1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả đổi mới kiểm tra đánh giá trong dạy học lịch sử lớp 10 - chương trình chuẩn thpt triệu sơn

20 944 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 138 KB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓATRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN I SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ LỚP 10 - CHƯƠNG TRÌN

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN I

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ LỚP 10 - CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN

Người thực hiện : Nguyễn Thị Hằng Chức vụ : Giáo viên

SKKN thuộc lĩnh vực: Lịch Sử

THANH HÓA NĂM 2013

Trang 2

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Nguyễn Thị Côi: Các con đường, biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học

lịch sử ở phổ thông - NXB Đại học sư phạm

2 Bộ GD và ĐT: Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình,

sách giáo khoa lớp 10 trung học phổ thông môn Lịch sử - NXB Giáo dục

3 Bộ GD và ĐT: Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn

Lịch sử lớp 10 - NXB Giáo dục.

4 Nguyễn Xuân Trường (Chủ biên): Giới thiệu giáo án Lịch sử lớp 10

(chương trình cơ bản)- NXB Hà Nội.

5.TS Nguyễn Xuân Trường, ThS Trần Thái Hà :Tư liệu dạy và học môn

Lịch sử 10 - NXB Hà Nội.

6 SGD& ĐT Thanh Hoá : Tài liệu hướng dẫn biên soạn đề kiểm tra và

xây dựng câu hỏi bài tập cấp THPT- tháng 3- 2011.

7.Trương Ngọc Thơi : Bộ đề kiểm tra trắc nghiệm và tự luận Lịch sử lớp

10 - NXB Đại học sư phạm.

8 Nguyễn Xuân Trường : Kiểm tra đánh giá thường xuyên và định kỳ

môn Lịch sử lớp 10 - NXB giáo dục.

9 Nguyễn Xuân Trường : Giới thiệu câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Lịch

sử lớp 10 - NXB Hà nội.

10 Bộ GD và ĐT: Lịch sử lớp 10 - NXB Giáo dục.

11 Bộ GD và ĐT: Lịch sử lớp 10- Sách giáo viên - NXB Giáo dục.

12.Các chuyên đề về đổi mới kiểm tra đánh giá trong dạy học Lịch sử

Trang 3

MỤC LỤC:

A ĐẶT VẤN ĐỀ.

I Lý do chọn đề tài .….1

II Phương pháp nghiên cứu 2 III Phạm vi nghiên cứu 2

B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.

I Vai trò của việc kiểm tra đánh giá 2

II Thực trạng của việc kiểm tra đánh giá trong dạy học lịch sử 3 III Nguyên nhân của thực trạng ………4

IV Đổi mới kiểm tra đánh giá 6

C KẾT LUẬN.

I Kết quả nghiên cứu……….15

II Đề xuất ……… 17

Trang 4

A ĐẶT VẤN ĐỀ I.Lí do chọn đề tài.

Từ năm học 2006-2007, Bộ giáo dục và Đào tạo tạo đã triển khai việc đổi

mới chương trình và SGK bậc THPT Công cuộc đổi mới này được triển khai một cách đồng bộ từ mục tiêu, nội dung, phương pháp kiểm tra đánh giá học sinh cho đến phương tiện dạy học Việc đổi mới kiểm tra đánh giá trong dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng đã có nhiều chuyển biến nhất định, tuy nhiên vẫn còn nhiều tồn tại cần khắc phục

Dạy như thế nào, học như thế nào để đạt được hiệu quả học tập tốt nhất là

điều mong muốn của tất cả thầy cô giáo chúng ta Muốn thế phải đổi mới phương pháp, biện pháp dạy và học Đổi mới kiểm tra đánh giá trong dạy học nói chung và trong dạy học lịch sử nói riêng đóng một vai trò rất quan trọng, là động lực thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học

Kiến thức Lịch sử của học sinh những năm gần đây có nhiều điều phải bàn: Nhiều bài viết Lịch sử của học sinh trong các kỳ thi tốt nghiÖp THPT và cả thi Đại học “cười ra nước mắt”, nhiều câu hỏi trên các chương trình trò chơi truyền hình với những kiến thức cơ bản của Lịch sử dân tộc mà người Việt Nam không biết ngay cả những người có trình độ văn hoá, trình độ học vấn cao Phải chăng đó là hệ quả của việc kiểm tra đánh giá học sinh theo kiểu “thi

gì học nấy”, hoặc học tủ, học lệch hay tiêu cực trong kiểm tra thi cö ?

