Các phương pháp điều động neo tàu bằng hai neo

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH ĐIỀU ĐỘNG TÀU THỦY (Trang 62)

- Neo hai neo trên mt dc:

Phương pháp này áp dụng ở nơi có dòng chảy thuỷ triều lên xuống, diện tích hẹp nhằm làm giảm vòng quay trở không làm ảnh hưởng đến luồng lạch, góc mở thường là từ 120o- 180o (hình 3.4).

Đưa tàu đi ngược gió, dòng. Thả neo mạn trên dòng trước, xông lỉn từ từ và đưa tàu tới vị trí neo thứ 2, không để cho lỉn căng quá hoặc chùng quá, thả xong neo thứ 2 thu lỉn neo thứ 1. Khi cả hai neo có số lượng lỉn bằng nhau thì dừng. Trong phương pháp này có thời điểm chỉ có 1 neo giữ tàu.

- Neo hai neo gn khu vc bãi cn:

T tấn

T tấn 120 T tấn

0

Neo 1 Neo 2

Hình 3.3. Lực giữ khi neo tàu bằng 2 neo với góc mở 120 độ.

Vùng quay của tàu

- Neo tàu bng 2 neo kiu ch V:

Sau khi tính toán và lựa chọn các vị trí để thả neo, ta điều động tàu thả từng neo một. Lưu ý để gió và dòng ở chếnh 1 mạn (hình 3.6 là mạn trái).

Điều động tàu với vận tốc chậm, xử lý trớn còn mức nhỏ, bẻ lái về phía mạn trái (mạn sẽ thả neo trước) khi tàu đến trí 1 thả neo trái. Xông lỉn trái, tới máy nhẹ, bẻ lái phải để tàu từ vị trí (1) đến vị trí 2, khi tàu gần đến vị trí (3), xử lý trớn. Thả neo mạn thứ hai (neo phải) đồng thời xông lỉn neo thứ 2 và cho máy lùi nhẹ, vào trám thu lỉn neo 1, xông lỉn neo thứ 2, điều chỉnh đểđộ dài lỉn của hai neo bằng nhau, góc mở giữa hai neo khoảng từ 40 đến 90 độ là được. Trên thực tế với độ sâu khu neo từ 15 đến 30m ta xông 8 đường lỉn neo 1, thả 4 đường lỉn neo 2, sau đó thu bớt về 4 đường lỉn của neo 1, để lại mỗi neo 4 đường lỉn dưới nước.

1 2

Bãi cạn

Hình 3.5. Thả 2 neo khi gần bãi cạn nguy hiểm

(1) (3) (4) (5) Hình 3.6. Điều động tàu thả 2 neo kiểu chữ V (2)

- áp dng th hai neo kiu ch V để tránh bão:

Hình 3.7 cho ta phương pháp thả neo ở Bắc bán cầu để tránh bão khi tàu ở bán vòng nguy hiểm (gió đổi chiều từ trái qua phải). Trước hết điều động tàu đến vị trí 1, sử lý trớn và thả neo mạn trái trước, sau đó xông lỉn, điều khiển tàu đến vị trí 2. Cho máy lùi nhẹ, bắt đầu có trớn lùi thả neo thứ 2 là neo phải, đồng thời xông lỉn neo thứ nhất, xông lỉn neo thứ 2. Tính toán sao cho lỉn neo thứ 1 (neo trái) dài hơn lỉn neo thứ 2 (neo phải) khoảng 1,5 ÷ 2 lần. Khi gió đổi chiều, xông lỉn neo phải (neo 1) dài hơn lỉn neo trái (neo 2) (vị trí 4). Cho đến khi bão qua, gió đã nhẹ thì keo neo 1 chỉđể lại neo 2.

Nếu tàu ở bên trái đường di chuyển của bão (bán vòng ít nguy hiểm), điều động thả neo phải trước, neo trái sau. Yêu cầu lỉn neo phải dài hơn lỉn neo trái khoảng từ 1,2 ÷ 1,5 lần. Khi gió đổi chiều, xông lỉn neo trái dài hơn lỉn neo phải.

Trường hợp tàu ở Nam bán cầu ta phải xác định xem tàu ở bán vòng nào của bão trên cơ sở đã đề cập, sau đó tiến hành thả neo theo phương pháp trên.

Người ta có thể sử dụng thêm một neo phụ có trọng lượng bằng 1/4 ÷ 1/3 neo chính cùng với dây cáp dài khoảng 50 mét thả trước neo chính với phao đánh dấu phía trên (hình 3.8).

3.5. Sử dụng neo trong điều động

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH ĐIỀU ĐỘNG TÀU THỦY (Trang 62)