1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả tính tự học môn ngữ văn ở trường thpt trần phú

21 1,4K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 166,5 KB

Nội dung

Như vậy, mục đích của việc đổi mới phương pháp dạy học ởtrường phổ thông là thay đổi lối dạy học truyền thụ một chiều sang dạyhọc theo phương pháp dạy học tích cực tự giác nhằm giúp học

Trang 1

Như vậy, mục đích của việc đổi mới phương pháp dạy học ởtrường phổ thông là thay đổi lối dạy học truyền thụ một chiều sang dạy

học theo phương pháp dạy học tích cực tự giác nhằm giúp học sinh phát

huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo, rèn luyện thói quen và khảnăng tự học, tinh thần hợp tác, kĩ năng vận dụng kiến thức vào những

tình huống khác nhau trong học tập và trong thực tiễn Làm cho Học là

quá trình kiến tạo; học sinh tìm tòi, khám phá, phát hiện, khai thác và xử

lí thông tin, tự hình thành hiểu biết, năng lực và phẩm chất

Trong các phương pháp học thì cốt lõi là phương pháp tự học.Nếurèn luyện cho học sinh có được phương pháp, kĩ năng, thói quen, ý chí tựhọc thì sẽ tạo cho học sinh lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trongmỗi con người, kết quả sẽ được nhân lên gấp bội Tuy nhiên, để phát huytối đa hiệu quả của phương pháp tự học, đáp ứng yêu cầu của đổi mớiphương pháp dạy học lại là vấn đề trăn trở của nhiều nhà trường hiệnnay, nhất là với các trường mới thành lập khi cơ sở vật chất còn thiếuthốn, chất lượng đầu vào của học sinh còn rất thấp, độ ngũ giáo viên cònnon trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm giảng dạy thì lại càng là vấn đề bănkhoăn, bức xúc hơn bao giờ hết.Trong đó, môn ngữ văn lại là bài toánnan giải với các nhà trường hơn cả Bởi dưới tác động của nền kinh tế thịtrường, xu thế phát triển của xã hội, nhiều học sinh ngại học văn, nhiềuphụ huynh không muốn cho con em mình thi vào các ban khoa học xãhội, vì cho rằng học ban này sẽ thi được ít vào các trường đại học, caođẳng và cơ hội tìm việc làm sau khi ra trường là rất khó

Mặc dù cũng đứng trước những khó khăn, thách thức chung nhưcác nhà trường hiện nay, song vấn đề đổi mới phương pháp dạy học,phát

Trang 2

huy tính tích cực tự học trong môn ngữ văn ở trường THPT Trần PhúNga Sơn bước đầu đã vượt qua khó khăn, đạt được một số kết quả đáng

tự hào, chất lượng môn ngữ văn đã được nâng lên vượt bậc so với cácmôn học khác trong nhà trường.Trở thành một trong những bộ môn dẫnđầu kết quả các kì thi học sinh giỏi, thi tốt nghiệp, thi vào các trường đạihọc, cao đẳng và tốt nghiệp.Tuy chất lượng giải chưa cao nhưng so vớimột trường còn non trẻ thì kết quả đó là bằng chứng của quá trình họchỏi ,đúc rút kinh nghiệm, đổi mới phương pháp dạy học và sự nổ lực cốgắng của thầy và trò

Sáng kiến kinh nghiệm này, tôi đề cập đến một số kinh nghiệm,

phương pháp phát huy tính tự học môn ngữ văn ở trường THPT Trần Phú nhằm trao đổi với đồng nghiệp, giúp ích trong quá trình giảng dạy,

góp phần tháo gỡ những khó khăn trong việc dạy học văn hiện nay, đặtbiệt là để thực hiện có hiệu quả việc đổi mới phương pháp dạy học theophương pháp dạy học tích cực

4 Phương pháp nghiên cứu

Trong đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp chủ yếu sau:

- Phương pháp phân tích- tổng hợp: phân tích các cứ liệu đã thuthập để làm sáng tỏ từng luận điểm, khái quát thành các luận điểm

