Ý nghĩa của di sản đối với hoạt động dạy học, giáo dục phổ thông Di sản văn hóa, dù dưới dạng vật thể hoặc phi vật thể đều có thể sử dụng trong quá trình giáo dục, dạy học dưới hình thứ
Trang 1TÀI LIỆU
SỬ DỤNG DI SẢN VĂN HÓA TRONG DẠY HỌC VÀ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG THPT
Trang 2Phần I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DI SẢN VĂN HÓA
1 Khái niệm, đặc điểm và phân loại di sản văn hóa
a Khái niệm về di sản văn hóa:
Di sản văn hóa Việt Nam bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sảnvăn hóa vật thể (bao gồm di sản văn hóa nhân tạo và di sản thiên nhiên) là sản
phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền
từ thế hệ này qua thế hệ khác
b Đặc điểm của di sản văn hóa Việt Nam:
Di sản văn hóa Việt Nam là những giá trị kết tinh từ sự sáng tạo văn hóacủa cộng đồng 54 dân tộc, trải qua một quá trình lịch sử lâu đời, được traotruyền, kế thừa và tái sáng tạo từ nhiều thế hệ cho tới ngày nay Di sản văn hóaViệt Nam là bức tranh đa dạng văn hóa, là tài sản quý giá của cộng đồng cácdân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại Di sản vănhóa Việt Nam có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước củanhân dân ta
Di sản văn hóa Việt Nam là những giá trị sáng tạo từ việc học hỏi, giaolưu và kế thừa từ các nền văn hóa và văn minh của nhân loại Những giá trị đó
là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa văn hóa và văn minh của nhân loại với nềnvăn hóa bản địa lâu đời của các dân tộc Việt Nam
Di sản văn hóa Việt Nam, đặc biệt là di sản văn hóa phi vật thể có sứcsống mạnh mẽ, đang được bảo tồn và phát huy trong đời sống của cộng đồngcác dân tộc Việt Nam Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo vệ
và phát huy giá trị di sản văn hóa thông qua Luật di sản văn hóa năm 2001 (cóhiệu lực từ 01/01/2002), được sửa đổi, bổ sung năm 2009
c Phân loại di sản:
Di sản văn hóa Việt Nam được chia thành hai loại: Di sản văn hóa vật thể
và di sản văn hóa phi vật thể
Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa,
khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật
và bảo vật quốc gia
Di sản văn hóa vật thể bao gồm:
- Di tích lịch sử - văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật,
cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, vănhóa, khoa học
Trang 3- Danh lam thắng cảnh còn gọi là di sản thiên nhiên là cảnh quan thiên
nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trìnhkiến trúc có giá trị lịch sử thẩm mỹ, khoa học
- Di vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học.
- Cổ vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn
hóa, khoa học, có từ một trăm năm tuổi trở lên
- Bảo vật quốc gia là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quý
hiếm tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hóa, khoa học
Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc
cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa,khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và đượclưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề,trình diễn và các hình thức khác
Di sản văn hóa phi vật thể bao gồm:
Tiếng nói, chữ viết của các dân tộc Việt Nam;
Ngữ văn dân gian, bao gồm: Sử thi, ca dao, dân ca, tục ngữ, hò, vè, câu
đố, truyện cổ tích, truyện trạng, truyện cười, truyện ngụ ngôn, hát ru và cácbiểu đạt khác được chuyển tải bằng lời nói hoặc ghi chép bằng chữ viết;
Nghệ thuật trình diễn dân gian, bao gồm: Âm nhạc, múa, hát, sân khấu vàcác hình thức trình diễn dân gian khác;
Tập quán xã hội, bao gồm luật tục, hương ước, chuẩn mực đạo đức, nghi
lễ và các phong tục khác;
Lễ hội truyền thống;
Nghề thủ công truyền thống;
Tri thức dân gian
2 Ý nghĩa của di sản đối với hoạt động dạy học, giáo dục phổ thông
Di sản văn hóa, dù dưới dạng vật thể hoặc phi vật thể đều
có thể sử dụng trong quá trình giáo dục, dạy học dưới hình thức tạo môi trường; tạocông cụ hoặc là nguồn cung cấp chất liệu để xây dựng nội dung dạy học, giáo dục
Bàn về các điều kiện giáo dục, dạy học, nhìn chungcác tài liệu về lý luận dạy học, giáo dục chung, đại cương và tài liệu về lý luậndạy học bộ môn hầu như chưa đề cập đến điều kiện, phương tiện dạy học làcác di sản văn hóa Gần đây trong phong trào thi đua xây dựng nhà trường thânthiện, học sinh tích cực, một trong những hoạt động được đặt ra là tổ chức cho
HS tham gia chăm sóc các di sản, chủ yếu là các di tích mang tính lịch sử củađịa phương
Trang 4Việc khai thác các di sản văn hóa ở địa bàn nhà trường đóng như là nguồntri thức, là phương tiện dạy học, giáo dục rất ít khi được quan tâm hoặc nếu cóthường mang tính tự phát Vì vậy, vai trò và thế mạnh của những di sản vănhóa phong phú, ở địa phương chưa được khai thác đúng mức để sử dụng trọngdạy học và các hoạt động giáo dục của nhà trường.
Dưới dạng công cụ, thiết bị dạy học, di sản văn hóa giúpcho quá trình học tập của HS trở nên hấp dẫn hơn, HS hứng thú học tập và hiểu bài
sâu sắc hơn, phát triển tư duy độc lập sáng tạo, giáo dục tư tưởng, đạo đức cho HS
Ý nghĩa, vai trò của các di sản văn hóa có thể được phân tích dưới các góc độ sau:
- Về vai trò: Di sản là một nguồn nhận thức, mộtphương tiện trực quan quý giá trong dạy học nói riêng, giáo dục nói chung Vìvậy, sử dụng di sản trong dạy học ở trường phổ thông có ý nghĩa toàn diện:
+ Góp phần đẩy mạnh, hướng dẫn hoạt động nhận thức cho HS:
Các di sản văn hóa sử dụng trong dạy học, giáo dục đều góp phần nângcao tính trực quan giúp người học mở rộng khả năng tiếp cận với đối tượng,hiện tượng liên quan đến bài học tồn tại trong di sản Tiếp cận với di sản, HS
sử dụng hệ thống tín hiệu thứ nhất (sử dụng các giác quan như mắt - nhìn, tainghe, mũi – ngửi, tay - sờ,…) để nghe được, thấy được, cảm nhận được và qua
đó tiếp thu được những kiến thức cần thiết từ di sản Những hình ảnh, vật dụngtrong bảo tàng sẽ không chỉ giúp các em có thêm hiểu biết mà còn tác động sâusắc đến tình cảm của các em Ngoài ra, các giá trị có trong di sản còn được GVkhai thác bằng cách đặt các câu hỏi mang tính định hướng hoặc gợi ý cho HStìm hiểu chúng qua đó di sản được sử dụng như là phương tiện điều khiển quátrình nhận thức của HS Những gợi ý đó giúp cho hoạt động tham quan trở nên
có ý nghĩa hơn và làm cho bài học trở nên sống động hơn
+ Giúp HS phát triển kỹ năng học tập, tự chiếm lĩnh kiến thức:
Di sản văn hóa là phương tiện quan trọng giúp HS rèn một số kỹ năng họctập như kỹ năng quan sát, thu thập, xử lý thông tin qua đó tự chiếm lĩnh kiếnthức cần thiết thu được trong quá trình tiếp cận với di sản; kỹ năng vận dụngkiến thức đã học để giải thích những hiện tượng, sự vật có trong các di sản vănhóa, của khu bảo tồn HS có thể thu thập các mẫu vật như các loại lá cây, sâu,bướm; chụp ảnh các loại cây con trong khu bảo tồn (có thể từ ảnh trong phònggiới thiệu khu vực bảo tồn),… thông tin từ những nhân viên chăm sóc khu bảotồn hoặc từ các nguồn khác nhau để nhận biết hiện trạng, nguyên nhân và liên
hệ với kiến thức đã học để giải thích sự xuất hiện và tồn tại của khu bảo tồnthiên nhiên, liên hệ với thực tiễn khai thác rừng ở nước ta để tìm hiểu vai tròcủa khu bảo tồn với công tác bảo vệ đa dạng sinh học GV nên yêu cầu HS suynghĩ về nhiệm vụ của mình đối với việc bảo vệ các khu bảo tồn thiên nhiênhoặc cảnh quan thiên nhiên ở địa phương mình
Trang 5+ Kích thích hứng thú nhận thức của HS:
Hứng thú nhận thức là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến cường
độ và hiệu quả của quá trình học tập Trong giai đoạn nhận thức cảm tính, sựtri giác các đối tượng, hiện tượng là điều kiện để phát sinh cảm giác, tạo nênbiểu tượng về chúng và sau đó, nhờ nhận thức lí tính hình thành nên khái niệmhoàn chỉnh về đối tượng, hiện tượng nghiên cứu Trong quá trình tiếp cận với
di sản văn hóa theo sự hướng dẫn của GV, các hiện tượng sự vật, các giá trị ẩnchứa trong di sản sẽ được các em tìm hiểu Những điều tưởng như quen thuộc
sẽ trở nên hấp dẫn hơn, sống động hơn và HS sẽ có hứng thú với chúng, từ đócác em có được động cơ học tập đúng đắn, trở nên tích cực và phấn đấu tiếpnhận kiến thức mới cũng như có thái độ và hành vi thân thiện, bảo vệ di sảnvăn hóa tốt hơn
+ Phát triển trí tuệ của HS:
Trong quá trình học tập, trí tuệ của HS được phát triển nhờ sự tích cựchóa các mặt khác nhau của hoạt động tư duy, nhờ việc tạo ra những điều kiệnthuận lợi cho sự phát triển khác nhau của hoạt động tâm lí: tri giác, biểu tượng,trí nhớ,….cho HS tiếp cận di sản đúng mục đích, đúng lúc với những phươngpháp dạy học phù hợp, với sự hướng dẫn chi tiết mang tính định hướng, kíchthích tư duy, GV sẽ giúp HS phát triển khả năng quan sát, khả năng xử lýthông tin, khả năng phân tích, tổng hợp và so sánh, qua đó phát triển trí tuệ củacác em
+ Giáo dục nhân cách HS:
Di sản văn hóa là một trong những phương tiện dạy học đa dạng sốngđộng nhất Ẩn chứa trong di sản là những giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học,được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác nên nó có khả năng tác độngmạnh tới tình cảm, đạo đức, tới việc hình thành nhân cách của HS Khai thácđược những giá trị ẩn chứa trong các di sản, chuyển giao cho HS để các emcũng nhận thức được những giá trí đó, GV giúp hình thành ở HS một hệ thốngcác quan điểm, các khái niệm về nhận thức thế giới xung quanh, giúp các emnhận thức được bản chất và có cơ sở giải thích một cách khoa học các sự vật,hiện tượng liên quan đến di sản Tiến hành nghiên cứu di sản một cách nghiêmtúc, kỹ lưỡng cũng chính là rèn cho các em tác phong làm việc nghiêm túc,khoa học
- Góp phần phát triển một số kỹ năng sống ở HS:
Để tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả, HS rất cần kỹnăng sống Kỹ năng sống được hiểu là khả năng làm chủ bản thân của mỗingười, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khảnăng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống Dạy học với di sảnvăn hóa tạo điều kiện phát triển một số kỹ năng sống như:
Trang 6+ Kỹ năng giao tiếp:
Trong quá trình học tập, tiếp cận với di sản văn hóa, HS được rènluyện cách trình bày, diễn đạt suy nghĩ, quan điểm, nhu cầu, mong muốn,cảm xúc của bản thân dưới hình thức nói, viết một cách phù hợp với đốitượng, hoàn cảnh và văn hóa giao tiếp; đồng thời biết lắng nghe và tôntrọng ý kiến người khác ngay cả khi bất đồng quan điểm Kỹ năng này giúp
HS có mối quan hệ tích cực với nguời khác, đồng thời biết cách xây dựngmối quan hệ với bạn bè mới Làm việc với di sản, HS có được môi trườnggiao tiếp cởi mở với bạn bè không chỉ trong phạm vi lớp học, đôi khi vớinhiều đối tượng khác (cả người nước ngoài) GV lưu ý cách thức giao tiếpphù hợp cũng chính là góp phần phát triển ở các em một loại kỹ năng sốngcần thiết
+ Kỹ năng lắng nghe tích cực:
Người có kỹ năng lắng nghe tích cực biết thể hiện sự tập trung chú ý vàthể hiện sự quan tâm lắng nghe ý kiến hoặc phần trình bày của người khác(bằng các cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, nét mặt, nụ cười), biết cho ý kiến phản hồi
mà không vội đánh giá, đồng thời có đối đáp hợp lí trong quá trình giao tiếp
GV lưu ý HS chú ý lắng nghe người giới thiệu về di sản, đưa ra những câu hỏitìm hiểu sâu về di sản cũng chính là hướng dẫn các em thực hành kỹ năng lắngnghe tích cực
+ Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng:
Kỹ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng là khả năng có thể diễn đạt ý kiến,quan điểm, suy nghĩ, cảm xúc, nhu cầu của bản thân, thông qua các hình thứcnói, viết và cả ngôn ngữ cơ thể (cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, nét mặt, nụ cười, )một cách phù hợp với đối tượng giao tiếp, hoàn cảnh, văn hóa giao tiếp vàtrình bày đúng với nội dung chủ đề đang được quan tâm; thông tin đưa ra đầy
đủ, chính xác, được sắp xếp một cách hợp lí, logic và phù hợp với nhu cầu,trình độ của đối tượng giao tiếp; cách trình bày rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu vàhấp dẫn đối tượng giao tiếp Cho HS tiếp cận với di sản, GV cần lưu ý yêu cầu
HS tìm hiểu sự vật hiện tượng liên quan đến di sản một cách chi tiết, cụ thể vàtạo điều kiện để HS trình bày lại được những thông tin thu thập được đồng thờibộc lộ cả suy nghĩ của cá nhân HS về những gì các em trình bày
Trang 7xem xét các ý kiến, quan điểm của mọi người trong nhóm; đồng thời biết hỗtrợ, giúp đỡ các thành viên khác trong quá trình hoạt động; tôn trọng nhữngquyết định chung, những điều đã cam kết
+ Kỹ năng tư duy phê phán:
Kỹ năng tư duy phê phán là khả năng phân tích một cách khách quan vàtoàn diện các vấn đề, sự vật, hiện tượng, xảy ra Khi làm việc với di sản, HSkhông chỉ thu thập thông tin rồi mô tả các hiện tượng sự vật được các em tìmhiểu mà còn cần phải biết phân tích chúng một cách có phê phán Khi sắp xếpcác thông tin thu thập được theo từng nội dung, các em phân tích, so sánh, đốichiếu, lí giải các thông tin thu thập được, đặc biệt là các thông tin trái chiều;xác định bản chất vấn đề, tình huống, sự vật, hiện tượng, đưa ra những nhậnđịnh về những mặt tích cực, hạn chế của vấn đề, tình huống, sự vật, hiệntượng, Những động tác đó giúp HS phát triển kỹ năng tư duy phê phán
+ Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm:
Đó là khả năng con người tự tin, chủ động nhận nhiệm vụ phù hợp vớikhả năng của bản thân, nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ và ý thức cùng chia sẻcông việc với các thành viên khác trong nhóm Khi đảm nhận trách nhiệm, cầndựa trên những điểm mạnh, tiềm năng của bản thân, đồng thời tìm kiếm thêm
sự giúp đỡ cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ Việc GV giao nhiệm vụ rõ ràng,
HS tiếp nhận nhiệm vụ và trao đổi nhóm, phân công nhau và thực thi nhiệm vụđược giao một cách có ý thức, nhiệt tình và có kết quả Quá trình đó giúp cho
kỹ năng đảm nhận trách nhiệm của HS được rèn luyện
+ Kỹ năng quản lí thời gian:
Đó là khả năng con người biết sắp xếp các công việc theo thứ tự ưu tiên,biết tập trung vào giải quyết công việc chính, trọng tâm trong một thời giannhất định Các buổi dạy học với di sản bao giờ cũng bị giới hạn bởi thời gian,
dù có vận dụng phương pháp dạy học theo dự án, nghĩa là HS có vài ngày, đôikhi vài tuần để chuẩn bị, song thời gian vật chất dành cho việc này thực ra rấthạn chế Điều đó đòi hỏi HS phải biết lên kế hoạch, sắp xếp thời gian và tuânthủ đúng kế hoạch đã định mới có thể thực hiện đầy đủ các công việc và cuối
Trang 8cùng có sản phẩm theo dự kiến Nếu biết tuần tự thực hiện các bước trong cả quátrình, HS sẽ tránh được căng thẳng do áp lực công việc gây nên Quản lí thời giantốt góp phần rất quan trọng vào sự thành công của cá nhân và của nhóm.
+ Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin:
Kỹ năng này giúp HS có thể thu được những thông tin cần thiết một cáchđầy đủ, khách quan, chính xác và kịp thời Trước khi làm việc với di sản, HS
đã cùng GV xác định rõ chủ đề mà mình cần tìm kiếm thông tin; HS đượcthông báo về những loại thông tin cần phải tìm kiếm, nguồn / các địa chỉ tincậy có thể cung cấp những loại thông tin đó; HS biết cách chuẩn bị công cụ đểthu thập thông tin; cách tiến hành thu thập thông tin theo kế hoạch đã xâydựng, cách sắp xếp các thông tin thu thập được theo từng nội dung một cách hệthống sau đó phân tích, so sánh, đối chiếu, lí giải các thông tin thu thập được;xem xét một cách toàn diện, thấu đáo, sâu sắc và có hệ thống các thông tin đó
và cuối cùng là viết báo cáo Những công việc nêu trên được HS tuần tự thựchiện Cách tổ chức như vậy sẽ giúp các em rèn được kỹ năng tìm kiếm và xử líthông tin trong quá trình làm việc với di sản
- Tạo điều kiện tổ chức quá trình họat động của GV và HS một cách hợp lý
Khi làm việc với/ tại nơi có di sản, GV và HS phải gia tăng cường độ làmviệc GV không thuyết trình về các hiện tượng, sự vật cần tìm hiểu mà cầnhướng dẫn HS tự quan sát, thu thập thông tin, trao đổi trong nhóm để xử lý cácthông tin, tìm hiểu về di sản, để tìm cách trình bày lại những hiểu biết của cánhân hoặc nhóm Đôi khi HS có thể được yêu cầu tổ chức triển lãm những hiệnvật, bài viết giới thiệu về di sản do các em thu thập được Môi trường làm việcthay đổi đòi hỏi GV phải có phương pháp dạy học, cách thức tổ chức dạy họcphù hợp, sao cho tập thể HS được lôi cuốn vào công việc tìm hiểu, nghiên cứu
di sản; đòi hỏi từng HS phải làm việc thực sự và phải biết hợp tác với bạn đểcùng hoàn thành nhiệm vụ được giao
3 Những di sản thường được sử dụng trong dạy học, giáo dục ở nhà trường phổ thông
Di sản văn hóa ở Việt Nam vô cùng đa dạng, phong phú và có nhiều giá trị Tính đến năm 2012, Việt Nam có 07 di sản văn hóa và thiên nhiên thế
giới (Quần thể di tích Cố đô Huế; Vịnh Hạ Long, Phố cổ Hội An; Khu di tích
Mĩ Sơn,Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, Hoàng thành Thăng Long;
Thành nhà Hồ ); 07 di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại (Nhã nhạc cung
đình Huế; Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên; Không gian văn hóa Quan họ Bắc Ninh; Ca trù, Hội Gióng; Hát Xoan; Tín ngưỡng thờ cúng Hùng
Vương); 03 di sản thông tin tư liệu thế giới (Mộc bản triều Nguyễn; 82 bia đá
ở Văn Miếu Quốc tử giám; Mộc bản kinh Phật chùa Vĩnh Nghiêm); 08 khu dựtrữ sinh quyển thế giới (rừng ngập mặn Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh; đảo Cát
Trang 9Bà, Hải Phòng; khu dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảo Kiên Giang; khu
dự trữ sinh quyển đồng bằng châu thổ sông Hồng; khu dự trữ sinh quyển miềntây Nghệ An, khu dự trữ sinh quyển mũi Cà Mau; khu dự trữ sinh quyển Cùlao Chàm; khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai); 01 di sản thiên nhiên thuộc mạnglưới công viên địa chất toàn cầu (Cao nguyên đá Đồng Văn); trên 3000 di tíchlịch sử và danh lam thắng cảnh cấp quốc gia; hàng triệu mẫu vật, di vật, cổ vật
và bảo vật quốc gia được lưu giữ trong hơn 120 bảo tàng và các sưu tập tưnhân Đặc biệt, các hiện vật văn hóa trong cuộc sống hàng ngày, các di sản vănhóa phi vật thể đang sống trong cộng đồng rất giàu có nhưng ít được biết đến
và khai thác
Tiềm năng di sản văn hoá Việt Nam
Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta đã để lại cho chúng tangày nay kho tàng di sản văn hoá (phi vật thể và vật thể) cực kỳ phong phú
và quý giá Căn cứ nguồn tài liệu lưu trữ của Bộ Văn hoá, Thể thao và Dulịch (VHTTDL), cả nước ta hiện có 40.000 di tích lịch sử – văn hoá Trong
số đó, Bộ VHTTDL đã xếp hạng 3152 di tích có giá trị quốc gia, gồm: 1468
di tích lịch sử – văn hoá; 1478 di tích kiến trúc – nghệ thuật; 77 di tích khảocổ; 129 danh lam – thắng cảnh(1)
Căn cứ Điểm 3, Điều 29, Chương IV – Bảo vệ và phát huy giá trị di sảnvăn hoá vật thể (Luật Di sản văn hóa) Mục 1: Di tích lịch sử – văn hoá,danh lam thắng cảnh, theo đề nghị của Bộ VHTTDL và văn bản thẩm địnhcủa Hội Di sản Văn hoá Quốc gia, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định xếphạng 23 di tích có giá trị quốc gia đặc biệt (xem phụ lục 1); đồng thời cũng
đã đề nghị Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hiệp quốc(UNESCO) xem xét, đưa di tích tiêu biểu của Việt Nam vào Danh mục di sảnthiên nhiên, di sản văn hoá vật thể tiêu biểu của nhân loại Vịnh Hạ Long thuộctỉnh Quảng Ninh được UNESCO ghi danh lần thứ nhất với giá trị cảnh quanngoại hạng (năm 1994), lần thứ hai với giá trị địa mạo – địa chất (năm 2000);Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng thuộc tỉnh Quảng Bình đượcUNESCO ghi danh vào danh mục Di sản thiên nhiên thế giới năm 2003; 05
di sản văn hoá vật thể của Việt Nam được UNESCO ghi danh vào danh mục
di sản văn hoá của nhân loại là: Quần thể các công trình kiến trúc cố đô Huếthuộc tỉnh Thừa Thiên – Huế (năm 1993); Khu phố cổ Hội An thuộc tỉnhQuảng Nam; Khu di tích tháp Chàm – Mỹ Sơn thuộc tỉnh Quảng Nam; Khutrung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội (năm 2010); Thành nhà Hồthuộc tỉnh Thanh Hoá (năm 2012)(2)
Về văn hoá phi vật thể: Cả nước có 3355 làng nghề và làng có nghề; trong số đó có trên 1000 làng được công nhận là làng nghề Trên 400 làngđược công nhận là làng nghề truyền thống, 145 người được công nhận là
1 ( ? ) Nguồn : Cục Di sản văn hóa, Bộ VHTTDL.
2 ( ? ) Nguồn: Cục Di sản văn hóa, Bộ VHTTDL.
Trang 10nghệ nhân Theo đề nghị của Bộ VHTTDL,Thủ tướng đã quyết định côngnhận 55 làng nghề truyền thống tiêu biểu của quốc gia; công nhận đợt I: 1nghệ nhân nhân dân, 20 nghệ nhân ưu tú(3).
- Lễ hội: Lễ hội là một hình thức sinh hoạt tín ngưỡng – văn hoá cộngđồng của nhân dân ở nông thôn, cũng như ở đô thị Trong các lễ hội đó,nhân dân tự đứng ra tổ chức, chi phí, sáng tạo và tái hiện các sinh hoạt vănhoá cộng đồng và hưởng thụ các giá trị văn hoá và tâm linh Do vậy, lễ hộibao giờ cũng thấm đượm tinh thần dân chủ và nhân dân sâu sắc
Cả nước có: 7966 lễ hội, trong số đó có 7039 lễ hội dân gian/truyềnthống (chiếm 88,36%); 332 lễ hội lịch sử – cách mạng (chiếm 4,17%); 544
lễ hội tôn giáo (chiếm 6,29%); 10 lễ hội du nhập từ nước ngoài (chiếm0,13%); còn lại 41 lễ hội khác, có thể gọi là lễ hội văn hoá du lịch (chiếm0,51%) Lễ hội dân gian / truyền thống, lễ hội lịch sử, tôn giáo có lịch sử lâuđời và ẩn chứa các giá trị: giá trị cố kết và biểu dương sức mạnh cộng đồng;giá trị hướng về cội nguồn; giá trị cân bằng đời sống tâm linh; giá trị sángtạo và hưởng thụ văn hoá(4)
- Những huyền thoại về các vị thánh, thần như Sơn Tinh, Thủy Tinh, PhùĐổng Thiên Vương… về các nhân vật lịch sử, anh hùng dân tộc, danh nhânvăn hoá như Bà Trưng, Bà Triệu, Đinh Tiên Hoàng, Lý Công Uẩn, LýThường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung – Nguyễn Huệ…Những truyện cổ tích, truyện dân gian, ca dao, tục ngữ… cũng đã đượcnghiên cứu, sưu tầm, xuất bản Chữ Hán, chữ Nôm, chữ Latinh (quốc ngữ)chúng ta cũng đã được biết, nay còn biết cả chữ Chăm cổ, chữ Thái cổ…Giá trị văn hoá phi vật thể của nhân dân ta cũng đã được UNESCO thừanhận Những năm qua, UNESCO đã ghi danh các di sản văn hoá phi vật thểsau đây của Việt Nam vào danh mục Di sản phi vật thể tiêu biểu của nhânloại: Nhã nhạc Cung đình Việt Nam – Nhã nhạc (Triều Nguyễn) – Kiệt tác
di sản phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại, tỉnh Thừa Thiên Huế (côngnhận năm 2003); Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên – Kiệt táctruyền khẩu và di sản phi vật thể của nhân loại (công nhận năm 2005); Hátquan họ (dân ca quan họ Bắc Ninh) – Di sản văn hoá phi vật thể đại diện củanhân loại (công nhận năm 2009); Hát ca trù – Di sản văn hoá phi vật thể cầnđược bảo vệ khẩn cấp của nhân loại (2009); Lễ hội Thánh Gióng ở đền PhùĐổng (Gia Lâm) và đền Sóc (Sóc Sơn) thành phố Hà Nội – Di sản đại diệncủa nhân loại (năm 2010); Hát Xoan, tỉnh Phú Thọ – Di sản văn hoá phi vậtthể cần được bảo vệ khẩn cấp của nhân loại (2011); Tín ngưỡng thờ cúngHùng Vương là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (2012) Vănbia Quốc Tử Giám – Hà Nội, Châu bản Vương triều Nguyễn cũng đã được
3 ( ? ) Nguồn: Lưu Duy Dần, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội làng nghề, tổ nghề.
4 ( ?) GS.TS Ngô Đức Thịnh, Mấy nhận thức về lễ hội cổ truyền (Tham luận tại Hội thảo khoa
học : Lễ hội - nhận thức, giá trị và giải pháp quản lý, do Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia và Bộ VHTTDL phối hợp tổ chức tháng 5/2012 tại Hà Nội),Tài liệu lưu tại HĐDSVHQG.
Trang 11ghi nhận là di sản ký ức của khu vực và của nhân loại Hiện tại, chúng tacũng đã hoàn thiện hồ sơ đề nghị UNESCO ghi danh: Đờn ca tài tử Nam Bộvào danh mục Di sản văn hoá đại diện của nhân loại…
Khí hậu nước ta nhiệt đới gió mùa, lắm mưa, nhiều bão, nắng nóng, độ
ẩm cao, lại trải qua nhiều cuộc chiến tranh, cộng thêm ý thức bảo tồn di sảnchưa thật tốt, nên có những di sản văn hóa vật thể nay chỉ còn là địa danh, làphế tích; có những di sản văn hóa phi vật thể thật sự đã bị thất truyền Đâythực sự là điều đáng tiếc Những di sản mà Nhà nước đã xếp hạng,UNESCO đã ghi danh vào danh mục Di sản đại diện của nhân loại cả vậtthể, phi vật thể và những di sản đã biết đến, chưa được xếp hạng, cũng cònkhá nhiều Đó chính là cơ sở, là nền tảng để chúng ta sử dụng trong giáo dụcnhằm giữ gìn và phát huy những giá trị của di sản văn hóa đối với hiện tại
và tương lai
Bên cạnh khối lượng, chất lượng các di sản nói trên, nước ta còn có 217bảo tàng và các bảo tàng đó đang bảo quản, trưng bày trên 3 triệu tài liệuhiện vật Gần đây, Bộ VHTTDL đã trình Thủ tướng Chính phủ công nhận
30 bảo vật quốc gia trong số các hiện vật nói trên Ví dụ: Trống đồng Ngọc
Lũ, trống đồng Hoàng Hạ, thạp đồng Đào Thịnh, tượng hai người cõng nhauthổi khèn thuộc văn hoá Đông Sơn, đài thờ Trà Kiệu, tượng Phật ĐôngDương, tượng Bồ tát Tara thuộc văn hoá Chăm, tượng Nữ thần Đêvi, tượngPhật Lộc Mỹ, tượng thần Surya thuộc văn hoá Óc Eo, tượng Adiđà chùaPhật Tích, tượng nghìn mắt nghìn tay chùa Bút Tháp và 04 di sản của Chủtịch Hồ Chí Minh như: Cuốn Đường Kách mệnh, Lời kêu gọi toàn quốc khángchiến (thời kỳ chống thực dân Pháp), Lời kêu gọi “mỗi người làm việc bằnghai” (thời chống Mỹ cứu nước), Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh(5)
Phú Thọ là tỉnh thuộc khu vực miền núi, trung du phía Bắc, nằm trongkhu vực giao lưu giữa vùng Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng và Tây Bắc.Trên địa bàn Phú Thọ có 34 dân tộc cùng sinh sống, từ thời đại các Vua Hùngđến thời đại Hồ Chí Minh, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, tạo ra những giátrị văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc
Hiện nay, Phú Thọ có 1372 di tích lịch sử văn hóa (Trong đó, Khu ditích lịch sử Đền Hùng được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt, 73 ditích được xếp hạng quốc gia, 219 di tích lịch sử và di tích kiến trúc nghệ thuậtđược xếp hạng cấp tỉnh và 260 lễ hội đang được duy trì thường xuyên…)
Những di sản văn hóa của địa phương đang được lưu giữ trong nhândân, lưu giữ tại Bảo tàng Hùng Vương (Có hai bảo tàng Hùng Vương: Bảotàng Hùng Vương tại khu di tích lịch sử Đền Hùng và Bảo tàng Hùng Vươngcấp tỉnh ở phường Gia Cẩm, thành phố Việt Trì)
Đặc biệt, Phú Thọ có 02 di sản văn hóa được UNESCO công nhận là disản văn hóa phi vật thể của nhân loại, đó là hát Xoan và Tín ngưỡng thờ cúng
5 ( ? ) Nguồn: Cục Di sản văn hóa, Bộ VHTTDL.
