TIẾN TRÌNH BUỔI THAM QUAN

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU SỬ DỤNG DI SẢN VĂN HÓA TRONG DẠY HỌC VÀ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG THPT (Trang 76)

- Thời gian tham quan: 2.0 h để phù hợp sức khỏe và trình độ HS

- Địa điểm: Nhà bảo tàng “Đường Hồ Chí Minh” km 15 - Quốc lộ 6 Hà Nội đi Hòa Bình.

- Đúng 7h15’, HS lớp có mặt tại trường

- 7h20’, HS tập trung lên ô tô đến Nhà bảo tàng “Đường Hồ Chí Minh” kim 15 - Quốc lộ 6 Hà Nội đi Hòa Bình.

- Đến nơi, GV tập trung HS ở trước tiền sảnh, ổn định lớp, kiểm tra sĩ số, phổ biến lại mục đích, yêu cầu cho HS, dặn dò các em nghiêm chỉnh chấp hành

- Buổi tham quan chia làm 2 phần:

Hoạt động 1. Tham quan dưới sự hướng dẫn của GV (thực hiện từ 8h đến 9h00’). Với những hoạt động cụ thể như sau:

- GV tập trung ở tiền sảnh của bảo tàng giới thiệu khái quát cho HS biết mục đích của việc tham quan là giúp các em có những trải nghiệm thực tiễn những nội dung bài học trên lớp về giai đoạn lịch sử 1954 -1975, những phần có nội dung chi viện của miền Bắc vào miền Nam. Qua tham quan HS có điều kiện tiếp xúc các hiện vật gắn liền với những sự kiện mà các em đã được tìm hiểu ở bài học trên lớp.

- Sau đó hướng dẫn HS đi tham quan một số gian trưng bày các hiện vật tiêu biểu có liên quan đến nội dung bài học trên lớp.

- Đến gian trưng bày các hiện vật của bảo tàng, GV giới thiệu nét khái quát về bảo tàng: Bảo tàng “Đường Hồ Chí Minh” được xây dựng tại địa chỉ km15 - quốc lộ 6, Hà Nội đi Hòa Bình. Nơi đây lưu giữ hơn 15.000 kỷ vật gắn với đời sống, cuộc chiến gian khổ, kiên cường của hàng vạn chiến sĩ, đồng bào trên dãy Trường Sơn. “Đến thăm Trường Sơn” giữa thủ đô Hà Nội, giúp chúng ta hiểu sâu sắc, đầy đủ hơn về con đường lịch sử – con đường huyền thoại - đường Hồ Chí Minh. Và thấy được vai trò của tuyến đường này trong chi viện cho cách mạng miền Nam, góp phần quan trọng vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. .

- Tiếp đó, kết hợp với tổ chức HS quan sát các hiện vật của bảo tàng GV tiếp tục giới thiệu :

Để đáp ứng nhu cầu chi viện cho chiến trường miền Nam, theo chỉ thị của Bộ Chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minh, “Đoàn công tác đặc biệt” được thành lập (Đoàn 301, sau đổi thành Đoàn 559). Đoàn có nhiệm vụ mở tuyến vận tải chiến lược theo dãy Trường Sơn. Đường Trường Sơn được khai thông ngày 19-5-1959.

Từ năm 1959 đến năm 1975, đường Trường Sơn không ngừng được mở rộng cả Đông Trường Sơn và Tây Trường Sơn. Gồm 5 hệ thống trục dọc, 21 trục ngang kết thành mạng lưới giao thông liên hoàn, với tổng số 216 con đường, tổng chiều dài gần 20.000km. Cùng 5000km đường ống dẫn xăng dầu từ Bắc vào Lộc Ninh và đường dây thông tin hữu tuyến đến tận các chiến trường.

Trên hệ thống đường Trường Sơn, bộ đội Trường Sơn đã đưa vào chiến trường 1.349.000 tấn hàng hóa, vũ khí, quân trang, quân dụng, 5,5 triệu lít xăng dầu, đưa đón hơn 2 triệu lượt chiến sĩ vào ra. Vừa mở đường vừa vận tải hàng hóa vũ khí cho chiến trường, bộ đội Trường Sơn hiệp đồng tác chiến đánh trả 110.000 trận oanh tạc của địch. Bắn rơi 2.455 máy bay các loại.

Nhận thấy tầm quan trọng chiến lược của tuyến đường, chính quyền Mĩ – Ngụy đã tập trung bom đạn, chất độc hóa học để trút xuống Trường Sơn, nhằm hủy diệt con đường. Trung bình một ngày là 450 vụ oanh tạc, 1000 phi vụ B52 cho một tháng. Dưới mặt đất, rải dọc tuyến đường là hàng rào điện tử, bom từ trường, bom nổ chậm, bom lá, bom bi… chúng chà xát, cày xới rừng Trường Sơn. Nhưng chúng không hủy diệt được con đường. “Địch phá một ta làm 10”, mưa bom bão đạn không thể đè bẹp được ý chí “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” của cả dân tộc Việt Nam.

