Giới thiệu các phương pháp lai dắt

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH ĐIỀU ĐỘNG TÀU THỦY (Trang 123)

Đoạn (1)-(3) là tốc độ chuyển động của tàu ta nên (3)-(2) là véc tơ chuyển động c ủa tàu mục tiêu, từđó xây dựng được tam giác đồ giải (1) (2) (3) Tình huống c ủ a tàu

7.1.1.Giới thiệu các phương pháp lai dắt

Lai dắt được sử dụng rộng rãi trong giao thông vận tải thuỷ, nhằm nâng cao hiệu suất của các phương tiện vận chuyển, lai dắt phục vụ cho công việc cứu trợ và các công việc khác như bến cảng, quân sự…

7.1.1.1. Lai kéo :

Trong phương pháp này, tàu lai làm nhiệm vụ kéo theo một hay nhiều phương tiện bị lai bằng các dây cáp buộc vào đuôi của nó, phương pháp này còn gọi là kéo nối đuôi. Hoặc người ta dùng 1 dây duy nhất để kéo, còn các phương tiện bị lai thì buộc ma ní vào dây chính, về khoảng cách thì như phương pháp nối đuôi, nó cho phép ta kéo được nhiều tàu và dễ dàng loại bỏ 1 phương tiện bất kỳ, do đó phương pháp này hay được dùng trong quân sự.

7.1.1.2.Lai đẩy :

Trong phương pháp này, tàu lai gắn mũi vào đuôi của các phương tiện bị lai để tiến về phía trước, sau đó dùng dây cáp để chằng buộc gắn kết giữa tàu lai và phương tiện bị lai. Phương pháp này đem lại hiệu quả kinh tế cao, có thể lai được nhiều phương tiện nhưng khó điều động ở các luồng hẹp và lúc lượn vòng, khó quan sát, nếu bị cạn rất nguy hiểm, khi đi xuôi nước khó ăn lái, quay trở chậm, chỉ sử dụng cho tàu nhỏ và đi trên sông, luồng ít quanh co.

7.1.1.3. Lai áp mn :

Tàu lai cặp mạn vào các phương tiện bị lai, phương pháp này dùng để cặp cầu phao dễ dàng có thể lùi được. Khi bị cạn không xô đụng nhau, nhưng nhược điểm là hiệu quả kinh tế thấp, lai được ít phương tiện, thao tác chậm , lực cản lớn, trôi dạt nhiều, không lai dắt được khi có sóng gió, chỉ áp dụng chủ yếu ở cảng, đoạn sông…

Biện pháp này hay sử dụng nhiều trong cảng, nó làm tăng khả năng cơ động của tàu lai, tàu lai có thể lái chính nó và tàu bị lai.

(a)

(b)

Hình 7.2. Lai đẩy (a): Ghép đôi đoàn tàu bịđẩy

(b): Đẩy 1 đoàn tàu

1200÷1500Ft

(a)

(b)

Hình 7.1. Lai dắt trên biển (a) : Lai kéo nối đuôi (b) : Lai kéo chung 1 dây

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH ĐIỀU ĐỘNG TÀU THỦY (Trang 123)