Trang 12Hùng Vương Những giá trị văn hóa, di sản văn hóa ở Phú Thọ đều có khảnăng khai thác phục vụ cho tham quan, du lịch, sử dụng trong dạy học và cáchoạt động giáo dục ở trường phổ thông.
Phú Thọ có nhiều di sản nổi tiếng như: Khu di tích Đền Hùng (thànhphố Việt Trì); đầm Ao Châu, Ao Giời- Suối Tiên, đền Mẫu Âu Cơ (huyện HạHòa); khu rừng nguyên sinh Xuân Sơn (huyện Tân Sơn); vùng nước khoángnóng Thanh Thuỷ (huyện Thanh Thủy); các khu di chỉ khảo cổ: PhùngNguyên, Sơn Vi, Gò Mun; các di tích kháng chiến: Chiến khu Hiền Lương(huyện Hạ Hoà), chiến khu Vạn Thắng (huyện Cẩm Khê), tượng đài chiếnthắng sông Lô (huyện Đoan Hùng), khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại CổTiết (huyện Tam Nông) và Chu Hoá (huyện Lâm Thao)…
Phú Thọ còn là miền đất lưu giữ nhiều giá trị văn hoá dân tộc đặc sắccủa tổ tiên, mang tính giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn: Tínngưỡng thờ cúng Hùng Vương, lễ hội Đền Hùng, hội Phết (Hiền Quan), hộilàng Đào Xá, Sơn Vi;
Các làng nghề truyền thống: may nón lá (xã Sai Nga, huyện Cẩm Khê);làng làm ủ ấm Sơn Vi (huyện Lâm Thao), làng làm bún Hùng Lô (xã Hùng Lô,thành phố Việt Trì) đã được UBND tỉnh công nhận là làng nghề truyền thống
…;
Nhiều làn điệu dân ca, nhiều trò diễn dân gian, nhiều truyền thuyết huyền thoại về dựng nước, nhiều truyện cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười giàutính nhân văn, mang nét đặc sắc của vùng đất Tổ, đặc trưng văn hoá LạcHồng…Do đó, Phú Thọ có điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng di sản văn hóatrong dạy học và các hoạt động giáo dục trong nhà trường phổ thông
-Di sản văn hóa Việt Nam nói chung, di sản văn hóa Phú Thọ nói riêng lànhững giá trị kết tinh từ sự sáng tạo văn hóa của cộng đồng các dân tộc, trảiqua một quá trình lịch sử lâu đời, được trao truyền, kế thừa và tái sáng tạo từnhiều thế hệ cho tới ngày nay Di sản văn hóa Việt Nam là bức tranh đa dạngvăn hóa, là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộphận của di sản văn hóa nhân loại Di sản văn hóa Việt Nam có vai trò to lớntrong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta Đối với giáo dục, việc
sử dụng di sản trong dạy học ở trường phổ thông có ý nghĩa rất quan trọng giúpcho quá trình học tập của học sinh trở nên hấp dẫn hơn, học sinh hứng thú học tập
và hiểu bài sâu sắc hơn, phát triển tư duy độc lập sáng tạo, giáo dục truyền thống,lòng yêu quê hương, đất nước, giáo dục tư tưởng, đạo đức, kỹ năng sống cho họcsinh góp phần giáo dục toàn diện học sinh
Di sản văn hoá Việt Nam là nguồn tài nguyên vô tận để dạy và học suốtđời Kho tàng tri thức chứa đựng trong hệ thống di tích, đền chùa, bảo tàng,trong con người và trong môi trường sống xung quanh chúng ta vô cùng phongphú Mọi di sản văn hoá đều có tiềm năng và điều kiện để sử dụng trong dạyhọc, giáo dục ở trường phổ thông Từ di sản thế giới, di sản quốc gia đến di sản
Trang 13của địa phương, của cộng đồng; từ di sản văn hoá đến di sản thiên nhiên; từ disản vật thể đến di sản phi vật thể, di sản thông tin tư liệu…mọi di sản đều cókhả năng sử dụng để dạy học, giáo dục trong trường phổ thông Để khai thác
và phát huy giá trị di sản trong việc dạy học, giáo dục ở trường phổ thông cầnchú ý những vấn đề sau:
- Mọi di sản đều có giá trị Nhiều giá trị khác nhau được tích hợp trongmột di sản Tuỳ thuộc vào mục tiêu giáo dục mà chúng ta có thể nhận dạng ranhững giá trị của di sản Đó là giá trị thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhânvăn như: Lịch sử, nghệ thuật, văn hoá, văn học, kiến trúc, mĩ thuật, tôn giáo,tín ngưỡng, tri thức dân gian… Đó là những giá trị thuộc lĩnh vực khoa học tựnhiên như : Y học, địa chất, địa mạo, sinh thái, môi trường, thiên văn,… Đó lànhững giá trị thuộc lĩnh vực khoa học kỹ thuật như : Vật lý, hoá học, cơ học,thông tin, điện tử… Từ những di sản nổi tiếng thế giới đến di sản còn ít đượcbiết đến đang lưu giữ và thực hành trong đời sống cộng đồng đều có giá trị và
có những khả năng đa dạng để khai thác sử dụng dạy học
Những di sản của địa phương bao gồm các di tích, di vật, những đồ vậtthể hiện văn hóa đời thường và các di sản phi vật thể gần gũi với nhà trường làtiềm năng trực tiếp, dễ khai thác và phát huy thường xuyên, hiệu quả nhất Nhàtrường cần ưu tiên sử dụng những di sản ở địa phương trong dạy và học
Di sản văn hoá phi vật thể thường gắn bó một cách chặt chẽ với di sản vậtthể và di sản thiên nhiên Di sản văn hoá phi vật thể cũng luôn gắn bó chặt chẽvới con người, được biểu hiện thông qua con người cùng với không gian vănhoá có liên quan Những người nắm giữ di sản văn hoá phi vật thể thường lànhững nghệ nhân, người lớn tuổi có tri thức và kinh nghiệm, người làm nghềchuyên nghiệp, những dòng họ, gia đình thực hành nghề truyền thống… Họ lànhững chủ thể của di sản phi vật thể và có thể trở thành những đối tác, cộng tácviên đắc lực của nhà trường trong việc sử dụng di sản để dạy học Di sản phivật thể có ở mọi nơi trong cuộc sống đương đại Gắn kết di sản văn hoá phi vậtthể với giáo dục ở trường phổ thông giúp cho các bài học sinh động, cảm xúc
và có ý nghĩa giáo dục văn hoá một cách sâu sắc Vì vậy, ở nhiều nước trên thếgiới di sản phi vật thể thường được sử dụng để dạy học
Để xác định giá trị di sản và có cách thức sử dụng di sản để dạy học mộtcách hiệu quả nhất, nhà trường cần có sự phối hợp chặt chẽ với các cán bộnghiên cứu, cơ quan quản lý di sản để tiếp cận di sản, nhận dạng giá trị di sản
và khai thác di sản một cách phù hợp và hiệu quả Ở mỗi tỉnh và thành phố đều
có các cơ quan quản lý di sản Đó là các bảo tàng quốc gia, bảo tàng chuyênngành, bảo tàng tỉnh và thành phố Đó là các ban quản lý di tích, di sản trựcthuộc các Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố hoặc trực thuộctỉnh (Khu di tích lịch sử Đền Hùng không trực thuộc Sở Văn hoá, Thể thao và
Du lịch mà trực thuộc trực tiếp UBND tỉnh Phú Thọ) Đó là các ban quản lý di
Trang 14tích do cộng đồng quản lý trực thuộc chính quyền cấp huyện, xã Một số việnnghiên cứu về chuyên ngành trực thuộc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch,Viện Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia là những trung tâm lưu trữ dữliệu phong phú về di sản văn hoá Việt Nam.
4 Trách nhiệm của nhà trường phổ thông đối với di sản văn hóa Việt Nam
Nhà trường phổ thông vừa có trách nhiệm giáo dục nâng cao nhận thứccho HS về di sản văn hoá, góp phần bảo vệ di sản văn hoá vừa có trách nhiệm
sử dụng di sản văn hoá để dạy học Việc sử dụng di sản văn hoá để dạy họcmang lại những kết quả tích cực vừa có giá trị ở phương pháp giáo dục kiếnthức phổ thông theo quy định của chương trình, vừa nâng cao nhận thức vàtrách nhiệm của HS đối với di sản văn hoá
Để đảm bảo việc sử dụng di sản trong dạy học ở trường phổ thông phùhợp, khả thi và bền vững thì nội dung lựa chọn sử dụng trong dạy học và cáchoạt động giáo dục cần có sự linh hoạt và phải phù hợp với văn hóa địaphương và dân tộc, phù hợp với mọi điều kiện của nhà trường ở: Nông thôn,
đô thị, miền núi, ven biển, hải đảo và mọi đối tượng HS Quan niệm chỉ đạo
là lấy HS và hoạt động học làm trung tâm; tận dụng khai thác nguồn học liệutại chỗ là những di sản văn hóa gần gũi, xung quanh môi trường sống, dễ hiểuvới HS và sử dụng những kinh nghiệm và tri thức của người địa phương Đồng thời, việc giáo dục di sản, sử dụng di sản để dạy học cần chú trọnghướng đến các thiết chế văn hóa và loại hình đa dạng là những bảo tàng, di sảnvật thể (di tích văn hóa, thiên nhiên, lịch sử, cách mạng, kháng chiến, v.v.), disản thiên nhiên, di sản phi vật thể, nhất là những di sản sống, nhân chứng sống
ở xung quanh và gần gũi với nhà trường Theo đó, hoạt động giáo dục di sản
và sử dụng di sản để dạy học là những hoạt động giáo dục có định hướng,không theo phong trào và hình thức Cần xác định sử dụng di sản như nguồnhọc liệu để trau dồi hiểu biết về di sản và rèn luyện phương pháp học tập và kỹnăng sống
Nhà trường cần đổi mới phương pháp tiếp cận di sản thông qua các hoạt động trong và ngoài giờ lên lớp nhằm giúp HS tự chủ, năng động, sáng tạo, khám phá - không theo mô hình học thuộc lòng, hỏi đáp, thi chấm điểm GV đóng vai trò là người thiết kế hoạt động, điều phối viên, giúp tổ chức hoạt độngcho HS Cần xác định và sử dụng kết hợp tối đa khung thời gian: Hoạt động ngoại khóa, chương trình ngoài giờ, chương trình địa phương, các tiết chào cờ, sinh hoạt tập thể, v.v cho các hoạt động giáo dục di sản Khuyến khích tư duyphản biện của HS và GV Tránh lặp lại các định kiến và cần làm mới nhận thức, tiếp cận về di sản văn hóa và phương pháp giáo dục
Để giáo dục qua các di sản đạt hiệu quả cao, cần lưu ý:
Trang 15Một là: Về nhận thức thì giáo dục qua di sản là trách nhiệm của toàn xãhội, của cả một hệ thống chính trị, trước hết là của các gia đình và nhàtrường (xã hội hóa giáo dục) Đây hiển nhiên không phải là trách nhiệm chỉcủa riêng Bộ Giáo dục và Đào tạo, của ngành giáo dục Ngành giáo dục sửdụng phương pháp dạy và học thông qua các di sản như là một phương pháp
bổ trợ tích cực nhằm củng cố và mở rộng kiến thức cho HS
Hai là: Giáo dục thông qua di sản là phương thức giáo dục vừa có tínhphổ biến, vừa không phụ thuộc vào độ tuổi của người học và đạt hiệu quảcao, góp phần tạo lập, phát triển, hoàn thiện nhân cách con người và khôngđòi hỏi quá nhiều chi phí, “chơi mà học, học mà chơi”: Khi trẻ mới sinh, sựvuốt ve, cưng nựng, lời ru và tiếng hát của người mẹ từ ngày này qua ngàykhác thật sự đã xác lập được phản xạ có điều kiện đầu tiên ở não bộ trẻ Đểrồi sau đó, lúc trẻ giận hờn, mẹ nựng, mẹ ru “cơn hờn” dịu lại Lúc trẻ vẫnđang mải chơi, nhưng đã đến giờ trẻ cần được ngủ, mẹ bế trẻ và chỉ vài độngthái cưng chiều, vài lời hát ru, trẻ đã “chìm sâu vào giấc ngủ ngon lành” Khitrẻ biết nói, biết nhận biết, não bộ trẻ bắt đầu hình thành được các khái niệm,
từ giản đơn đến phức tạp, mà những khái niệm đầu đời ấy chính là di sản vănhoá: tiếng nói, đồ vật, cái nôi, cái giường, cái chăn, cái bát, cái thìa, đôi đũa,cái nhà mà trẻ vẫn tiếp xúc hàng ngày, v.v Tới tuổi cắp sách tới trường, trẻlại một lần nữa được làm quen, được tiếp cận với di sản văn hoá Thế là cáckhái niệm được định hình và trở thành hữu thức khi được tiếp nhận ở các lớphọc tiếp theo, v.v
Ba là: Dạy và học thông qua các di sản văn hoá là phương pháp trựcquan, sinh động và thực sự có hiệu quả Do mục tiêu đào tạo, do khối lượngkiến thức cần phải truyền thụ cho HS các cấp, chúng ta hiện chưa đưa việcdạy, học các di sản văn hoá vào chương trình bắt buộc (có thời lượng), màmới chỉ dừng lại ở chương trình ngoại khoá, ở các giờ tự học, hoặc sinh hoạttập thể Từ đầu năm 2013, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức thí điểm việc
sử dụng di sản văn hóa trong dạy học và các hoạt động giáo dục ở trườngphổ thông (Trong đó ở Phú Thọ có thí điểm 02 trường THPT: Việt Trì, LongChâu Sa; 02 trường THCS: Gia Cẩm, Nông Trang) Ở đây, mức độ là “sửdụng” di sản văn hóa, coi di sản văn hóa như là phương tiện, tư liệu dạyhọc, hỗ trợ cho bài học thêm sinh động, học sinh hứng thú, qua đó giáo dụchọc sinh lòng yêu quê hương, đất nước; giáo dục truyền thống, đạo lý, hìnhthành nhân cách, kỹ năng sống cho học sinh; giữ gìn và phát huy những giátrị văn hóa bản sắc dân tộc
Bốn là: Để nhằm tăng cường tính hành dụng trong học tập, củng cố và
hoàn thiện các kiến thức đã học trên lớp, góp phần bổ sung, nâng cao kiếnthức và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn, giúp cho mỗi cá nhân
và cộng đồng hiểu biết về di sản, biết bảo vệ, tuyên truyền cho cộng đồng,bảo vệ di sản; có thái độ ứng xử đúng đắn với các di sản
Trang 16Dạy – học thông qua di sản chỉ đạt kết quả cao khi được tổ chức có kếhoạch, có sự liên kết chặt chẽ giữa nhà trường với ban quản lý các di tích, bangiám đốc các bảo tàng ; xác định rõ chủ đề dạy, học tại trường, tham quan và
đa dạng hoá các hình thức thể hiện trong giờ ngoại khoá tại trường, trong mỗilần tới di tích, tới bảo tàng Di sản quanh chúng ta, rất gần gũi với chúng ta,nên trước hết cần khai thác các di sản có sẵn tại địa phương; sau đó, nếu cóđiều kiện mới tiến tới đưa HS tới các di sản ngoài địa phương Tuy nhiên, cầnchú ý là mọi di sản đều được khai thác nhiều lần trong giảng dạy, cũng nhưtrong học tập và điều đó hoàn toàn phù hợp với yêu cầu kiến thức ở từng cấphọc của HS
Dạy học thông qua các di sản, hay giáo dục thông qua các di sản làphương pháp tối ưu không chỉ giúp cho HS củng cố, mở rộng các kiến thức
đã được truyền thụ trên lớp, mà còn bồi dưỡng trực tiếp cho các em năng lựccảm nhận cái đẹp, cái hay qua các công trình kiến trúc, các mảng chạm khắclộng lẫy ở các đình, chùa qua các làn điệu dân ca, qua các cảnh quan thiênnhiên vừa gần gũi, vừa say đắm lòng người Đồng thời, giúp HS tích lũy vốnsống, kỹ năng lao động, kỹ năng giao tiếp; kỹ năng ứng xử, tôn trọng quákhứ để vững bước tiến vào tương lai v.v
Phần II SỬ DỤNG DI SẢN VĂN HÓA TRONG DẠY HỌC VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG THPT
1 Những yêu cầu về sử dụng di sản trong dạy học và các hoạt động giáo dục ở trường phổ thông
Di sản văn hóa có ý nghĩa nhất định đối với quá trình dạy học, giáo dục.Tuy nhiên muốn sử dụng chúng có hiệu quả, người GV phải chú ý tuân thủmột số yêu cầu trong chuẩn bị các điều kiện thực hiện dạy học với di sản vàtriển khai hoạt động dạy học với di sản Cụ thể là:
Thứ nhất: Đảm bảo mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông của
môn học và mục tiêu giáo dục di sản :
- Đảm bảo chương trình giáo dục phổ thông môn học theo quy định của
Bộ Giáo dục và Đào tạo (không thêm, bớt thời lượng làm thay đổi chươngtrình)
- Đảm bảo mục tiêu giáo dục phổ thông gắn với mục tiêu giáo dục di sản.Mục tiêu từng cấp học nói chung, các môn học trong nhà trường phổ thông đều