- Phương pháp đối chiếu- so sánh

Trang 3

Nội dung

1.Cơ sở lí luận liên quan đến đề tài

1.1.Tự học và một số yêu cầu của đổi mới phương pháp dạy học

Trong các phương pháp học thì cốt lõi, trọng tâm là phương pháp

tự học.Tự học là phương pháp học tích cực Dưới sự thiết kế, tổ chức,hướng dẫn của giáo viên, học sinh tự chiếm lĩnh nội dung học tập, chủđộng đạt các mục tiêu, kiến thức, kĩ năng, thái độ của chương trình, bàihọc.Tự học giúp học sinh phát huy tính tính cực, tự giác, chủ động, sángtạo, tìm tòi, phát hiện, khai thác, xử lí thông tin, tự hình thành hiểu biêt,năng lực và phẩm chất Đặt biệt, nó còn tạo cho học sinh lòng ham học,

Trang 4

khơi dậy nội lực, khả năng vốn có của mỗi người, kết quả học tập sẽđược nâng lên.

Tự học không chỉ là việc tự học ở nhà trước và sau bài học trên lớp

mà tự học trong cả tiết học trên lớp có sự hướng dẫn của người thầy

b.Một số yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học

* Yêu cầu chung

- Dạy học tiến hành thông qua việc tổ chức các hoạt động học tậpcủa học sinh

- Dạy học kết hợp giữa học tập cá thể với học tập hợp tác; giữahình thức học cá nhân với hình thức học theo nhóm, theo lớp

- Dạy học thể hiện mối quan hệ tích cực giữa giáo viên và học sinh,giữa học sinh và học sinh

- Dạy học chú trọng đến việc rèn luyện các kĩ năng, năng lực, tăngcường thực hành và gắn nội dung bài học vào thực tiễn cuộc sống

- Dạy học chú trọng đến việc rèn luyện phương pháp tư duy, nănglực tự học, tự nghiên cứu; tạo niềm vui, hứng thú, nhu cầu hành động vàthái độ tự tin trong học tập của học sinh

- Dạy học chú trọng đến việc sử dụng có hiệu quả phương tiện,thiết bị dạy học, đặc biệt chú ý đến những ứng dụng của công nghệthônh tin

- Dạy học chú trọng đến việc đa dạng nội dung, các hình thức, cáchthức đáng giá và tăng cường hiệu quả việc đánh giá

* Yêu cầu đối với học sinh

- Tích cực suy nghĩ, chủ động tham gia các hoạt động để tự khámphá và lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kĩ năng, xây dựng thái độ và hành viđúng đắn

- Tích cực sử dụng thiết bị, đồ dùng học tập; thực hành vận dụngkiến thức đã học để phân tích, đáng giá, giải quyết các tình huống và cácvấn đề đặt ra từ thực tiễn

- Mạnh dạn trình bày và bảo vệ ý kiến, quan điểm các nhân, tíchcực thảo luận, tranh luận, đặt câu hỏi cho bản thân, cho thầy, cho bạn

- Biết tự đánh giá và đánh giá các ý kiến, quan điểm, các sản phẩmhoạt động học tập của bản thân và bạn bè

* Yêu cầu đối với giáo viên

- Thiết kế, tổ chức, hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt độnghọc tập với các hình thức đa dạng, phong phú, có sức hấp dẫn phù hợp

Trang 5

với đặc trưng bài học, với đặc điểm và trình độ học sinh, với điều kiện

cụ thể của lớp, trường và địa phương

- Động viên, khuyến khích, tạo cơ hội và tạo điều kiện cho họcsinh được tham gia một cách tích cực, chủ động, sáng tạo vào quá trìnhkhám phá và lĩnh hội kiến thức; tạo niềm vui, hứng khởi, nhu cầu hànhđộng và thái độ tự tin trong học tập cho học sinh; giúp các em phát triểntối đa năng lực tiềm năng của bản thân,

- Thiết kế và hướng dẫn học sinh thực hiện đa dạng các câu hỏi vàbài tập phát triển tư duy và rèn luyện kĩ năng; tổ chức có hiệu quả cácgiờ thực hành; hướng dẫn học sinh có thói quen vận dụng kiến thức vàogiải quyết các vấn đề thực tiễn

- Sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học một cáchhợp lí, hiệu quả, linh hoạt, phù hợp với đặc trưng môn học; nội dung,tính chất của bài học…

