương pháp tốt thì nội dung giáo dục

sẽ không thể đến với người học một cách đầy đủ và đúng chiều Mỗi ngànhhọc, mỗi môn học đều có phương pháp dạy học riêng, phù hợp với mục tiêu,nội dung ngành học, môn học, song với đặc thù của môn khoa học Mác-Lênin là mang tính trừu tượng và khái quát cao thì phương pháp thuyết trìnhđược sử dụng khá phổ biến và được coi là phương pháp riêng của môn học

Thuật ngữ phương pháp bắt nguồn từ tiếng Hy lạp là “methodos”, có

nghĩa là con đường nghiên cứu, con đường nhận thức để đạt được mục đích.Như vậy, khi đề cập đến phương pháp là đề cập đến cách thức, con đường

mà chủ thể sử dụng để tác động đến đối tượng nhằm đạt được mục đích đề

ra Trong mọi lĩnh vực hoạt động từ lao động sản xuất đến đấu tranh kinh tếchính trị Mác - Lênin- xã hội, văn hoá- giáo dục, con người luôn phải lựa chọnphương pháp để thực hiện được ý tưởng, mục tiêu đã định

Trang 9

Ph Bêcơn, nhà triết học thời kỳ cận đại cho rằng: Phương pháp nhưngọn đuốc soi đường cho con người đi trong đêm tối Còn R Đềcáctơ lại đưa

ra một nhận định: Thiếu phương pháp thì người tài cũng lỗi, có phương phápthì người tầm thường cũng làm được điều phi thường

Phương pháp dạy học là một trong những yếu tố quan trọng nhất củaquá trình dạy học Nghiên cứu vấn đề này có rất nhiều quan niệm khác nhau:

Iu.Banki: Phương pháp dạy học là một cách thức tương tác giữa thầy

và trò nhằm giải quyết các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển trongquá trình dạy học

I.Ia.Lecne cho rằng: Phương pháp dạy học là hệ thống những hànhđộng có mục đích của giáo viên nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và thựchành của học sinh đảm bảo học sinh lĩnh hội nội dung học vấn

I.D.Dvesev khẳng định: Phương pháp dạy học là cách thức hoạt độngtương hỗ giữa thầy và trò nhằm đạt mục đích dạy học Hoạt động này đượcthể hiện trong việc sử dụng các nguồn nhận thức, các thủ thuật logic, các dạnghoạt động độc lập của học sinh và cách thức điều khiển quá trình nhận thứccủa thầy giáo Ngoài ra còn có rất nhiều quan niệm khác nhau, có thể tóm tắt ởhai dạng cơ bản:

- Theo quan điểm điều khiển học: Phương pháp là cách thức tổ chứchoạt động nhận thức của học sinh và điều khiển hoạt động này

- Theo quan điểm logic: Phương pháp là những thủ thật logic được sửdụng để giúp học sinh nắm kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo một cách tự giác

Như vậy, dựa vào những quan điểm nêu trên chúng ta có thể rót rađược một số đặc trưng cơ bản sau:

- Phương pháp dạy học là nhằm đạt được mục đích dạy học

- Phương pháp dạy học là sự thống nhất của phương pháp dạy vàphương pháp học

- Phương pháp dạy học thực hiện thống nhất chức năng đào tạo và giáo dục

Trang 10

- Phương pháp dạy học là sự thống nhất của logic nội dung dạy học vàtâm lý nhận thức.

- Phương pháp dạy học có mặt bên trong và mặt bên ngoài; có mặtkhách quan và chủ quan

- Phương pháp dạy học là sự thống nhất của cách thức hành động vàphương tiện dạy học

Trong quá trình dạy học, giáo viên phải có cách thức dạy và học sinh phải

có cách thức học Cách thức dạy và học hợp thành phương pháp dạy học nhằmgiúp cho thầy và trò hoàn thành các nhiệm vụ dạy học, phù hợp với mục đích đềra

Vì vậy, phương pháp là hệ thống những nguyên tắc được rót ra từ tri thức về các quy luật khách quan để điều chỉnh hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn nhằm thực hiện mục tiêu nhất định.

1.1.2 Phương pháp thuyết trình trong dạy học kinh tế chính trị Mác

- Lênin

1.1.2.1 Khái niệm

Phương pháp thuyết trình đã ra đời và được sử dụng từ rất sớm tronglịch sử giáo dục với những tên gọi khác nhau như: phương pháp dùng lời,phương pháp diễn giảng, phương pháp thuyết trình… Ngày nay phươngpháp thuyết trình vẫn được sử dụng khá phổ biến trong quá trình dạy học Cónhiều cách hiểu và định nghĩa khác nhau về phương pháp này

- Phương pháp thuyết trình là phương pháp giáo viên sử dụng ngônngữ và phi ngôn ngữ để cung cấp cho người học hệ thống thông tin về nộidung học tập, người học tiếp thu hệ thống thông tin đó từ người dạy và xử lýchóng theo chủ thể người học và yêu cầu của người học

- Phương pháp thuyết trình là phương pháp mà ở đó thầy giáo nghiêncứu tài liệu, chuẩn bị bài giảng và trực tiếp điều khiển thông báo lượng thông

Trang 11

tin tri thức đến học sinh, học sinh tiếp nhận những thông tin đó bằng việcnghe nhìn, cùng tư duy theo lời giảng của thầy, hiểu, ghi chép và ghi nhí.

- Phương pháp thuyết trình là phương pháp dạy học trong đó giáo viêndùng lời nói sinh động, gợi cảm, thuyết phục để truyền thụ hệ thống tri thứcmôn học cho sinh viên theo chủ đích nhất định, nhờ vậy sinh viên tiếp thubài giảng một cách sinh động

Từ các quan niệm được trình bày ở trên ta có thể hiểu phương phápthuyết trình là phương pháp trình bày một vấn đề nào đó trước nhiều người

Trong dạy học, phương pháp thuyết trình là phương pháp dạy học trong đó giáo viên sử dụng ngôn ngữ và cử chỉ để truyền đạt nội dung tri thức môn học cho người học nhằm thực hiện nhiệm vụ dạy học.

Ở nước ta hiện nay, phương pháp thuyết trình đang được sử dụng phổbiến trong giảng dạy các môn khoa học và tỏ ra có ưu thế nổi bật trong dạyhọc các môn khoa học Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và kinh

tế chính trị Mác - Lênin nói riêng Tri thức triết học là hệ thống những kháiniệm, phạm trù, nguyên lý và quy luật có tính khái quát và trừu tượng cao,nếu người giáo viên không sử dụng lời nói của mình để lập luận, trình bày vàgiải thích thì người học không thể hiểu và nắm chắc nội dung môn học

Như vậy, phương pháp thuyết trình trong dạy học kinh tế chính trị Mác - Lênin là phương pháp mà giáo viên sử dụng lời nói để trình bày, khai thác, phân tích hệ thống các khái niệm, phạm trù, nguyên lý, quy luật của kinh tế chính trị Mác - Lênin cho sinh viên giúp họ nắm được nội dung môn học, qua đó hình thành thế giới quan khoa học, phương pháp luận biện chứng để nhận thức và cải tạo thực tiễn.

1.1.2.2 Các hình thức của phương pháp thuyết trình trong dạy học kinh tế chính trị Mác - Lênin

Hiện nay, vẫn chưa có sự thống nhất về các hình thức của phương phápthuyết trình, cho nên khi các giáo viên vận dụng phương pháp này vào trong giảng

Trang 12

dạy sẽ gặp rất nhiều khó khăn Trên cơ sở nghiên cứu nhiều tài liệu đã có, chúngtôi thống nhất và mạnh dạn cho rằng phương pháp thuyết trình có ba hình thức.

Một là: Kể chuyện

Kể chuyện là một hình thức chủ yếu của thuyết trình trong đó giáo viêndùng lời nói biểu cảm tường thuật lại các sự kiện, hiện tượng một cách có hệthống nhằm dẫn dắt người học tiếp cận và làm nổi bật nội dung tri thức cầntruyền đạt Thông qua các câu chuyện, giáo viên có thể nêu lên những sự kiện,hiện tượng hay nguồn gốc phát sinh, phát triển của tri thức mà sinh viên cầntiếp nhận

Ví dụ như các câu chuyện về các nhà tư tưởng, chuyện khoa học haycác câu chuyện diễn ra trong cuộc sống hàng ngày… để minh hoạ, chứngminh cho nội dung bài giảng Cụ thể, khi giảng về quá trình hình thành vàphát triển của triết học Mác, giáo viên có thể kể về tiểu sử của Các Mác đểminh hoạ cho bái giảng: Các Mác sinh ra trong mét gia đình tiểu thủ công ởtỉnh Ranh thuộc Miền Nam nước Đức Những ảnh hưởng tốt của gia đình,nhà trường và các quan hệ xã hội khác đã hình thành và phát triển ở Mác tinhthần nhân đạo chủ nghĩa và xu hướng tự do Phẩm chất đạo đức- tinh thầncao đẹp đó không ngừng được bồi dưỡng đã trở thành định hướng cho cuộcđời ông sau nay, đưa ông đến với chủ nghĩa cách mạng chân chính

Tuy nhiên cần phải chú ý nội dung câu chuyện phải phù hợp với nộidung bài giảng Bằng lối kể chuyện sinh động, giáo viên sẽ giúp cho sinhviên tiếp thu bài học một cách nhẹ nhàng, có hiệu quả hơn Mặc dù vậy,cũng không được lạm dụng hình thức này để biến giờ học thành giờ kểchuyện đơn thuần Trong dạy học kinh tế chính trị Mác - Lênin, hình thức kểchuyện chiếm một tỉ lệ nhỏ, nó thường được sử dụng để minh hoạ cho bàigiảng khi dạy phần lịch sử triết học, lịch sử nghiên cứu và phát triển của mộtkhái niệm, phạm trù, nguyên lý hay mét qui luật nào đó của triết học Mác -Lênin Để sử dụng tốt hình thức kể chuyện, giáo viên phải có sự chuẩn bị kỹ