Suốt 16 năm hàng chục ngàn cán bộ, chiến sỹ, thanh niên xung phong, lái xe, dân công hỏa tuyến, quân y, đồng bào các dân tộc… đã vượt qua muôn ngàn gian khổ “Sống bám xe, bám đường. Chết kiên cường dũng cảm”. Đã đập tan nhiều chiến dịch lớn của địch như: Đường 9 – Nam Lào, Chen – La I, II,…diệt và bắt 20.000 tên địch.

Nhờ có hệ thống đường Trường Sơn, mà quân đội ta đã thực hiện được những cuộc hành quân lớn, cùng tăng, pháo hạng nặng vào tận Tây Nguyên, bất ngờ tấn công Buôn Ma Thuột, giải phóng Tây Nguyên (3-1975). Rồi từ đó, chuyển sang thế tiến công trên khắp chiến trường miền Nam. Lần lượt xóa bỏ các quân đoàn, quân khu của địch, thần tốc xốc tới giải phóng Sài Gòn và hoàn toàn miền Nam (1975), kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mĩ.

Để ghi nhận và tôn vinh chiến công của bộ đội Trường Sơn, Quốc hội, Nhà nước đã phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho Đoàn 559, 77 đơn vị và 46 cá nhân.

Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh là tuyến đường vận tải chiến lược, mang tầm vóc lịch sử của thời đại Hồ Chí Minh. Là biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng cao cả, được hun đúc, kết tinh từ truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc.

Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh, trở thành con đường huyền thoại, con đường lịch sử - đường của ý chí quyết thắng, của lòng dũng cảm và

khí phách anh hùng. Đó là con đường nối liền Nam Bắc, là con đường của tương lai đất nước. Là con đường đoàn kết các dân tộc Đông Dương.

Nhà thơ Tố Hữu của chúng ta đã nói:

“Trường Sơn Đông nắng, Tây mưa Ai chưa đến đó như chưa rõ mình!”

Với tầm vóc lịch sử của tuyến vận tải trên dãy Trường Sơn, thiết nghĩ việc tổ chức cho HS tham quan “địa chỉ đỏ” này sẽ rất hữu ích, hiệu quả cho việc cung cấp những kiến thức lịch sử và giáo dục đạo đức cho HS.

Thông qua việc tham quan di tích kết hợp với cách dẫn dắt, gợi mở như vậy của GV, sẽ tạo biểu tượng cụ thể sinh động, khắc sâu những kiến thức HS đã được học trên lớp.

Hoạt động 2. HS tham quan tự do (từ 9h00’ đến 10h00’)

Sau khoảng 1.0 h tham quan có sự hướng dẫn, định hướng của GV, HS có thể chia thành các nhóm đi tham quan để tìm hiểu, ghi chép, chụp ảnh theo những hiện vật liên quan đến nội dung bài học. Nội dung tham quan tự do của HS được thực hiện như sau:

1. GV chia HS thành 4 nhóm, mỗi nhóm có khoảng từ 10-12 HS

2. Nội dung tham quan của các nhóm cụ thể như sau: - Nhóm 1: Tham quan và tìm hiểu những hiện vật gùi thồ, nhỏ lẻ trên những cung đường ngắn những ngày đầu thành lập Đoàn 301, sau đổi thành Đoàn 559 được khai sinh ngày 19-5-1959, giai đoạn từ năm 1959 - 1964.

- Nhóm 2: Tham quan và tìm hiểu những hiện vật vận chuyển trên tuyến, chuyển sang phương thức vận tải cơ giới, kết hợp với gùi thồ (bắt đầu từ năm 1964).

- Nhóm 3: Tham quan và tìm hiểu những hiện vật, tranh ảnh về hệ thống đường Trường Sơn không ngừng được mở rộng cả Đông Trường Sơn và Tây Trường Sơn. Gồm 5 hệ thống trục dọc, 21 trục ngang kết thành mạng lưới giao thông liên hoàn, với tổng số 216 con đường, tổng chiều dài gần 20.000km. Cùng 5000km đường ống dẫn xăng dầu từ Bắc vào Lộc Ninh và đường dây thông tin hữu tuyến đến tận các chiến trường.

- Nhóm 4: Tham quan và tìm hiểu những hiện vật, tranh ảnh về :

+ Vừa mở đường vừa vận tải hàng hóa vũ khí cho chiến trường, bộ đội Trường Sơn hiệp đồng tác chiến đánh trả những trận oanh tạc của địch. Bắn rơi máy bay các loại.