có mục tiêu cụ thể cho từng cấp, lớp học Trên cơ sở của những mục tiêu đó,mục tiêu từng bài được xây dựng Vì vậy, chuẩn bị lựa chọn di sản phục vụcho việc dạy học một bài học hoặc một nội dung/chuyên đề của môn hoặcnhiều môn học, GV cần xác định mục tiêu bài học/ chuyên đề và lựa chọn disản phải hướng vào thực hiện mục tiêu đã được xác định và hỗ trợ, tạo điềukiện cho việc thực hiện mục tiêu được thuận lợi hơn Bên cạnh đó GV cần xâydựng thêm một số yêu cầu về di sản đối với HS Ví dụ: HS có thêm hiểu biết
Trang 17về sự ra đời của di sản, về cấu trúc hình thức và nguyên nhân của sự tạo thànhcấu trúc đó, về ý nghĩa của di sản đối với đời sống tinh thần, vật chất củangười dân ở địa phương có di sản,… Từ đó có thái độ tôn trọng di sản, có hành vigiữ gìn và chăm sóc di sản Tuy nhiên, tùy cách sử dụng di sản để thiết kế mục tiêugiáo dục di sản cho phù hợp Nếu đưa HS tới địa điểm có di sản, GV ngoài yêu cầu
HS tìm hiểu về hình thức, ý nghĩa di sản cần kết hợp cho các em tham gia một sốhoạt động góp phần gìn giữ di sản như quét rác, nhặt cỏ, làm sạch quanh khu vực có
di sản Nếu sử dụng các hình ảnh về di sản trong dạy học trên lớp thì GV nên có biệnpháp để học sinh thể hiện sự hiểu biết và thái độ của mình đối với di sản
Thứ hai: Xác định nội dung và thực hiện các bước chuẩn bị chu đáo
Dù tiến hành dạy học tại địa điểm có di sản hay dạy học trong lớp học có
sử dụng di sản, GV cần chuẩn bị kỹ nội dung và các điều kiện thực hiện Ở đâychúng ta tạm coi việc chuẩn bị nội dung chuyên môn đã được tiến hành chuđáo theo quy định của chuẩn kiến thức, kỹ năng bộ môn và theo gợi ý vềphương pháp dạy học môn học, chúng ta tập trung vào việc xác định nội dung
và các bước chuẩn bị liên quan đến khai thác di sản như một phương tiện dạyhọc
- Về nội dung liên quan đến di sản, GV cần cân nhắc những yêu cầu đãđược xác định, ví dụ yêu cầu HS tìm hiểu nguồn gốc của di sản, nguyên nhântạo thành cấu trúc của di sản, sự phát triển của di sản qua thời gian, ý nghĩa của
di sản, cảm nhận của HS với di sản, HS có thể làm gì để bảo vệ, tôn tạo di sản,
… Những yêu cầu này càng được nêu chi tiết, trình bày đơn giản càng giúp HSnhận biết rõ nhiệm vụ cần thực hiện GV cần lưu ý về thời gian HS có thể làmviệc tại địa điểm có di sản để đưa ra các yêu cầu về nội dung cho phù hợp GV
có thể hướng dẫn HS tìm hiểu trước các thông tin liên quan tới di sản, khi làmviệc với di sản, HS sẽ trao đổi, quan sát, so sánh những gì thu thập được vớithực tế di sản, từ đó có sự hiểu biết sâu sắc, kỹ hơn về di sản GV phải tìm hiểu
di sản trước khi đưa HS tiếp cận chúng để có thể hỗ trợ HS khi cần Tuy nhiênkhông nhất thiết GV phải biết đầy đủ, chi tiết về những gì HS sẽ thu thập, tìmkiếm về di sản Việc HS tìm hiểu được những thông tin bổ sung, thông tin “lạ”
về di sản sẽ đem lại niềm vui, sự phấn khởi cho HS, kích thích tình tò mò, hamhiểu biết của các em, tạo thuận lợi cho những lần nghiên cứu tìm hiểu di sảntiếp theo
- Hoạt động làm việc với di sản cần tiến hành theo những bước đi cụ thể.Sau khi xác định được địa điểm, loại di sản được lựa chọn phục vụ cho dạyhọc, mục tiêu và các yêu cầu về nội dung dạy học với di sản, GV cần lập kếhoạch chi tiết các công việc cụ thể, từ chuẩn bị tiến hành dạy học, tiến trìnhdạy học với di sản và tổng kết, đánh giá hoạt động dạy học với di sản GV nênchú ý một số công việc như sau:
Trang 18+ Công tác chuẩn bị:
GV nên hướng dẫn để HS cùng tham gia hoạt động chuẩn bị Ở bước này,
GV có điều kiện để thực hiện đổi mới phương pháp qua thực hiện một số việclàm cụ thể sau:
* Dự kiến được nội dung công việc, hình dung được tiến trình hoạt động
* Dự kiến những phương tiện gì cần cho hoạt động
* Dự kiến sẽ giao những nhiệm vụ gì cho đối tượng nào, thời gian phảihoàn thành là bao lâu
* Bản thân GV sẽ phải làm những việc gì để thể hiện sự tương tác tíchcực giữa thầy và trò
Về phía HS, khi được giao nhiệm vụ các em cần chủ động bàn bạc cáchthực hiện trong tập thể lớp, chỉ ra được những việc phải làm, phân công rõràng, đúng người, đúng việc
Tuy vậy, GV vẫn phải có sự quan tâm, theo dõi, giúp đỡ, nhắc nhở HShoàn thành công việc chuẩn bị
+ Tiến hành hoạt động với di sản:
Có thể hình dung khi thiết kế bước tiến hành hoạt động như xây dựng mộtkịch bản cho HS thể hiện Do đó, cần sắp xếp một qui trình tiến hành hợp lí,phù hợp với khả năng của HS Kịch bản hoạt động cần được thiết kế chi tiết từlúc bắt đầu tiếp xúc với di sản, các công việc cụ thể khi HS tìm thông tin vềcác đối tượng, sự vật chứa đựng trong di sản liên quan đến nội dung bài học(ghi chép, lấy mẫu vật, chụp ảnh, vẽ lại,…), trao đổi để phân tích các hiệntượng sự vật, giải thích, liên hệ,… nêu nhận xét của cá nhân, nhóm,… đến lựachọn cách trình bày thông tin, mẫu vật, viết báo cáo
Trong bước tiến hành hoạt động, HS hoàn toàn chủ động, tích cực, sángtạo, GV chỉ là người điều khiển, hướng dẫn, quan sát các hoạt động của họcsinh theo kịch bản và nhiệm vụ đặt ra
+ Kết thúc hoạt động:
Bước này cũng do HS hoàn toàn làm chủ Có nhiều cách kết thúc, tùytheo kiểu bài: Học sinh phát biểu suy nghĩ/ GV chốt lại ý nghĩa, giá trị đạtđược qua việc sử dụng di sản trong bài học (kiểu bài trên lớp); có thể tập hợp
HS, yêu cầu đại diện nhóm nêu cảm nghĩ về buổi làm việc với di sản, ghi nhật
ký hoặc tổ chức cho HS tham gia làm vệ sinh, chăm sóc di sản (kiểu bài tại nơi
có di sản) Khi thiết kế bước này, GV có thể gợi ý các dự kiến để HS lựa chọncách kết thúc sao cho hợp lí, tránh nhàm chán và tẻ nhạt
+ Đánh giá kết quả hoạt động:
Trang 19Đánh giá là dịp để HS tự nhìn lại quá trình tổ chức hoạt động của mình từchuẩn bị, tiến hành hoạt động đến đánh giá kết quả hoạt động Có nhiều hìnhthức đánh giá như:
* Nhận xét chung về ý thức tham gia mọi thành viên trong tập thể
* Viết thu hoạch sau hoạt động nhằm tìm hiểu mức độ nhận thức vấn đềcủa HS
* Bằng câu hỏi trắc nghiệm để đánh giá thái độ của HS về một vấn đề nào
đó của hoạt động
* Thông qua sản phẩm thu hoạch của hoạt động
Nói chung, nếu GV thực hiện và vận dụng theo quy trình hợp lí thì hoạtđộng sẽ đạt được những kết quả cụ thể, sẽ tạo được hứng thú cho HS, giúp các
em có thêm hiểu biết và trải nghiệm với di sản
Thứ ba: Phát huy tính tích cực, chủ động của HS, tạo điều kiện cho HS trải nghiệm
Phải luôn đề cao vai trò hoạt động chủ động, tích cực, sáng tạo của HS,tránh tác động một chiều (Dạy học tích cực) GV luôn tạo điều kiện tối đa để
HS được tham gia vào các hoạt động với di sản, từ các hoạt động trong khâuchuẩn bị như lập kế hoạch, phân công người thực hiện việc cụ thể,… tới hoạtđộng với di sản như quan sát, làm việc trực tiếp với các hiện tượng sự vật chứađựng trong di sản để các em tìm tòi, khám phá, liên hệ kiến thức đã có để giảithích các hiện tượng sự vật đó GV giao nhiệm vụ rõ ràng, hướng dẫn cụ thểchi tiết để HS biết cách làm việc với di sản Được tự chủ trong công việc, tựhoàn thành báo cáo tìm hiểu di sản, có sản phẩm do cá nhân hoặc nhóm tạo racác em sẽ phấn khởi càng cố gắng hoàn thành nhiệm vụ Điều đó càng khuyếnkhích HS làm việc tích cực, nhiệt tình hơn, các em có cơ hội được thể hiệnmình Trong quá trình làm việc với di sản, các em được áp dụng những kiếnthức, sự hiểu biết của cá nhân để nhận biết các sự vật, hiện tượng gắn bó với disản, các em được trải nghiệm với những tình huống đã từng xảy ra tại nơi có disản, có thể chỉ là tình huống được dựng lại, được mô tả lại nhưng nó tác độngmạnh tới tâm tư, tình cảm của các em Khi các em được tự tìm hiểu về di sản,được quan sát, nhận xét, tri giác trực tiếp mà không chỉ nghe nói về di sản sẽgiúp các em được trải nghiệm qua các tình huống thực tế Điều đó thường giúp
HS có được thái độ tình cảm chân thực, đúng đắn với di sản Mặt khác đượctrải nghiệm qua các tình huống thực tế khi tiếp xúc với di sản sẽ giúp các emphát triển tốt hơn một số kỹ năng sống như đã nêu trên
Thứ tư: Kết hợp đa dạng các hình thức tổ chức thực hiện
Trang 20Trong môi trường sống xung quanh chúng ta tồn tại rất nhiều loại di sản,bao gồm cả di sản vật thể lẫn di sản phi vật thể Tùy theo giá trị chứa đựngtrong mỗi di sản chúng được phân loại thành di sản văn hóa, khoa học, di sản
tự nhiên, di sản lịch sử,… Mỗi loại di sản lại có những đặc điểm riêng về hìnhthức, giá trị,… Vì vậy, khi sử dụng di sản như phương tiện dạy học, có thể tổchức nhiều hình thức tiếp cận: Cho HS trực tiếp quan sát di sản, đôi khi có thểdùng các giác quan để tìm hiểu, dùng máy ảnh, máy quay phim ghi lại hìnhảnh di sản Cũng có thể cho các em tiếp xúc qua phim, ảnh nếu không có điềukiện đưa HS tới nơi có di sản Cách tiếp cận này thường được dùng đối với disản vật thể Di sản phi vật thể cũng có thể chuyển giao được Ví dụ: Nhã nhạccung đình Huế, Ca Trù, Dân ca Nam Bộ, Chèo, hát quan họ; hát Xoan… làmột trong những loại di sản phi vật thể quý báu của các vùng miền Việt Nam Bên cạnh việc dạy học các môn học với các di sản, nhà trường phổ thôngcần tổ chức nhiều loại hình hoạt động tạo điều kiện để HS tìm hiểu di sản ngaytrong khuôn viên nhà trường; phòng truyền thống của nhà trường; các buổingoại khóa; tổ chức sinh hoạt chuyên đề tìm hiểu di sản; tổ chức câu lạc bộnhững người yêu thích văn nghệ dân gian; tổ chức triển lãm về di sản ở địaphương,…và tổ chức thăm quan những địa điểm có di sản ngay tại địa phươngtrường đóng hoặc di sản nổi tiếng trong nước, quốc tế khi có điều kiện
Lưu ý: Để sử dụng di sản văn hóa trong dạy học và các hoạt động giáo dục của nhà trường có hiệu quả cần phải:
- Giải quyết khâu nhận thức của các cấp quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục, độingũ GV về ý nghĩa của việc sử dụng di sản văn hoá trong dạy học và các hoạt độnggiáo dục trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, góp phần bảo vệ vàphát huy những giá trị lịch sử, văn hoá của địa phương, đất nước
- Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động để cán bộ, GV, học sinh, phụ huynh họcsinh, ngành văn hóa và toàn xã hội ủng hộ, đồng thuận tạo động lực cho việc triểnkhai sử dụng di sản văn hoá trong dạy học và các hoạt động giáo dục trong nhàtrường phổ thông đạt hiệu quả và có sức lan toả, bền vững
- Việc sử dụng di sản văn hoá trong dạy học và các hoạt động giáo dục gắn liềnmục tiêu giáo dục toàn diện học sinh về đức, trí, thể, mỹ; đồng thời gắn liền vớiviệc đổi mới phương pháp dạy học, đa dạng hóa các hình thức dạy học (không nhấtthiết phải đưa học sinh đến tham quan, học tập tại di sản nếu không có điều kiện),phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong việc sưu tầm, tìmhiểu, sử dụng di sản văn hóa trong giờ học và các hoạt động giáo dục (học sinhphải là chủ thể, chủ động, tích cực tham gia vào quá trình sử dụng di sản trong giờhọc và các hoạt động giáo dục); đổi mới kiểm tra đánh giá trong dạy học, đưa nộidung di sản văn hóa vào bài kiểm tra sao cho phù hợp với thời lượng bài kiểm tra
và khả năng nhận thức của học sinh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diệnhọc sinh
Trang 21- Tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinhtích cực” trong nhà trường gắn với việc sử dụng di sản văn hóa trong nhà trườngqua các sự kiện lịch sử, di tích lịch sử, sự kiện văn hoá, danh lam thắng cảnh củađịa phương, tích cực đổi mới nội dung và hình thức sử dụng di sản văn hóa sao cho
an toàn, hiệu quả, hấp dẫn và mang tính giáo dục cao
- Khi tiến hành dạy học và các hoạt động giáo dục có sử dụng di sản văn hóa, GVcần phải có nhận thức đúng về khái niệm “sử dụng di sản” chứ không phải là đưa
di sản vào dạy học Như vậy, thì không dẫn tới tình trạng nặng nề, quá tải, khôngtăng thời lượng chương trình vì ta dùng di sản như một phương tiện, tư liệu, nguồnkiến thức để hỗ trợ bài học, làm cho bài học sinh động, gây hứng thú hơn cho họcsinh
- Phải hiểu đúng khái niệm di sản văn hóa (theo nghĩa rộng) không phải chỉ những
di sản được thế giới, quốc gia và các cấp địa phương công nhận mới sử dụng trongnhà trường, mà di sản ở quanh ta, gần gũi với ta (có giá trị lịch sử, văn hóa, khoahọc, nghệ thuật) nên sẽ không khó khi sử dụng Tuy nhiên, khi sử dụng di sản trongnhà trường không nên gượng ép, lựa chọn những nội dung phù hợp để sử dụng disản (không phải bài nào, nội dung nào, hoạt động giáo dục nào cũng sử dụng di sảnvăn hóa), chọn những di sản văn hóa tiêu biểu, không nên đưa tràn lan (nếu nhữngbài, nội dung có nhiều di sản văn hóa)
- Nhà trường, tổ chuyên môn và GV phải xây dựng kế hoạch triển khai, sử dụng disản văn hóa trong dạy học và các hoạt động giáo dục một cách cụ thể, chi tiết Tăngcường công tác quản lí, thanh tra về kế hoạch giảng dạy, quá trình tổ chức thựchiện của GV về việc sử dụng di sản văn hóa trong dạy học
- Phối hợp với các Sở, ban ngành liên quan, các tổ chức đoàn thể trong và ngoàinhà trường đặc biệt là ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch để hỗ trợ, đồng hànhtrong việc giáo dục di sản văn hoá cho học sinh trung học một cách thống nhất,đồng bộ và đi vào chiều sâu
- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện cho các cơ sở giáo dụcgắn với việc triển khai nhiệm vụ Giáo dục Trung học, tạo điều kiện thuận lợi nhấtcho cán bộ, GV và học sinh được khai thác, sử dụng di sản văn hóa trong giảngdạy, học tập nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục giáo dục di sản văn hoátrong trường phổ thông Nên tính toán, dành riêng một khoản kinh phí nhất địnhphục vụ cho việc giảng dạy và các hoạt động giáo dục có sử dụng di sản văn hóa
- Làm tốt công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý và GV về nội dung sử dụng di sản vănhóa trong nhà trường Chú trọng cách tiếp cận, lựa chọn nội dung và hình thực thựchiện sao cho phù hợp với điều kiện của nhà trường và từng địa phương Đa dạnghóa các hình thức tổ chức dạy học có sử dụng di sản, các hoạt động giáo dục có nộidung di sản và thực hiện tốt nội dung giáo dục địa phương trong đó có giáo dục disản
- Tiến hành tổng kết, rút kinh nghiệm trong các khâu: Lập kế hoạch, tổ chức chỉđạo, triển khai thực hiện, kết quả thực hiện Qua đó, nhằm khắc phục những tồn tại,
Trang 22hạn chế, phát huy và nhân rộng những điển hình tiến tiến trong việc sử dụng di sảnvăn hóa trong các hoạt động giáo dục của nhà trường để tiếp tục triển khai rộng rãi,hiệu quả ở những năm học tiếp theo.
