+ Tổ 1: Vẽ sơ đồ và mô tả kiến trúc thành Điện Hải;
+ Tổ 2: Vẽ sơ đồ vị trí và mô tả các hiện vật lịch sử tại thực địa thành Điện Hải (các khẩu đại bác, tượng đài Nguyễn Tri Phương);
+ Tổ 3: Vẽ lược đồ chiến sự ở Đà Nẵng từ năm 1858 đến năm 1860;
+ Tổ 4: Tóm tắt nội dung hệ thống hiện vật lịch sử được trưng bày tại bảo tàng Đà Nẵng (giai đoạn 1858 đến 1918).
- Cuối cùng, GV nhận xét hoạt động của HS trong buổi học, tổ chức cho HS vệ sinh hiện trường và trở về trường.
Ví dụ 2
Tên bài: Tìm hiểu di sản Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” (Lịch sử địa phương lớp 10 THPT)
Bài học địa phương
I. Mục tiêu bài học:
- Về kiến thức: Nhằm cung cấp và hình thành cho học sinh những hiểu biết cơ bản về vị thế đất Tổ, về đời sống của cư dân Phú Thọ trong thời đại Hùng Vương, về cách thức sản xuất, phong tục tập quán, truyền thống tốt đẹp của nhân dân Phú Thọ trong thời đại Hùng Vương còn lưu truyền đến ngày nay, đặc biệt tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của dân tộc Việt.
- Về kĩ năng: Hình thành và rèn luyện kĩ năng khai thác tư liệu, kĩ năng hợp tác nhóm, kĩ năng thuyết trình, kĩ năng quan sát, nhận xét; rèn luyện và nâng cao năng lực tự học, năng lực thực hành thông qua trải nghiệm, rèn luyện các kĩ năng ứng xử với cộng đồng.
- Về thái độ: hình thành và bồi dưỡng lòng tự hào, yêu quý về vị thế đất Tổ, nơi ra đời nhà nước và kinh đô đầu tiên của Việt Nam, trân trọng những thành quả lao động, những phong tục tập quán của nhân dân Phú Thọ trong thời đại Hùng Vương ; có ý thức và những hành động cụ thể về trách nhiệm bảo tồn, phát huy các giá trị lịch sử văn hóa của quê hương.
II. Chuẩn bị của GV và học sinh:
1.GV: Chuẩn bị nội dung học tập và thiết kế các hoạt động; Liên hệ và xây dựng chương trình học tập, tham quan trước với Khu di tích Đền Hùng; Giao nhiệm vụ cụ thể cho học sinh.
2. Học sinh: Tìm kiếm tư liệu theo hướng dẫn của GV và thực hiện nhiệm vụ được giao.
III. Tiến trình tổ chức
1. Ổn định tổ chức:… 2. Kiểm tra bài cũ:… 3. Giới thiệu bài mới:… 4.Tổ chức các hoạt động:
4.1. Hoạt động học tập, nghiên cứu bài mới (45 phút) – Tiến hành tại phòng họp của Bảo tàng. Người thực hiện: GV Lịch sử
Hoạt động của GV - HS Kiến thức cơ bản cần đạt
Hoạt động 1. Tìm hiểu địa thế đất Tổ của Phú Thọ và đời sống vật
1. Phú Thọ trong thời kỳ nước Văn Lang.
a. Phú Thọ- miền đất cội nguồn dân tộc.- Thời tiền sử, trên các bậc thềm phù sa cổ - Thời tiền sử, trên các bậc thềm phù sa cổ
chất tinh thần của cư dân Văn Lang.
- Dạng hoạt động: cá nhân và cả lớp
- Phương pháp: Thuyết trình, trao đổi – đàm thoại.
Phát vấn: Những dấu tích nào cho biết cư dân Việt cổ sớm sinh sống ở vùng đất Phú Thọ?
Em có nhận xét gì về vị thế của vùng đất Phú Thọ?
Phát vấn:
Hãy vận dụng kiến thức đã học trong bài “ Các quốc gia cổ trên lãnh thổ Việt Nam”, trả lời câu hỏi: đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang như thế nào?
Hoạt động 2. Tìm hiểu tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương của người Việt.
Dạng hoạt động: hoạt động nhóm và cả lớp
Các nhóm trình bày kết quả nghiên cứu của nhóm mình.
sông Hồng, sông Lô, sông Đà đã có các thị tộc, bộ lạc người nguyên thuỷ sinh sống. Những chứng tích còn lại là dấu vết hoá thạch ở hang Ngựa (Thu Cúc - Thanh Sơn) nền văn hoá Sơn Vi được phát hiện, khai quật tại hàng trăm địa điểm; kể đến là nền văn hoá Phùng Nguyên và Gò Mun
- Thế kỷ VII TCN, nhà nước Văn Lang ra đời trên cơ sở thống nhất 15 bộ lạc, đứng đầu là vua Hùng, kinh đô Phong Châu ở vùng Việt Trì, Lâm Thao, Phù Ninh ngày nay.