+ Quân đội ta đã thực hiện được những cuộc hành quân, cùng xe tăng, pháo hạng nặng vào các chiến trường Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, chiến trường Lào…

Trong quá trình HS tìm hiểu, GV chú ý theo dõi, đôn đốc, nhắc nhở các em làm việc, giải đáp thắc mắc của các em nảy sinh trong quá trình tự tìm hiểu, hướng dẫn cụ thể những vấn đề HS còn chưa rõ.

Cuối cùng, GV tập trung HS trước bảo tàng, nhận xét chung về buổi tham quan, dặn dò HS làm bài tập thu hoạch (đã giao nhiệm vụ từ trước), phát phiếu thăm dò, tìm hiểu xem HS suy nghĩ gì về buổi tham quan học tập tại di tích: Có tiếp thu được không, có thích hình thức học tập này không, đề xuất những mong muốn, nguyện vọng để GV rút kinh nghiệm, điều chỉnh để những buổi tham quan sau đạt kết quả tốt hơn. Nhắc nhở học sinh trở về an toàn.

MỤC LỤC

Phần I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DI SẢN VĂN HÓA

1. Những vấn đề chung về di sản văn hóa

2. Ý nghĩa của di sản văn hóa đối với dạy học và các hoạt động giáo dục trong nhà trường

3. Những di sản văn hóa thường được sử dụng trong dạy học và các hoạt động giáo dục

4. Trách nhiệm của nhà trường đối với di sản văn hóa của địa phương, dân tộc và nhân loại.

Phần II. SỬ DỤNG DI SẢN VĂN HÓA TRONG DẠY HỌC VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG

1. Những yêu cầu về sử dụng di sản văn hóa trong dạy học và các hoạt động giáo dục trong nhà trường

2. Các hình thức tổ chức dạy học, tổ chức các hoạt động giáo dục với di sản văn hóa trong nhà trường

3. Một số phương pháp dạy học, đánh giá kết quả dạy học, giáo dục có sử dụng di sản văn hóa

Phần III. THỰC HÀNH XÂY DỰNG KẾ HOẠCH VÀ THIẾT KẾ GIÁO ÁN DẠY HỌC VÀ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CÓ SỬ DỤNG DI SẢN VĂN HÓA

1. Xây dựng kế hoạch dạy học và các hoạt động giáo dục có sử dụng di sản ở trường phổ thông

2. Thiết kế giáo án và các hoạt động giáo dục có sử dụng di sản 3. Một số ví dụ minh hoạ

3.1. Đối với kiểu bài sử dụng di sản văn hoá trong dạy học trên lớp 3.2. Đối với bài học tại di sản- Bài học thực địa

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật Di sản văn hóa, năm 2001 sửa đổi bổ sung năm 2009); 2. Lịch sử Đảng bộ tỉnh Phú Thọ, NXB Chính trị Quốc gia;

3. Đền Hùng-di tích và cảnh quan, NXB Địa học sư phạm Hà nội; 4. Di tích và danh thắng vùng đất Tổ, Sở VH-TT và Du lịch;

5. Đổi mới nội dung và phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông, Nhà xuất bản Đại học sư phạm Hà Nội, năm 2008;

6. Văn nghệ dân gian Phú Thọ, Sở VH-TT và Du lịch ;

7. Một số tư liệu lịch sử tỉnh Phú Thọ, Tác giả: Trần Ngọc Duệ; 8. Thế giới Di sản số 11 năm 2012;

9. Đền Hùng và Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, năm 2013; 10. Tài liệu tập huấn dạy học di sản của Bộ GD&ĐT, tháng 01/2013; 11. Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Giáo dục di sản văn hóa trong trường Phổ thông tỉnh phú Thọ;

12. Hội Giáo dục Lịch sử- Nghiên cứu, biên soạn và giảng dạy Lịch sử địa phương ( Kỷ yếu Hội thảo khoa học toàn quốc)- Đại học Vinh –Vinh, 2002;

13. Bộ Giáo dục và đào tạo - Đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá học tập Lịch sử và giảng dạy lịch sử địa phương ở trường phổ thông- NXB Giáo dục- H. 2008;

14. Nguyễn Minh Nguyệt- Giáo dục trải nghiệm di sản ở nhà trường phổ thông – hướng tiếp cận mới trong giáo dục truyền thống- Tạp chí Giáo dục số 297 kì 1- 11/2012;

15. Nguyễn Văn Huy: Quy trình giáo dục trải nghiệm di sản trong nhà trường. Trung tâm Nghiên cứu và phát huy giá trị di sản văn hóa;

16. Phạm Mai Hùng, Dạy học Lịch sử thông qua các di sản, Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia về dạy học Lịch sử ở trường phổ thông, năm 2012.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU SỬ DỤNG DI SẢN VĂN HÓA TRONG DẠY HỌC VÀ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG THPT (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w