Trang 13

lưỡng, cần gia công về nhiều mặt, sao cho thông qua câu chuyện của giáoviên, sinh viên có thể tiếp thu bài giảng một cách sâu sắc, không gò bó

Hai là: Giảng giải

Giảng giải cũng là một hình thức của thuyết trình, trong đó giáo viên dùnglời nói với những luận cứ, số liệu để giải thích, chứng minh, giúp sinh viên hiểucác khái niệm, phạm trù, quy luật và cách vận dụng chúng trong đời sống hiệnthực

Giảng giải thường được sử dụng trong dạy tri thức mới và khó Vì trithức mới bao giờ cũng được xây dựng bằng các khái niệm, phạm trù, quy luật.Khác với các môn khoa học khác, tri thức của môn kinh tế chính trị Mác -Lênin mang tính trừu tượng và khái quát cao Cho nên, sinh viên sẽ khônghiểu hoặc hiểu sai nội dung của môn học nếu như không được sự giảng giải

một cách cặn kẽ, rõ ràng của giáo viên Chẳng hạn như các khái niệm “vật chất”, “ý thức”, “tồn tại xã hội”, “ý thức xã hội”, “duy tâm”, “duy vật”…

sinh viên không hiểu được nếu như giáo viên không giảng giải Bất kỳ một bàinào cũng đều có các khái niệm, phạm trù mới đòi hỏi giáo viên phải giảng giảibằng ngôn ngữ khoa học Chỉ khi nào sinh viên hiểu được các khái niệm,phạm trù thì họ mới có thể hiểu được các quy luật và hệ thống tri thức mônhọc một cách đầy đủ

Ví dô khi giảng về định nghĩa vật chất của Lênin, giáo viên đưa ra địnhnghĩa vật chất sau đó giảng giải cho sinh viên hiểu:

“Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”.

Định nghĩa vật chất của V.I.Lênin bao gồm những nội dung cơ bản sau:

1 Vật chất- cái tồn tại khách quan bên ngoài ý thức và không phụ thuộcvào ý thức

Trang 14

2 Vật chất- cái gây nên cảm giác ở con người khi trực tiếp hoặc giántiếp tác động lên giác quan của con người Bởi vậy, con người có khả năngnhận thức thế giới vật chất.

3 Vật chất là cái mà cảm giác, tư duy, ý thức phản ánh nó Vì vậy, vậtchất là tính thứ nhất, ý thức là tính thứ hai

Ba là: Diễn giảng

Diễn giảng là một hình thức của thuyết trình, trong đó giáo viêntruyền thụ tri thức theo một hệ thống chặt chẽ, bao gồm một khối lượng trithức lớn và thực hiện trong một thời gian tương đối dài

Trong giảng dạy triết học, diễn giảng được sử dụng thường xuyên ởnhững bài, những phần có nội dung tri thức phức tạp, khó, mang tính trừutượng và khái quát cao, chẳng hạn như phần các quy luật và các cặp phạm trù

cơ bản của kinh tế chính trị Mác - Lênin Khi chủ đề bài giảng được triển khai,giáo viên bắt đầu tiến hành trình bày, thuyết minh cho chủ đề theo một hệthống đã xác định Diễn giảng chính là khâu tiếp tục phát triển nội dung đó;vừa trình bày, vừa thuyết minh và phân tích Thông qua lời giảng của mìnhvới các luận cứ, sự kiện, tư liệu khoa học, giáo viên chứng minh làm sáng tỏnội dung bài học Khi đó, sinh viên có thể lĩnh hội được nội dung tri thức bàihọc một cách có hệ thống, chặt chẽ và sâu sắc, đồng thời qua đó còn rèn luyệnkhả năng sử dụng ngôn ngữ của sinh viên

Tuy nhiên cần phải chú ý:

+ Diễn giải của lý luận kinh tế chính trị Mác - Lênin khác với diễn giảicủa văn học Giảng văn học đi theo một hướng khác Do đặc trưng của vănhọc là nghệ thuật, là hình tượng, là sự hư cấu Cho nên, giảng văn theohướng tái hiện, liên tưởng, dùng hình tượng để so sánh, biểu hiện nội dung

Còn lý luận kinh tế chính trị Mác - Lênin, triết học thì đặc trưng kiếnthức của nó hoàn toàn khác Đây không phải là sự hư cấu, tưởng tượng nữa

Trang 15

Đây là những lý luận được khái quát từ thực tiễn, nó đã trở thành chân lýkhách quan Cho nên, diễn giảng theo con đường của logic học (tư duy lýtính) bằng cách xác định các luận cứ, sự kiện, tư liệu để chứng minh cho chủđề.

+ Diễn giải triết học khác với diễn giải của lịch sử

Giảng lịch sử là tái hiện lịch sử với các sự kiện nối tiếp nhau theo thờigian, không gian như lịch sử thế giới từ cổ đại, trung đại, cận đại tới hiện đại.Tái hiện sự kiện càng phong phó, chi tiết bao nhiêu thì lịch sử càng sinhđộng, đáng tin cậy bấy nhiêu

Nhưng diễn giải triết học lại không phải nh vậy Tất nhiên các sự kiệnlịch sử là rất quan trọng cho triết học, nhưng giảng triết học không phải đitheo con đường như sử học mà nó phải đi theo con đường khái quát lịch sử,trên cơ sở của các tài liệu lịch sử chân thực, tổng kết lịch sử để rót ra bảnchất của lịch sử, cuối cùng rót ra lý luận tổng quát về lịch sử (phương pháplogic- lịch sử)

1.1.2.3 Các bước thực hiện phương pháp thuyết trình trong dạy học kinh tế chính trị Mác - Lênin

Phương pháp thuyết trình được áp dụng trong dạy học triết học,thường có ba bước:

Bước 1: Mở đầu

Trong giảng dạy kinh tế chính trị Mác - Lênin, việc thực hiện phần mởđầu này có ý nghĩa rất quan trọng Bởi vì, tri thức triết học vừa mang tínhkhái quát, trừu tượng lại vừa mang tính hệ thống ĐÓ sinh viên nắm bắt đượcnội dung bài học cần phải có sự dẫn dắt, trình bày theo mét logic nhất định.Bước mở đầu sẽ giúp giáo viên giới thiệu cho sinh viên kết cấu của toàn bộbài giảng và thu hút sự chú ý của sinh viên vào bài giảng Khi thực hiệnbước mở đầu có rất nhiều cách như: Có thể nhắc lại kiến thức cũ để liên kếtvới chủ đề bài giảng sắp trình bày; có thể nêu tầm quan trọng của chủ đề bài

Trang 16

giảng hoặc nêu vấn đề với những câu hỏi nhận thức… Ở bước này nếu giáoviên thực hiện tốt sẽ gây được sự chú ý của người học vào bài giảng, tạothuận lợi cho triển khai bước tiếp theo.

Bước 2: Trình bày nội dung chính

Đây là bước trọng tâm, quan trọng nhất của bài giảng với khối lượngtri thức lớn và thời gian thực hiện tương đối dài Khi thực hiện bài giảng,phần này cần được sắp xếp, trình bày một cách logic, các dẫn chứng số liệuminh hoạ phải trung thực và có sức thuyết phục Giáo viên cần khai thác hếtkiến thức cơ bản của bài, phải đi từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó.Trong các bước của phương pháp thuyết trình thì đây là bước có ý nghĩaquyết định sự thành công hay thất bại của giờ giảng Do đó, giáo viên cầnphải đầu tư thời gian chuẩn bị nội dung thật chu đáo và công phu

Bước 3: Kết luận

Bước này nhằm mục đích tổng kết lại nội dung đã trình bày ở trên.Giáo viên cần trình bày khái quát chủ đề, rót ra kết luận theo một hệ thốnglogic, nhấn mạnh những nội dung cơ bản để sinh viên ghi nhớ và vận dụng.Đồng thời, cần gợi ý cho sinh viên những vấn đề nhận thức để sinh viên tiếptục nghiên cứu nhằm khắc sâu và mở rộng tri thức của bài

1.1.2.4 Ưu và nhược điểm của thuyết trình truyền thống trong dạy học kinh tế chính trị Mác - Lênin

* Phương pháp thuyết trình truyền thống có những ưu điểm sau:

Trong một thời gian định lượng, bằng trình độ hiểu biết, kinh nghiệmhoạt động thực tiễn của mình, người giáo viên chủ động trình bày bài giảngmột cách lưu loát, hấp dẫn, hợp lôgic nhận thức của người học Có nghĩa làvới một thời gian ngắn, giáo viên có thể truyền đạt một khối lượng thông tintương đối lớn tới sinh viên, bởi giáo viên nắm giữ khối lượng kiến thức lớnhơn sinh viên, có thể giúp sinh viên tiếp thu được tri thức bằng con đường tắt,giảm được thời gian mày mò tìm kiếm, thông qua đó góp phần truyền tải nội

Trang 17

dung tri thức cơ bản đến sinh viên Đó là lượng lớn những tri thức lý luận trừutượng, khái quát cao mà bằng phương pháp dạy học khác rất khó thực hiện.Đây cũng chính là ưu điểm nổi bật của phương pháp thuyết trình.