Những năm gần đây, học sinh ngại học môn Lịch sử, thậm chí có những học sinh đã cố gắng chú trọng học tập môn Lịch sử, coi đó là một bộ môn quan trọng nhưng lại sợ khi đến giờ kiểm tra, thi môn Lịch sử Nguyên nhân có nhiều nhưng trong đó nguyên nhân chính là do phương pháp dạy học của giáo viên và việc kiểm tra đánh giá trong dạy học Lịch sử còn có nhiều vấn đế chưa phù hợp

Để cải biến tình trạng trên đồng thời xuất ph¸t từ quan điểm kiểm tra đánh giá không chỉ ở thời ®iểm cuối của một giai đoạn giáo dục mà trong cả quá trình Việc kiểm tra đánh giá phải hướng vào việc bám sát vào mục tiêu từng bài học, từng chương và mục tiêu giáo dục Theo tôi điều đó đồng nghĩa với việc đổi mới

Trang 5

kiểm tra đánh giá cũng phải bắt đầu đổi mới kiểm tra đánh giá trong từng tiết học: Bao gồm từ kiểm tra đánh giá việc tiếp thu bài cũ, kiểm tra đánh giá tiếp thu kiến thức mới trong từng tiÕt học đến kiểm tra định kỳ

Chính vì vậy, tôi đã mạnh dạn đi sâu tìm hiểu và nghiên cứu nhằm đưa ra những biện pháp nhằm đổi mới kiểm tra đánh giá thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học lịch sử, nâng cao chất lượng môn học Qua triển khai tôi thấy sáng kiến

đã đem lại hiệu quả thiết thực Xin mời các đồng nghiệp cùng tham khảo, trao đổi và bàn luận về phương pháp mà tôi đã thực hiện

II Phương pháp nghiên cứu.

Để thực hiện tốt đề tài nghiên cứu bản thân phải thực hiện các nhiệm vụ:

- Kiểm tra đánh giá kết quả học sinh học và làm bài để từ đó có điều chỉnh

và bổ sung hợp lí

- Nghiên cứu tài liệu Tâm lí học.

- Nghiên cứu tài liệu gây hứng thú về dạy học Lịch sử

- Nghiên cứu các tài liệu về “Phương pháp dạy học Lịch sử”, các tài liệu chuyên đề về kiểm tra đánh giá

- Thao giảng, dự giờ đồng nghiệp trao đổi rút kinh nghiệm qua từng tiết dạy

- Sách giáo khoa, sách giáo viên

III Phạm vi nghiên cứu

Tìm hiểu thực tiễn việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh môn

Lịch sử trường THPT

Đối tượng nghiên cứu mà tôi áp dụng cho đề tài này là lớp 10C5,10C6 (N¨m häc 2011-2012) và lớp 10A5, 10A6 ( N¨m häc 2012-2013) của Trường THPT Triệu sơn I

B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.

I Vai trò của việc kiểm tra đánh giá

Kiểm tra đánh giá là một khâu không thể thiếu của quá trình dạy học, là

một biện pháp để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Kiểm tra đánh giá trong dạy học Lịch sử là công việc của giáo viên và học sinh, giúp giáo viên

Trang 6

hiểu rõ việc học tập của học sinh, phát hiện những thiếu sót trong kiến thức, thái độ, kỹ năng để kịp thời bổ sung Đồng thời, qua kiểm tra đánh giá giúp giáo viên tự đánh giá được kết quả công tác của bản thân, từ đó có những biện pháp sư phạm thích hợp, nhằm nâng cao chất lượng dạy học.Kiểm tra đánh giá

có tác dụng giáo dục tư tưởng, đạo đức, phẩm chất của học sinh, hình thành ở các em lòng tin, ý chí quyết tâm đạt kết quả cao, sự trung thực, tinh thần tập thể, ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong học tập

II Thực trạng của việc kiểm tra đánh giá trong dạy học lịch sử.

Kiểm tra đánh giá trong dạy học là một vấn đề quan trọng.Vì vậy, từ những

năm học gần đây, được sự quan tâm chỉ đạo của toàn ngành giáo dục, thông qua các lớp tập huấn đặc biệt là sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Giám Hiệu, tất cả giáo viên thuộc bộ môn Lịch sử của đơn vị đã nhận thức được ý nghĩa to lớn của việc kiểm tra đánh giá và đã có sự cải tiến về nội dung, hình thức trong kiểm tra đánh giá

Việc đẩy mạnh đổi mới kiểm tra đánh giá ở trường THPT Triệu sơn I đã trở thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác giảng dạy nói chung

và giảng dạy môn Lịch sử nói riêng Các hoạt động chuyên môn, các biện pháp được thực hiện trọng quá trình giảng dạy bộ môn nhằm đẩy mạnh đổi mới kiểm tra đánh giá trở thành hoạt động thường xuyên Tuy nhiên, sự chuyển biến về việc kiểm tra đánh giá ở đơn vị vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, trong quá trình thực hiện kiểm tra đánh giá vẫn còn nhiều bất cập Việc kiểm tra đánh giá trong quá trình học tập của học sinh ít nhiều còn chịu ảnh hưởng của cách kiểm tra theo quan niệm cũ.Ngoài những kết quả đã đạt được, việc đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh

thuộc bộ môn Lịch sử hiện nay nói chung và tại đơn vị trường Triệu sơn I nói riêng vẫn còn có những hạn chế như sau:

1 Kiểm tra thường xuyên

- Kiểm tra bài cũ: Giáo viên vẫn kiểm tra theo kiểu truyền thống: Gọi 2, 3 em lên bảng để trả lời câu hỏi theo sách giáo khoa trong thời gian 3 đến 5 phút

Trang 7

nhiều khi mang tính hình thức Mặt khác nhiều câu hỏi quá khó đối với mặt bằng chung kiến thức làm cho học sinh mất bình tĩnh trong việc trả lời câu hỏi làm ảnh hưởng đến việc tiếp thu kiến thức mới trong suốt tiết học hoặc một số câu hỏi không liên quan đến kiến thức của bài mới, không có tác dụng cho học sinh chuẩn bị tiếp thu bài mới

- Kiểm tra việc tiếp thu kiến thức mới: Đóng vai trò quan trọng cho sự thành công của một tiết dạy nhưng giáo viên thường lúng túng trong việc xây dựng hệ thống câu hỏi trong việc hướng dẫn học sinh lĩnh hội kiến thức mới, hệ thống câu hỏi chưa phù hợp với việc hướng học sinh tìm hiểu nội dung trọng tâm bài học

- Kết hợp hoạt động kiểm tra đánh giá của giáo viên với hoạt động tự kiểm tra đánh giá của học sinh thông qua việc ra các bài tập về nhà: Chưa được thường xuyên, các câu hỏi phần lớn chưa đạt yêu cầu nên chưa phát huy được tác dụng của việc kiểm tra này

2 Kiểm tra định kỳ.

Một số các câu hỏi trong đề kiểm tra chưa thực sự bám chuẩn kiến thức và

kỹ năng thường có cả những đề thi khó quá hoặc dễ quá so với nhận thức học sinh nên đề kiểm tra chưa phản ánh chính xác chất lượng thực chất của học sinh , chưa đúng yêu cầu nhiệm vụ và chức năng bộ môn

