0
Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

Phương pháp nghiên cứu.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP CHO CÁ ĐẺ SỚM POT (Trang 30 -35 )

CHƯƠNG II: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Phương pháp nghiên cứu.

Ta cần nghiên cứu một số đối tượng đã đưa vào nuôi để tạo giống. Từ đó, tìm hiểu để đưa ra các biện pháp tổng quát.

2.3.1. Cá chẽm.

Cá chẽm rất rộng muối và có tính di cư xuôi dòng, cá lớn lên chủ yếu ở vùng nước ngọt như sông, hồ. Khi thành thục (3-4 năm tuổi ), chúng sẽ di cư ra vùng cửa sông, ven biển có độ mặn thích hợp từ 30-32 ‰ để sinh sản. Ấu trùng sau khi nở ra sẽ theo dòng nước vào vùng cửa sông, ven bờ và lớn lên. Cá con sẽ dần dần di cư vào các thủy vực nước ngọt sinh sống và phát triển thành cá thể trưởng thành.

- Cá chẽm thường chuyển đổi giới tính từ cá đực sang cá cái sau lần sinh sản đầu tiên.

- Tập tính di cư sinh sản vào chu kỳ trăng, lúc trăng tròn hay trăng non vào buổi tối khi triều lên.

- Cá đẻ quanh năm nhưng tập trung vào tháng 4-8. - Các thông số môi trường thích hợp như sau: Nhiệt độ: 28-32 0C

Độ mặn: 29-32 ‰ pH: 6,8-8

Oxy hòa tan: > 6 ppm Photphát: 10-100 ppm Nitrate: < 150 ppm Nitrite: < 1 ppm

* Vì vậy, khi sản xuất giống cá ta cần quan tâm một số yếu tố sau:

- Chọn vị trí thích hợp như nguồn nước, giao thông, năng lượng, địa hình... . và quan trọng là phải có nguồn nước có độ mặn thích hợp cho việc sản xuất giống.

- Kích thích cá đẻ bằng cách điều chỉnh môi trường: Dựa vào đặc điểm tự nhiên cũng như các nhu cầu sinh thái cho sự sinh sản của cá chẽm, có thể áp dụng biện pháp điều chỉnh môi trường để kích thích cá đẻ trên các cơ sở sau:

• Thay đổi (tăng) độ mặn của nước giống như lúc cá di cư sinh sản

• Giảm nhiệt độ nước giống như sau cơn mưa, nó cũng nhằm tạo cảm giác như di cư.

• Hạ mức nước và sau đó nâng cao nức nước như thủy triều lên cao trong kỳ trăng.

Cá chín muồi sinh dục thì sẽ đẻ ngay. Còn nếu không thì cá ta có thể tác dụng bằng hormone.

- Kích thích đẻ bằng Hormon

Trong trường hợp cá cái chưa chín mùi sinh dục, có thể dùng hormon để kích dục. Liều tiêm lần đầu là 250 UI HCG/kg cá cái và 50 RU Puberogen/kg cá đực. Thông thường có thể dùng 50 UI HCG/kg và 0,5- 1dose não thùy cá chép và liều thứ 2 là 100-200 UI HCG và 1,5-2 dose não thùy sau khi tiêm lần đầu 12 giờ, tiêm kích dục tố phải tính sao cho con cái đẻ vào lúc tối.

2.3.2. Cá mú.

- Bể nuôi cần rộng đảm bảo sức khỏe cho cá bố mẹ. Bể nuôi cá cho đẻ nên có kích cỡ 100-150 m3, sâu 2-3 m, hình tròn.

- Chọn cá bố mẹ từ tự nhên hoặc từ cá nuôi thương phẩm. Tùy từng loài khác nhau mà kích cỡ sinh sản của chúng khác nhau nhưng có trọng lượng ít nhất là 1 kg.

- Nhiều loài đạt thành thục sau 2-3 năm tuổi với trọng lượng 3 kg. Cá đực thường có kích cỡ lớn 3-7 kg.

- Mật độ nuôi cá là 1 con/3 m3. Tỷ lệ đực:cái thường là 1:2 hay 1:1. - Trong quá trình nuôi, cho cá ăn chủ yếu là cá tạp với tỷ lệ 1-2 % trọng lượng thân. Cần duy trì độ măn 30-31 ‰, nhiệt độ 28-30 oC. Trong quá trình nuôi cần thay nước hằng ngày 50-80 % hay 200 %, sục khí mạnh liên tục.

- Cá đực thành thục, khi vuốt và ép bụng, tinh dịch sẽ chảy ra. Cá cái thành thục có bụng to, vuốt bụng và có thể dùng que thăm trứng để thu trứng quan sát.

