CÔNG TÁC CHUẨN BỊ CHO CHUYẾN THAM QUAN

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU SỬ DỤNG DI SẢN VĂN HÓA TRONG DẠY HỌC VÀ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG THPT (Trang 74)

1. Chuẩn bị của GV

- Giáo viên chủ động xây dựng và phệ duyệt Kế hoạch...(đã xong); Phổ biến kế hoạch tham quan cho HS từ ngay đầu học kỳ I (tiết học thứ 36- Bài 21 của chương IV), ấn định ngày giờ cụ thể cho chuyến tham quan, tốt nhất là sau khi vừa học xong giai đoạn lịch sử 1954-1975.

- Địa chỉ: Nhà bảo tàng “Đường Hồ Chí Minh” km 15 - Quốc lộ 6 Hà Nội đi Hòa Bình.

- Liên hệ trước với Bảo tàng, nêu rõ mục đích, yêu cầu đối với HS, để được tạo điều kiện thuận lợi.

- Để xác định rõ cho HS mục đích của chuyến tham quan GV, có thể giới thiệu: Bảo tàng “Đường Hồ Chí Minh” tại địa chỉ km15 - quốc lộ 6, Hà Nội đi Hòa Bình. Nơi đây lưu giữ hơn 15.000 kỷ vật gắn với đời sống, cuộc chiến gian khổ, kiên cường của hàng vạn chiến sĩ, đồng bào trên dãy Trường Sơn (TS). “Đến thăm Trường Sơn” giữa thủ đô Hà Nội, giúp chúng ta hiểu sâu sắc, đầy đủ hơn về con đường Trường Sơn – con đường huyền thoại - đường Hồ Chí Minh và thấy được vai trò của tuyến đường này trong sự nghiệp cách mạng của cả nước.

- Để định hướng nhận thức của HS khi tham quan bảo tàng, GV cần chuẩn bị một số chủ đề yêu cầu HS viết thu hoạch sau chuyến tham quan như: Chủ đề Lịch sử hình thành và phát triển của tuyến đường Trường Sơn, Kỉ vật Trường Sơn, Những kỉ lục của Trường Sơn, Cảm nghĩ về Trường Sơn....

2. Những yêu cầu đối với HS

- Khi đến tham quan bảo tàng, cần tuân thủ nội quy, mặc đồng phục, không gây ồn ào, không sờ tay vào hiện vật. Thực hiện tốt giờ giấc đi về. Có thể mang theo máy ảnh để chụp hiện vật và tư liệu.

- Khi đến bảo tàng cần chú ý quan sát hiện vật, lắng nghe thuyết minh của Hướng dẫn viên – ghi chép đầy đủ.

- Tìm hiểu một số vấn đề cơ bản sau:

+ Lịch sử hình thành và mở rộng của tuyến đường Trường Sơn. + Những tên gọi khác nhau của tuyến đường vận tải này.

+ Những kỷ vật gây ấn tượng.

+ Những câu chuyện về gương chiến đấu của bộ đội, Thanh niên xung phong. + Những trọng điểm đánh phá của Mĩ trên tuyến đường Trường Sơn. + Những con số, sự kiện, kỷ lục…

Bài thu hoạch được viết về một vấn đề nào đó mà HS tiếp thu được có thể là một bài phát biểu cảm tưởng, bài viết về gương chiến đấu…

Bài thu hoạch có thể do 1 cá nhân hoặc 1 nhóm viết.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU SỬ DỤNG DI SẢN VĂN HÓA TRONG DẠY HỌC VÀ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG THPT (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w