Hiện tượng hút nhau giữa hai tàu

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH ĐIỀU ĐỘNG TÀU THỦY (Trang 51)

2.1.5.1. Tác dng tương h phát sinh gia hai tàu:

Hình 2.6. Sự phân bổ áp lực nước khi con tàu đang chạy

Khi điều động trong luồng lạch hẹp, đôi khi tàu thuyền phải tránh hoặc vượt nhau. Nếu không chú ý thì sẽ xảy ra hiện tượng hai tàu va chạm nhau với toàn bộ thân tàu. Người ta gọi hiện tượng trên là hai tàu hút nhau. Nguyên nhân của hiện tượng hai tàu hút nhau là do hai tàu đi theo hai hướng song song với nhau, vượt hoặc tránh vượt nhau mạn đối mạn gần nhau và đi với tốc độ lớn.

+ + -(Pmin) (Pmax) ⊗ 8 Dòng theo + + + + + + Pmin H iệu Hiệu ứng đẩy ra Pmax

Bản thân mỗi tàu đã tạo nên sự phân bố áp lực nước không đều theo chiều dài của chúng và giữa hai tàu cũng tạo nên những vùng áp lực nước khác nhau, đó là vùng nước của hai mạn tàu đối diện với bờ có áp lực cao hơn vùng nước giữa hai mạn đối diện nhau.

Khi hai tàu hành trình ở nơi chật hẹp, nếu gần nhau sẽ dễ bị hút nhau. Thực ra đó là do sự chênh áp lực nước giữa hai tàu, sơđồ phân bố áp lực của một con tàu đang hành trình như hình vẽ. Nhìn hình 2.6 ta thấy hình thành các khu vực có áp lực cao (mũi và đuôi) và áp lực thấp (giữa tàu) gây nên sự thay đổi hướng đi trong khi đi gần nhau ở khoảng cách gần.

2.1.5.2. nh hưởng gia hai tàu đang chy:

Nếu luồng vừa đủ rộng, thì việc gặp tàu thuyền khác đơn giản chỉ là để nó ở mạn bên kia của mình. Vấn đề tiếp theo là quyết định xem “đủ rộng” là bao nhiêu, câu hỏi chủ yếu của vấn đề này là cỡ tàu, đặc biệt là mớn nước và chiều rộng của nó.

Để minh hoạ cho trường hợp này ta xét các tàu gặp nhau trên kênh Panama tại các khúc luồng rộng khoảng 500 feet mà không có vấn đề gì, dù cả khối chiều rộng của chúng lên tới 170 phít . (Ngoại trừ các loại tàu nằm trong giới hạn qua kênh “Panama” nó không thể gặp bất kỳ tàu nào được trong luồng rộng 500 feet do giới hạn vềđiều động vốn có của nó). Giới hạn này được đưa ra dựa trên kinh nghiệm làm việc của các hoa tiêu ở vùng nước đó và đã được kiểm tra xác nhận lại trên mô phỏng, có thể coi như một sự chỉ dẫn mặc dù các tàu có thể gặp nhau tại các khu vực có chiều rộng nhỏ hơn 500 feet dưới các điều kiện phù hợp.

Khi các tàu đến gần nhau mà giới hạn của cả khối là 170 feet thì việc gặp nhau nên thực hiện theo như (hình. 2.7). Đối với các tàu khi gặp nhau như vậy thì:

Đi gần đối hướng và khi còn cách nhau gần 1,5 chiều dài thân tàu, đưa bánh lái sang phải để di chuyển mạn tàu sang và qua an toàn.

Khi mũi của một tàu đến chính ngang mũi tàu kia, đă bánh lái sang bên trái để di chuyển đuôi tàu sang phải cho đến khi nó song song với bờ.

Chuyển bánh lái sang phải để chặn việc quay. Chú ý là tại điểm này mũi có xu hướng tiến lại gần tàu kia. Do sự kết hợp giữa hiệu ứng hút vào bờởđuôi tàu mạn phải và mạn trái của tàu kia có xu hướng hút vào phía mũi tàu, tàu tiếp tục đảo mũi, nghĩa là tiếp tục quay sang trái khi mũi đi qua đuôi tàu kia. Sử dụng bánh lái hợp lý để chặn việc quay này và duy trì điều khiển tàu bất chấp hiệu ứng bờ tác động vào mũi và đuôi.