* Với điều kiện thuận lợi, cư dân Việt cổ đã
sinh sống và thành lập nên nhà nước Văn Lang, nhà nước đầu tiên của dân tộc ta. Phú Thọ tự hào là miền đất Tổ vua Hùng, miền đất cội nguồn dân tộc.
b. Đời sống vật chất, tinh thần của cư dân Văn Lang Văn Lang
+ Đời sống vật chất:
- Ăn: gạo tẻ, gạo nếp, thịt cá, rau củ. - Mặc: Nữ mặc áo, váy, nam đóng khố. - Ở: Nhà sàn.
+ Đời sống tinh thần:
- Sùng bái thần linh, thờ cúng tổ tiên. - Tổ chức cưới xin, ma chay, lễ hội.
- Có tập quán nhuộm răng đen, ăn trầu, xăm mình, dùng đồ trang sức.
→ Đời sống vật chất tinh thần của Người Việt cổ khá phong phú, hòa nhập với tự nhiên.
2. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương của người Việt.
a. Cội nguồn tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương:
- Thời Hùng Vương, nhân dân Văn Lang đã có tục thờ cúng tổ tiên, ông bà, cha mẹ:
Thời đó, vua Hùng đã chọn núi thiêng Nghĩa Lĩnh làm nơi thực hiện các nghi lễ cầu thần tự nhiên, mong ước được mùa. - Đời sau, tưởng nhớ công ơn các vua Hùng, nhân dân đã lập đền thờ.
Các nhóm khác lắng nghe và nhận xét.
- Nhóm 1: Trình bày cội nguồn tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương
- Nhóm 2: Trình bày biểu hiện tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương qua di tích thờ cúng
- Nhóm 3: Biểu hiện của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương qua lễ hội.
- Nhóm 4. Trình bày ý nghĩa của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.
Thảo luận: Cơ hội và thách thức của tỉnh Phú Thọ khi có hai di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO cộng nhận?
GV nhận xét, chốt ý:
* Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương có một giá trị to lớn, đặc biệt đã được nhân dân ta bảo vệ và lưu truyền mấy ngàn năm. Nhiệm vụ của đời nay và đời sau là phải
- Các triều đình phong kiến đều lo hương khói, coi đền Hùng là nơi thờ Quốc Tổ của dân tộc Việt.
Như vậy, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương có từ thời đại Hùng Vương.
b. Biểu hiện:
- Qua các di tích thờ cúng:
+ trên địa bàn cả nước có 1.417 nơi thờ Hùng Vương, gia quyến và các tướng lĩnh của các Vua Hùng.
+ Vùng kinh đô Văn Lang xưa có tới 71 di tích liên quan tới việc thờ cúng vua Hùng. + Nổi bật nhất là Khu di tích lịch sử Đền Hùng.
- Qua lễ hội: Lễ hội 10/3
+ Nghi lễ dâng hương ngày nay được tiến hành như sau: Lễ dâng hương được tiến hành vào sáng ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch (chính hội). Đoàn dâng hương khởi hành từ sân lễ hội đến cổng đền, qua đền Hạ, đền Trung rồi lên đền Thượng. Chủ lễ vào Thượng cung đền Thượng kính cẩn dâng hương hoa lễ vật lên bàn thờ Tổ, sau đó đọc Bài tế ngày giỗ Quốc Tổ Hùng Vương
+ Hội còn có nhiều trò chơi dân gian, các hình thức văn hóa văn nghệ ...
+ Ngoài đền chính, nhiều nơi trên cả nước cũng tổ chức dâng hương ngày giỗ Tổ.
c. Ý nghĩa:
- Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương thể hiện lòng tôn kính đối với tổ tiên.
- Làm tăng thêm lòng tự hào dân tộc và đoàn kết dân tộc.
- Đồng thời khích lệ nhận thức về lòng biết ơn tổ tiên.
- Tháng12-2012, UNESCO đã cộng nhận Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là di sản
bảo vệ và phát huy những giá trị di
sản quý báu đó. văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
4.2. Hoạt động tham quan, học tập, trải nghiệm thực tế ( Hướng dẫn viên của Khu Di tích Đền Hùng cùng GV đưa HS tham quan) viên của Khu Di tích Đền Hùng cùng GV đưa HS tham quan)
- Thực hành nghi lễ dâng hương tại Đền Lạc Long Quân - Thực hành nghi lễ dâng tại đền Quốc Mẫu Âu Cơ
- Thực hành nghi lế dâng hương tại đền Hạ, đền Trung, đền Thượng, Lăng vua Hùng và đền Giếng.
Lưu ý: Khi thực hành nghi lễ dâng hương và tham quan các đền trong Khu di tích, chú ý cho HS có cơ hội thể hiện thái độ thành kính, biết ơn, cơ hội tìm hiểu về cảnh quan, môi trường, tạo điều kiện cho các em bộc lộ thái độ, hành vi ứng xử của mình với di tích, tự nhiên, và phát biểu những ý kiến của mình về vấn đề bảo tồn và phát triển di sản.
5. Tổng kết bài học: