Lựa chọn nơi vào cạn và các tính toán chung vào cạn.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH ĐIỀU ĐỘNG TÀU THỦY (Trang 114)

Đoạn (1)-(3) là tốc độ chuyển động của tàu ta nên (3)-(2) là véc tơ chuyển động c ủa tàu mục tiêu, từđó xây dựng được tam giác đồ giải (1) (2) (3) Tình huống c ủ a tàu

6.3.2. Lựa chọn nơi vào cạn và các tính toán chung vào cạn.

6.3.2.1. La chn nơi vào cn:

Bãi biển bằng phẳng, đáy là bùn, không có đá, độ dốc nhỏ. Đủ chỗ rộng để quay trở vào ra dễ dàng.

Nơi vào cạn kín sóng gió.

Chú ý các điều kiện khí tượng thuỷ văn như biên độ triều, dòng chảy...

6.3.2.2. Các lưu ý chung:

Nếu phải vào cạn trong sông thì không vào ngang sông và tốt nhất nên vào cạn lúc nước dòng. Trước khi vào cạn phải bơm nước đầy các ballast, nếu điều kiện cho phép mà không gây hư hỏng hàng hoá ta nên bơm nước vào một số hầm.

Nên thả neo lái hoặc mũi và tính toán sao cho khi tàu ở vị trí cạn thì neo ở hướng tiện lợi nhất để kéo tàu ra. Thông thường bơm nước ballast, di chuyển hàng để tàu chúi mũi.

Để số người dưới hầm máy ít nhất, đóng các cửa sổ, cửa kín nước, chuẩn bị xuống cứu sinh, các van lấy nước qua đáy tàu phải đóng kín, nước sinh hoạt cần làm việc phải lấy trước, nên cho mũi vào cạn trước và hướng vuông góc với bờ bãi cạn.

6.3.2.3. Hành động ca thuyn b khi vào cn:

Lập tức dừng máy và báo động toàn tàu. Nhanh chóng đến các vị trí đã phân công để tiến hành các công việc của mình.

Treo những dấu hiệu, tín hiệu cần thiết để thông báo cho xung quanh về tình huống của tàu, ghi nhận hướng đi, vận tốc khi tàu mắc cạn.

Xác định toạđộ nơi bị cạn.

Nhanh chóng đo từ mũi về lái tất cả các ballast đáy đôi, khoang hầm nghi ngờ là nước chảy vào, để có thể xác định sơ bộ vị trí lỗ thủng.

Cử 1 sĩ quan và một thuỷ thủ có kinh nghiệm dùng dây đo xung quanh hai bên mạn, khoảng cách giữa hai lần đo không quá 10 mét, thông thường lấy đối xứng qua 2 mạn. Thực tế nếu đáy không bằng phẳng, có độ nghiêng và có đá ngầm thì cự ly giữa hai điểm đo là 3 ÷ 5 mét. Mục đích là xác định được chất đáy và sự phân bổđộ sâu của vùng nước xung quanh tàu, từđó có thể xác định sơ bộđược tàu đã nằm trên cạn ở phần nào? sau đó ta vẽ sơđồ này. Sơđồ tối thiểu phải có tỷ lệ xích 1/500 và ghi rõ như hình 6.8

Ghi mớn nước của tàu ở mũi và lái, từ đó có thể kết hợp với 1 sốđiều kiện khác để quyết định hướng rút tàu ra cạn.

Ta có thể dùng một dây cáp mắc qua đáy tàu để xác định điểm bị cạn, cần thiết ta thả thợ lặn. Hầm nước nếu không ngập nước phải thông báo máy sẵn sàng hoạt động.

Thời tiết xấu, bão phải tìm mọi biện pháp củng cố và đảm bảo vị trí ổn định cho tàu như: bơm nước vào ballast, hầm. Thả neo, điện hỏi các trạm khí tượng thủy văn về tình hình thời tiết trong những ngày gần nhất và dự báo trong những ngày tới.

Tính toán xác định thời gian triều xuống và triều lên, ghi tỉ mỉ hết vào nhật ký hàng hải.

C=2900

Hình 6.9. Phác hoạđộ sâu với hướng kéo tàu ra cạn

: Phao đánh dấu đủđộ sâu kéo tàu thoát cạn

:Phao đánh dấu hướng tới hạn (không đủđộ sâu) Bùn 6,1 Bùn 6,2 Bùn 6,9 Bùn 6,8 Bùn 6,0 Bùn 6,9 Bùn 7,0 Bùn 7,1 Bùn 6,2 Bùn 7,2 Bùn 6,9 Bùn 6,0

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH ĐIỀU ĐỘNG TÀU THỦY (Trang 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)