CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Giải pháp cho cá đẻ sớm pot (Trang 37 - 40)

Từ các nghiên cứu trên ta thấy có các biện pháp giúp cá đẻ sớm như nuôi vỗ cá bố mẹ sớm hơn so với thời vụ; sử dụng các hormone kích thích sinh sản. Nhưng trước khi thực hiện các biện pháp đó ta cần quan tâm đến các yếu tố ngoại cảnh như nhiệt độ, ánh sáng, thức ăn….

3.1. Biện pháp quản lý các yếu tố môi trường.

Tuỳ thuộc vào các loài cá mà ta tác dụng các yếu tố môi trường phù hợp:

- Nhiệt độ: Là yếu tố quan trọng đối với sinh sản của cá. Mỗi loài có một khoảng nhiệt độ thích hợp để cá thành thục. Vì vậy cần điều chỉnh nhiệt độ thích hợp. Với nhiệt độ thích hợp thì thời gian cá thành thục cũng nhanh hơn. Nó sẽ giúp cá đẻ sớm hơn.

Một số loài cá khi tăng nhiệt độ trong khoảng thích hợp thì nó sẽ thành thục nhanh hơn. Vì khi tăng nhiệt độ thì cường độ trao đổi chất của cá xảy ra nhanh hơn. Nên nó sẽ tác động giúp cá tích luỹ vật chất sinh sản nhanh hơn. Mặt khác nó cũng góp phần giúp các chất kích dụng tố phát huy tác dụng

- Ánh sáng: Việc tác động ánh sáng lên cá cũng là một biện pháp giúp cá đẻ sớm. Một số loài cá khi thời gian chiếu sáng dài hơn thì quá trình thành thục cũng nhanh hơn. Có thể lợi dụng điều này mà trong sinh sản nhân tạo ta tạo ánh sáng giúp kích thích cá thành thục nhanh. Tuy nhiên thì chỉ có một số loài và chủ yếu là cá cái chịu tác dụng yếu tố này.

- Các yếu tố khác như thức ăn, chất nước thì ta phải quản lý chặt chẽ. Trong sinh sản nhân tạo ta phải cung cấp thức ăn đầy đủ và phù hợp với các giai đoạn nuôi vỗ của cá. Các yếu tố môi trường nước như oxy hoà tan, pH, độ mặn (các loài cá sống ở môi trường mặn lợ và di cư sinh sản cần quan tâm đến) ta cần phải can thiệp để điều chỉnh phù hợp trong giai đoạn nuôi vỗ

này. Đặc biệt là dòng chảy thì đối với một số loài di cư sinh sản là một điều kiện bắt buộc để cá thành thục và đẻ trứng.

Thực chất thì các yếu tố đó ta đều phải triển khai làm khi nuôi vỗ cá. Ta cần phải quản lý tốt các yếu tố đó thì cá mới có thể thành thục được. Nó cũng góp phần vào việc giúp cá đẻ sớm. Vì nếu các yếu tố trên không thực hiện tốt thì cá không thể thành thục nên cũng không đảm bảo được việc cá đẻ sớm.

3.2. Biện pháp sử dụng kích dục tố trong sinh sản nhân tạo.

Các loài cá khó đẻ thì ta can thiệp những biện pháp này. Khi ta tác động bằng cách sử dụng kích dục tố thì cũng có những nhược điểm. Vì sử dụng kích dục tố có thể gây dư lượng hoá chất trong cơ thể cá. Nhưng nếu ta sử dụng phù hợp thì các hormone này sẽ tác động tích cực. Kích dục tố sẽ tác động lên hệ tuần hoàn. Hệ tuần hoàn sẽ tác động lên hệ thần kinh trung ương, sau đó hệ thần kinh trung ương sẽ tác động lên tuyến yên và tiếp tục tác dụng lên tuyến sinh dục. Ngoài ra thì hệ tuần hoàn cũng tác động trực tiếp lên tuyến sinh dục và tuyến yên.

Nhờ tác dụng của các kích dục tố mà góp phần thúc đẩy quá trình thành thục nhanh hơn. Nhưng chất kích dục tố chỉ một phần tác đông lên việc tiết hormone làm rụng trứng. Nên để đảm bảo chất lượng trứng thì chúng ta cần phải đảm bảo các yếu tố môi trường tốt. Vì yếu tố môi trường cũng là yếu tố tác động lên hệ thần kinh nên nó cũng tác động lên việc cá tích luỹ chất dinh dưỡng trong sản phẩm sinh dục.

Các chất kích dục tố như huyết thanh ngựa chửa, não thuỳ thể, HCG… giúp cho cá tiết hormone thúc đẩy sự tích luỹ vật chất sinh sản. Khi tác dụng nó vào thời gian nuôi vỗ thì sẽ giúp sản phẩm sinh dục phát triển tốt hơn. Khi tác dụng các hormone nay vào thời điểm cá gần đẻ thì sẽ giúp cá rụng trứng cùng một lúc. Nhờ tác dụng này mà chúng ta tác động lên cá giúp cá

đẻ cùng một lúc. Nên đây là biện pháp giúp cá đẻ nhanh hơn và cùng một đợt. ngăn việc cá đẻ tái phát dục và hơn nữa là đưa trứng cá ấp, ương nuôi cùng một lúc, tạo đàn cá giống cùng lứa.

3.3. Đưa cá bố mẹ vào nuôi vỗ sớm hơn.

Đây là biện pháp nhằm tạo đàn giống sớm hơn so với các cơ sở sản xuất giống khác. Nhưng biện pháp này cũng cần dựa vào thời gian mà cá thành thục đến khi cá đẻ. Khi đó ta đưa ra thời gian nuôi vỗ sớm hơn.

Biện pháp này cũng nên cần kết hợp với các quy trình nuôi vỗ cá bố mẹ. Để cho đàn cá bố mẹ có thể đẻ sớm và số lượng, chất lượng con giống cũng cao.

3.4. Ngăn cản việc cho cá đẻ tái phát dục.

Đây là biện pháp giúp cho việc sinh sản của cá ở vụ sau tốt hơn. Nhờ biện pháp này mà việc cho đẻ ở vụ sau sẽ diễn ra dễ dàng và đồng loạt hơn. Nó cũng thúc đẩy sự thành thục của cá ở vụ sau. Biện pháp này để thực hiện thì ta cần chủ động điều khiển thức ăn cho phù hợp. Có thể giảm cho ăn khi cá đẻ xong. Mặt khác cũng tác động kích dục tố vào cá để cá có thể khả năng rụng trứng của cá cũng tăng lên. Sẽ giúp cá thải hết sản phẩm sinh dục ra ngoài.

Thực ra các biện pháp này cũng chỉ cùng một nguyên lý chung là tác dụng vào cá để cá thành thục.

Một phần của tài liệu Giải pháp cho cá đẻ sớm pot (Trang 37 - 40)