2 Các hình thức dạy học, tổ chức hoạt động giáo dục với di sản
2.1 Sử dụng di sản văn hóa để tiến hành bài học trên lớp.
Bài học có một vị trí đặc biệt quan trọng trong quá trình dạy học các bộmôn ở trường phổ thông Nó là hình thức cơ bản của việc tổ chức quá trìnhthống nhất giữa giảng dạy và học tập của GV và HS Bài học là thành phầnchính, chiếm đa số thời gian của quá trình dạy học ở trường phổ thông Do đó,tiến hành bài học là điều tất yếu và bắt buộc trong việc dạy học ở trường phổthông Song bài học có để lại những dấu ấn sâu đậm trong tâm hồn HS haykhông, có làm cho HS yêu thích những vấn đề đã học và biết vận dụng chúngmột cách năng động, sáng tạo để giải quyết các vấn đề bức xúc của cuộc sốnghay không là tuỳ thuộc ở phương pháp của người thầy Bởi vậy tiến hành bàihọc bằng cách sử dụng sáng tạo, đa dạng, nhuần nhuyễn các phương pháp dạyhọc của GV sẽ có tác dụng rất lớn trong việc bồi dưỡng, khắc sâu kiến thức,giáo dục đạo đức, tư tưởng, tình cảm và rèn luyện các năng lực nhận thức,năng lực thực hành bộ môn cho HS Một trong những biện pháp quan trọnggóp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn là sử dụng tài liệu về di sản khitiến hành bài học trên lớp
Bài học trên lớp trong chương trình sách giáo khoa hay bài học địa phương thì cách thức tiến hành sử dụng di sản trong dạy học căn bản giống
nhau (phần thực hành sẽ có hướng dẫn soạn giáo án đính kèm) và vẫn phảiđảm bảo chuẩn kiến thức kỹ năng của chương trình:
- Lập kế hoạch về việc sử dụng di sản văn hóa trong dạy học theo từngmôn học (được lựa chọn để sử dụng di sản văn hóa) cả năm học (có thể theotừng học kỳ)
- Xác định nội dung để sử dụng di sản vào mục, phần nào trong bài;
- Tiến hành sưu tầm, lựa chọn di sản văn hóa để sử dụng trong bài;
- Tổ chức soạn bài, giảng dạy theo kế hoạch (Khi soạn bài chú ý làm rõviệc sử dụng di sản văn hóa trong bài qua từng bước: Từ mục đích, yêu cầu;chuẩn bị của GV, học sinh; thể hiện nội dung và phương pháp sử dụng di sảntrong bài; củng cố, giao bài tập về nhà…)
Tài liệu về di sản đóng vai trò là một nguồn kiến thức góp phần bổ sung,
cụ thể hoá, làm phong phú hơn nội dung bài học do quy định số trang có hạn,sách giáo khoa không đề cập tới Nó làm cho những kiến thức trong bài họckhông chỉ đơn thuần là con số, các sự kiện khô khan mà sinh động hơn, có hồnhơn, giúp cho HS tái hiện được kiến thức và hiểu bài nhanh, nhớ lâu hơn
Trang 23Tuy nhiên, để khai thác các tài liệu về di sản phục vụ cho bài nội khoá thì
GV phải tuân thủ những yêu cầu sau:
- GV phải tiến hành chọn lọc kỹ và xác minh tính chân thực của các tàiliệu về di sản
- Tài liệu di sản có nhiều nhưng do thời gian của một tiết trên lớp có hạn(45 phút) nên đòi hỏi GV phải biết chọn lọc những tài liệu điển hình nhất, sắpxếp các tài liệu đó thành hệ thống phù hợp với tiến trình bài học kết hợp vớicác phương tiện trực quan, phương tiện kỹ thuật hiện đại làm cho bài học sinhđộng hơn Đồng thời, tuỳ theo mục đích, nội dung bài học mà GV khai thácnhững tài liệu khác nhau (có bài dùng tranh ảnh, có bài dùng hiện vật kết hợpcác đoạn miêu tả, tường thuật về di sản, nhân vật lịch sử) phù hợp với trình độ
và khả năng nhận thức của HS
Sử dụng tài liệu về di sản trong tiến hành bài học trên lớp là phương phápkhá phổ biến được nhiều GV sử dụng Do những điều kiện chủ quan và kháchquan của từng địa phương, của từng trường, đặc biệt là những địa phương ở xa
nên GV nhiều khi không thể tiến hành bài nội khoá ngay tại nơi có di sản Để
bài giảng sinh động, hấp dẫn hơn, gây hứng thú học tập cho HS, GV phải sửdụng các phương tiện trực quan trong bài giảng Ngoài các kênh hình có sẵntrong SGK thì việc sưu tầm tài liệu về các di sản vào dạy học là điều cần thiết.Song vấn đề đặt ra là làm thế nào sưu tầm được các tài liệu về di sản một cáchtốt nhất, hiệu quả nhất? Trách nhiệm này thuộc về nhà trường, GV và việc tổchức cho HS sưu tầm (Hiện nay Dự án Phát triển giáo dục THCS II và ViệnKHGD Việt Nam đã công bố phần mềm tra cứu thông tin di tích lịch sử vănhóa cấp Quốc gia vào tháng 5-2012 GV có thể khai thác tài liệu tranh ảnh vềcác di sản Quốc gia vào dạy học, còn các di sản văn hóa địa phương chưa cóphần mềm cần tổ chức sưu tầm)
Có thể tiến hành khai thác tài liệu về di sản bằng cách: Nhà trường tạomọi điều kiện tốt nhất, đặc biệt là hỗ trợ về vật chất cho GV bộ môn đến cácnơi có di sản sưu tầm tài liệu phục vụ cho việc dạy học Trước khi đến tìmhiểu, sưu tầm tài liệu ở nơi có di sản GV phải nghiên cứu kỹ SGK và lập mộtbản danh sách các di sản cần thiết phải sử dụng trong việc dạy học bộ môn củamình Còn khi trực tiếp đến nơi có di sản thì điều đầu tiên là GV phải tìm hiểubao quát quá trình hình thành và xây dựng của khu có di sản Sau đó đi thamquan toàn bộ để xác định những tài liệu nào (tranh ảnh, hiện vật, những mẩuchuyện) phù hợp với nội dung giảng dạy Hoặc GV có thể liên hệ, trao đổi vớicán bộ quản lý di sản để nhờ họ giúp đỡ tìm hiểu sâu hơn, có hiệu quả hơn về
sự hình thành, tồn tại và nội dung của di sản Mỗi GV những bộ môn có ưu thếtrong việc sử dụng di sản vào dạy học phải luôn có ý thức sưu tầm tư liệu đểphục vụ bài giảng
Trang 24Nhà trường và GV nên phát động HS tham gia sưu tầm tài liệu, tranh ảnhhoặc hiện vật về di sản phục vụ cho hoạt động dạy học Công việc này có thểphát động thường xuyên hoặc trong các đợt thi đua chào mừng những ngày lễlớn, thông qua đây mà tạo hứng thú học tập và bước đầu tập dượt nghiên cứukhoa học cho HS.
Sau khi đã sưu tầm được tài liệu về di sản, GV phải tiến hành phân loạicho phù hợp với nội dung từng bài học cụ thể và sắp xếp thành hồ sơ dạy học.Khi tiến hành soạn giáo án, GV phải chọn những tài liệu điển hình nhất,cần thiết nhất để đưa vào bài giảng Tránh tình trạng đưa quá nhiều tài liệu,không phân biệt đâu là tài liệu cần thiết, điển hình, sử dụng không đúng lúc,đúng chỗ, làm loãng nội dung cơ bản của bài học Những tài liệu về di sảnđược sử dụng trong hình thức này như là các phương tiện trực quan, nguồnkiến thức, do đó cần kết hợp chặt chẽ với trình bày miệng và các phương phápkhác Song phải đảm bảo phù hợp với từng đối tượng HS Ví dụ: GV có thể sửdụng ảnh chụp về di sản kết hợp với việc miêu tả khái quát có phân tích nhữngkiến thức liên quan, hoặc GV có thể sử dụng tranh ảnh về di sản kết hợp vớinhững mẩu chuyện để cụ thể hoá kiến thức hay kết hợp sử dụng tranh ảnh về
di sản với trao đổi đàm thoại nhằm giúp HS hiểu sâu sắc những kiến thức cơbản của bài học
2.2 Tiến hành bài học tại nơi có di sản - Bài học tại thực địa
Bài học là hình thức tổ chức cơ bản của việc dạy học ở trường phổ thông.Bài học không chỉ tiến hành ở trên lớp mà còn có thể tiến hành ở nơi có di sản(thực địa)
Nó được thực hiện theo nội dung quy định của chương trình và hoàn toànkhác với các hoạt động ngoại khoá tại di sản Tuy hình thức học tập có thay đổi
song bài học tại thực địa là bài học nội khoá, một mắt xích trong toàn bộ khoá
trình có liên quan đến các bài học khác Việc học tập loại bài này là bắt buộcđối với tất cả HS
Bài học thực địa đối với những bài trong chương trình sách giáo khoa hay bài học địa phương về căn bản cũng giống nhau về hình thức thực hiện
và đảm bảo nội dung theo yêu cầu của chuẩn kiến thức kỹ năng chương trình.Tuy nhiên, bài học địa phương chỉ được tiến hành học thực địa tại nơi có di sản
ở địa phương mà thôi, còn bài học trong chương trình sách giáo khoa có thểtiến hành ở bất kỳ địa danh nào có di sản
Bài học tại thực địa có ý nghĩa rất lớn đối với HS về cả ba mặt: Kiến thức,
kỹ năng và thái độ Bởi vì thực địa – nơi có di sản là những dấu vết, mảnh vụncủa quá khứ còn sót lại nên khi tiến hành bài học nội khoá tại đây tức là HS đãđược quan sát các dấu vết, mảnh vụn của quá khứ để bổ sung, cụ thể hoánhững kiến thức các em đang nghiên cứu Nó giúp các em phát triển trí tưởng
Trang 25tượng, đa dạng hoá hoạt động nhận thức, gây hứng thú học tập bộ môn Tiếnhành học tại thực địa là phương thức thực hiện dạy học gắn với đời sống có tácdụng nâng cao hiểu biết về kiến thức môn học, về văn hoá – giáo dục, lòng yêuquê hương, đất nước, óc thẩm mĩ cho các em Bài học tại di sản cũng phải tuân
thủ đầy đủ các yêu cầu của một bài học nội khóa đồng thời cũng phải thực hiện
đầy đủ các yêu cầu của bài học tại di sản (thực địa) như sau:
2.2.1 Để tiến hành bài học tại di sản cần bảo đảm một số yêu cầu sau:
Thứ nhất: Công tác chuẩn bị cho việc tiến hành bài học tại nơi có di sản
phải được thực hiện chu đáo, kỹ lưỡng Công tác chuẩn bị là yếu tố quyết địnhcho mọi sự thành hay bại, kể cả trong hoạt động dạy học Tiến hành bài học tạithực địa là một hình thức tổ chức dạy học bên ngoài lớp học, quá trình dạy họcliên quan đến nhiều yếu tố, điều kiện khác nhau nên phải được chuẩn bị chuđáo, kỹ lưỡng cả đối với GV và HS
Bước 1: Chọn địa điểm có di sản văn hóa phù hợp với mục tiêu, nội dung
bài học, số tiết học và điều kiện tiến hành (kể cả bài học trong chương trìnhsách giáo khoa cũng như bài học địa phương)
Bước 2: Phải lập kế hoạch cụ thể về công tác chuẩn bị và tiến hành bài
học: Đi khảo sát thực địa, liên hệ với các cơ quan quản lý di sản Sau khi đãlựa chọn được vấn đề dạy học và di sản phù hợp, GV phải xây dựng được kếhoạch chuẩn bị và tiến hành bài học tại nơi có di sản một cách chi tiết cho từngnội dung công việc, thời gian thực hiện, lực lượng phối hợp, phương tiện thiết
bị hỗ trợ Kế hoạch tiến hành bài học tại di sản phải báo cáo với tổ chuyênmôn, lãnh đạo nhà trường để được duyệt thực hiện và có kế hoạch hỗ trợ Tiếp đó, GV tiến hành tìm hiểu kỹ lưỡng các đặc điểm về vị trí địa lí, địahình địa vật tự nhiên, các hiện vật, chứng tích… có liên quan đến nội dung bàihọc Đây là cơ sở quan trọng để GV chuẩn bị nội dung bài giảng và tổ chứchoạt động nhận thức của HS một cách cụ thể nhất Sau khi đã khảo sát thựcđịa, GV liên hệ với cơ quan, đơn vị quản lý di sản (thường là các Bảo tàng địaphương hoặc ngành Văn hoá, thể thao và du lịch các cấp) để đăng kí sử dụng
di sản, nhờ giúp đỡ (phương tiện kĩ thuật, hướng dẫn viên, bảo vệ), thống nhất
kế hoạch, thời gian tiến hành bài học để phối hợp thực hiện Đặc biệt, nếu dựđịnh bài học (hoặc một vấn đề nào đó của bài học) do người phụ trách di sản,hướng dẫn viên hay nhân chứng lịch sử thực hiện thì GV cần đặt ra mục tiêu,yêu cầu và nội dung cơ bản để họ chuẩn bị trước Ngoài ra, khi làm việc vớicác cơ quan quản lý di sản, GV cần chú ý khai thác, tìm hiểu các nguồn tài liệu
về di sản và các nội dung bài học có liên quan đến di sản bao gồm tài liệu hiệnvật gốc, sa bàn, mô hình phục chế, phim ảnh, các công trình nghiên cứu, bàiviết chuyên đề Đây sẽ là nguồn tài liệu về địa phương phong phú, có giá trị để
GV bổ sung vào bài giảng hoặc thiết kế bài giảng về địa phương
Trang 26Bước 3: GV phải chuẩn bị trước cho HS về tư tưởng và kiến thức chuyên
môn như nêu mục đích, yêu cầu của bài học và nội dung kiến thức cơ bản cầntìm hiểu trước ở nhà, thông báo sơ qua về địa điểm có di sản, sự kiện, nội dungkiến thức liên quan đến di sản, yêu cầu các em sưu tầm thêm tài liệu có liênquan; chuẩn bị đồ dùng trực quan, phương tiện dạy học cần thiết; phổ biến nộiqui học tập tại thực địa Ngoài ra, GV còn phải nhắc nhở HS về việc đảm bảophương tiện đi lại, chuẩn bị tư trang, an toàn giao thông, giờ giấc, vật dụng chemưa nắng,…
Thứ hai: Nội dung bài học tại di sản phải đảm bảo tính chính xác, cơ bản
và bám sát nội dung kiến thức bài học và kiến thức di sản phản ánh
Chuẩn bị nội dung bài học tại nơi có di sản là công việc quan trọng mà GVphải thực hiện tốt Bởi lẽ, để đạt được các mục tiêu giáo dưỡng, giáo dục và pháttriển như bài học trên lớp, bài học tại di sản cần chú trọng đến việc làm sáng tỏbản chất những mối liên hệ bên trong của các kiến thức liên quan tại chính nơi HSđang được học Vì vậy, nội dung bài học tại di sản vừa phải đảm bảo tính chínhxác, cơ bản, vừa sức hoạt động nhưng đồng thời phải phù hợp, bám sát nội dungkiến thức mà các chứng tích, hiện vật tại di sản phản ánh