Không nên tăng góc lái sang phải ở bước này, nên để cho tàu mình trôi chầm chậm sang trái sao cho mũi hướng ra xa bờ. Nếu ta cố gắng từ khi tàu mình qua mũi và đang di chuyển ra xa tàu kia thì chưa hẳn là sẽ va phải nó chừng nào không ở một bên so với tàu kia lúc gặp nhau thì không chắc chắc lắm, trừ khi hai tàu gặp nhau ở khoảng cách quá gần tàu kia, như vậy hai tàu sẽđi qua an toàn.

Giai đoạn cuối cùng, khi đuôi của tàu kia qua đuôi tàu mình, do tác dụng tương hỗ của hiệu ứng bờ sẽđẩy đuôi tàu ta ra xa bờ hơn và hai tàu sẽ tiếp tục hành trình an toàn.

Cần nhắc lại rằng, tốc độ của tàu là một chìa khóa quan trọng. Nó phải di chuyển với tốc độ thấp hơn tốc độ tối đa để lực hút là nhỏ nhất, duy trì tốc độ máy vừa phải để có thể tăng hiệu quả của bánh lái khi cần thiết. Việc điều động này không khó khăn lắm, đại khái là nó đã được chứng minh rõ ràng ở kênh Houston, đó là nơi mà việc điều động gặp nhau đối với các hoa tiêu là bình thường.

Rất nhiều nghiên cứu đang thực hiện cả trên mô phỏng và các thử nghiệm thực tế nhằm xác định giới hạn hành hải an toàn lúc gặp nhau trên các loại kênh luồng khác nhau. Kết quả của việc tìm tòi này, có thểđược sử dụng đểđiều khiển tàu an toàn trong các luồng hẹp, do kích thước của tàu tiếp tục tăng lên, nhưng không có sự tăng tương xứng của luồng về chiều rộng và chiều sâu.

ở vị trí 2 là nguy hiểm nhất cho cả xuôi lẫn ngược. Do đó cần hết sức lưu ý khi đi ta phải giữ khoảng cách lớn nhất cho phép.

Thực tế thấy rằng khoảng cách tối thiểu giữa 2 tàu là l ≥ 1,5 tgγxL (γ là phương truyền sóng

≈ 30o). Vận tốc đảm bảo V < 0,5 g.H . Cũng cần lưu ý các điều kiện ngoại cảnh trong luồng có thể gây nên hút nhau ngay cả với tàu đang neo, buộc ... tàu nhỏ dễ bị hút vào tàu lớn.

Tàu thuyn vượt tàu thuyn khác hoc tàu lai kéo khác.

Kỹ thuật điều khiển một con tàu trong khi vượt tàu khác thì bình thường và đảm bảo được an toàn chừng nào người điều khiển nhận thức được rằng tốc độ để thực hiện việc điều khiển là quan trọng nhất. Nếu tàu thuyền vuợt ở ngang tàu thuyền hoặc tàu lai kéo khác trong một khoảng thời gian dài, nó sẽ tạo cho tàu thuyền bị vượt khó điều khiển, đặc biệt khi đuôi tàu thuyền đó ở ngang mũi của tàu thuyền đang bị vượt. Nên dành cho tàu thuyền bị vượt một khoảng càng rộng càng tốt và duy trì tốc độ vừa phải để làm giảm tối thiểu khoảng thời gian lúc hai tàu ngang nhau.

Tàu thuyền bị vượt giảm tốc độ tới mức thấp nhất nhằm duy trì tính ăn lái trước khi việc điều động bắt đầu, hơn nữa sẽ giảm thời gian cho việc điều động của tàu thuyền vượt. Khi đang đi qua nhau tàu thuyền có tốc độ thấp hơn, nếu cần có thể tăng vòng quay của máy, nhằm tăng dòng chảy

Hình 2.7. Gặp nhau trong luồng lạch hẹp. 1 1 2 2 (+) 3 3 (+) (-) (-) 4 4 5 5 (-) (-) (-) (-) (-)

qua bánh lái và duy trì tính ăn lái.