1.2 Mục đích và những yêu cầu, nguyên tắc cơ bản của việc tự học văn

Phát huy tính tự học trong môn ngữ văn có một ý nghĩa cực kìquan trọng, đáp ứng yêu cầu của đổi mới phương pháp dạy học Đểkhuyến khích và phát huy tính tự học văn của học sinh,người giáo viênphải dựa trên những nguyên tắc chung của lí luận dạy học, đổi mớiphương pháp dạy học( như đã nêu ở phần 1) và đặc trưng bộ môn

Trước hết, là phải dạy học theo đặc trưng bộ môn.Môn ngữ văntrong nhà trừơng là một bộ môn khoa học nghệ thuật Cho nên điều màngười ta quan tâm trước hết là tính chất văn, tính nghệ thuật ngôn từ,bảnchất thẩm mĩ của nó, đây cũng là điểm khác với các bộ môn khác.Nhưngđiều không kém phần quan trọng cần nêu lên nữa là tính chất môn học,tính chất sư phạm của môn văn.Mỗi một phân môn, giáo viên cần hướngdẫn học sinh tự học theo đặc trưng của phân môn đó.Chẳng hạn, với cáctiết đọc văn, giáo viên cần hướng dẫn học sinh đọc tác phẩm từtrước,hay tìm đọc các tác phẩm có cùng chủ đề, đề tài… thiên về khảnăng tự cảm thụ, tự chiếm lĩnh các vấn đề đặt ra trong tác phẩm và trongđời sống Các tiết làm văn thiên về rèn luyện kĩ năng thực hành…

Thứ hai,phát huy chủ thể học sinh trong quá trình tự học.Không có

sự vận động của bản thân chủ thể học sinh thì mọi hoạt động từ phía giáoviên đều trở thành áp đặt năng lực chủ quan Những năng lực chủ quan

Trang 6

của học sinh có được phát huy thực sự thì việc chiếm lĩnh tri thức, việcthưởng thức tác phẩm, hứng thú học tập mới thực sự có được và hiệuquả giảng dạy mới bền vững Yêu cầu phát huy chủ thể học sinh trongquá trình tự học gắn liền với tài năng sáng tạo của giáo viên làm sao cóthể khơi động được hoạt động tâm lí học sinh nhất là tâm lí cảm thụ, khảnăng tự nắm bắt khiến thức để học sinh từng bước lớn lên về mặt hiểubiết, tâm hồn, kĩ năng và nhân cách Giáo viên là người nhạc trưởng điềukhiển mọi nhạc công sử dụng hài hoà nhạc cụ của mình Nhạc trưởngkhông biến thành nhạc công Học sinh không phải là bình chứa mà lànhững ngọn lửa Giáo viên là người thắp sáng lên những ngọn lửa.

Tuy nhiên, không phải học sinh nào cũng có khả năng tự họcgiống nhau.Vì thế, trong các tiết học , bài học, giáo viên phải phân loạiđối tượng học sinh, để từ đó mới có thể hướng dẫn học sinh tự học theokhả năng của mình.Nếu không sẽ phản tác dụng của việc tự học

Thứ ba, dạy văn gắn với đời sống Vừa là khoa học vừa là nghệthuật, môn văn có những điều kiện thuận lợi để kết hợp việc học tập trênlớp với hoạt động xã hội.là môn học, ngoài việc cung cấp tri thức chohọc sinh, giáo viên thường xuyên hướng dẫn, rèn luyện và kiểm tranhững kĩ năng cơ bản cho học sinh trên lớp Sau quá trình lĩnh hội, họcsinh có thể vận dụng tri thức và kĩ năng đã học vào hoạt động ngoài đời

Có thể xem hoạt động văn học ngoài xã hội của học sinh là khâu vậndụng tri thức và kĩ năng tự do để phát huy năng khiếu và thiên hướngvăn học của học sinh Vận dụng tri thức vào hoạt động học tập trên lớp

là bắt buộc với mọi học sinh, đồng thời giáo viên khuyến khích học sinhtham gia công tác xã hội bằng hoạt động văn học, Công việc này vừa có

ý nghĩa gắn liền việc dạy- học văn gắn với đời sống vừa có ý nghĩa vậndụng cụ thể tri thức học sinh đã lĩnh hội vào thực tiễn