Nội dung bài học phải là kiến thức cơ bản được quy định trong chươngtrình của lớp học, cấp học nhưng phải lựa chọn những kiến thức phù hợp với disản Ở đây, GV phải xác định mối quan hệ giữa nội dung bài giảng và cácchứng tích, hiện vật tại di sản Phải xem các chứng tích, hiện vật tại di sản làmột nguồn kiến thức chủ yếu của bài học hoặc ít ra là có tác dụng dẫn chứng,
minh họa cho nội dung của bài học Tuy nhiên, cần phải lưu ý là “không cần
và không thể giới thiệu toàn bộ di sản hoặc toàn bộ bài học mà GV chỉ lựa chọn những kiến thức được minh chứng rõ ràng qua di sản” Như vậy, nội
dung bài học tại di sản không nhất thiết phải trình bày tất cả kiến thức được quiđịnh trong chương trình mà cần lựa chọn những vấn đề cơ bản nhất, được phảnánh qua các chứng tích, hiện vật tại di sản để giảng dạy cho HS Điều quantrọng là nguồn kiến thức từ di sản phải làm sáng tỏ nội dung kiến thức trọngtâm của bài, phần kiến thức khác ít liên quan đến di sản thì GV hướng dẫn họcsinh tự học
Ngoài việc lựa chọn nội dung kiến thức được qui định trong chương trìnhcủa lớp học, cấp học phù hợp với di sản, bài giảng tại đây cần được bổ sungnguồn tài liệu về địa phương để làm sinh động, cụ thể hoá nội dung bài học,qua đó khôi phục bức tranh quá khứ đã diễn ra tại di sản một cách sống động,chân thực nhất Nguồn tài liệu về địa phương được sử dụng phải đảm bảo độchính xác, tin cậy
Đối với bài học có trong SGK môn học: Bài giảng tại di sản cần bổ sung
các tài liệu địa phương phù hợp bằng cách vừa giảng, vừa kết hợp tổ chức cho
Trang 27HS quan sát, tìm hiểu các hiện vật, chứng tích thực địa có liên quan tới bài học.Hoặc sau khi giảng dạy xong nội dung của bài học, GV tổ chức cho HS quansát, tìm hiểu các loại tài liệu, hiện vật liên quan đến bài Bổ sung tài liệu về địaphương, tài liệu về di sản làm sinh động, sâu sắc hơn nội dung bài giảng là vôcùng quan trọng và cần thiết Tuy nhiên, GV phải chú ý làm sao để đảm bảomạch nội dung chương trình của bài học, tránh quá tải đối với hoạt động nhậnthức của HS, hay quá ôm đồm kiến thức về địa phương.
Đối với bài học về các nội dung địa phương: Nội dung bài giảng tại di
sản có thể do GV thiết kế theo tài liệu hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạohoặc do GV tự biên soạn Nếu tài liệu do GV tự biên soạn, cần tuân thủ cácnguyên tắc về phương pháp dạy học:
Một là: Chọn những kiến thức cơ bản, tiêu biểu của địa phương tương
ứng với một nội dung kiến thức của bài học trong chương trình SGK chunglàm nội dung cho tiết học về địa phương
Hai là: Việc dạy học những tiết về địa phương nên có phần khái quát
chung về địa phương và phần riêng theo nội dung tương ứng của chương trìnhchính khóa
Ba là: Nguồn tài liệu chủ yếu để biên soạn nội dung bài giảng về địa
phương, ngoài những tài liệu do GV và HS sưu tầm, xác minh cần dựa vào cácbài viết, công trình của những cơ quan có trách nhiệm như: Tài liệu của SởGiáo dục và Đào tạo; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch: Ban Tuyên giáo tỉnh;Lịch sử Đảng bộ các cấp… Bài học về địa phương do giáo viên tự biên soạnnên tranh thủ ý kiến góp ý của các cơ quan có trách nhiệm ở trường và địaphương
Thứ ba: Bài học tại địa điểm có di sản phải phát triển được các hoạt động
nhận thức tích cực, sáng tạo, khả năng quan sát, đặc biệt là tư duy độc lập củaHS
Hoạt động nhận thức tích cực, độc lập của HS là một trong những điềukiện có ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn Tổchức dạy học tại thực địa – nơi có di sản GV phải kết hợp các phương pháp,các cách dạy học để khơi dậy sự tò mò, kích thích hứng thú, phát triển óc quansát của HS khi tiếp xúc với dấu vết hay hiện vật tại di sản, tránh làm cho HSmệt mỏi, phân tán sự chú ý sang nội dung xa bài học Để phát triển tính tíchcực, độc lập trong nhận thức của HS, GV nên vận dụng kiểu dạy học nêu vấn
đề kết hợp với trao đổi, đàm thoại, trực quan và phối hợp các dạng tổ chứchoạt động học tập (toàn lớp, nhóm, cá nhân) một cách tốt nhất
Thứ tư: Bài học tại di sản phải giúp HS “trực quan sinh động” các chứng
tích, hiện vật, phản ánh các kiến thức của môn học mà các em đang tìm hiểu
Trang 28Trực quan sinh động là khâu đầu tiên của quá trình nhận thức (từ trựcquan sinh động đến tư duy trìu tượng) là một nguyên tắc của lí luận dạy học.Những dấu vết, hiện vật tại di sản không chỉ là nguồn kiến thức mà còn lànhững phương tiện trực quan vô giá giúp HS có biểu tượng sinh động, chânthực về các sự kiện, hiện tượng, địa danh, từ đó hình thành khái niệm một cáchvững chắc Mặt khác, việc được quan sát trực tiếp lại dấu vết, hiện vật tại disản sẽ tạo cho HS xúc cảm đặc biệt, qua đó tác động sâu sắc đến tư tưởng, tìnhcảm và hành vi của các em Đây là ưu thế vượt trội của bài học tại nơi có disản so với bài học ở trên lớp Vì vậy, bài học tiến hành tại nơi có di sản phảichú ý phát triển óc quan sát của HS, khi tiến hành bài học tại di sản, GV cầnchú ý:
Phải khai thác tối đa khả năng cung cấp thông tin thông qua các dấu vết,hiện vật,… tại nơi có di sản Khi khai thác tập trung vào những dấu vết, hiệnvật quan trọng phản ánh kiến thức cơ bản của bài học, tránh tình trạng cho HSquan sát tràn lan làm loãng trọng tâm nội dung cần nghiên cứu của bài học.Khi hướng dẫn HS quan sát phải giúp HS tìm ra mối quan hệ bên trong,làm sáng tỏ nội dung, kiến thức mà các chứng tích, hiện vật phản ánh
Tổ chức hoạt động quan sát các chứng tích, hiện vật của HS một cáchkhoa học, hợp lí và hiệu quả
Thứ năm: Phải tổ chức cho HS tự học trong và sau giờ học.
Đây là điều kiện cần thiết để bài học tại di sản đạt kết quả tốt HS chỉ cóthể trả lời được các câu hỏi, chỉ ra được các mối quan hệ bên trong giữa cácđối tượng quan sát và bản chất của hiện tượng trên cơ sở biết phân tích, sosánh, khái quát… các mặt chủ yếu của những điều quan sát được Vì vậy, phảiphát triển khả năng tự học của HS trong và sau bài học Khi tiến hành bài họctại thực địa, tuỳ vào điều kiện cụ thể, GV có thể tổ chức các hoạt động tự họccho HS như:
- Hướng dẫn HS tập dượt nghiên cứu thông qua tiếp xúc với các loại tàiliệu tại di sản như tìm hiểu niên đại, xuất xứ, chất liệu, hình thức thể hiện (kiểukiến trúc, hoa văn trang trí, kiểu chữ…) và nội dung kiến thức của các dấu vết,hiện vật… liên quan đến bài học
- Hướng dẫn HS làm các loại bài tập thực hành từ đơn giản đến phức tạp:
Vẽ sơ đồ khu di sản, vẽ lược đồ thể hiện diễn biến sự kiện, hiện tượng đã diễn
ra tại nơi có di sản, lập hồ sơ, đánh giá, phân loại hiện vật tại di sản…
- Hướng dẫn HS viết bài thu hoạch về bài học
- Kết hợp tổ chức cho HS tham gia các hoạt động ngoại khoá sau bài họcnhư tham quan toàn bộ khu di sản, tổ chức các trò chơi lịch sử, đóng kịch diễnlại các câu chuyện, sự tích liên quan đến di sản…
Trang 292.2.2 Cách tiến hành bài học tại di sản
Tại nơi có di sản, GV có thể tiến hành hai loại bài học: bài học nghiêncứu kiến thức mới và bài học ôn tập, sơ kết, tổng kết
Việc tiến hành bài học tại di sản rất đa dạng, phong phú, tuỳ thuộc vàođiều kiện cụ thể và sự sáng tạo của GV Nếu có điều kiện kết hợp với ban quản
lí di sản, có thể tiến hành bài học nghiên cứu kiến thức mới như sau:
- GV giới thiệu những nét cơ bản về nội dung kiến thức có liên quan đến
di sản
- Kết hợp với cán bộ địa phương (cán bộ lãnh đạo, cán bộ phụ trách vănhoá, hướng dẫn viên hay nhân chứng, nghệ nhân…) trình bày cụ thể về nộidung kiến thức bài học liên quan đến di sản
- Xen kẽ các hoạt động tương tác tích cực của học sinh (trao đổi, đàmthoại, các câu hỏi tò mò…)
- GV chốt lại những vấn đề chủ yếu, nhất là những vấn đề được quy địnhtrong chương trình học
- Tuỳ theo điều kiện cụ thể mà tổ chức các hoạt động sau buổi học
Nếu bài học do GV đảm nhiệm, có thể tiến hành theo hai cách:
Thứ nhất, GV tiến hành dạy học bình thường như ở trên lớp tại một
phòng riêng hoặc một địa điểm phù hợp ở nơi có di sản (nếu có), sau đó hướngdẫn HS tham quan những dấu vết, chứng tích, hiện vật có liên quan đến bàihọc Tiến hành bài học nghiên cứu kiến thức mới tại di sản bằng cách nàytương đối đơn giản, dễ thực hiện (nhưng GV chú ý nhấn mạnh những nội dungliên quan đến di sản để sau đó học sinh tập trung quan sát, tìm hiểu) Nó có tácdụng cụ thể hoá, củng cố, khắc sâu kiến thức cho HS
Thứ hai, GV tiến hành bài học ngay tại phòng trưng bày (nếu có) hoặc nơi
có di sản Trong trường hợp này, dấu vết, hiện vật tại di sản trở thành đồ dùngtrực quan, GV có thể thực hiện bài học theo quy trình sau:
- Ổn định tổ chức lớp học Công việc này được thực hiện trong suốt buổihọc Song lúc bắt đầu buổi học, GV tập trung HS, ổn định tổ chức và quán triệtnhững yêu cầu quy định phải tuân thủ trong suốt buổi học
- Kiểm tra bài cũ, GV có thể sử dụng các chứng tích, hiện vật tại di sản đểhướng dẫn HS trả lời câu hỏi kiểm tra
- Dẫn dắt HS vào bài mới: GV có thể căn cứ vào các dấu vết, chứng tích,hiện vật tại di sản để dẫn dắt HS vào tình huống có vấn đề và nêu lên bài tậpnhận thức
Trang 30- Tổ chức các hoạt động dạy học: GV cần kết hợp khéo léo, hợp lí vànhuần nhuyễn các biện pháp:
+ Kết hợp việc huy động kiến thức cũ, kiến thức mới đã chuẩn bị trướccủa HS với trao đổi, thảo luận để tìm hiểu nhanh các kiến thức của bài học íthay không được phản ánh bởi các chứng tích, hiện vật tại di sản
+ Kết hợp nhuần nhuyễn giữa việc hướng dẫn HS quan sát thực địa – disản với trao đổi, thảo luận để làm rõ kiến thức trọng tâm của bài học
+ Sử dụng đồ dùng trực quan kết hợp với chứng tích, hiện vật tại di sản.+ Kết hợp nhuần nhuyễn, hợp lý giữa việc hướng dẫn HS quan sát chứngtích, hiện vật tại di sản với việc trình bày có hình ảnh sinh động của GV
+ Nếu bài học tại thực địa – di sản là một vấn đề chung về đất nước, dântộc có trong SGK thì GV cần gắn nội dung bài học với thực tế địa phương
- Kết thúc bài học, GV có thể dựa vào những dấu vết, hiện vật tại di sản
để kiểm tra hoạt động nhận thức của HS, HS báo cáo kết quả đồng thời kết hợp
tổ chức một số hoạt động ngoại khoá thích hợp
2.3 Tổ chức tham quan học tập tại nơi có di sản
Việc tổ chức tham quan học tập tại nơi có di sản phải theo đúng chươngtrình quy định, tránh việc làm tuỳ tiện không có kế hoạch vì đây là một hoạtđộng nội khoá Đối với hình thức này, nội dung chủ yếu của buổi tham quan lànhằm củng cố kiến thức đã học hoặc chuẩn bị cho việc học bài mới Đây là dịp
để HS có điều kiện trực tiếp quan sát, tìm hiểu các tài liệu, hiện vật liên quanđến bài học, cụ thể hoá kiến thức và tạo những biểu tượng chân thực, chínhxác Do đó, trong buổi tham quan, GV cần hướng dẫn HS tập trung vào nhữngtài liệu, hiện vật có liên quan đến chương trình đã học (hoặc sẽ học) Để đạtđược kết quả tốt, GV nên kết hợp với cán bộ hướng dẫ ở nơi có di sản để việctrình bày, bổ sung kiến thức phù hợp với yêu cầu và trình độ nhận thức của
HS, trên cơ sở đó, gợi ý, hướng dẫn HS tự nắm vững những vấn đề quan trọng.Phát huy kết quả buổi tham quan học tập tại di sản, GV tiến hành kiểmtra, đánh giá nhận thức của HS Nếu là tham quan học tập nhằm củng cố kiếnthức đã học, GV nên đưa ra những câu hỏi có tính khái quát, tổng hợp hoặccho HS trao đổi viết bài thu hoạch Nếu buổi tham quan học tập để chuẩn bịkiến thức cho bài học mới, thì trong các bài sau đó ở trên lớp, GV nên đưa racho HS giải quyết bài tập nhận thức trên cơ sở nội dung bài giảng của GV vàkiến thức các em đã tìm hiểu được ở di sản
2.4 Tổ chức tham quan ngoại khóa – trải nghiệm di sản
Tham quan ngoại khoá, trải nghiệm di sản có một vị trí quan trọng trongdạy học ở trường phổ thông Những dấu vết, hiện vật tại di sản không chỉ có
Trang 31tác dụng cụ thể hoá kiến thức môn học, mà còn để lại một ấn tượng mạnh mẽ,nâng cao hứng thú học tập và rèn luyện kỹ năng quan sát, tư duy của HS.
