Chuẩn bị, thiết bị, tư liệu

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU SỬ DỤNG DI SẢN VĂN HÓA TRONG DẠY HỌC VÀ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG THPT (Trang 62)

1. Đối với GV

- Xây dựng kế hoạch, xác định thời gian và địa điểm tiến hành bài học. - Báo cáo kế hoạch tiến hành bài học tại thực địa cho Tổ chuyên môn và Ban Giám hiệu nhà trường để xin góp ý, phê duyệt và hỗ trợ.

- Khảo sát thực địa, liên hệ với cơ quan quản lý di tích để đăng ký tiến hành bài học tại thực địa và nhờ giúp đỡ.

- Nghiên cứu SGK, tài liệu tham khảo để thiết kế bài giảng tại thực địa. - Chuẩn bị đồ dùng dạy học: Lược đồ Đông Nam Á cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, bản đồ Việt Nam, lược đồ chiến sự ở Đà Nẵng năm 1858, sa bàn "Chiến sự ở Đà Nẵng từ năm 1858 đến năm 1873", ảnh " Liên quân Pháp - Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng năm 1858" và tranh ảnh chân dung các danh tướng Nguyễn Tri Phương, Lê Đình Lý...

- Giao nhiệm vụ chuẩn bị học tập cho HS.

- Chuẩn bị hiện trường trước giờ học: thống nhất công việc với hướng dẫn viên, bảo vệ khu di tích; kiểm tra lại các phương tiện - thiết bị phục vụ dạy học.

2. Đối với HS

- Nghiên cứu trước nội dung bài học trong SGK

- Sưu tầm tư liệu hiện vật lịch sử liên quan bài học: Về chiến sự ở Đà Nẵng năm 1858, về các dânh tướng như Nguyễn Tri Phương, Ông Ích Khiêm,...

- Chuẩn bị trang phục, phương tiện phù hợp với buổi học tại thực địa.

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức lớp học: Đúng thời gian quy định, GV tập trung HS tại khuôn viên của di tích, ổn định tổ chức và quán triệt những yêu cầu phải tuân thủ trong suốt buổi học.

2. Chuẩn bị cho HS nghiên cứu bài mới

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU SỬ DỤNG DI SẢN VĂN HÓA TRONG DẠY HỌC VÀ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG THPT (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w