1.6.3.1. Sử dụng dù hoặc neo nổi:
Chủ yếu dùng cho tàu nhỏ, xuồng cứu sinh, người ta thả 2 bên mạn, nó có thể giảm quán tính quãng đường xuống 2,6 lần và quán tính thời gian xuống 3 lần. Với dù nước (2 dù có φ = 14,6m ) có thể sinh ra một lực cản bằng 51 tấn, tuy nhiên khi vận tốc nhỏ hơn 7 hải lý/giờ thì hiệu suất dù giảm, nó tỉ lệ với bình phương vận tốc.
1.6.3.2. Dùng bánh lái đặc biệt, ống dẫn nước tựđộng: - Bánh lái đặc biệt:
Gồm 2 tấm lái ghép vào với nhau qua một hệ thống bản lề có một hệ thống truyền lực đóng mở làm cho 2 tấm này có thể mở ra về hai phía với 1 góc với mặt phẳng trục dọc tàu 90o. Theo tính toán tốt nhất là 70o.
- ống dẫn nước tựđộng:
Bố trí phía mũi là một bộ phận ống dẫn nước vào có nắp điều khiển được. Khi cần đóng mở,
70o
nước vào qua ống và đổi góc 90o về 2 phía mạn dẫn đến lực cản tăng lên hỗ trợ phá trớn.
- Thả neo:
Là biện pháp thường hay sử dụng. Nếu thả 2 neo và 1 ÷ 2 đường lỉn thì lực cản tăng 40 ÷
50%. Thực tế sử dụng neo trong trường hợp phòng tránh đâm va, cạn, tai nạn, quay trở trong vùng hẹp. Việc thả neo như vậy sẽ làm tính năng điều động tăng. Vòng quay trở hẹp đi, vận tốc giảm, kém ổn định trên hướng đi nhưng tính ăn lái tăng vì thả neo tăng tải lên động cơ dẫn đến tăng tốc độ dòng chảy bao bánh lái, tức là tăng hiệu suất bánh lái. Trọng tâm lực cản chuyển về phía mũi hơn nên mô men quay trở của bánh lái tăng.
1.7. Điều động tàu nhiều chân vịt