Tổ chức tham quan ngoại khoá, trải nghiệm di sản cho HS là hình thứcphổ biến, có hiệu quả trong các hoạt động giáo dục ở trường phổ thông Hìnhthức này có thể áp dụng cho HS các khối ở cả cấp Tiểu học, THCS và THPT.Song việc tổ chức HS tham quan ngoại khoá, trải nghiệm di sản đòi hỏi phải
bỏ nhiều công sức để chuẩn bị và tiến hành Về thời điểm tổ chức, có thể tiếnhành trong hè, đầu năm học hoặc nhân dịp kỉ niệm các ngày lễ lớn trong nămnhư ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam (22/12), ngày thành lập Đảng(03/02), kỉ niệm ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5)… ngày truyền thốngcủa quê hương
Để cho việc tổ chức được chu đáo, tránh các sự cố xảy ra, cần phải có kếhoạch và phương pháp tiến hành, quy định thời gian và nhiệm vụ của HS.Đồng thời để buổi tham quan di sản đạt kết quả tốt cần có sự phối hợpgiữa GV các bộ môn liên quan với tổ chức Đoàn – Đội trong nhà trường
Thông thường GV môn học có thể lập kế hoạch cho hoạt động tham quanngoại khoá, trải nghiệm di sản như sau:
- Các căn cứ để xây dựng kế hoạch tham quan, trải nghiệm di sản;
- Xác định mục đích, yêu cầu buổi tham quan, trải nghiệm di sản;
- Xác định đối tượng, thời gian, địa điểm, nguồn kinh phí thực hiện;
- Những cam kết đảm bảo về an toàn, hiệu quả…
Các bước tiến hành:
Bước 1 Đầu năm học, GV lựa chọn Di sản văn hoá và xây dựng kế hoạch
và trình nhà trường phê duyệt;
Bước 2 GV liên hệ với ban quản lý di sản, gặp gỡ trao đổi với cán bộ
hướng dẫn, phụ trách, trình bày rõ mục đích yêu cầu của buổi tham quan đểcùng có kế hoạch phối hợp, tạo điều kiện cho hoạt động đạt kết quả Mặc dùbuổi tham quan ngoại khoá không gắn với nội dung chương trình của bài học,song vẫn có tác dụng không nhỏ, trực tiếp tới việc bổ sung kiến thức môn họccủa HS Vì vậy, trong kế hoạch tham quan, GV cần xác định rõ những hiệnvật, tài liệu nên hướng dẫn HS tập trung tìm hiểu, phù hợp với mục đích yêucầu đề ra
Bước 3 Chuẩn bị chu đáo về kinh phí, phương tiện đi lại, quân tư trang,
đồ dùng của GV, học sinh đảm bảo an toàn, đầy đủ và phục vụ tốt cho buổitham quan
Trang 32Bước 4 GV cần phổ biến cho HS rõ mục đích, yêu cầu của buổi tham
quan Đây là một trong các yếu tố đưa đến sự thành công của hình thức hoạtđộng này Bởi lẽ, nếu GV không tổ chức chặt chẽ thì với số lượng HS khá đông
sẽ khó quản lý, khó hướng dẫn các em chấp hành nội quy của nơi có di sản Mộttrong những yêu cầu quan trọng đối với HS trong khi tham quan là các em cần ghichép những số liệu, tài liệu do người thuyết minh cung cấp, hoặc những ghi chú ởcác tư liệu được trình bày khi tự tìm hiểu (GV cần dự kiến thời gian cho buổitham quan Thông thường, đối với các di sản ở gần trường chỉ nên tiến hànhtrong khoảng 2 giờ để phù hợp với sức khoẻ, trình độ cũng như khả năng nhậnthức của HS)
Bước 5 Tiến trình buổi tham quan: GV cần căn cứ vào đối tượng HS các
khối lớp mà dự kiến tiến trình buổi tham quan Đối với HS nhỏ tuổi, GV có thểcho các em tham quan khái quát di sản Đối với HS lớn tuổi, GV có thể kếthợp vừa tham quan khái quát vừa hướng dẫn các em tìm hiểu sâu một số chứngtích, hiện vật sát với nội dung các bài học mà các em đã học hay sẽ học
Bước 6 Kết thúc buổi tham quan, GV có thể liên hệ với cán bộ phụ trách
di sản cho HS xem phim để củng cố những điều thu nhận được (nếu có) Dặn
dò học sinh trước khi ra về, đảm bảo an toàn
Bước 7 Sau khi tham quan, GV có thể tổ chức cho HS trao đổi hoặc viết
bài thu hoạch về một số vấn đề nhằm nâng cao nhận thức của các em
- Trong phương pháp tiến hành cần tránh việc làm có tính chất hình thức,chỉ cho HS xem lướt qua mà không hướng dẫn các em tìm hiểu những dấu vết,hiện vật cần thiết cho học tập
2.5.Sử dụng di sản văn hóa để tổ chức các hoạt động ngoại khoá khác
2.5.1 Khai thác và sử dụng tư liệu về di sản để tổ chức triển lãm, ra báo học tập
Nhân dịp các ngày lễ lớn của đất nước, ngày truyền thống của quê hươnghay qui định hang tháng, GV bộ môn kết hợp với Đoàn thanh niên hoặc Độithiếu niên Tiền phong tổ chức cho HS (theo khối, lớp) sưu tầm tài liệu về disản để triển lãm hoặc ra báo học tập (báo tường) Hoạt động này sẽ phát huytính tích cực, sáng tạo của HS trong học tập, nâng cao năng lực nhận thức vàhứng thú học tập cho các em Ví như, để hiểu rõ công lao của Bác Hồ trongviệc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, GV tổ chức cho HS sưu tầm, sử dụngcác tài liệu, tranh ảnh chụp những hiện vật ở bảo tàng, nhà truyền thống, nhàlưu niệm về Bác ở địa phương để làm báo tường, triển lãm các hình ảnh vềhoạt động của Người theo từng giai đoạn hoạt động…
Để khai thác và sử dụng tài liệu ở di sản vào hoạt động này trong trườngphổ thông đạt kết quả cao, nhà trường và GV các bộ môn có liên quan phải xây
Trang 33dựng được một kế hoạch thật cụ thể, có mục đích rõ ràng GV nên phân côngcho mỗi lớp (nếu là triển lãm, ra báo học tập ở lớp thì phân công tổ), khai tháctài liệu nói về một nội dung cụ thể, sau đó sẽ trưng bày triển lãm.
Muốn thực hiện hoạt động ngoại khóa này, GV các môn học liên quan cần:
- Xây dựng và báo cáo với nhà trường kế hoạch tổ chức;
- Xác định mục đích, yêu cầu và nội dung, hình thức thực hiện;
- Tuyên truyền mục đích, yêu cầu, nội dung cho HS các khối lớp;
- Dự kiến thời gian, địa điểm, kinh phí thực hiện;
- Chuẩn bị công tác sưu tầm, chọn lọc di sản để trung bày, triển lãm;
- Thành lập ban giám khảo, lựa chọn giải thưởng, công bố kết quả;
- Tổ chức phát phần thưởng cho những em/ đội/ lớp/khối lớp đạt giải…Những tài liệu dùng trong triển lãm, ra báo học tập sẽ được sử dụng vàoxây dựng phòng học bộ môn để phục vụ dạy học lâu dài
2.5.2 Tổ chức thi tìm hiểu về di sản
Đây là một hoạt động ngoại khoá rất quan trọng, một biện pháp đểthực hiện gắn nhà trường với đời sống xã hội, giúp HS được quan sát trựctiếp, “sinh động” cuộc sống xung quanh như là một nguồn kiến thức
Muốn thực hiện hoạt động ngoại khóa này, GV các môn học liên quan cần:
- Xây dựng và báo cáo với nhà trường kế hoạch tổ chức;
- Xác định mục đích, yêu cầu và nội dung, hình thức cuộc thi;
- Tuyên truyền mục đích, yêu cầu, nội dung cuộc thi cho HS các khối lớp;
- Dự kiến thời gian, địa điểm, kinh phí thực hiện;
- Thành lập ban giám khảo, lựa chọn giải thưởng, công bố kết quả;
- Tổ chức tổng kết, phát phần thưởng cho những em/ đội/ lớp đạt giải…
2.5.3 Kể chuyện, nói chuyện về di sản
- Kể chuyện về di sản: Đây là hình thức hoạt động ngoại khoá hấp dẫn,
dễ làm và có tác dụng giáo dục cao
Trang 34Nội dung kể chuyện về di sản là việc phổ biến kiến thức một cách khoahọc, không phải những chuyện hư cấu Do đó, nội dung câu chuyện kể phải cóchủ đề (về một sự kiện lịch sử, một nhân vật, một địa danh liên quan đến disản) và dựa vào tài liệu chính xác.
Nội dung câu chuyện phải liên quan đến các kiến thức cơ bản trong bàihọc của bộ môn, chính xác, tránh những chi tiết li kì không có giá trị khoa học,không phù hợp với yêu cầu học tập
Kể chuyện phải làm cho người nghe xúc động, như được sống lại với sựkiện ấy, như câu chuyện của các nhân chứng lịch sử hay người kể lại đã “nhậpthân” với sự kiện
Kể chuyện khác với thông báo, bao giờ cũng có chủ đề, có tình tiết
Nội dung bài kể chuyện không chỉ có khối lượng tri thức cần cung cấp,
mà còn bao gồm cả việc phân tích, nêu lên bản chất của sự vật
Nội dung một câu chuyện kể thông thường bao gồm các yếu tố: giới thiệuvấn đề, tình huống đặt ra, diễn biến sự kiện, sự phát triển của tình tiết đến cao
- Xây dựng và báo cáo với nhà trường kế hoạch tổ chức;
- Xác định mục đích, yêu cầu và nội dung, hình thức;
- Tuyên truyền mục đích, yêu cầu, nội dung cho GV, HS toàn trường;
- Dự kiến thời gian, địa điểm, kinh phí thực hiện;
- Dự kiến khách mời, nhân chứng, nghệ nhân (người kể chuyện);
- Nói chuyện về di sản:
Nói chuyện có nội dung, yêu cầu cao hơn kể chuyện Kể chuyện chủ yếu
là việc trình bày các sự kiện cụ thể nâng lên trình độ tư duy khái quát, còn nóichuyện chủ yếu làm cho người nghe nhận thức một cách khái quát, được minhhọa dẫn chứng bằng các kiến thức cụ thể theo một chủ đề nào đấy
Nói chuyện phải có chủ đề rõ ràng, chủ đề phải phù hợp với nội dungchương trình nội khoá, với nhiệm vụ chính trị trước mắt Nói chuyện về di sản
Trang 35thường được tổ chức nhân dịp những ngày kỉ niệm một sự kiện quan trọng,một danh nhân, một lãnh tụ cách mạng có liên quan đến di sản.
