Ưu nhược điểm của chân vịt biến bước

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH ĐIỀU ĐỘNG TÀU THỦY (Trang 42)

1.8.3.1. Ưu đim:

Không cần đảo chiều quay chân vịt ở mọi chếđộ nên có thể sử dụng cho loại máy tua- bin không cần có bộ phận cánh tua- bin lùi.

Tạo ra bất kỳ tốc độ nào từ 0 ÷ max mà số vòng quay chân vịt của động cơ không đổi (chỉ cần đổi bước chân vịt).

Đặt chếđộ hoạt động tối ưu cho động cơ (kết hợp số vòng quay động cơ và bước chân vịt). Giảm 30 ÷ 40% và đơn giản hóa việc điều động máy.

Giảm số lần phát động và thay đổi vòng quay của động cơ dẫn đến tăng tuổi thọ của động cơ. Không cần truyền lệnh xuống máy.

Tiện lợi khi điều động cập cầu, lai kéo…

Giảm quãng đường và thời gian phanh hãm.

Chân vịt luôn phù hợp với động cơ mà chân vịt thường không có.

1.8.3.2. Nhược đim:

Đường kính trục moay ơ lớn hơn so với chân vịt thường khoảng 1,5 lần gây khó khăn cho việc tạo điều kiện cho dòng chảy bao có lợi.

Trọng lượng lớn hơn chân vịt thường 2 ÷ 2,5 lần. Hệ số có ích thấp hơn 1 ÷ 3%

P R

D - C

Động cơ đi với chân vịt biến bước phải có bộ điều tốc (điều chỉnh số vòng quay) . Nếu không, lúc cánh chân vịt qua vị trí stop thì động cơ sẽ gần như không tải dẫn đến nguy hiểm.

Hay trục trặc kỹ thuật

Các đặc tính điều động của tàu lắp đặt chân vịt biến bước khác so với tàu có chân vịt cốđịnh. Các hệ thống chân vịt biến bước có nhiều ưu điểm hơn, với việc lắp đặt động cơđi-ê-zen thì không cần phải dừng máy và khởi động lại khi lùi. Có thể chọn được rất nhiều các tốc độ khác nhau. Hơn nữa, có thể lùi nhẹ mà điều này thì không thể thực hiện được với loại tàu dẫn động bằng tua-bin, không như các con tàu thông thường, có thể thay đổi hướng của lực đẩy nhiều lần mà nó không ảnh hưởng gì đến sự quá tải của thiết bị nén khí. Có lúc, những ưu điểm này đã được sử dụng là cơ sởđể khuyến cáo các tàu VLCC nên lắp đặt thiết bịđẩy đó. Tuy nhiên, cũng nên xem xét đến các nhược điểm của nó, trước khi quyết định có bắt buộc phải lắp đặt chân vịt biến bước hay không:

Với tàu có lắp đặt chân vịt biến bước, khi ta giảm tốc độ, dòng nước phía sau bánh lái có dấu hiệu bị ngắt trừ khi bước được giảm rất từ từ. Đây là sự bất lợi tác động đến việc điều khiển tàu. Vị trí cánh của chân vịt không thểđặt ở vị trí số không để dừng tàu an toàn, vì nó làm ngắt hoàn toàn dòng chảy cần thiết tác động vào bánh lái.

Khi lùi thì hiệu quả của chân vịt biến bước thấp hơn chân vịt thường. Vấn đềđiều khiển đã nói có nhiều phức tạp, khi muốn làm cho con tàu dạt ra khỏi đường đi thì gặp nhiều khó khăn hơn, vì phải sử dụng máy lùi trong một thời gian dài để dừng tàu.

Khi đến gần cầu, các âu hoặc trạm hoa tiêu, với loại tàu có chân vịt biến bước ta phải giảm máy sớm hơn tàu có chân vịt thường. Rồi sử dụng bước chân vịt ở mức thấp nhất đểđiều khiển bánh lái ở tốc độ thấp khi trớn tới đã được giảm vừa đủ.

Do chân vịt biến bước thông thường máy có số vòng quay cao, ngay cả khi tàu đứng yên trong cầu với vị trí số không của cánh, do vậy phải lưu ý các dây phía sau lái có thể vướng vào chân vịt khi vào ra cầu. Thông báo cho những người bắt dây trên bờđó là việc làm cần thiết, dây có thể bị vướng trong một thời gian rất ngắn, cần thận trọng đối với tàu lai làm việc phía sau lái.

1.9. Tựđộng hóa quá trình điều động tàu

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH ĐIỀU ĐỘNG TÀU THỦY (Trang 42)