Từ thực tế trên, bản thân là một giáo viên trực tiếp giảng dạy thấy rằng cần phải có những phương pháp, biện pháp để khắc phục những hạn chế, nhược điểm trong việc đổi mới kiểm tra đánh giá trong dạy học lịch sử hiện nay và trong đơn vị nói riêng vì nếu đổi mới kiểm tra đánh giá có hiệu quả sẽ là động lực tích cực trong việc đổi mới phương pháp dạy học Vì vậy, tôi mạnh dạn xin trao đổi một số kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn trong việc thực hiện đổi mới

kiểm tra đánh giá trong dạy học lịch sử với đề tài “ Một số biện pháp nhằm

nâng cao hiệu quả đổi mới kiểm tra đánh giá trong dạy học Lịch sử lớp 10 -Chương trình chuẩn”.

III Nguyên nhân của thực trạng trên.

Trang 8

1 Kiểm tra thường xuyên.

a.Kiểm tra bài cũ :

Giáo viên thường cứng nhắc trong phương pháp kiểm tra: Chỉ kiểm tra vào đầu buổi và kiểm tra kiến thức đã học của tiết học liền trước đó, coi đó là một bước lên lớp Mặt khác giáo viên còn chưa thực sự đầu tư nghiên cứu phương pháp kiểm tra nên các câu hỏi thường chủ yếu dưới hình thức tự luận, hình thức trắc nghiệm khách quan ít được sử dụng vì mất nhiều thời gian đầu tư cho việc ra đề Song trên thực tế thì đối với kiểm tra vấn đáp, kiểm tra đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan lại phát huy được nhiều ưu điểm hơn

b Kiểm tra đánh giá xây dựng kiến thức mới trong từng tiết học :

Một tiết dạy thành công hay không phụ thuộc rất lớn vào hệ thống câu hỏi mà giáo viên sử dụng trong tiết học Hệ thống câu hỏi mà giáo viên sử dụng trong tiết dạy để giúp học sinh lĩnh hội kiến thức mới thể hiện rõ nhất giáo viên có thực hiện đổi mới phương pháp dạy học hay không nhưng đồng thời cũng là một biện pháp vô cùng cần thiết trong việc thực hiện đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh Tuy nhiên hiện nay khi xây dựng hệ thống câu hỏi trong một tiết dạy học giáo viên thường mắc phải một số tình trạng sau:

- Trong một tiết dạy, giáo viên đặt ra quá nhiều câu hỏi nhưng cuối cùng cũng không hướng các em vào giải quyết vấn đề trọng tâm của bài

- Câu hỏi đặt ra quá dễ nhưng thậm chí lại sự dụng vào việc sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm

- Câu hỏi nhận xét tổng hợp bao quát có hàm lượng kiến thức nhiều nhưng không đúng lúc, không phù hợp với đối tượng học sinh, không kèm theo những gợi ý từng bước để học sinh tư duy vấn đề, dẫn đến học sinh không trả lời được gây lúng túng cho học sinh

c Kết hợp hoạt động kiểm tra đánh giá của giáo viên với hoạt động tự kiểm tra đánh giá của học sinh thông qua việc ra các bài tập về nhà:

Đây là một hoạt động có vai trò quan trọng đối với quá trình hình thành, củng

cố tri thức lịch sử cho học sinh Nó là một trong những biện pháp phát triển các

Trang 9

năng lực nhận thức độc lập, trong đó đặc điểm là tư duy độc lập, sáng tạo của các em nhưng hoạt động này chưa được thường xuyên, các câu hỏi đưa ra thường tuỳ tiện theo tuỳ hứng của giáo viên chưa đảm bảo mục đích yêu cầu của một bài tập lịch sử do giáo viên chưa thực sự đầu tư suy nghĩ, tìm tòi sáng tạo, chưa coi đó là một hoạt động thường xuyên trong hoạt đông dạy học

2.Kiểm tra định kỳ.