Người nói chuyện phải là người am hiểu sâu sắc về di sản Do đó, ngườinói chuyện thường là GV, cán bộ nghiên cứu, cán bộ giảng dạy trường đại học,cán bộ làm công tác văn hoá, tuyên huấn…
Để thực hiện hoạt động ngoại khóa này, GV bộ môn cần:
- Xây dựng và báo cáo với nhà trường kế hoạch tổ chức;
- Xác định mục đích, yêu cầu và nội dung, hình thức;
- Tuyên truyền mục đích, yêu cầu, nội dung cho GV, HS toàn trường;
- Dự kiến thời gian, địa điểm, kinh phí thực hiện;
- Dự kiến khách mời, nhân chứng, nghệ nhân (người nói chuyện);
Ngoài các hình thức sử dụng di sản trên (dạy học trên lớp; dạy học tại disản; tham quan, trải nghiệm di sản; các hoạt động ngoại khóa: Triển lãm, rabáo học tập; thi tìm hiểu về di sản; kể chuyện, nói chuyện về di sản) thì có thể
sử dụng di sản như một phương tiện cho hoạt động giáo dục HS trong các hìnhthức tổ chức sau:
+ Sinh hoạt tập thể lớp, trường đầu tuần với chủ đề có liên quan tới di sảntại địa phương hoặc di sản quốc gia, quốc tế được công nhận
+ Nhà trường có thể chiếu phim tư liệu, hoặc tổ chức các họat động khácliên quan đến di sản được lựa chọn,
+ Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo các chủ đề được xác địnhhoặc chọn bổ sung chủ đề liên quan đến di sản
+ Sinh hoạt Đoàn, Đội với nội dung liên quan đến di sản
+ Tổ chức câu lạc bộ những người yêu thích tìm hiểu về di sản
+ Tổ chức các cuộc thi đố vui, các cuộc giao lưu tìm hiểu về di sản
+ Tổ chức sinh họat chuyên đề về di sản cho HS toàn trường, theo khốilớp hoặc từng lớp
Với các hình thức hoạt động giáo dục trên, lãnh đạo nhà trường giaonhiệm vụ cho tổ chuyên môn, GV bộ môn, tổ chức Đoàn, Đội, GV chủ nhiệmhướng dẫn và gợi ý để HS có thể tham gia tích cực và chủ động vào các khâucủa hoạt động, từ lựa chọn di sản, xác định mục tiêu tìm hiểu, chọn và đặt têncho hoạt động, chuẩn bị hoạt động và tổ chức hoạt động, đánh giá, tổng kếthoạt động
3 Một số phương pháp dạy học, đánh giá kết quả dạy học, giáo dục với di sản
Trang 363 1 Một số phương pháp dạy học với di sản
3.1.1 Việc sử dụng di sản trong dạy học ở trường phổ thông trước hết phải thông qua các phương pháp truyền thống phù hợp với từng môn học như:
- Trình bày miệng:
Trong dạy học nói chung, trình bày miệng có ý nghĩa quan trọng, bởi vìlời nói giữ vai trò chủ đạo đối với việc giảng dạy của GV và học tập của HS.Việc trình bày miệng không chỉ giúp HS khôi phục hình ảnh về nội dung bàihọc đang nghiên cứu mà còn giúp các em nhận thức sâu sắc kiến thức, trìnhbày những suy nghĩ, hiểu biết trong nghiên cứu, tìm tòi
Có nhiều cách trình bày miệng như tường thuật, miêu tả, kể chuyện, giảithích,… GV cần phải căn cứ vào đặc trưng môn học để sử dụng cho phù hợp.Song khi sử dụng các cách của trình bày miệng đều phải đảm bảo yêu cầu pháthuy tính tích cực của HS
- Sử dụng đồ dùng trực quan, kết hợp với miêu tả, tường thuật…
Trực quan là một trong những nguyên tắc cơ bản của lý luận dạy học,nhằm tạo cho HS những biểu tượng và hình thành các khái niệm trên cơ sởtrực tiếp quan sát hiện vật đang học hay đồ dùng trực quan minh hoạ sự vật.Dạy học một số bộ môn với di sản có thể sử dụng các loại đồ dùng trựcquan như:
+ Đồ dùng trực quan hiện vật, bao gồm những di tích văn hoá, di tích lịch sử
và cách mạng, những di vật khảo cổ hoặc di vật thuộc các thời đại lịch sử
Đồ dùng trực quan hiện vật là một loại tài liệu gốc rất có giá trị, có ýnghĩa to lớn về nhận thức, giáo dục và phát triển HS Song loại đồ dùng trựcquan này không có sẵn trong trường phổ thông mà được gìn giữ trong nhà bảotàng, hoặc ở nơi có di tích và không còn được nguyên vẹn Vì vậy, khi sử dụngcác hiện vật trong dạy học cần phát huy trí tưởng tượng tái tạo, tư duy lịch sử
để HS hình dung đúng đời sống hiện thực của quá khứ Trong điều kiện thuậnlợi, GV nên tổ chức dạy học trong các viện bảo tàng ở trung ương, địa phươnghay ở ngay các địa điểm có di tích, tức là tiến hành bài học tại nơi có di sản(như đã trình bày ở trên)
+ Đồ dùng trực quan tạo hình, bao gồm mô hình, sa bàn và các loại đồphục chế khác, hình vẽ, phim ảnh, ảnh Loại đồ dùng trực quan này, GV có thểkhai thác, sưu tầm, chụp ảnh từ các di sản đem về trường phổ thông để dạyhọc Đó là hình thức sử dụng tài liệu, tranh ảnh… về di sản để tiến hành bàihọc ở trên lớp
+ Loại đồ dùng trực quan quy ước, bao gồm các loại bản đồ, đồ thị, sơ đồ,bảng biểu,… Loại đồ dùng trực quan này, GV cũng có thể khai thác, sưu tầm
Trang 37từ bảo tàng, di tích hoặc dựa vào tài liệu viết về di sản để xây dựng phục vụcác bài học tiến hành ở trên lớp hay bài học tại di sản (thực địa).
Khi sử dụng các loại đồ dùng trực quan trên, GV phải căn cứ vào đặctrưng môn học, đối tượng HS để có phương pháp sử dụng phù hợp Song dùvận dụng vào bất kỳ môn học nào thì đều phải phát huy tính tích cực, chủ độngcủa HS
- Sử dụng phương pháp trao đổi, đàm thoại: Đây là việc mà GV nêu ra
các câu hỏi để HS trả lời, đồng thời các em có thể trao đổi với nhau, dưới sựchỉ đạo của thầy, qua đó đạt được mục đích học tập đề ra Tuỳ theo môn học,
có thể vận dụng các dạng trao đổi như tái hiện tài liệu, trao đổi phân tích vàkhái quát hóa, trao đổi tìm tòi phát hiện, trao đổi ôn tập, tổng kết, trao đổi kiểmtra,… Trong trao đổi đàm thoại GV đặt câu hỏi và tổ chức cho HS trả lời hoặctrao đổi với nhau để tìm ra ý kiến đúng, thậm chí trong quá trình trao đổi HS
có thể tự đặt câu hỏi và trả lời Song vấn đề quan trọng khi vận dụng phươngpháp này là chất lượng của câu hỏi Câu hỏi đưa ra cho HS trao đổi phải bảođảm các yêu cầu sư phạm mà lý luân dạy học bộ môn quy định
Khi sử dụng di sản trong dạy học một số môn học ở trường phổ thông cầnthiết phải sử dụng trao đổi, đàm thoại kết hợp với các phương pháp đã nêu ởtrên
Ví dụ, khi sử dụng tranh, ảnh về di sản trong bài học trên lớp GV phảihướng dẫn HS quan sát, nêu câu hỏi gợi mở để HS tìm hiểu nội dung bài họcthể hiện qua tranh ảnh, trao đổi thảo luận, trình bày ý kiến trước lớp Cuốicùng GV đánh giá, chốt lại thành kiến thức
3.1.2 Sử dụng các phương pháp và phương tiện dạy học hiện đại
Trong đổi mới phương pháp dạy học nói chung, cần kế thừa, phát triểnmặt tích cực của hệ thống phương pháp dạy học quen thuộc, đồng thời phảihọc hỏi, vận dụng một số phương pháp dạy học mới và phương tiện dạy họchiện đại phù hợp với điều kiện của đất nước, nhà trường Việt Nam
- Học theo hợp đồng: “ Là một hoạt động học tập trong đó mỗi HS được
giao một hợp đồng trọn gói bao gồm các dịch vụ (bài tập) bắt buộc và tự chọnkhác nhau trong một khoảng thời gian nhất định HS chủ động và độc lậpquyết định về thời gian cho mỗi nhiệm vụ (bài tập) và thứ tự thực hiện cácnhiệm vụ (bài tập) đó theo khả năng của mình
Học theo hợp đồng, GV là người thiết kế, xây dựng các nhiệm vụ tronghợp đồng, tổ chức, hướng dẫn HS nghiên cứu hợp đồng, kí kết hợp đồng vàthực hiện hợp đồng theo năng lực, trình độ và nhịp độ học tập của cá nhânnhằm đạt được mục tiêu dạy học
Trang 38Hợp đồng học tập có thể hiểu là một nhiệm vụ thống nhất và khả thi giữahai bên GV và cá nhân HS, theo đó cam kết của HS sẽ hoàn thành nhiệm vụtrong một khoảng thời gian nhất định Hợp đồng học tập còn được gọi với cáctên khác như: Kế hoạch học tập, thỏa thuận thực hiện, cam kết học tập.”
Quy trình thực hiện học theo hợp đồng bao gồm:
+ Chọn nội dung và thời gian phù hợp Đối với công việc này, GV cầnxác định nội dung nào của môn học có thể tổ chức dạy học theo phương phápnày Đối với các môn khoa học xã hội, phương pháp này phù hợp với nhữngbài ôn tập, tổng kết hoặc bài nghiên cứu kiến thức mới Nhiệm vụ bắt buộcđược xây dựng theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của bài học Nhiệm vụ tự chọn lànhững nhiệm vụ mang tính chất củng cố, mở rộng, nâng cao hoặc liên hệ thựctế
Thời gian học theo hợp đồng tùy thuộc vào nội dung bài học HS có thểthực hiện nhiệm vụ bắt buộc ở trên lớp, còn nhiệm vụ tự chọn có thể thực hiệnngoài giờ học hoặc ở nhà
+ Thiết kế kế hoạch bài học để tổ chức cho HS học theo hợp đồng, trong
đó có hai yếu tố cần xác định là mục tiêu bài học và phương pháp dạy học chủyếu Khi thiết kế kế hoạch bài học cần có sự chuẩn bị của cả GV và HS Việcxây dựng hợp đồng học tập của GV bao gồm: Văn bản hợp đồng; thiết kế cácnhiệm vụ hoạt động như phương tiện, tài liệu (tư liệu nguồn, bản hướng dẫntheo mức độ hỗ trợ, bản hướng dẫn thực hiện các nhiệm vụ, đáp án…)
Phương pháp dạy học chủ yếu là thực hiện học theo hợp đồng, song cầnphải sử dụng phối hợp với các phương pháp, kĩ thuật khác
+ Học theo hợp đồng bao gồm các công việc: Tổ chức kí và thực hiện hợpđồng, tổ chức trao đổi, chia sẻ giữa cá nhân hoặc giữa các nhóm với nhau vềnhững nhiệm vụ đã thực hiện trong bản hợp đồng (công việc này cần thực hiệnmột cách linh hoạt); kết thúc hợp đồng Bước kết thúc hợp đồng có thể thựchiện ngay trong tiết học nếu là hợp đồng ngắn hạn, hoặc có thể đến hết tiết saunếu là hợp đồng dài hạn Kết thúc hợp đồng HS tự đánh giá lẫn nhau, GV nhậnxét, đánh giá việc thực hiện hợp đồng của HS
Thực hiện học theo hợp đồng cho phép nhân hóa nhịp độ và trình độ của
HS Đồng thời vận dụng phương pháp này sẽ tăng cường tính độc lập của HS,tăng cường học tập hợp tác… Mặt khác GV có cơ hội hướng dẫn cá nhân HS,tạo điều kiện cho HS được nhận và thực hiện trách nhiệm học tập của mình.Song muốn sử dụng phương pháp học tập theo hợp đồng, GV phải lựa chọnnội dung phù hợp, luyện tập dần để HS làm quen với phương pháp mới và cầnphải đầu tư thời gian khi thiết kế hợp đồng
Trang 39- Dạy học theo dự án: Là một hình thức (phương pháp nghĩa rộng) dạy
học, trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kếthợp giữa lí thuyết và thực hành, thực tiễn Nhiệm vụ này được người học thựchiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ xác định mục đích,lập kế hoạch đến việc thực hiện dự án, thu thập thông tin, phân tích dữ liệu,kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả…làm việc nhóm là dạng tổchức hoạt động chủ yếu của dạy học dự án
Dạy học dự án có các đặc điểm: Định hướng thực tiễn, định hướng HS(hối thúc hành động), định hướng sản phẩm
Có thể tổ chức dạy học dự án theo trình tự sau:
+ Lựa chọn đề tài và xác định mục đích của dự án Đây là công đoạn đầutiên rất quan trọng Trong giai đoạn này, GV và HS cùng nhau đề xuất, xácđịnh đề tài và mục đích của dự án
+ Xây dựng kế hoạch thực hiện Dưới sự hướng dẫn của GV, HS xâydựng kế hoạch thực hiện dự án, trong đó cần xác định những công việc cần làn,thời gian dự kiến, vật liệu, kinh phí, phương pháp tiến hành và phân công côngviệc trong nhóm
+ Thực hiện dự án: Các thành viên thực hiện kế hoạch đề ra, trong đó HScần kết hợp các hoạt động trí tuệ với hoạt động thực tiễn, thực hành như thunhập thông tin qua báo chí, Internet, thư viện, thực nghiệm, quan sát; xử líthông tin, thảo luận trong nhóm, trao đổi, xin ý kiến GV
+ Thu thập kết quả và công bố sản phẩm: HS cần tập hợp tất cả các kếtquả thành một sản phẩm cuối cùng Kết quả dự án có thể trình bày bằng nhiềuhình thức khác nhau như báo cáo, thu hoạch, đóng kịch…
+ Đánh giá dự án: GV và HS đánh giá quá trình thực hiện và kết quả đạtđược, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm
Dạy học theo dự án góp phần gắn lí thuyết với thực tiễn, tư duy và hànhđộng, nhà trường và xã hội, kích thích động cơ và hứng thú của người học.Đồng thời dạy học theo dự án còn góp phần phát huy tính tích cực, tính tráchnhiệm sáng tạo, bền bỉ kiên nhẫn trong công việc của HS Song để vận dụngdạy học theo dự án trong môn học GV cần lựa chọn nội dung phù hợp vàhướng dẫn HS chuẩn bị chu đáo
3.1.3 Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
Hiện nay, trong dạy học các bộ môn ở trường phổ thông, để đảm bảo yêucầu nghe nhìn của HS, bên cạnh các đồ dùng trực quan truyền thống, GVcần thiết sử dụng máy vi tính với các phần mềm thông dụng mà phổ biến
Trang 40hiện nay là phần mềm Microsoft Power Point Ứng dụng CNTT vào dạy học
ở trường phổ thông có tác dụng thiết thức trong việc tạo hứng thú học tập
và tích cực hóa hoạt động của các em để góp phần đạt được mục tiêu giáodưỡng, giáo dục và phát triển toàn diện HS Đây là một biện pháp tích cựcgóp phần vào đổi mới PPDH hiện nay Song khi sử dụng CNTT vào dạy họccác bộ môn cần phải lưu ý:
- Sử dụng CNTT nói chung, phần mềm Power Point nói riêng vào dạyhọc phải đảm bảo mục tiêu giáo dục, mục tiêu môn học được thể hiện qua mụctiêu bài học
- Sử dụng phần mềm Power Point phải góp phần đảm bảo tính trực quantrong dạy học Khả năng trình bày đa phương tiện và tương tác của phần mềmPower Point phải có tác dụng gây hứng thú học tập của HS một cách tích cực
- Tuy vậy, không nên “lạm dụng” việc sử dụng CNTT vào dạy học, biếngiờ học thành giờ “ trình diễn hình ảnh”, dạy học theo “kiểu nhìn chép” và HSchỉ đóng vai trò “khám thị” một cách say mê cho thích mắt song bị động vàkhông có tác dụng nhiều trong việc tiếp thu kiến thức
- Các trường THPT (kể cả THCS) ở những mức độ, hình thức khác nhau,theo điều kiện cụ thể của mình đều có thể và ứng dụng CNTT vào dạy học,trong đó chủ yếu là sử dụng phần mềm Power Point và các phần mềm khaithác khác
- Cần bảo đảm đúng yêu cầu tiến hành bài học ( bài nghiên cứu kiến thứcmới, bài ôn tập, kiểm tra) và luôn chú ý phát huy tính tích cực của HS tronggiờ học có sử dụng thành tựu CNTT, làm cho HS tham gia vào quá trình họctập, chức năng chủ “ khám thị”
Sử dụng di sản trong dạy học một số bộ môn có ưu thế ở trường phổthông có khả năng và cần thiết ứng dụng CNTT, GV bộ môn có thể khai tháccác tranh, ảnh, hiện vật, dấu tích… của di sản xây dựng thành những phầnmềm phục vụ các bài học ở trên lớp, hay hoạt động ngoại khóa tại trường phổthông Tuy nhiên, khi sử dụng những phần mềm đã xây dựng trong dạy họcđều phải chú ý những điều đã nêu ở trên và phù hợp với đặc trưng của bộ môn
3.2 Kiểm tra, đánh giá đối với việc sử dụng di sản văn hóa trong dạy học và các hoạt động giáo dục ở trường phổ thông
Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh nhằm thu thập thông tin,đánh giá quá trình học tập của học sinh, từ đó đưa ra các giải pháp kịp thờiđiều chỉnh phương pháp dạy của thày, phương pháp học của trò để đạt đượcmục tiêu giáo dục Việc kiểm tra đánh giá nói chung và kiểm tra, đánh giá vớinội dung có sử dụng di sản trong dạy học phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản sauđây: