0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (155 trang)

Các biện pháp làm giảm ảnh hưởng của sóng gió

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH ĐIỀU ĐỘNG TÀU THỦY (Trang 91 -91 )

Điều động tàu tới điểm thả neo thứ nhất, khi trớn còn nhỏ ta thả neo mạn ngoài trước, xông l ỉn bằng trớn tới nhẹ (nếu không đủ ta sử dụng máy) đưa tàu đến vị trí neo thứ

5.1.4. Các biện pháp làm giảm ảnh hưởng của sóng gió

- Th du :

Thực nghiệm cho thấy 1 lít dầu nhỏ xuống mặt biển sẽ loang 1 diện tích 100.000m2 có độ dày 1/10.000mm. Tốt nhất là dùng dầu cá ép, dầu thảo mộc (trừ dầu dừa) dầu mỏ và sản phẩm của dầu mỏ (trừ xăng và dầu hoả)

Nên thả từng giọt, tuỳđiều kiện sóng gió có thể thả tăng hoặc giảm, người ta cho rằng để Bẻ lái từ từ

Tăng tốc độ và góc bẻ lái Hướng sóng

Hình 5.2. Đang ngược sóng chuyển về xuôi sóng.

Giảm vận tốc, bẻ lái từ từ

Tăng tốc độ và góc bẻ lái Hướng sóng

lượng dầu thả tốt nhất cho từng cỡ tàu là D < 200 T 80kg/ngày D = 1.000 ÷ 3.000T 130kg/ngày D = 200 ÷ 1.000T 100kg/ngày D = 3.000 ÷ 5.000T 170kg/ngày

Thường các tàu có trang bị sẵn dụng cụđể thả, đó là các túi vải bạt có đục lỗ nhỏởđáy và xung quanh hoặc thùng sơn có đáy là một lớp bông sơđảm bảo cho dầu nhỏ từng giọt, dung tích là 10 lít, 6 lít hoặc 3 lít, có thể là bố trí ống dẫn ở mũi 2 mạn rối mở van.

Vị trí thả dầu : thả trên sóng sao cho bao quanh thân tàu.

5.2. Điều động tàu trong bão

VT > VS VT < VS Thả trôi

Thả neo

Lai kéo

9-15m 1 túi xả

5.2.1.Nguyên nhân phát sinh bão

Do hấp thụ năng lượng mặt trời ở các vùng trên quảđất khác nhau, ở vùng gần xích đạo thì nó hấp thụ năng lượng mặt trời lớn, khối không khí bịđốt nóng sẽ giãn nở trở nên nhẹ và bay lên cao làm cho không khí ở vùng đó giảm tạo thành vùng áp thấp. Khối không khí xung quanh sẽ tràn tới bù đắp chỗ trống và sự dịch chuyển đó gây ra gió.

Do lực coriolis nên quan hệ về hướng gió và các vùng áp thấp, áp cao như sau:

Bắc bán cầu : Nếu quay lưng về phía gió thổi tới thì vùng ở phía tay trái phía trước là vùng áp thấp, còn vùng phía tay phải phía sau là vùng áp cao (Buys Ballot’s law).

Hình 5.5. Qui tắc Buys Ballot

Cũng do lực Coriolid tác dụng ở vùng Bắc bán cầu xung quanh trung tâm khí áp thấp gió thổi theo hướng ngược chiều kim đồng hồ, ở trung tâm khí áp cao thì ngược lại.

Nam bán cầu : Hoàn toàn ngược lại .

Vùng khí áp thấp gọi là xoáy thuận (thời tiết có mưa, gió mạnh, trời u ám) vùng khí áp cao là xoáy nghịch (thời tiết ổn định hơn, ít mây mưa...)

Do lực coriolid gió N chuyển sang NE

- Quĩđạo kinh đin ca mt cơn bão:

Người ta đã thống kê được rằng 75% quĩ đạo các cơn bão đều có hình parapol (hình 5.6). Bão thường phát sinh từ vĩđộ 5 độ Bắc hoặc Nam tới vĩđộ 30 độ Bắc hoặc Nam. Đa số các cơn bão đều được phát sinh từ ngoài biển khơi, lớn dần và di chuyển rất xa trước khi tan.

Bão chia ra làm ba loại :

Bão nhẹ : Sức gió mạnh nhất gần trung tâm là cấp 6 ÷7 (B) (10 ÷ 15m/s). Bão vừa : Sức gió mạnh nhất gần trung tâm 8 ÷ 10 (B) (20 ÷ 30m/s). Bão to : Cấp 11 (B) trở lên, sức gió hơn 30m/s.

+ Theo thống kê, bão thường phát sinh ở hai khu vực: ở Thái Bình Dương: từ vĩđộ 5 độ Bắc tới vĩđộ 19 độ Bắc

từ kinh độ 125 độĐông tới kinh độ 145 độĐông ở Biển Đông: từ vĩđộ 7 độ Bắc tới vĩđộ 20 độ Bắc

từ kinh độ 112 độĐông tới kinh độ 121 độĐông

5.2.2.Nhng triu chng ca bão

5.2.2.1.Trng thái mt bin : - Sóng :

Quan sát thấy sóng lừng, sóng lừng lan truyền đi trước tâm bão khoảng 1000 hải lý, rõ rệt nhất là cách bão 400 hải lý. Sóng dài, đầu tròn, lan truyền đều đặn, khoảng cách giữa 2 đỉnh sóng có

Vùng áp thấp

Hướng gió Vùng áp cao

khi tới 200 mét. Nếu sóng truyền thẳng đến ta thì có khả năng đường đi của bão qua vị trí ta, nếu hướng sóng có xu thế dịch chuyển theo chiều kim đồng hồ thì cơn bão có xu hướng dịch chuyển về tay phải.

Hải lưu và thuỷ triều thất thường

Nếu bơi hoặc lặn xuống biển cảm thấy nhiệt độ sẽ lớn hơn, nước nóng hơn và nghe tiếng réo ầm ì ở phía xa, có mùi tanh ở dưới biển xông lên, cá chết, rong rêu trôi nổi...

5.2.2.2. Trng thái bu tri :

Mây ti xuất hiện đồng thời với sóng lừng, mây ti có từng chùm trắng như sợi bông hoặc như đuôi ngựa, có khi hình thành 1 dải mỏng cắt ngang qua bầu trời trông giống như một chiếc khăn voan. Đó là những đám mây màu mỡ gà, buổi sáng và chiều có màu vàng, chói hồng rồi chuyển thành màu đỏ thẫm.

Nếu mây màu nhạt, xung quanh tơi như bông thì đó là dấu hiệu của một cơn bão hình thành khá lâu. Nếu mây màu trắng và tạo thành từng khối rõ rệt thì đó là cơn bão mới phát sinh trong phạm vi nhỏ nhưng rất mãnh liệt.

Mây ti di chuyển đúng hướng đi của bão và điểm hội tụ của mây chính là mắt bão.

Bão đến gần thì mây ti sẽ nhường chỗ cho mây ti tầng, gây hiện tượng quầng đám, không khí ngột ngạt khó chịu, sau mây ti và ti tầng thường xuất hiện mây trung tích (Ac). Nếu trời có một lớp mây che lấp màu sữa, sau đó mây thấp xuống, đen và dần thành màu xám xơ xác, rải thành từng cụm bay nhanh và ngày càng nhiều. Mưa bắt đầu rơi như trút nước, gió giật mạnh từng cơn dữ dội báo hiệu bão đến, căn cứ vào hướng di chuyển của mây vũ tầng ta suy ra hướng đi của bão.