Thứ tư, phối hợp các phương pháp Mỗi phương pháp có vị trí vàtính năng riêng của nó cần được vận dụng sáng tạo trong từng bài học vàtừng trường hợp cụ thể.Để tránh tâm lí mệt mỏi thụ động và gây đượchứng thú, ấn tượng cho học sinh, giáo viên cần thay đổi hình thức hoạtđộng tự học của học sinh Cũng cần nói thêm là việc sử dụng phươngpháp nào cũng còn tuỳ thuộc vào sở thích, sở trường của mỗi giáo viên.Nghề dạy văn là một nghề sáng tạo, cho phép cá nhân giáo viên đượctương đối tự do trong việc lựa chọn những phương pháp tối ưu

Trang 7

2.Thực trạng của vấn đề

Nói một cách tổng quát thì nhiệm vụ của môn văn trong nhà trườngphổ thông là góp phần hình thành và phát triển nhân cách xã hội chủnghĩa cho học sinh bằng phương tiện đặc thù của môn văn Khái niệmphát triển trong giáo dục được hiểu một cách động và toàn diện trênnhiều phương diện( hiểu biết, tâm hồn, kĩ năng, phẩm chất và hànhđộng).Nói đến tính chất của bộ môn văn trong nhà trường là nói đến yêucầu về nội dung nhận thức cho học sinh Dạy văn có nhiệm vụ cung cấpcho học sinh những hiểu biết về thế giới bên ngoài, xã hội và congười.Hiểu biết thế giói bên ngoài để hiểu chính bản thân mình Nhậnthức để tự nhận thức.Tác phẩm văn chương chỉ thực sự phát huy đượcsức mạnh của nó khi nào nó khơi dậy được từ bên trong người tiếp nhậnnhững hoạt động tâm lí sáng tạo Cho nên cung cấp kiến thức cốt là để từ

đó học sinh tự ý thức về mình để sống có nhân cách hơn, cao thượnghơn, trong sạch hơn,có bản lĩnh hơn Mục đích cao nhất của dạy vănkhông phải chỉ là thông báo một số kiến thức mà là cung cấp những khảnăng tự học sinh giải quyết các vấn đề bài toán cuộc đời của bản thân

họ

Tuy nhiên, để thực hiện được vấn đề này lại là điều không đơn giảnkhi mà trong thực tế hiện nay một bộ phận không nhỏ học sinh và chínhcảc bản thân phụ huynh ngại, thậm chí không muốn cho con em mìnhhọc văn nói riêng và ban KHXH nói chung trước áp lực thi cử và chọnngành nghề.Bởi thế,công việc giảng dạy môn ngữ văn trong các nhàtrường phổ thông hiện nay gặp rất nhiều khó khăn Các em học theo kiểuđối phó để có đủ điểm điều kiện dự thi tốt nghiệp.Trong các giờ họcthường không tập trung, chú ý, không có ý thức phát biểu xây dựng bàithậm chí còn mang môn khác ra làm( tình trạng này thường xảy ra ở họcsinh học các lớp chọn của ban KHTN, các em chỉ đầu tư vào môn thi đạihọc mà không quan tâm đến môn trái ban); về nhà không soạn bài, chuẩn

bị bài trước khi đến lớp Trong các giờ kiểm tra thường sao chép tàiliệu Làm thế nào để các em yêu thích môn học? Làm thế nào để bảnthân các em học sinh thấy được tầm quan trọng và ý nghĩa của bộ mônvăn? Đây quả là những câu hỏi làm đau đầu những người thầy, người

cô trực tiếp đứng lớp

Ngoài ra, về phía giáo viên trước áp lực của cuộc sống và tâm língại học văn của học sinh thì một bộ phận đã không chuyên tâm vào

Trang 8

công việc giảng dạy, đầu tư chuyên môn, đổi mới phương pháp dạy học,chỉ dạy cho bài, hết tiết cho nên nhiều giờ học trở nên buồn tẻ, khôngcuốn hút được học sinh, hiệu quả không cao

Bên cạnh đó, ở một số trường phổ thông cơ sở vật chất còn nghèonàn chưa trang bị đủ các điều kiện về máy móc, băng đĩa, tranh ảnh,phim tư liệu, các phương tiện hỗ trợ khác đáp ứng yêu cầu đổi mớiphương pháp dạy học Chính vì vậy mà việc đổi mới phương pháp dạyhọc- tự học môn văn nói chưa được chú ý, quan tâm thoả đáng của cả haiphía người dạy và người học

3 Giải pháp và`các biện pháp để tổ chức thực hiện

3.1.Tự học thông qua việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh

Qua thực tế giảng dạy, chúng ta thấy khâu chuẩn bị bài ở nhà củahọc sinh thường bị coi phụ, giáo viên không hướng dẫn cụ thể cho họcsinh.Mấy phút còn lại cuối cùng còn lại của giờ học, giáo viên chỉ dặnhọc sinh soạn những câu hỏi trong sách giáo khoa và kết quả học sinhchuẩn bị đến đâu giáo viên cũng không quan tâm Việc chuẩn bị của họcsinh ở nhà thường không ăn khớp gì hoặc có liên quan gì mấy đến hoạtđộng của thầy và trò trên lớp.Nhưng thực tế đã chứng minh ngược lại, sựthành công của một giờ học trên lớp phụ thuộc rất lớn vào sự chuẩn bịbài ở nhà của học sinh.Bởi thời gian học ở trên lớp là rất hạn chế màkiến thức bài học đòi hỏi phải lĩnh hội là vô cùng lớn Do vậy việc tựhọc ở nhà của các em là hết sức quan trọng

Chuẩn bị bài ở nhà là bước tập dượt cho sự cảm thụ , tiếp nhận,lĩnh hội, tri thức trên lớp được sâu sắc hơn Bằng kinh nghiệm sống vàkinh nghiệm văn học của bản thân, học sinh trực tiếp đi sâu vào thế giớitác phẩm, vào vấn đề trọng tâm của bài học một cách dễ dàng

Ngay từ bước chuẩn bị bài ở nhà, vẫn cần được định hướng vàoquỹ đạo cần thiết Điều đó không hề mâu thuẫn gì với xu hướng tự bộc

lộ, tự học của học sinh nếu giáo viên biết khơi gợi, dẫn dắt sự cảm thụchủ quan trực tiếp của bản thân các em Nội dung công việc chuẩn bị ởnhà của học sinh có nhiều mặt, đa dạng,tuỳ thuộc vào từng bài học, tiếthọc.Có thể là đọc tác phẩm, đọc trước bài học, trả lời các câu hỏi trongsách giáo khoa hay câu hỏi, bài tập do giáo viên định hướng trước hoặctìm hiểu điển cố, từ ngữ khó, suy nghĩ về chi tiết nghệ thuật, một kiếnthức cụ thể, cần thiết có liên quan đến bài học v.v… Nhưng nội dung

Trang 9

chủ yếu vẫn là nhằm khơi dậy hứng thú, tâm thế của học sinh và địnhhướng học sinh vào những vấn đề then chốt của nội dung bài học trênlớp Câu hỏi chuẩn bị tuyệt đối không được tuỳ tiện Mỗi câu hỏi chohọc sinh vừa có tác dụng khơi gợi hứng thú, vừa hướng dẫn đi vào thếgiới trung tâm của tác phẩm, của bài học, vừa có tác dụng chuẩn bị chohoạt động khám phá của giáo viên và học sinh ở trên lớp.

Đến lớp giáo viên phải kiểm tra công việc chuẩn bị bài của họcsinh ở nhà.Đây không chỉ là một công việc thường nhật của thầy giáotrước khi bắt tay vào dạy bài học mới Đây còn là bước cần thiết để tạotâm thế,dẫn dắt học sinh đi vào bài học mới một cách đầy hứng khởi, saymê

Ngoài ra,giáo viên còn phải giới thiệu các tài liêu tham khảo,hướng dẫn các em tự học, tự đọc một cách có hiệu quả

Ví dụ: sau khi học xong tiết 77 bài Hầu trời của Tản Đà( Ngữ văn

11- tập 2) giáo viên dành 5 phút hướng dẫn học sinh chuẩn bị Tiết 78-79

bài Vội vàng của Xuân Diệu với những nội dung như sau:

1 Tóm tắt những nét cơ bản về cuộc đời, con người và sự nghiệpvăn học của nhà thơ Xuân Diệu

2 Giải thích vì sao Xuân Diệu “ là nhà thơ mới nhất trong các nhàthơ mới”( Hoài Thanh)

3.Bài thơ Vội vàng có thể chia làm mấy phần? nêu ý chính của

từng đoạn

4 xuân Diệu cảm nhận về thời gian như thế nào? Vì sao nhà thơ

có tâm trạng vội vàng, cuống quýt trước sự trôi qua nhanh chóng củathời gian?

