Điều động tàu nhiều chân vịt

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH ĐIỀU ĐỘNG TÀU THỦY (Trang 38)

1.7.1.1. Tàu 2 chân vt:

Thông thường 2 chân vịt được gắn đối xứng nhau qua mặt phẳng trục dọc của tàu và được gắn theo kiểu chụm trên hoặc chụm dưới, quay ngược chiều nhau.

- Kiểu chụm trên thì chân vịt bên phải là chân vịt chiều trái (hình 1.27a)

- Kiểu chụm dưới thì chân vịt bên phải là chân vịt chiều phải (1.27b) (thực tế hay bố trí kiểu chụm dưới)

+ Tàu 2 chân vịt có tính năng điều khiển tốt hơn loại 1 chân vịt nhưng công suất hữu ích của máy truyền cho chân vịt kém hơn.

+ Xét các lực C, D sinh ra giống loại 1 chân vịt nhưng ngược chiều nhau nên triệt tiêu nhau (nếu tương ứng với nhau).

+ Cùng 1 điều kiện như nhau, đường kính quay trở về 2 mạn là như nhau.

Nếu để 1 chân vịt chạy tiến còn 1 chạy lùi thì hiệu quả quay trở rất tốt, vòng quay trở nhỏ hơn nhiều so với tàu 1 chân vịt. Nếu kết hợp bẻ lái về bên quay trở (thường là bên máy lùi) đường kính quay trở còn giảm nữa. Lưu ý rằng nếu 1 chân vịt tiến và 1 chân vịt lùi thì tàu còn có thêm chuyển động tiến (do công suất tiến luôn lớn hơn công suất lùi). Do vậy, muốn quay trở tại chỗ thì nên để tốc độ của chân vịt tới nhỏ hơn lùi 1 bậc.

Chuyển động tới của tàu 2 chân vịt kém ổn định hơn loại 1 chân vịt, nhưng chuyển động lùi (nếu 2 máy đều quay) thì ổn định hơn (các dòng chảy bao đều 2 mạn tàu) nghĩa là tàu 2 chân vịt khi lùi không bịđảo mũi như loại 1 chân vịt.

+ Nhược điểm là hay bịđảo mũi trong điều kiện thời tiết xấu, đặc biệt khi tàu bị lắc ngang vì 2 chân vịt quạt nước không đều.

1.7.1.2. Tàu 3 chân vt:

R

Hình 1.26. ống dẫn nước tựđộng

(b)

Hình 1.27. Chân vịt được bố trí theo kiểu chụm trên (a) và dưới (b)

Chân vịt giữa gắn trùng với mặt phẳng trục dọc của tàu. Hai chân vịt còn lại gắn đối xứng qua mặt phẳng trục dọc và quay ngược chiều nhau (thường là chụm dưới) và chân vịt giữa gắn thấp hơn 1 chút.

Nếu tàu có 1 bánh lái thì gắn sau chân vịt giữa, nếu 2 bánh lái thì gắn sau 2 chân vịt bên. Tác dụng chân vịt giữa giống tàu 1 chân vịt còn 2 chân vịt bên giống tàu 2 chân vịt.

Khi quay trở dùng 1 hoặc 2 máy ngược chiều nhau thì đường kính vòng quay trở sẽ nhỏ. Cả 3 chân vịt cùng làm việc tiến (hoặc lùi) thì mũi lệch phải.

Cùng 1 vận tốc tiến và cùng góc lái thì đường kính vòng quay trở nhỏ nhất khi dùng 1 máy giữa.

Dùng cả 3 máy tiến, đường kính vòng quay trở lớn nhất.

Khi quay trở cả 2 máy làm việc nếu ngừng 1 máy ở bên phía quay trở thì tốc độ quay trở sẽ tăng.

Muốn lùi thẳng hướng nên cho máy giữa lùi điều chỉnh tốc độ quay của 2 máy bên để giữ thẳng hướng, hoặc cho 2 máy bên lùi. Nếu đuôi tàu lệch bên nào thì đưa bánh lái về bên ấy và cho máy giữa tiến.

Nếu lái bị hỏng giữ tàu đi thẳng bằng cách thay đổi vòng quay của các chân vịt bên. Nếu chân vịt bên khác tên với mạn tàu thì tính điều khiển kém.

Ưu điểm của loại tàu này là tính năng điều động cao hơn loại 2 chân vịt.

1.7.1.3. Tàu nhiu chân vt

Hiện nay có một số tàu trang bị 4 hoặc 5 chân vịt trở lên. Để phân tích sựảnh hưởng đến tính năng điều khiển của các loại này, ta phải dựa vào sự bố trí của các chân vịt. Qua việc phân tích các tàu 1, 2 hoặc 3 chân vịt có thể rút ra những đặc tính điều khiển. Tàu có từ 4 hoặc 5 chân vịt trở lên thì ngoài số chân vịt ở sau lái, người ta còn bố trí cả chân vịt mạn mũi chủ yếu phục vụ cho điều động , quay trở tàu.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH ĐIỀU ĐỘNG TÀU THỦY (Trang 38)