Bằng phương pháp thuyết trình, giáo viên có thể cung cấp cho sinhviên những thông tin cập nhật mà trong giáo trình, sách giáo khoa chưa có.Những thông tin trong giáo trình hoặc sách giáo khoa thường lạc hậu hơn sovới sự phát triển của thực tiễn Hơn nữa, trong thời đại ngày nay, khoa học

kỹ thuật, công nghệ thông tin phát triển nhanh chóng, các vấn đề về kinh tếchính trị Mác - Lênin, xã hội đang diễn ra hết sức sôi động trên phạm vi toàncầu Vì vậy, những thông tin người giáo viên cung cấp cho sinh viên cầnphải thường xuyên cập nhật, điều chỉnh và bổ sung mới

Khi sử dụng phương pháp thuyết trình, giáo viên tiếp xúc giao lưutrực tiếp với sinh viên, truyền cho sinh viên thái độ làm việc nghiêm túc,niềm say mê khoa học, tạo cho họ niềm tin khoa học từ những tri thức triếthọc, hình thành cho sinh viên thế giới quan khoa học, phương pháp luận biệnchứng trong nhận thức và hành động Thuyết trình khác đọc hiểu Qua thuyếttrình giáo viên trực tiếp giao lưu với người học, nhờ vậy giáo viên có thểthay đổi thủ pháp sư phạm, điều chỉnh tài liệu cho phù hợp trình độ nhậnthức của sinh viên, kết hợp khích lệ, động viên sinh viên kịp thời Sù say mê,nhiệt tình giảng dạy của giáo viên có vai trò quan trọng trong việc tích cựchoá hoạt động học và truyền cảm hứng sáng tạo cho sinh viên Mặt khác, sự

kỳ diệu của ngôn ngữ biểu hiện qua ngữ điệu âm thanh, cử chỉ của thầy đãlôi cuốn, kích thích sự tập trung chó ý của sinh viên vào bài học Hiệu quảbài thuyết trình không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ nội dung tri thức bàihọc mà thông qua thuyết trình, nhờ có sự giao tiếp giữa thầy và trò, sinh viên

có thể tiếp nhận từ thầy tình cảm cao đẹp, nhân văn từ đó niềm tin, hoài bãocủa các em được nâng cao

Trang 18

Phương pháp thuyết trình vạch cho người học khuôn mẫu và phươngpháp nhận thức, tổng hợp cấu trúc tài liệu học tập, giúp người học phương pháp

tự học, rèn luyện khả năng sử dụng ngôn ngữ Triết học là một môn mang tínhtrừu tượng, khái quát cao, vì vậy khi giảng giáo viên cần phải sử dụng rất nhiềuthao tác tư duy khoa học nh: diễn dịch và quy nạp, phân tích và tổng hợp, cụ thể

và trừu tượng, lịch sử và logic Thông qua quá trình học tập, các phương pháp

tư duy này từng bước hình thành và phát triển ở sinh viên

Phương pháp thuyết trình cũng là phương pháp phù hợp với số đôngsinh viên, trong điều kiện thiếu trường lớp và phương tiện học tập như hiệnnay ở Việt Nam

* Ngoài những ưu điểm đã nêu ở trên thì phương pháp thuyết trình truyền thống cũng có một số nhược điểm cơ bản sau:

Khi sử dụng phương pháp thuyết trình, giáo viên thường bị sức Ðp bởikhối lượng kiến thức cần phải cung cấp cho sinh viên Vì thế, họ thường tậndụng mọi thời gian trên lớp để cung cấp càng nhiều tri thức cho sinh viêncàng tốt Cho nên, có rất Ýt thời gian để sử dụng các biện pháp phát triểntính chủ động học của sinh viên Sinh viên chỉ có nhiệm vụ ghi nhớ một cáchthụ động khối lượng tri thức mà giáo viên cung cấp, tính tích cực chủ động

và sáng tạo của họ không được phát huy làm cho tư duy của họ trở nênnghèo nàn, thụ động, giờ học trở thành buổi độc thoại của thầy, gây tâm lýnhàm chán cho sinh viên Đây cũng là nhược điểm lớn nhất của phương phápthuyết trình trong dạy học nói chung và trong giảng dạy kinh tế chính trị Mác

- Lênin nói riêng Trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học hiện nayđòi hỏi chúng ta phải khắc phục nhược điểm này

Trong một thời gian ngắn, số lượng sinh viên nhiều, khối lượng kiếnthức lớn, giáo viên không có nhiều thời gian để đối thoại trực tiếp với sinhviên Vì vậy, giáo viên thu được rất Ýt ý kiến phản hồi từ phía sinh viên.Điều này làm cho giáo viên không nắm bắt được tình hình học tập cũng như

Trang 19

tâm tư, nguyện vọng của họ để điều chỉnh hoạt động dạy học Hoạt động dạycủa giáo viên và hoạt động học của sinh viên sẽ không thống nhất, dẫn đếnhiệu quả hoạt động học tập không cao.

Phương pháp thuyết trình có thể cung cấp một lượng tri thức lớn tớicho sinh viên, nhưng chính điều này lại dẫn đến hạn chế là tính cá thể thấp.Giáo viên không thể quan tâm tới tất cả sinh viên, không hiểu được tình hìnhhọc tập cũng như mong muốn của họ trong học tập, nhất là đối với sinh viênkém, từ đó không phân loại được sinh viên Vì thế, giáo viên không tìm rađược biện pháp phù hợp để nâng cao chất lượng học tập, đặc biệt là tronggiảng dạy kinh tế chính trị Mác - Lênin

Còng nh các phương pháp dạy học khác trong hệ thống các phươngpháp dạy học hiện nay, phương pháp thuyết trình có những ưu và nhượcđiểm nh đã nêu trên, xuất phát từ bản thân nó Những ưu điểm nổi bật mà nó

có được là điều không thể phủ nhận trong dạy học nói chung và trong giảngdạy kinh tế chính trị Mác - Lênin nói riêng Vì thế, phương pháp thuyết trìnhvẫn có một vị trí vô cùng quan trọng trong hệ thống các phương pháp dạyhọc, khó có thể thay thế trong hoạt động sư phạm cho dù lý luận dạy học cóphát triển đến đâu đi nữa Vấn đề đặt ra ở đây là cần phải đổi mới phươngpháp thuyết trình theo hướng tích cực hơn, hiện đại hơn, phù hợp với yêu cầucủa thời đại mới

1.1.3 Đổi mới phương pháp thuyết trình trong dạy học kinh tế chính trị Mác - Lênin

Trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, cần có quanniệm đúng đắn về dạy tốt Muốn dạy tốt thì người thầy phải có phương phápdạy học phù hợp với nội dung môn học Đối với người thầy, dạy tốt khôngchỉ là trình độ nghề nghiệp mà còn là lương tâm, danh dù của nhà giáo Đốivới người học, điều mà họ mong mỏi là có thầy dạy tốt để giúp họ học tốt

Trang 20

Vì vậy, đổi mới phương pháp nói chung và phương pháp thuyết trình nóiriêng trong giai đoạn hiện nay là một tất yếu.

1.1.3.1 Nội dung của việc đổi mới phương pháp thuyết trình trong dạy học kinh tế chính trị Mác - Lênin nhằm phát huy tính tích cực học tập của sinh viên

Thứ nhất: Kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề trong dạy học kinh tế chính trị Mác - Lênin.

- Phương pháp nêu vấn đề:

Trong lý luận dạy học, dạy học nêu vấn đề còn được gọi là phươngpháp giải quyết vấn đề Đây là một trong những phương pháp dạy học mới,đáp ứng được những yêu cầu của thực tiễn giáo dục đề ra, nhằm phát huyđược những ưu điểm và hạn chế những nhược điểm của phương pháp thuyếttrình Việc đổi mới phương pháp thuyết trình bằng cách kết hợp sử dụngphương pháp nêu vấn đề trong dạy học là một việc làm hết sức cần thiết

Phương pháp nêu vấn đề là phương pháp dạy học trong đó giáo viên đặt ra trước người học một vấn đề nhận thức, đưa người học vào tình huống

có vấn đề, sau đó giáo viên phối hợp cùng người học giải quyết vấn đề để đi đến những kết luận cần thiết của nội dung học tập.

Trong quá trình dạy học kinh tế chính trị Mác - Lênin, muốn có bài thuyếttrình có sức thuyết phục, giáo viên phải tạo ra tình huống có vấn đề Tình huống

có vấn đề là tình huống nẩy sinh mâu thuẫn giữa một bên là chủ thể có nhu cầugiải quyết tình huống đó với một bên là những tri thức kỹ năng và phương pháphiện có của chủ thể chưa đủ để giải quyết, để tạo ra cho mình có hiểu biết về nó

và cách hiểu giải quyết tình huống

Việc sử dụng tình huống có vấn đề trong dạy học đòi hỏi người giáoviên không chỉ đưa ra những câu hỏi và bài tập thông thường mà phải đặt racâu hỏi gợi mở tư duy trong mỗi sinh viên, tạo ra sự mâu thuẫn giữa kiến

Trang 21

thức mới mà họ đang tìm hiểu, nhờ đó mà sinh viên tự lôi cuốn mình vàoviệc giải quyết vấn đề được nêu

Tình huống có vấn đề là trạng thái tâm lý khó khăn về mặt nhận thứcnẩy sinh ở con người khi gặp những tình huống mà họ phải giải quyết, nhưngbằng tri thức họ đã có trước đây thì không thể giải quyết được, phải tìm cáchthức hành động mới Phương pháp nêu vấn đề có những đặc trưng cơ bảnsau:

Một là: Giáo viên đặt ra trước sinh viên những bài toán nhận thức có

chứa đựng mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái chưa biết

Hai là: Sinh viên tiếp nhận mâu thuẫn của bài toán nhận thức (Ơrixtic)

như là mâu thuẫn trong nội tâm của mình phải giải quyết

Ba là: Thông qua quá trình giải quyết bài toán nhận thức, sinh viên

lĩnh hội được nội dung và cách thức giải quyết một cách tự giác, tích cực

và hứng thú

Bài toán nhận thức đó là nhiệm vụ nhận thức đặt ra trước sinh viên, nóđòi hỏi phải có sự suy nghĩ độc lập, sáng tạo Sau khi giải quyết được nhiệm

vụ nhận thức đó, sinh viên sẽ có kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo mới

- Các bước của phương pháp nêu vấn đề trong dạy học kinh tế chính trịMác - Lênin: Trong dạy học kinh tế chính trị Mác - Lênin, việc kết hợpphương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đề được chia làm babước:

Bước 1: Xây dựng tình huống có vấn đề trong thuyết trình

Xây dựng tình huống có vấn đề trong thuyết trình khi giảng dạy kinh tếchính trị Mác - Lênin được coi là bước hết sức quan trọng, vì nó định hướng giúpcho sinh viên ý thức được nhiệm vụ học tập của mình, tạo ra tiền đề ban đầu kíchthích hứng thú học tập cho sinh viên Muốn cho tình huống có vấn đề đặt ra cósức thuyết phục đòi hỏi người giáo viên phải có sự kết hợp chặt chẽ kiến thứctriết học với các môn khoa học khác như chủ nghĩa xã hội khoa học, tư tưởng Hồ

Trang 22

Chí Minh, lịch sử Đảng… đồng thời phải liên hệ và vận dụng tình hình thực tiễnđang diễn ra.

