Những tính toán cần thiết khi tàu bị cạn

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH ĐIỀU ĐỘNG TÀU THỦY (Trang 116)

Đoạn (1)-(3) là tốc độ chuyển động của tàu ta nên (3)-(2) là véc tơ chuyển động c ủa tàu mục tiêu, từđó xây dựng được tam giác đồ giải (1) (2) (3) Tình huống c ủ a tàu

6.3.4.Những tính toán cần thiết khi tàu bị cạn

6.3.4.1. Kim tra độổn định ca tàu.

Giả sử khi tàu mắc cạn, tại vị trí mắc cạn sinh ra 1 phản lực N, lúc này tàu sẽ thay đổi tư thế của góc chúi và nghiêng, ta có thể coi phản lực N tương đương với một lượng hàng được bốc ra. Ta có công thức tính lượng giảm chiều cao khuynh tâm là :

      −∆ × − − = ∆ T T h ZN N D N h 0 2 (6.5) Trong đó :

∆h : Độ suy giảm chiều cao thế vững ngang.

N : Phản lực tại điểm mắc cạn (chính là lực nén của tàu lên đất). T : Mớn nước trung bình trước khi tàu bị cạn.

h0 : Chiều cao khuynh tâm trước khi tàu bị cạn. ZN : Cao độ của điểm đặt lực nén (thường ZN = 0). D : Lượng rẽ nước của tàu.

6.3.4.2. Tính hiu s mn nước ca tàu trước và sau khi vào cn :

Tính chính xác mớn nước trước khi vào cạn, căn cứ vào mớn nước ở cảng xuất phát gần nhất và thời gian hành trình, lượng tiêu hao như nhiên liệu, nước ngọt… cho đến thời điểm bị cạn, ta có :

T1 = T0 - ∆T, trong đó :

T1 : Mớn nước trung bình trước khi bị cạn. T0 : Mớn nước trung bình tại cảng xuất phát.

∆T : Lượng biến đổi mớn nước do tiêu hao nhiên liệu, nước ngọt, ta có :

G G1 C N K M

TPC P T =

∆ , trong đó :

P : Lượng nhiên liệu, nước ngọt ...đã tiêu hao trước khi vào cạn

TPC : Số tấn cần thiết làm thay đổi 1cm (nếu TPI đơn vị là 1 in-xơ) mớn nước (số liệu này được lấy từ hồ sơ tàu).

Như vậy lượng biến thiên mớn nước trước và sau khi tàu bị cạn là :

∆T1 = T1– T2, trong đó :

T1 : Mớn nước trung bình trước khi bị cạn. T2 : Mớn nước trung bình sau khi bị cạn.

∆T1 : Lượng biến đổi mớn nước trước và sau khi tàu bị cạn

6.3.4.3. Tính lc nén ca tàu lên cn (trường hp tàu không b thng) :

N = (T1– T2) x TPC hoặc = ∆T1 x TPC, nếu TPI thì N = ∆T1 x TPI Hoặc N = D1– D2

6.3.4.4. Tính lc nén ca tàu lên cn (trường hp tàu b thng) :

Khi tàu bị thủng thì các tank, két, ballast hoặc hầm sẽ bị vào nước. Lượng nước tràn vào hầm được tính theo công thức sau:

γ α× × × ×

= l b h

NH (6.6)

Trong đó:

NH: Trọng lượng nước tràn vào hầm (tấn)

α: Hệ số thon của hầm ngập nước l: Chiều dài của hầm ngập nước (m) b: Chiều rộng của hầm ngập nước (m) h: Chiều cao của khối nước trong hầm (m)

γ: Tỉ trọng nước tràn vào hầm (T/m3) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Với các tank, két hoặc ballast nếu nước tràn vào thì đo nước ở các tank, két hoặc ballast đó, tra bảng trong hồ sơ tàu, so sánh lượng nước ban đầu ta suy ra lượng nước tràn vào.

Như vậy lực nén tổng hợp khi hầm, tank, két hoặc ballast bị thủng có nước tràn vào sẽ tính theo công thức: NTH = N + NH

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH ĐIỀU ĐỘNG TÀU THỦY (Trang 116)