- Khi cá thành thục, có thể cho cá sinh sản tự nhiên hay kích thích hormon:

+ Nhiều loài cá có thể cho đẻ tự nhiên bằng cách kích thích môi trường nước, đặc biệt là thay đổi nước khoảng 5 ngày trước thời kỳ trăng non hoặc trăng tròn. Khoảng 80 % nước được thay từ sáng sớm và cấp chảy liên tục trong ngày đến chiều tối thì ngừng. Sự thay đổi nuớc mới và nhiệt độ sẽ giúp cá đẻ trứng và phóng tinh. Mùa vụ cá sinh sản tự nhiên thường từ tháng 5-8. Cá sinh sản tự nhiên có tỷ lệ thu tinh thường cao hơn so với sinh sản nhân tạo do trứng và tinh đã được chín muồi.

+ Đối với sinh sản nhân tạo có thể tiêm hormone 1-4 ngày trước kỳ trăng tròn hay trăng non. Tiến hành thăm trứng, nếu trứng có kích thước 0.4mm thì sẵn sàng cho sinh sản nhân tạo.

Có thể tiêm liều thứ I là: 500UI HCG/kg cá cái; liều thứ II: 500UI HCG và 20mg não thuỳ sau liều I 54-60 giờ.

+ Nhiều loài có thể kích thích cho sinh sản nhân tạo. Cá mú đẻ vào ban đêm khoảng 21-24 h

2.3.3. Cá chình.

- Cá chình rất nhiều loài nhưng các loài cá chình hầu hết đều giống nhau. Chúng đều là loại cá di cư xuôi dòng.

- Cá chình con ăn chủ yếu các loại chất vẩn. Nhiệt độ tăng tính ănn càng mạnh. Và có thể ăn các loài cá, động vật nhỏ, nhuyễn thể…khi trưởng thành.

Đây là loài chưa được sản xuất cá giống vì khó thực hiện. Chủ yếu thu cá giống từ tự nhiên rồi ương lên và nuôi thương phẩm.

2.3.4. Cá Măng.

- Khó phân biệt cá đực hay cá cái. Cá măng sinh sản nhiều lần trong năm. Nhiệt độ thích hợp khoảng 28oC và độ mặn là 34o/oo

- Cá thường di cư sinh sản vào những kỳ trăng non, lúc nước cường. Cá đẻ vào ban đêm. Trước khi đẻ, chúng ghép đôi với tỷ lệ 1 cá cái và 2 cá đực. Sự kích thích của 2 cá đực làm cá cái đẻ rốc.

- Cá nuôi vỗ trong bè ngoài biển sẽ thành thục sớm hơn cá nuôi trong ao hay bể. Nói chung là cần phải điều chỉnh các yếu tố môi trường phù hợp với đặc điểm sinh sản của cá.

- Sau khi cá thành thục thì ta sử dụng kích dục tố trước khi cho đẻ.

Trước khi tiêm, có thể gây mê bằng 100 ppm 2-phenoxyethanol. Liều tiêm sơ bộ là hỗn hợp 10 mg não thùy cá Hồi (SPG)/kg cá và 1000UI HCG/kg cá. Sau 9-12 giờ, tiêm liều quyết định: 10mg SPG và 2000 UI HCG/kg cá. Thông thường chỉ được tiêm hai lần cho cá. Liều lượng trên sẽ có kết quả tốt. Đối với cá bắt từ tự nhiên có độ mặn 32-35 ‰, hay cá nuôi vỗ trong lồng ngoài biển với độ mặn 28-35 ‰. Do vậy, tùy điều kiện khác nhau, các loại hormon với liều lượng sau đây có thể được áp dụng.

SPG 6-10 mg/kg cá CPG 5-25 mg/kg cá

HCG 1.800-2.500 UI/kg cá Số lần tiêm 2 lần

Thời gian giữa hai lần tiêm 6-24 giờ (8-12 giờ)

Thời gian vuốt trứng 6-17 giờ (12 giờ) sau khi tiêm lần 2

Đối với cá đực cũng cần tiêm hormon để kích thích sự thành thục và khả năng hoạt động của tinh trùng. Tinh trùng có thể được bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ 0-4oC với 12,5 DMSO (Dimethyl Sulfoxide) khoảng 10 ngày.

Phản ứng của cá đối với kích dục tố sẽ biểu hiện rõ qua sự thay đổi màu sắc, uống nước nhiều, thải nhiều canxi, bụng trương to và một ít trứng chảy ra.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP CHO CÁ ĐẺ SỚM POT (Trang 30 -35 )

×