Bước 2: Giải quyết vấn đề trong thuyết trình

Bước này đòi hỏi giáo viên phải hướng dẫn sinh viên giải quyết tìnhhuống có vấn đề đã được đặt ra ở trên Sau khi đã nắm được tình huống cóvấn đề, sinh viên phải thu thập những thông tin có liên quan đến vấn đề, sửdụng vốn tri thức đã biết làm tiền đề cho lượng tri thức mới Đây là bướcquan trọng nhất trong việc vận dụng kết hợp phương pháp thuyết trình vớiphương pháp nêu vấn đề trong dạy học

Bước 3: Kết luận vấn đề

Sau khi giải quyết vấn đề bằng hệ thống tri thức huy động được dưới sựdẫn dắt của giáo viên, sinh viên cần phải tiếp tục đưa ra kết luận chung nhất vềvấn đề vừa được giải quyết và trên cơ sở đó tiếp tục phát hiện những vấn đề họctập mới Ở bước cuối cùng này vai trò của giáo viên vô cùng quan trọng, có vaitrò hệ thống hoá, tổng hợp lại toàn bộ tri thức một cách khoa học, giúp sinhviên có niềm tin vào lượng tri thức mà họ vừa tiếp nhận được thông qua bàihọc

- Sự kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp nêu vấn đềtrong dạy học kinh tế chính trị Mác - Lênin

Cơ sở của việc kết hợp hai phương pháp này là phải dựa vào bản thân

và vai trò của chúng trong quá trình dạy học nói chung và dạy kinh tế chínhtrị Mác - Lênin nói riêng Khi kết hợp, chúng bổ sung và hỗ trợ cho nhau.Kết hợp với phương pháp thuyết trình, phương pháp nêu vấn đề sẽ phát huytối đa những thế mạnh vốn có của mình, làm tăng tính hấp dẫn của bài thuyếttrình, tạo nên sự chú ý, kích thích người học tự tìm tòi tri thức để giải quyếtmâu thuẫn trong nhận thức của bản thân, nhờ đó khắc phục dược những hạnchế cơ bản của bài thuyết trình và làm cho nó trở nên tích cực hơn Bài giảngkinh tế chính trị Mác - Lênin trở nên sinh động, khoa học, kích thích tính tích

Trang 23

cực, tự giác, sáng tạo học tập của sinh viên, góp phần nâng cao chất lượngmôn học.

Trong quá trình thực hiện bài thuyết trình, giáo viên cần kết hợp vớiviệc giải quyết vấn đề Cách kết hợp thường là: giáo viên đưa ra những câuhỏi hay đặt ra vấn đề có tính nghịch lý, mâu thuẫn giữa kiến thức, kinhnghiệm đã có của sinh viên với vấn đề giáo viên sẽ trình bày hoặc cũng cóthể giáo viên đặt vấn đề dưới dạng nghi vấn Những câu hỏi, cách đặt vấn đề,cách diễn đạt như vậy được giáo viên lựa chọn, bố trí một cách hợp lý, sátnội dung bài học, trở thành một bộ phận trong bài thuyết trình, do đó có tácdụng tạo ra sự chú ý của người học, đặt họ ở trạng thái luôn có những thắcmắc cần phải giải quyết Sự kết hợp này làm tăng thêm sự hấp dẫn của bàithuyết trình, tạo nên sự chú ý, kích thích người học tự tìm tòi tri thức để giảiquyết mâu thuẫn trong nhận thức của bản thân và cũng nhờ đó khắc phụcđược những hạn chế của bài thuyết trình

Khi sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề trong dạy học kinh tếchính trị Mác - Lênin, giáo viên cũng phải sử dụng phương pháp thuyếttrình Khi đó thuyết trình có giá trị như một công cụ để chuyển tải thông tingiữa thầy với trò từ chỗ chưa có nhu cầu tìm kiếm tri thức đến có nhu cầu rồigặp phải những mâu thuẫn nội tại trong nhận thức của bản thân và sau đó thìnhận thức ra vấn đề học tập Để giải quyết vấn đề, sinh viên phải huy độnghết mọi khả năng về kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm bản thân kết hợp với sựgiúp đỡ tích cực của giáo viên, của bạn với những gợi ý, nhắc lại, liên kết,logic hoá các kiến thức đã có với vấn đề học tập trong mối liên hệ kháchquan giữa chúng, nhờ đó sinh viên tiếp thu được tri thức của bài học Nhưvậy, việc chuyển bài toán nhận thức vào trong nhận thức của người học, giúpngười học giải quyết mâu thuẫn trong nhận thức và tiếp thu tri thức trong bàihọc đòi hỏi giáo viên phải có những thủ pháp, những công cụ sư phạm hữuhiệu, tiện dông, chủ yếu được thực hiện bằng phương pháp thuyết trình

Trang 24

Thứ hai: Kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp đàm thoại trong dạy học kinh tế chính trị Mác - Lênin

- Phương pháp đàm thoại

Trong quá trình giảng dạy kinh tế chính trị Mác - Lênin, căn cứ vàotừng nội dung bài giảng, giáo viên có thể sử dụng phương pháp thuyết trìnhkết hợp với phương pháp đàm thoại

Phương pháp đàm thoại là quá trình tương tác giữa người dạy với người học được thực hiện thông qua hệ thống các câu hỏi và câu trả lời tương ứng về một vấn đề nhất định do người dạy và người học đặt ra Kết

quả là dưới sự dẫn dắt của thầy, người học thực hiện được ý tưởng của mình,khám phá và lĩnh hội đối tượng học tập Thông thường phương pháp đàmthoại có hai hình thức:

Một là: Đàm thoại có chủ định

Đây là hình thức đàm thoại mà câu hỏi của người dạy được sắp xếptheo một hệ thống nhất định vào chủ đề Hình thức này bao gồm: đàm thoạidiễn giải: dùng để giảng các khái niệm, phạm trù; đàm thoại dẫn dắt: giúpngười học nắm bắt từng đề mục và toàn bài; đàm thoại tìm tòi: buộc sinhviên phải tìm tòi, giải đáp, tổng hợp và rót ra kiến thức mới

Hai là: Đàm thoại tự do (hay là đàm thoại gợi mở) là phương pháp

trong đó giáo viên soạn ra những câu hỏi lớn, thông báo cho sinh viên, sau

đó chia câu hỏi lớn thành những câu hỏi nhỏ hơn có quan hệ lôgic với nhau,tạo ra những cái mốc trên con đường thực hiện câu hỏi lớn Đàm thoại gợi

mở khác với đàm thoại tái hiện hay đàm thoại vấn đáp, chỉ đòi hỏi sinh viênnhớ lại những kiến thức đã có

Mục đích của đàm thoại là: Sinh viên có thể giải quyết được một vấn

đề mới nào đó mà chính bản thân sinh viên đang cần được tiếp thu Nhữngcâu hỏi được đặt ra đòi hỏi sinh viên tìm tòi một cách độc lập để đi đếnnhững kiến thức và phương tiện hành động mới

Trang 25

Khi đặt câu hỏi đàm thoại, giữa các câu hỏi cần có mối quan hệ vớinhau tạo thành một hệ thống Mỗi câu hỏi nhằm giải quyết một vấn đề bộphận Giải quyết được hệ thống câu hỏi là đi tới giải quyết trọn vẹn vấn đề.Trong hệ thống câu hỏi đó còn có thể có những câu hỏi phụ có tính chất uốnnắn để đưa sinh viên đi đúng quỹ đạo của vấn đề đang giải quyết nếu các em

đi chệch khỏi tiến trình của cuộc đàm thoại

Do trật tự logic của các câu hỏi, giáo viên phải hướng dẫn sinh viêntừng bước khám phá, phát hiện ra bản chất của sự vật, hiện tượng nênphương pháp này có ý nghĩa tích cực trong việc gây hứng thú học tập và lôicuốn sự tham gia tích cực, tự lực vào việc giải quyết vấn đề đặt ra, từ đó sinhviên có thể nắm vững kiến thức bài học Đồng thời qua các câu trả lời củasinh viên, giáo viên có thể đánh giá được trình độ phát triển tư duy, trình độnhận thức của các em Ngoài ra đàm thoại tìm tòi còn dạy cho sinh viên trình

tự giải quyết một vấn đề trong lúc tìm tòi tức là con đường đi tới nhận thứckhoa học, giúp các em có thể tư duy sáng tạo trong học tập cũng như trongđời sống thực tiễn

- Sự kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp đàm thoại trongdạy học kinh tế chính trị Mác - Lênin

Trong dạy học kinh tế chính trị Mác - Lênin, việc kết hợp phương phápthuyết trình với phương pháp đàm thoại sẽ góp phần khắc phục những hạnchế của phương pháp thuyết trình, tính độc thoại bị loại bỏ thay vào đó làmối quan hệ tương tác tích cực giữa thầy và trò

Khi sử dụng phương pháp đàm thoại phải kết hợp với phương phápthuyết trình Bởi vì tri thức của môn kinh tế chính trị Mác - Lênin tương đốikhó, trừu tượng, mang tính khái quát cao, nó liên quan đến nhiều lĩnh vựckhoa học khác nhau, vốn kiến thức và kinh nghiệm của sinh viên so với yêucầu của bộ môn còn hạn chế Do vậy, khi giảng dạy đòi hỏi giáo viên phải

Trang 26

khéo léo giảng giải, phân tích, quy nạp, tổng hợp, khái quát hoá… những nộidung tri thức bài học.