Giáo viên còn chưa thực hiện đúng, đủ quy trình biên sọan đề kiểm tra hoặc lúng túng trong việc thiết lập ma trận dẫn đến việc ra đề kiểm tra chưa đạt yêu cầu

Tóm lại, nguyên nhân chính của thực trạng trên là do giáo viên chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của việc kiểm tra đánh giá hoặc nhận thức được nhưng ngại thực hiện Mặt khác, về phía học sinh : một bộ phận lớn học lịch sử theo kiểu học đối phó, học để có điểm tổng kết nên chỉ tập trung vào những môn học mà các em thi Đại học

IV Đổi mới kiểm tra đánh giá.

1 Kiểm tra bài cũ:

Cần xác định nội dung kiểm tra và sử dụng phương pháp kiểm tra phù hợp.

a Nội dung kiểm tra.

Không nhất thiết phải kiểm tra kiến thức của bài học ngay trước đó mà kiểm tra nội dung có liên quan đến bài học mới Câu hỏi kiểm tra bài cũ vừa phải đảm bảo yêu cầu kiểm tra học sinh trong việc nắm kiến thức cũ nhưng phải có tác dụng trong việc giúp học sinh nắm kiến thức mới.Muốn vậy, giáo viên phải chọn những câu hỏi mà sau khi học sinh trả lời nội dung câu trả lời liên quan đến việc dẫn dắt vào bài mới , tạo tình huống có vấn đề ngay từ đầu tiết học, kích thích hứng thú học tập và phát huy khả năng tư duy học sinh

Ví dụ 1:

Khi dạy bài 17 “Quá trình hình thành và phát triển của Nhà nước phong kiến ( Từ thế kỷ X đến thế kỷ XV)”, câu hỏi kiểm tra bài cũ là: Nêu nguyên nhân,

ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng năm 938?

Trang 10

Học sinh trả lời, học sinh khác bổ sung, giáo viên chốt ý và dẫn dắt vào bài mới : Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã kết thúc hơn 1000 năm đô hộ của phong kiến phương Bắc, mở ra thời đại mới, thời đại độc lập, tự chủ lâu dài cho dân tộc Từ thế kỷ X đến thế kỷ XV là thời kỳ hình thành, từng bước phát triển

và hoàn thiện của Nhà nước quân chủ chuyên chế phong kiến.Để hiểu về quá trình hình thành và phát triển của Nhà nước phong kiến Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XV, ta cùng tìm hiểu bài 17

Ví dụ 2 :

Khi dạy bài 21 “Những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỷ

XVI -XVIII”, câu hỏi kiểm tra bài cũ là : Những biểu hiện chứng tỏ triều đại Lê

sơ được đánh giá là một triều đại thịnh trị trong lịch sử phong kiến Việt nam? Sau khi học trả lời, giáo viên kết luận và dẫn dắt vào bài mới: Triều đại Lê

sơ được đánh giá là một triều đại thịnh trị trong lịch sử phong kiến Việt nam.Tuy nhiên từ đầu thế kỷ XVI nhà Lê Sơ lâm vào khủng hoảng dẫn đến sụp

đổ Từ đó nhà nước phong kiến Đại Việt có những biến đổi lớn Để hiểu những biến đổi của nhà nước phong kiến trong các thế kỷ XVI- XVIII, chúng ta tìm hiểu bài 21

Ví dụ 3:

Khi dạy bài 25 “Tình hình chính trị, văn hoá dưới triều Nguyễn ( nửa đầu

thế kỷ XIX)”, câu hỏi kiểm tra bài cũ là: Trình bày và nhận xét những việc làm

của vua Quang Trung?

Học sinh trả lời, học sinh khác bổ sung, giáo viên chốt ý và kết luận: Những việc làm của vua Quang Trung mang tính chất tiến bộ, thể hiện ý tưởng mới của một ông vua anh minh muốn thực hiện những chính sách cải cách Song những chính sách của ông chưa có ảnh hưởng trên phạm vi cả nước Năm 1792 Quang Trung đột ngột qua đời, sự nghiệp thống nhất đất nước, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng chưa thành Năm 1802, Nguyễn Ánh tấn công vương triều Tây sơn lập ra triều Nguyễn Vậy tình hình chung về các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá ở

Ngày đăng: 19/07/2014, 08:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w