Luật giao thông chỉ ra cho tàu thuyền hoặc tàu lai kéo đang bị vượt phải có trách nhiệm phù hợp với tình huống đó. Vì rằng tàu thuyền bị vượt đó được xem như là có vấn đề và hầu như coi là khó điều khiển, bất kỳ nhà hàng hải thận trọng nào đều đồng ý cho vượt qua đến khi việc điều động có thể thực hiện được theo điều kiện mà mình cảm thấy thuận lợi nhất.

2.1.5.3. nh hưởng tàu đang chy ti tàu đang neo đậu, cp cu, buc phao: - Chy qua mt tàu đang neo đậu:

Trường hợp này đòi hỏi phải hết sức thận trọng, vì tàu đang neo không có khả năng tiến hành một động tác tránh né nào cả. Có nguy cơ là đuôi tàu đang neo sẽ bị hút về phía tàu đang chạy qua. Nếu không có cách gì tránh được phải vượt qua quá gần nhau thì phải nhớ rằng tác động tương hỗ giữa hai con tàu sẽđược hạn chế tới mức thấp nhất bằng cách giảm tốc độ hoặc cho dừng máy khi chạy ngang qua (Hình 2.8.). Ngoài ra một điều cần nhớởđây là không bao giờ chạy cắt ngang qua quá gần phía trước mũi một tàu đang neo đậu, vì tàu mình có thể sẽ bị trôi dạt va chạm vào neo hoặc mũi của tàu neo.

Hình 2.8. Tàu neo bị lực hút của tàu chạy gần.

- Chy qua mt tàu đang đậu cu:

Điều này là thường xảy ra khi tàu chạy trong luồng hẹp, trong sông, sĩ quan trên tất cả các tàu phải hiểu biết sự cần thiết là phải cốđịnh chắc chắn con tàu vào cầu tàu. Tàu chạy ngang qua càng gần và tốc độ của nó càng lớn thì lực hút giữa hai con tàu càng lớn. Chân vịt quay cũng làm lực hút tăng lên, nhưng không phải lúc nào cũng có thể dừng máy khi một tàu chạy ngang qua tàu khác. Các dao động đột ngột của tàu đang đậu trong cầu rất có thể sẽ làm đứt các dây buộc nếu dây lỏng lẻo, và hậu quả có thể xảy ra thì ai cũng dễ dàng hình dung được. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một tàu chạy ngang qua một qua một tàu khác có thể rơi vào tình trạng rất lúng túng khi không làm gì được để giữ cho hai tàu cách xa nhau. Động cơ phải dừng để giảm cả tốc độ lẫn sức hút của chân vịt. Mũi tàu có xu thế tự nhiên hướng ra xa. Nếu đuôi tàu đến gần tàu kia một cách nguy hiểm thì phải tăng dần tốc độ và bẻ lái hẳn về phía tàu đang buộc dây.

Hình 2.9. Dây buộc tàu bị giật đứt khi tàu khác chạy qua.

Càng phải thận trọng hơn nữa khi một tàu chạy ngang qua một tàu khác để tiến vào cầu tàu gần bên cạnh. Chiếc tàu đang chuyển động phải xin phép khi đến gần để tránh hút nhau, nhưng nếu tàu đang đậu trong cầu được buộc cẩu thả, dây không căng ... Nó sẽ trôi đến gần chiếc tàu đang

chạy vào. Nếu dây đứt thì rất có nguy cơ cả hai va chạm vào nhau.

Trong trường hợp trên đây, có ba nguyên tắc quan trọng để tránh tai nạn: Chạy chậm ngang qua tàu kia. Không chạy quá gần. Phải buộc tàu đúng quy cách vào cầu (hình 2.9).

2.2. ảnh hưởng do hình dáng thiết kế và tư thế của tàu

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH ĐIỀU ĐỘNG TÀU THỦY (Trang 51)