Tuy nhiên, giáo viên cần phải chú ý, đặt câu hỏi đàm thoại phải cómục đích rõ ràng, tránh những câu hỏi đặt ra tuỳ tiện không nhằm vào mụcđích cụ thể nào, cần tránh những câu hỏi tối nghĩa, phức tạp hoặc những câuhỏi có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau

Trong đàm thoại có những dạng câu hỏi khác nhau Có thể phân loạidạng câu hỏi dựa trên một số cơ sở sau đây:

Thứ nhất, dựa vào thao tác tư duy, có các loại câu hỏi sau:

+ Câu hỏi phân tích: Nhằm gợi ý sinh viên tách riêng từng phần của sựvật hiện tượng hoặc các thành phần của mối quan hệ

Ví dụ: Phân tích định nghĩa vật chất của Lênin?

Giáo viên có thể nêu lên định nghĩa:

“Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”

Từ đó, gợi ý sinh viên phân tích định nghĩa vật chất thông qua câu hỏi:Định nghĩa có mấy nội dung cơ bản? Đó là nội dung gì?

Trả lời:

- Vật chất là một phạm trù triết học (phân biệt vật chất triết học

và các dạng cụ thể của vật chất)

- Thuộc tính chung của mọi dạng vật chất là “thực tại khách quan”

- Vật chất là cái đem lại cho con người trong cảm giác, được cảmgiác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh lại

+ Câu hỏi tổng hợp: Nhằm làm cho sinh viên xác lập tính thống nhất vàmối quan hệ giữa các thuộc tính của các sự vật hiện tượng

Ví dụ: Hãy phân tích mối quan hệ biện chứng giữa hai giai đoạn củaquá trình nhận thức?

Trang 27

Như vậy, phân tích và tổng hợp là hai thao tác tư duy liên hệ mật thiếtvới nhau không thể tách rời nhau khi hình thành một khái niệm Những dấuhiệu bản chất của hiện tượng được phát hiện bằng cách phân tích hiện tượngđang nghiên cứu Sau đó dùng phương pháp tổng hợp để nêu lên bản chấtcủa đối tượng nghiên cứu Do vậy, câu hỏi phân tích và tổng hợp luôn đikèm với nhau, có quan hệ chặt chẽ với nhau.

+ Câu hỏi so sánh, liên hệ: Nhằm liên hệ các sự vật hiện tượng trong thếgiới vật chất, các khái niệm trong tư duy

Ví dụ: Hãy so sánh ba hình thức cơ bản của giai đoạn nhận thức cảm tính?+ Câu hỏi nhân quả: là dạng câu hỏi nêu lên mối quan hệ nhân quả, mộtdạng quan hệ khá phổ biến trong các vấn đề triết học

Ví dụ: Tại sao thực tiễn là cơ sở, nguồn gốc, động lực và mục đích củanhận thức, là tiêu chuẩn của chân lý?

+ Câu hỏi khái quát hoá: là loại câu hỏi nhằm khái quát các kiến thức cụthể, nêu lên những cái chính, cái cơ bản, cái chung thường dùng vào cuốichương, hay câu hỏi tổng hợp cuối bài

Ví dụ: Vì sao nói, sù ra đời của triết học Mác là một cuộc cách mạngtrong lịch sử triết học nhân loại?

Thứ hai, dựa vào trình độ nhận thức: Có thể căn cứ vào 6 mức độ nhận

thức sau để đưa ra câu hỏi nhằm giúp sinh viên nắm bắt được nội dung bài học:+ Biết: Câu hỏi yêu cầu sinh viên nhắc lại kiến thức đã biết (đây chính

là câu hỏi tái hiện)

Ví dụ: Hãy trình bày nội dung cơ bản của quy luật phủ định của phủ định?+ Hiểu: Câu hỏi yêu cầu sinh viên diễn đạt lại bằng ngôn ngữ của mình,những kiến thức đã học chứng tỏ em đã hiểu những kiến thức đó

Ví dụ: Hãy giải thích “thực tại khách quan” nghĩa là gì?

+ Áp dụng: Câu hỏi yêu cầu sinh viên áp dụng kiến thức đã học vào tìnhhuống mới khác với bài học

Trang 28

Ví dụ: Hãy lấy ví dụ về một dạng vật chất trong đời sống hiện thực?+ Phân tích: Câu hỏi yêu cầu sinh viên phân tích nguyên nhân hay kếtquả của một hiện tượng triết học mà sinh viên đã được học trước đó.

Ví dụ: Phân tích nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của triết học Mác?+ Tổng hợp: Câu hỏi yêu cầu sinh viên kết hợp các kiến thức cụ thể trongmột sự thống nhất mới hoặc trong việc giải đáp một vấn đề khái quát hơn

Ví dụ: Các nước đang phát triển trong đó có nước ta đang gặp phải nhữngkhó khăn gì khi tiếp nhận đầu tư nước ngoài mở rộng mối quan hệ hợp tác?+ Đánh giá: Câu hỏi yêu cầu sinh viên nhận định, phán đoán về một vấn

Thứ ba: Kết hợp phương pháp thuyết trình với phương tiện dạy học hiện đại trong dạy học triết học Mác-Lênin

- Phương tiện dạy học

Sự phát triển của khoa học công nghệ cùng với sự đổi mới nội dung,phương pháp dạy học, dẫn tới sự tham gia của nhiều phương tiện dạy học.Phương tiện dạy học ở đây là những công cụ trợ giúp cho giáo viên và sinhviên trong quá trình giảng dạy và học tập

Phương tiện dạy học là những thiết bị có khả năng chứa đựng hoặc chuyển tải những thông tin về nội dung dạy học và điều khiển việc dạy và học

Trang 29

Phương tiện dạy học rất phong phú và đa dạng, phụ thuộc vào trình độphát triển của khoa học công nghệ, yêu cầu nội dung môn học và kể cả trình

độ nhận thức của người học Trong các trường học của nước ta từ trước đếnnay thường được trang bị những phương tiện có Ýt tính kỹ thuật được gọi là

đồ dùng dạy học Nhưng trong những năm gần đây do sự phát triển của khoahọc công nghệ đã xuất hiện những phương tiện dạy học có tính kỹ thuật cao,hiện đại Trong số những phương tiện đó thì phương tiện nghe nhìn chiếm vịtrí chủ yếu như: Radio, video, máy thu hình, máy quay phim, máy vi tính, máychiếu đa năng và các phần mềm hỗ trợ thiết kế bài giảng như: Phần mềmMicrosoft publisher 2003, power point, violet… Sự xuất hiện những phươngtiện dạy học hiện đại này có vai trò tích cực làm cho quá trình dạy học có hiệuquả cao hơn

Quá trình dạy học kinh tế chính trị Mác - Lênin ở nước ta hiện nay chủyếu sử dụng phương pháp thuyết trình truyền thống Việc sử dụng phương tiệndạy học, nhất là phương tiện dạy học hiện đại chưa phổ biến, vì thế hiệu quảdạy học chưa cao Đứng trước thực tế đó, chóng ta cần phải tăng cường sửdụng phương tiện dạy học hiện đại vào bài giảng kinh tế chính trị Mác -Lênin Đây là xu hướng tất yếu và cũng là yêu cầu của đổi mới phương phápdạy học nói chung và phương pháp thuyết trình trong dạy học kinh tế chính trịMác - Lênin nói riêng

Thực tế quá trình dạy học đã chứng minh hiệu quả và lợi Ých của cácphương tiện dạy học hiện đại là không nhỏ Giáo viên có thể truyền thụ, kiếntạo tri thức, minh hoạ kiến thức dưới dạng hình ảnh hay mô hình, tiết kiệmđược thời gian viết bảng, diễn giảng, dung lượng kiến thức đưa vào giờ giảngnhiều hơn nhưng hiệu quả vẫn cao hơn là dạy chay Từ đó sinh viên có thể hiểu

rõ nội dung bài học hơn Phương pháp này góp phần rèn luyện các kỹ năngthực hành, quan sát, sử dụng công cụ kích thích hứng thú học tập, làm phongphú quá trình tư duy của sinh viên trong quá trình tiếp thu tri thức, đem lại sựhứng thú, tích cực, chủ động trong quá trình học tập môn học

Trang 30

- Các bước sử dụng phương tiện dạy học hiện đại trong thuyết trình bàigiảng kinh tế chính trị Mác - Lênin.