5.2.2.3. S thay đổi khí áp :

Là thay đổi quan trọng của bão. Sự thay đổi khí áp bất thường trước khi bão đến khí áp cao hơn mấy ngày thường và bắt đầu giảm xuống. Khí trời trong sáng đặc biệt, thời tiết bắt đầu oi bức khó chịu và khi cách tâm bão chừng 600 ÷ 1000 hải lý thì khí áp tụt xuống trung bình là 2 ÷ 2,5 mbar/ngày. Nếu bão chỉ đi qua thì khí áp trở lại bình thường. Nếu khí áp giảm nữa thì bão sẽđến nơi.

Khi khí áp giảm rõ rệt, bầu trời trở nên u ám, mây đen có hình thù kỳ dị bay đến, mưa gió lớn, khi bão đến gần khí áp có thể giảm đột ngột từ 20 ÷ 30 mbar so với khí áp trung bình. Khí áp càng thấp gió càng mạnh.

5.2.2.4. S thay đổi ca gió:

Tỷ lệ nghịch với khí áp, gió càng mạnh thì khí áp càng thấp. Khi khí áp thay đổi giảm xuống từ từ thì gió cũng tăng dần từ 6 ÷ 12 m/s. Khí áp giảm đột ngột thì gió tăng vụt lên từ 25 ÷ 30 m/s, có khi 35 m/s. Trung tâm bão đi qua thì gió giảm xuống còn 1 m/s. Chỉ sau 1 thời gian ngắn, mắt bão đi qua thì gió đột ngột vụt lên từ 40 ÷ 50 m/s và tồn tại không lâu, giảm nhanh, chậm dần và dụi hẳn. Tốc độ gió cũng thay đổi thì hướng gió cũng thay đổi.

5.2.3.Phương pháp xác định tâm bão và đường di chuyn ca bão

5.2.3.1. Xác định hướng ti tâm bão

Theo qui tắc Buys Ballot’s, nếu tàu:

Cách tâm bão từ 300 ÷ 400 lý thì góc kẹp giữa đường gió thổi đến và đường từ vị trí tàu đến tâm bão từ 45 ÷50o = α1 (hình 5.7, vị trí 1).

Từ 200 ÷250 lý thì 60 ÷ 70o = α2 (hình 5.7, vị trí 2). Nếu < 100 lý thì 90o = α3 (hình 5.7, vị trí 3).

Nếu theo hướng la bàn, phương vị của bão nằm trong phạm vi từ Hg + 90o thì khí áp giảm xuống từ 20 ÷ 30 mbar. Dựa vào giả thiết trên với một cơn bão lý thuyết trung bình và theo tính toán thì nếu khí áp cứ giảm xuống chừng 1 mbar, bão sẽđến gần ta một chút và phương vị bão sẽ giảm 2o.

Người ta có công thức tính phương vị bão Pv = Hg + 135o - 2(p - P1) (5.3) Trong đó:

P : Khí áp trung bình địa phương P1 : Khí áp tại thời điểm đo được

P có thể lấy trong bản đồ khí tượng hoặc lấy lúc khí áp bắt đầu giảm xuống rõ rệt 4 mbar. 20ĢN 20ĢN 10ĢN 10ĢN 0Ģ 0Ģ 10ĢS 10ĢS 20ĢS 20ĢS

Hình 5.6. Quĩđạo kinh điển của một cơn bão ở Bắc và Nam bán cầu

5.2.3.2. Xác định khong cách ti mt bão

Phương pháp Pitdington :

Dựa vào sự giảm khí áp trong từng giờđể dự toán khoảng cách tới mắt bão và ông đã ghi thành bảng sau. 1 mbar khoảng cách là 500 ÷ 300 km 2 mbar khoảng cách là 300 ÷ 200 km 4 ÷5 mbar khoảng cách là 150 ÷ 80 km Phương pháp Anghê : Bán vòng hàng hải Bán vòng nguy hiểm Bán vòng nguy hiểm Bán vòng Hàng hải