5 Hình ảnh thiên nhiên và sự sống quen thuộc được tác giả cảmnhận như thế nào? Hãy chỉ ra những nét mới trong quan niệm của XuânDiệu về cuộc sống, tuổi trẻ và hạnh phúc

6 Hãy nhận xét về đặc điểm của hình ảnh, ngôn ngữ, nhịp điệutrong đoạn cuối bài thơ Nhà thơ đã sáng tạo được hình ảnh nào mà anh/chị cho là mới mẻ, độc đáo nhất

7 Tìm đọc những bài về Xuân Diệu và những bài nghiên cứu thơ

Xuân Diệu( Xuân Diệu- tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo Dục.H.năm

2000 Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh-Hoài Chân, Nxb Văn hoá thông

tin TP HCM )

8.Chuẩn bị giấy A4- mỗi học sinh một tờ, giấy Ao- mỗi tổ một tờ

Trang 10

Chắc chắn với sự chuẩn bị như trên tiết học của buổi tiếp theo sẽrất thành công- khi cả giáo viên và học sinh đều có tâm thế tốt cho bàihọc.

2.2.Tự học trên lớp của học sinh ( trong các giờ học chính khoá)

Tự học không chỉ là việc tự học ở nhà trước và sau mỗi bài họctrên lớp mà tự học trong cả tiết học trên lớp có sự hướng dẫn của ngườithầy.Trước đây, nhiều người có quan niệm sai lầm cho rằng tự học chỉ làviệc học ở nhà của học sinh.Hiện nay trước yêu cầu của đổi mới giáodục, đổi mới phương pháp dạy học, chúng ta đang nỗ lực chuyển biến từhọc tập thụ động sang học tập chủ động, dạy và học chú trọng rèn luyệnphương pháp và phát huy năng lực tự học của học sinh.Trong các tiếthọc trên lớp, giáo viên trở thành người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn cáchoạt động độc lập theo nhóm nhỏ để học sinh tự chiếm lĩnh nội dung họctập.Trên lớp, học sinh hoạt động là chính Giáo viên với vai trò là ngườigợi mở, cố vấn, trọng tài trong các hoạt động tìm tòi hào hứng, tranhluận sôi nổi của học sinh Giáo viên phải có trình độ sư phạm lành nghề,

có trình độ chuyên môn sâu rộng và có sự chuẩn bị bài dạy thật chu đáomới có thể tổ chức, hướng dẫn các hoạt động của học sinh mà nhiều khidiễn biến ngoài tầm của giáo viên

Một giờ học chính khoá trên lớp của các em là vô cùng quan trọng

và hữu ích Vì thế, giáo viên phải tổ chức, điều khiển tốt việc tự học củahọc sinh.Trước hết, giáo viên cần phải tạo được tâm thế, hứng thú chohọc sinh vào bài học mới.Tuỳ thuộc vào nội dung,yêu cầu của bài học

mà sử dụng các hình thức, phương pháp cho phù hợp.Có thể sử dụngphương pháp phát vấn, thảo luận nhóm, phiếu học tập…nhưng điều quantrọng, giáo viên phải đưa ra được ra được những câu hỏi có vấn đề, câuhỏi gợi mở,liên quan đên vấn đề trọng tâm của bài học để thu hút sựtranh luận, tìm tòi của học sinh và tạo ra được khoảng lặng để học sinhsuy nghĩ và những phút ồn ào, sôi nổi của học sinh thảo luận: tránh sự ápđạt, khiên cưỡng Mặt khác, để việc tự học phát huy tối đa hiệu quả, cònphải luôn chú ý đến đối tượng học sinh, làm thế nào mà tất cả học sinhtrong lớp từ giỏi- khá- trung bình- yếu đều có cơ hội được thể hiện hiểubiết của mình.cơ hội được tiếp nhận kiến thức bài học.Cuối mỗi giờ học,giáo viên phải luôn chú ý đến việc củng cố phát triển kiến thức bài học

Ngày đăng: 19/07/2014, 07:39

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Kết quả các kì thi - skkn một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả tính tự học môn ngữ văn ở trường thpt  trần phú
Bảng 1 Kết quả các kì thi (Trang 18)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w