Để việc sử dụng phương tiện dạy học hiện đại trong bài giảng thuyếttrình đạt hiệu quả cao thì cần phải thực hiện theo những bước cơ bản sau:

Bước 1: Lựa chọn kiến thức cần sử dụng phương tiện dạy học

Trong một bài giảng kinh tế chính trị Mác - Lênin, không phải bất kỳmột nội dung hay đơn vị kiến thức nào cũng cần phải sử dụng phương tiệndạy học mà tuỳ từng nội dung Vì thế muốn lựa chọn được nội dung tri thức

để sử dụng phương tiện dạy học giáo viên cần nắm chắc nội dung dạy học.Cần tránh tình trạng lạm dụng phương tiện dạy học hoặc không biết sử dụngphương tiện dạy học trong giảng dạy Phương tiện dạy học chỉ phát huy tácdụng khi được sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, khoa học và hợp lý

Bước 2: Lựa chọn phương tiện dạy học

Phương tiện dạy học rất phong phú và đa dạng, vì thế tuỳ thuộc vàomục đích thể hiện tri thức, giáo viên sẽ lựa chọn phương tiện dạy học phùhợp để đảm bảo truyền tải hết nội dung tri thức bài giảng Khi sử dụng mộtphương tiện dạy học nào đó, giáo viên phải nắm chắc được tính năng và cách

sử dụng nó Điều đó sẽ giúp giáo viên chủ động, tù tin khi thực hiện bàigiảng

Bước 3: Thiết kế bài giảng

Sau khi đã lựa chọn được nội dung, phương tiện dạy học, giáo viên tiếnhành thiết kế bài giảng Đây thực chất là công việc soạn giáo án của giáo viên

Nó là bước rất quan trọng đòi hỏi giáo viên phải suy nghĩ, kết hợp chặt chẽ vàthống nhất giữa phương pháp dạy học với phương tiện dạy học và nội dungdạy học để đảm bảo tính lôgic của bài giảng Hiện nay với sự phát triển củakhoa học công nghệ đặc biệt là công nghệ thông tin, có nhiều phần mềm chophép giáo viên có thể thiết kế bài giảng một cách nhanh chóng, thuận lợi như

là phần mềm Microsoft, power point Ngoài việc cho phép thiết kế văn bản, sơ

đồ, bảng biểu, số liệu… những phần mềm này còn được hỗ trợ bởi các hiệu

Trang 31

ứng hình ảnh động, mô phỏng, âm thanh, mầu sắc có tác dụng tạo sự chú ý,gây Ên tượng cho sinh viên.

Bước 4: Tổ chức thực hiện bài giảng

Đây là bước quan trọng nhất Nếu ở bước 1, 2, 3 chóng ta làm tốtnhưng ở bước tổ chức thực hiện bài giảng làm không tốt thì không nhữnghiệu quả đem lại không cao mà làm cho tiết giảng đó thất bại

Để giờ thuyết trình kinh tế chính trị Mác - Lênin có sử dụng phươngtiện dạy học thành công, giáo viên cần có sự tổ chức, chuẩn bị chu đáo.Trước hết cần phải lắp đặt phương tiện dạy học hợp lý để sinh viên có thểquan sát rõ ràng và thuận lợi nhất Giáo viên cần kiểm soát được hoạt độngcủa các phương tiện dạy học và các yếu tố đảm bảo cho phương tiện dạy họchoạt động liên tục trong suốt giờ giảng Trong quá trình dạy học, giáo viênphải tạo được sự thống nhất giữa hoạt động dạy của mình và hoạt động họccủa sinh viên với phương tiện dạy học Điều đặc biệt quan trọng là giáo viênphải làm chủ được quá trình dạy học, bình tĩnh xử lý những tình huống sưphạm và những bất ngờ phát sinh của phương tiện dạy học Điều đó đòi hỏigiáo viên phải có trình độ chuyên môn vững vàng

- Các hình thức sử dụng phương tiện dạy học hiện đại trong thuyếttrình bài giảng kinh tế chính trị Mác - Lênin

Trong giảng dạy kinh tế chính trị Mác - Lênin, việc khai thác cácphương tiện dạy học hiện đại chủ yếu dưới các hình thức cơ bản sau:

Dùng tranh ảnh, băng hình để minh hoạ cho bài giảng.

Việc dùng tranh ảnh, băng hình để minh hoạ cho bài giảng sẽ gây Êntượng sâu sắc, tạo sự tiếp thu tri thức nhẹ nhàng Tranh ảnh, băng hình rấtphong phú và đa dạng về chủ đề Tuy nhiên, muốn sử dụng nó có hiệu quả,giáo viên phải có sự lựa chọn, cân nhắc sao cho phù hợp với nội dung chủ đềbài giảng, thời điểm, thời lượng sử dụng hợp lý, khoa học Đồng thời phải có

sự phân tích, giải thích và những câu hỏi nhận thức để kích thích sự chú ý,tập trung của sinh viên vào bài giảng

Trang 32

Dựng mụ hỡnh hoỏ, sơ đồ hoỏ trong thuyết trỡnh kinh tế chớnh trị Mỏc Lờnin.

-Mụ hỡnh hoỏ là sự thể hiện tri thức dưới dạng hỡnh vẽ khỏi quỏt Thụngqua phương phỏp mụ hỡnh hoỏ, những tri thức triết học mang tớnh khỏi quỏt

và trừu tượng hoỏ cao sẽ được tiếp cận bằng trực quan Qua đú sinh viờn cúthể thõu túm nhiều nội dung tri thức phức tạp, khú hiểu thành một chuỗi hệthống đơn giản và nắm bắt được cốt lừi của vấn đề Tuy nhiờn, nếu chỉ quansỏt cỏc mụ hỡnh cho dự chỳng được thiết kế một cỏch khoa học đến đõu đichăng nữa thỡ sinh viờn cũng khú cú thể lĩnh hội được đầy đủ tớnh sõu sắc vàphong phỳ của tri thức triết học Vỡ vậy cần phải cú sự giải thớch, diễn giảngcủa giỏo viờn Sau đõy là mụ hỡnh biểu thị quan hệ giữa cỏc hỡnh thức vậnđộng của vật chất:

Vận động cơ học

Trang 33

tớnh cơ bản, khỏi quỏt nhất của cỏc sự vật hiện tượng Vỡ thế, muốn nghiờncứu triết học phải bắt đầu từ những khỏi niệm, phạm trự cơ bản nhất Để hiểuđược nội dung cỏc khỏi niệm, phạm trự, nguyờn lý, quy luật triết học và mốiquan hệ giữa chỳng, nếu chỉ bằng thuyết trỡnh sẽ mất rất nhiều thời gian, sinhviờn sẽ gặp khú khăn khi nhận thức những nội dung tri thức này Vỡ vậy, việc

sơ đồ hoỏ những kiến thức trờn sẽ giỳp cho sinh viờn dễ dàng nắm vững vàghi nhớ tri thức triết học dưới dạng hỡnh ảnh Tuy nhiờn, sơ đồ hoỏ cũng chỉphản ỏnh một cỏch tĩnh tại cỏc tri thức và mối quan hệ giữa chỳng, trong khi

đú tri thức triết học là những tri thức phản ỏnh linh hoạt, năng động và sỏngtạo thế giới khỏch quan Vỡ vậy bờn cạnh đưa ra cỏc sơ đồ thỡ việc lý giải, lậpluận của giỏo viờn thụng qua phương phỏp thuyết trỡnh đúng vai trũ rất quantrọng

Vớ dụ: Chỉ cần giỏo viờn đưa ra sơ đồ tổng quỏt về sự phỏt triển là sinhviờn cú thể hiểu bài một cỏch khỏi quỏt nhất:

Trong giảng dạy kinh tế chớnh trị Mỏc - Lờnin, việc minh hoạ cho bàigiảng bằng tranh ảnh, băng hỡnh, mụ hỡnh hoỏ, sơ đồ hoỏ thụng qua sự hỗ trợcủa cỏc phương tiện dạy học hiện đại sẽ làm cho bài thuyết trỡnh thờm hấpdẫn, thu hỳt được sự tập trung chú ý của sinh viờn vào bài học Tuy nhiờn,việc vận dụng những phương tiện này như thế nào để cú hiệu quả khụng phảigiỏo viờn nào cũng làm được Nếu như khụng khộo dễ làm cho bài giảng thất

Nguyên

lý về sự

phát triển

Khái niệm phát triển

Tính chất của phát triển

Vận động theo h ớng tiến bộ

Tính đa dạng

Quan điểm phát triển

Tính phổ biến Khách quan

Sơ đồ 1.2 Tổng quát về sự phát triển

Trang 34

bại gây tâm lý không tốt cho sinh viên Nếu quá lạm dụng các phương tiệndạy học, bài giảng sẽ trở nên xơ cứng, máy móc Vì thế, giáo viên phải sửdụng các phương tiện với liều lượng hợp lý, phối hợp khéo léo các hình thức,phương pháp và phương tiện dạy học.

1.1.3.2 Nguyên tắc của việc đổi mới phương pháp thuyết trình nhằm phát huy tính tích cực học tập trong dạy học kinh tế chính trị Mác - Lênin.

Đổi mới phương pháp thuyết trình nhằm phát huy tính tích cực học tậpmôn kinh tế chính trị Mác - Lênin cho sinh viên không có nghĩa là loại trừ,thay thế phương pháp này bằng một phương pháp khác, mà ở đây đổi mớitức là kế thừa, phát triển những nhân tố hợp lý, những mặt tích cực củaphương pháp này đồng thời kết hợp linh hoạt với các phương pháp dạy họckhác để kế thừa những ưu điểm của chúng nhằm phát huy tính tích cực, chủđộng, sáng tạo của sinh viên trong học tập môn kinh tế chính trị Mác - Lênin.Với quan điểm đó đổi mới phương pháp thuyết trình nhằm phát huy tính tíchcực học tập trong dạy học kinh tế chính trị Mác - Lênin cần tuân theo nhữngnguyên tắc cơ bản sau:

Một là: Luôn xác định rõ mục tiêu, trọng tâm của bài giảng.