đường di chuyển của bão

đường di chuyển của bão

đường đi tránh bão của tàu

đường đi tránh bão của tàu

đường đi tránh bão của tàu

Dựa vào sự giảm khí áp so với khí áp trung bình địa phương trong từng giờ để dự đoán khoảng cách 1 giờđo được khí áp là A 2 giờđo được khí áp là B 3 giờđo được khí áp là C 4 giờđo được khí áp là D

So với E là giá trị khí áp trung bình. Nếu khoảng giá trị giữa các A,B,C,D so với E mà Giảm 5mbar ⇒ D = 900 – 300km

Giảm 5-10mbar ⇒ D = 300 – 100km Giảm10-20mbar ⇒ D = 150 – 20km Trên 20 mbar thì khoảng cách dưới 20 km.

Phương pháp Founier :

Nếu lượng giảm khí áp so với khí áp trung bình của địa phương ở 1 vùng nào đó mà nhỏ thì khoảng cách tới tâm bão lớn

12 2 2 1 D D P P P P = − − , trong đó: P1: Khí áp đo lần 1 tương ứng với khoảng cách D1 P2: Khí áp đo lần 2 tương ứng với khoảng cách D2 P: Khí áp trung bình địa phương . D1 có thể lấy ở bảng Pitdington hoặc Anghê. Nếu D1được tính là 100% thì D2 = 100% 2 1 P P P P − −

Mục đích để vẽ trên hải đồ, vì tính D2 theo tỷ lệ bằng bao nhiêu % của D1 khi trị số thang đo trên hải đồ không đạt tới.

Ngày nay dùng bản đồ Facimile thu cả 1 khu vực trên đó có ký hiệu về bão .

5.2.3.3 Cách tính và dựđoán đường đi ca bão:

Vào khoảng thời gian như nhau đo và xác định hướng gió thực rồi tính phương vị tới mắt bão (các phương vị này cách nhau 10 ÷ 15o).

Từ vị trí tàu (K) kẻ các phương vịđã tính được

Kẻ 1 đường thẳng tuỳ ý cắt tất cả các đường phương vị– TB1 tại A ; TB2 (B); TB3 (C). Đo chiều dài của đoạn AB giữa phương vị thứ nhất và hai, đặt đoạn này từ B theo hướng về

900 450 67-700 (1) (2) (3) Hình 5.7. Xác định hướng tới mắt bão

phía phương vị thứ 3 ta được B1.

Từ B1 kẻđường thẳng song song với TB2 cắt TB3 tại D. Nối A với D ta được đường thẳng song song với đường di chuyển của bão, hướng của đường này là hướng di chuyển của bão (AD).

5.2.4.Công tác chun b cho tàu chng bão

Thường xuyên chuẩn bị ngay từ khi con tàu bắt đầu đi biển, cốđịnh chặt tất cả các đồ vật trên tàu để khi tàu nghiêng ngả không bị xô lật, đổ vỡ hoặc di chuyển làm lệch trọng tâm tàu, nhất là loại hàng nặng, cồng kềnh...

Các nắp hầm hàng, cửa ra vào, cửa kín nước, các phương tiện làm hàng, neo, tời được cố định chặt. Nhận các tin tức khí tượng thủ văn cho chuyến đi, dự trù các phương án cần thiết đểđảm bảo cho tàu và bảo vệ hàng hoá, nhất là hàng chằng buộc trên boong.

Khi có tin bão, phải thông báo cho toàn tàu biết, tăng cường quan sát lấy các số liệu về khí tượng thuỷ văn, kiểm tra tàu từ mũi đến lái, kiểm tra tất cả các cửa mạn, lỗ thoát nước, ống đo nước, chằng buộc, đem vào kho cất giữ thiết bị trên boong.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH ĐIỀU ĐỘNG TÀU THỦY (Trang 91 -91 )

×