Xác định rõ mục tiêu và trọng tâm của bài giảng là một yêu cầu quantrọng đối với giáo viên trong quá trình chuẩn bị và thực hiện bài giảng Mụctiêu của bài giảng là cái đích mà thầy và trò cùng hướng tới Mục tiêu phảibắt nguồn từ nhiệm vụ học tập của sinh viên, đáp ứng được yêu cầu đào tạocủa nhà trường và xã hội chứ không theo ý muốn chủ quan của giáo viên,giáo viên cần xác định rõ mục tiêu dạy học bao gồm mục tiêu kiến thức, mụctiêu kỹ năng và mục tiêu giáo dục Mục tiêu đúng giúp người thầy xác địnhđúng nội dung cũng như phương pháp, cách thức dạy học Điều quan trọnghơn là mục tiêu này phải được thông báo cho người học để họ biết và chủđộng tự học, tự đánh giá mình trong quá trình học tập

Trang 35

Cùng với việc xác định mục tiêu bài giảng thì việc xác định đúngtrọng tâm của bài giảng cũng có vai trò rất quan trọng Trọng tâm của bàigiảng là những kiến thức cơ bản mà giáo viên phải nhấn mạnh cho sinh viênhiểu Trong bài giảng kinh tế chính trị Mác - Lênin, kiến thức cơ bản lànhững kiến thức khái quát nhất, nêu rõ bản chất của sự vật, hiện tượng vàmối quan hệ giữa chúng với các sự vật, hiện tượng khác Nếu giáo viênkhông xác định rõ kiến thức trọng tâm thì bài giảng sẽ bị dàn trải, sinh viênkhông hiểu được những nội dung cơ bản của bài Trong mỗi một chủ đề củabài giảng đều có những kiến thức cơ bản, trong mỗi kiến thức cơ bản Êy lại

có những đơn vị kiến thức của nó Điều này phải rất cụ thể và chính xác

Hai là: Phải đảm bảo tính hệ thống, tính khoa học của tri thức

Tri thức kinh tế chính trị Mác - Lênin mang tính hệ thống và tính khoahọc sâu sắc Tính hệ thống của tri thức triết học được thể hiện ở chỗ chúngnằm trong một hệ thống chỉnh thể thống nhất có mối quan hệ với nhau mộtcách chặt chẽ Còn tính khoa học được thể hiện nó cung cấp đầy đủ, chínhxác hệ thống tri thức cơ bản phù hợp với thực tiễn tới người học Thuyếttrình bài giảng kinh tế chính trị Mác - Lênin với một khoảng thời gian nhấtđịnh cho phép giáo viên có thể cung cấp cho sinh viên một khối lượng kiếnthức môn học lớn theo một hệ thống khoa học và chặt chẽ Đây cũng là thếmạnh của phương pháp thuyết trình mà không phải phương pháp nào cũng

có được Chính vì vậy khi đổi mới phương pháp thuyết trình nhiệm vụ đặt

ra là phải đảm bảo nguyên tắc này

Ba là: Phải phát huy được tính tích cực của người học

Hạn chế cơ bản của phương pháp thuyết trình truyền thống trong dạyhọc triết học Mác-Lênin là chưa thực sự phát huy được tính tích cực chủđộng học tập của sinh viên Vì vậy, nhiệm vô quan trọng nhất của phươngpháp thuyết trình là khắc phục tình trạng thầy độc giảng, sinh viên thụ độngghi chép Cách thức khắc phục nhược điểm trên là:

Trang 36

1 Giáo viên phải lên kế hoạch trình bày tập trung sự chú ý, tham giavào bài giảng của sinh viên, phát huy vai trò của các thiết bị dạy học hiệnđại.

2 Chia bài giảng ra thành các vấn đề và đưa ra các câu hỏi tư duy chongười học để kích thích tính tự giác, độc lập, sáng tạo và hứng thú học tập,nghiên cứu kinh tế chính trị Mác - Lênin cho sinh viên

3 Khái quát rõ các vấn đề chính và chốt lại những ý cơ bản cần chiếmlĩnh của bài

4 Tạo không khí giao tiếp cởi mở giữa giáo viên và sinh viên trong quátrình thực hiện bài giảng Làm được điều đó, hoạt động học tập của sinh viênkhông chỉ diễn ra ở trên lớp mà còn hình thành năng lực tự học, tự nghiêncứu ở mọi lúc, mọi nơi

Bốn là: Sử dụng phương tiện dạy học khoa học, hợp lý

Phương tiện dạy học hiện đại có tác dụng rất lớn trong quá trình dạy họcnói chung và trong thuyết trình kinh tế chính trị Mác - Lênin nói riêng.Nhưng nó chỉ thực sự phát huy tác dụng khi được sử dụng khoa học và hợp

lý Sù khoa học và hợp đó được thể hiện: Trong bài giảng giáo viên chọn nộidung nào và sử dụng phương tiện gì, như thế nào, tài liệu sử dụng ra sao,thời điểm và thời lượng sử dụng như thế nào? Giáo viên phải lựa chọn nộidung dạy học, nghiên cứu tài liệu để xác định phương tiện cần dùng và mụctiêu cần đạt được Muốn vậy giáo viên phải hiểu rõ nội dung dạy học, nắmchắc tính năng và nguyên lý hoạt động của từng loại phương tiện dạy họcphối hợp giữa chúng sao cho hợp lý Giáo viên chọn thời điểm và thời lượng

sử dụng phương tiện sao cho đạt hiệu quả cao nhất Cùng với đó là hướngdẫn cho sinh viên phương pháp nghiên cứu, phân tích và nhận xét sau khiđược tiếp xúc với các phương tiện dạy học đó

Trang 37

1.2 Cơ sở thực tiễn của việc đổi mới phương pháp thuyết trình trong dạy học môn kinh tế chính trị Mác - Lênin ở trường Cao đẳng nghề GTVT TƯ II Hải Phòng

1.2.1 Thực trạng sử dụng phương pháp thuyết trình trong dạy học môn kinh tế chính trị Mác - Lênin ở trường Cao đẳng nghề GTVT TƯII Hải Phòng

1.2.1.1 Tình hình dạy học kinh tế chính trị Mác - Lênin ở trường Cao đẳng nghề GTVT TƯII Hải Phòng

Trường Cao đẳng nghề GTVT TƯII Hải Phòng là trường công lậpthuộc hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam Trường được thành lập từ ngày8/6/1965 Ban đầu, trường chỉ đào tạo công nhân kỹ thuật cơ khí phục vụ chongành đóng tàu thủy, quy mô 800 học sinh Đến tháng 9/2004, trường đượcnâng cấp thành trường Trung cấp chuyên nghiệp, vừa đào tạo cán bộ kỹ thuậttrung cấp vừa đào tạo công nhân kỹ thuật với quy mô 2.000 sinh viên Đếntháng 2/2007, trường được nâng cấp thành trường Cao đẳng nghề GTVT TƯ

II vừa đào tạo cán bộ kỹ thuật trung cấp vừa đào tạo công nhân kỹ thuật từ

sơ cấp đến Cao đẳng với quy mô 4.500 sinh viên Đến năm 2008 số lượngsinh viên đã tăng lên 5.200 sinh viên

Trường nằm trên địa bàn huyện An Dương thành phố Hải Phòng vớitổng diện tích 20 ha Trường có 50 phòng học lý thuyết, tổng diện tích3.000m2 với đầy đủ trang thiết bị dạy học, xưởng thực hành 5.000m2 cùngcác thiết bị dạy thực hành cho các nghề Đặc biệt Triền Đà có thể đóng tàuhàng đến 3.000 tấn pha sông biển, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên họcsản xuất tại trường Ngoài ra trường có khu ký túc xá cho 2.000 sinh viên cưtrú, sân vận động, nhà giáo dục thể chất 2.000m2 Nhà trường hiện có 500thiết bị dạy thực hành, trên 200 máy vi tính, 150 máy công cụ, có thiết bị trịgiá hàng tỷ đồng phục vụ cho thực tập

Trang 38

Trong giai đoạn phát triển hiện nay, trường Cao đẳng nghề GTVT TƯ

II đã trở thành trường đào tạo kỹ thuật viên, công nhân kỹ thuật trình độ cao.Sinh viên của trường sau khi tốt nghiệp đều được đón nhận về làm việc tạicác cơ sở sản xuất Thương hiệu đào tạo của nhà trường ngày một nâng cao

Mục tiêu của trường Cao đẳng nghề GTVT TƯII đến năm 2010 sẽphấn đấu trở thành trường đại học thực hành, đào tạo nhiều kỹ sư thực hành,đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH và góp phần đưa nước ta trở thành nước côngnghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020

Cùng với sự đổi mới của ngành GD- ĐT, việc giảng dạy các môn lýluận Mác- Lênin nói chung và môn kinh tế chính trị Mác - Lênin nói riêng đãthực hiện được những bước đổi mới có ý nghĩa thiết thực góp phần đáng kểtrong quá trình GD- ĐT toàn diện, làm cho chủ nghĩa Mác- Lênin và tưtưởng Hồ Chí Minh ngày càng giữ vai trò chủ đạo trong nhà trường và trongđời sống tinh thần của toàn xã hội Qua nghiên cứu tình hình dạy học kinh tếchính trị Mác - Lênin ở trường Cao đẳng nghề GTVT TƯII Hải Phòng,chúng tôi rót ra một số đánh giá sau:

Một là: Về đội ngũ giáo viên

Tổ bộ môn có 6 giáo viên tham gia giảng dạy đều có trình độ Đại học.Hầu hết đội ngũ giáo viên của tổ bộ môn là những thầy cô có kinh nghiệmgiảng dạy, khả năng chuyên môn vững và luôn hoàn thành nhiệm vụ nhàtrường giao cho Tuy nhiên, do đội ngũ còn thiếu, trong khi đó số lượng sinhviên đông, hầu hết giáo viên phải kiêm nhiệm thêm chuyên môn khác vì mônkinh tế chính trị Mác - Lênin là môn tổng hợp các môn khoa học Mác- Lêninnhư: triết học, kinh tế kinh tế chính trị Mác - Lênin học, chủ nghĩa xã hộikhoa học (CNXHKH), lịch sử Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh, thậm chí giáoviên còn phải dạy cả môn pháp luật, bình quân số tiết thực dạy của mỗi giáoviên trong một năm là trên 1.000 tiết, trong khi đó số giờ tiêu chuẩn chỉ có

Trang 39

640 tiết, điều đó Ýt nhiều có ảnh hưởng không tốt đến chất lượng giảng dạy

bộ môn

Hai là: Về phương pháp, phương tiện dạy học

Theo sự bố trí của nhà trường, việc giảng dạy môn kinh tế chính trịMác - Lênin được tập trung ở giảng đường với số lượng từ 50- 60 sinh viên.Phương pháp được giáo viên sử dụng chủ yếu là phương pháp thuyết trình.Trong một thời gian ngắn, giáo viên phải cố gắng trang bị cho sinh viên toàn

bộ khối lượng tri thức môn học để đảm bảo chương trình đặt ra theo quyđịnh của Bộ GD- ĐT Vì thế, việc sử dụng phương tiện dạy học trong mônkinh tế chính trị Mác - Lênin nói chung, phần kinh tế chính trị Mác - Lêninnói riêng rất hạn chế Thực tế đó đã ảnh hưởng đến kết quả giảng dạy củagiáo viên và hiệu quả lĩnh hội tri thức cũng như sự phát triển năng lực tư duycủa sinh viên Nó làm cho sinh viên học tập môn học một cách thụ động, trínhớ bị quá tải, mất khả năng chuyển hoá kiến thức của bài giảng thành trithức của mình, hạn chế khả năng vận dụng kiến thức đã học vào giải quyếtnhững vấn đề của cuộc sống đặt ra

Ba là: Về thực hiện phân phối chương trình và giáo trình

Môn kinh tế chính trị Mác - Lênin được đưa vào giảng dạy cho tất cảcác hệ đào tạo của nhà trường từ sơ cấp, trung cấp đến cao đẳng nghề Tổng

số tiết giảng dạy của môn học cho cao đẳng nghề là 90 tiết, trong đó phầntriết học Mác- Lê nin chiếm 18 tiết (số tiết giảng là 12, số tiết thảo luận và

kiểm tra là 6) Về giáo trình hiện nay tổ bộ môn thống nhất sử dụng “Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin” (dùng cho hệ cao đẳng nghề) năm 2008

của Bộ Lao động- Thương binh và xã hội, Tổng cục dạy nghề để giảng dạy,học tập và kiểm tra đánh giá hết môn học Một khó khăn lớn mà tất cả giáoviên của tổ bộ môn đều nhận thấy là: Khối lượng kiến thức được phân phối

Trang 40

trong chương trình giảng dạy tương đối lớn, trong khi đó thời gian Ýt, trình

độ sinh viên nghề không cao.Vậy làm thế nào để nâng cao chất lượng giảngdạy môn học, đây là câu hỏi lớn đối với giáo viên của tổ bộ môn, cũng nhưcác cấp lãnh đạo của nhà trường

1.2.1.2 Các dạng thuyết trình đã sử dụng trong dạy học môn kinh tế chính trị Mác - Lênin ở trường Cao đẳng nghề GTVT TƯII Hải Phòng

Trong quá trình dạy học môn kinh tế chính trị Mác - Lênin nói chung,phần kinh tế chính trị Mác - Lênin nói riêng ở trường Cao đẳng nghề GTVTTƯII Hải Phòng, giáo viên đã sử dụng những hình thức thuyết trình chủ yếusau:

Một là: Thuyết trình theo kiểu thầy đọc trò chép

Hình thức dạy học này là khi cần dạy một đơn vị kiến thức nào đó,thường giáo viên đọc cho sinh viên ghi chép những nội dung cơ bản của đơn

vị kiến thức cần phải cung cấp cho sinh viên mà thầy đã chuẩn bị trước Saukhi sinh viên ghi chép xong giáo viên dừng lại phân tích, giảng giải những trithức mà giáo viên cho là sinh viên khó hiểu, sau đó lấy ví dụ để minh hoạ

Hai là: Thuyết trình theo kiểu nêu vấn đề và thầy đọc trò chép

Ở hình thức dạy học này, giáo viên đưa ra những câu hỏi yêu cầu sinhviên trả lời Sau khi sinh viên trả lời, giáo viên nhận xét rồi tiếp tục phântích, giải thích cho cả lớp hiểu vấn đề nêu ra Tiếp theo đó giáo viên vừa đọcvừa viết lên bảng, sinh viên ghi chép theo thầy

Ngoài ra còn một hình thức khác nữa, đó là giáo viên nêu lên nhữngcâu hỏi hay những tình huống có vấn đề sau đó tự đưa ra câu trả lời hay tiếntrình giải quyết vấn đề đặt ra Sau khi kết luận vấn đề, giáo viên đọc cho sinhviên ghi chép những nội dung mà giáo viên cho là quan trọng

Ba là: Thuyết trình theo kiểu sinh viên đọc giáo trình và giáo viên đọc cho sinh viên chép ý chính

Ngày đăng: 18/11/2014, 11:49

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê Hữu Ái, Giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy cỏc mụn Mỏc- Lờnin ở các trường đại học, Tạp chí Nghiờn cứu lý luận số 1/2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy cỏc mụn Mỏc-Lờnin ở các trường đại học
2. Nguyễn Ngọc Bảo, Một sè suy nghĩ về khái niệm tính tích cực, tính độc lập nhận thức và liên hệ giữa chúng, Thông tin khoa học giáo dục số 1, 1993 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một sè suy nghĩ về khái niệm tính tích cực, tính độclập nhận thức và liên hệ giữa chúng
3. Nguyễn Duy Bắc - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về dạy và học môn học Mỏc-Lờnin và Tư tưởng Hồ Chí Minh trong trường Đại học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về dạy và họcmôn học Mỏc-Lờnin và Tư tưởng Hồ Chí Minh trong trường Đại học
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
4. Nguyễn Thanh Bình (chủ biên), Nguyễn Thị Kim Dung, Ngô Thu Dung, Nguyễn Hữu Chi, Phan Thu Lạc, Nguyễn Thị Hằng - Lý luận giáo dục đại học Việt Nam, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luậngiáo dục đại học Việt Nam
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội
5. Bộ GD-ĐT, Giỏo trình triết học Mỏc-Lờnin, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: iỏo trình triết học Mỏc-Lờnin
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
6. Nguyễn Văn Cư (chủ biên): Phương pháp dạy học chủ nghĩa xã hội khoa học, Nxb ĐHSP, Hà Nội, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học chủ nghĩa xã hộikhoa học
Nhà XB: Nxb ĐHSP
7. Vò Trọng Dung, Đổi mới nội dung và phương pháp dạy Triết học, Tạp chí Tiếng Việt, 7/2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới nội dung và phương pháp dạy Triết học
8. Dự án Việt - Bỉ: Tài liệu tập huấn dạy học tích cực, Hà Nội, 5/2000 9. Đảng Cộng sản Việt Nam- Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX, NxbChính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu tập huấn dạy học tích cực", Hà Nội, 5/20009. "Đảng Cộng sản Việt Nam- Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX
Nhà XB: NxbChính trị Quốc gia
10. Phạm Văn Đức, Nguyễn Hữu Toàn, Triết học trong kỷ nguyên toàn cầu, Tạp chí triết học, 1/2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Triết học trong kỷ nguyên toàn cầu
11. Tụ Xuõn Giỏp - Phương tiện dạy học, Nxb Giáo dục Hà Nội, 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương tiện dạy học
Nhà XB: Nxb Giáo dục Hà Nội
12. Thanh Hà, Nghiên cứu và giảng dạy triết học trong bối cảnh hội nhập, NXB Đại học quốc gia Hà nội, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu và giảng dạy triết học trong bối cảnh hội nhập
Nhà XB: NXB Đại học quốc gia Hà nội
13. Dương Phú Hiệp, Tiếp tục đổi mới nghiên cứu và giảng dạy Triết học ở nước ta, Tạp chí triết học, 4/2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếp tục đổi mới nghiên cứu và giảng dạy Triết học ởnước ta
14. Trần Bá Hoành, Những đặc trưng của phương pháp dạy học tính cực, Tạp chí Giáo dục, Sè 32/2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những đặc trưng của phương pháp dạy học tính cực,Tạp chí Giáo dục
15. Đặng Vũ Hoạt, Hà Thị Đức: Lý luận dạy học ở đại học - Giáo trình cho sinh viên cao học và cán bộ quản lý giáo dục, Nxb, Hà Nội, 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận dạy học ở đại học
16. Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (dùng cho hệ Cao đẳng nghề), NXB Lao động-Xã hội, Hà Nội, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: dùng cho hệ Cao đẳng nghề
Nhà XB: NXB Lao động-Xã hội
17. Nguyễn Sinh Huy - Tiếp cận xu thế đổi mới phương pháp giảng dạy, Tạp chí Nghiờn cứu giáo dục số 274/195 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếp cận xu thế đổi mới phương pháp giảng dạy
18. Đặng Thành Hưng, Tương tác hoạt động thày- trò trên lớp học, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tương tác hoạt động thày- trò trên lớp học
Nhà XB: NXBGiáo dục
19. Nguyễn Lân, Lịch sử giáo dục thế giới, NXB Giáo dục, Hà Nội 1958 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử giáo dục thế giới
Nhà XB: NXB Giáo dục
20. Phạm Ngọc Liên, Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hoạt động hoá người học, Thông tin khoa học, Bộ giáo dục và đào tạo, 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hoạt độnghoá người học
21. Luật giáo dục 2005, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật giáo dục 2005
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.2. Tổng quát về sự phát triển - đổi mới phương pháp thuyết trình trong dạy học môn kinh tế chính trị mác - lênin ở trường cao đẳng nghề giao thông vận tải trung ương ii hải phòng
Sơ đồ 1.2. Tổng quát về sự phát triển (Trang 33)
Bảng 1.1. Kết quả kiểm tra nhận thức của sinh viên ở lớp thực nghiệm và đối chứng - đổi mới phương pháp thuyết trình trong dạy học môn kinh tế chính trị mác - lênin ở trường cao đẳng nghề giao thông vận tải trung ương ii hải phòng
Bảng 1.1. Kết quả kiểm tra nhận thức của sinh viên ở lớp thực nghiệm và đối chứng (Trang 73)
Bảng 1.2. Thống kê ý kiến trả lời câu hỏi điều tra - đổi mới phương pháp thuyết trình trong dạy học môn kinh tế chính trị mác - lênin ở trường cao đẳng nghề giao thông vận tải trung ương ii hải phòng
Bảng 1.2. Thống kê ý kiến trả lời câu hỏi điều tra (Trang 74)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w