1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vận dụng phương pháp dạy học theo nhóm để tổ chức dạy các chủ đề về phương trình và bất phương trình ở trường THPT phù ninh

80 850 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 1,04 MB

Nội dung

Khái niệm phương pháp DHTN Dạy học nhóm là một hình thức xã hội của dạy học, trong đó HS củamột lớp học được chia thành các nhóm nhỏ trong khoảng thời gian giới hạn,mỗi nhóm tự lực hoàn

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài khóa luận

Sự phát triển của xã hội và đổi mới của đất nước đang đòi hỏi cấp báchphải nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo Cùng với những thay đổi về nộidung cần có những thay đổi căn bản về PPDH Ngày nay trên thế giới cũngnhư đất nước ta, quan điểm về đổi mới PPDH và học đã thay đổi, chuyển từ

“lấy thầy làm trung tâm” sang “lấy trò làm trung tâm”, trong đó xác định vị tríchủ thể của người học, thầy là tác nhân của quá trình dạy học Hay nói cáchkhác PPDH cần hướng vào việc tổ chức cho người học học tập trong hoạtđộng và bằng hoạt động tự giác, tích cực, chủ động và sáng tạo

Định hướng đổi mới PPDH đã được thể chế trong luật giáo dục:

“Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tự giác, tích cực, chủ động, tư duysáng tạo của người học, bồi dưỡng năng lực tự học, khả năng thực hành, lòngsay mê học tập và ý chí vươn lên” (Luật giáo dục 2005, chương I, điều 5) Và

“ Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, chủ động, tưduy sáng tạo của HS, bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theonhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tìnhcảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập của HS” (Luật giáo dục 2005,chương II, mục 2, điều 28)

Như vậy đổi mới PPDH không phải là đưa ra PPDH hoàn toàn mới, màchủ yếu là kết hợp hài hòa, vận dụng linh hoạt những ưu điểm của PPDHtruyền thống và không truyền thống, sao cho phù hợp với đối tượng HS vàđặc thù bộ môn nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng là HS tự giác, tích cực,chủ động học tập, khơi dậy trí thông minh sáng tạo, lòng ham hiểu biết, khámphá, tác phong học tập nghiêm túc, khoa học

Những năm gần đây, đổi mới PPDH đã được các cấp quản lí giáo dụcquan tâm nhiều, coi đó là nội lực của ngành, cần được khai thác triệt để, nhằm

Trang 2

tạo ra “bước nhảy” về chất lượng giáo dục Ở các trường THPT cũng bướcđầu thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập theo chủ chương đổimới nhưng chưa được các thầy cô giáo đón nhận nồng nhiệt Tình trạng chungvẫn là sử dụng các PPDH truyền thống, truyền đạt một chiều từ thầy đến trò.Thầy giảng trò ghi, thầy đọc trò chép, giờ học ở lớp là thời gian người họctiếp nhận, ghi chép những tư liệu để đọc lại và tìm hiểu kỹ hơn trong thời gianngoài lớp Điều kiện phục vụ cho giảng dạy và học tập còn thiếu thốn và thô

sơ, HS chưa thực sự phát huy được năng lực tự học, tự nghiên cứu

Xuất phát từ thực tế ở trên theo chúng tôi sự đổi mới về nội dung vàPPDH chỉ thực sự có ý nghĩa và mang tính khả thi khi nó được tiến hành đồng

bộ với việc đổi mới các hình thức tổ chức dạy học Một trong các hình thức

tổ chức dạy học được GV ở tất cả các trường đều quan tâm đó là tổ chứcDHTN Với lao động mang tính tập thể, hợp tác, DHTN, một mặt khơi dạytiềm năng sáng tạo của mỗi cá nhân HS, mặt khác huy động và hội tụ được trítuệ của cả cộng đồng Nhờ đó DHTN giúp cho HS nắm vững tri thức, pháttriển nhân cách, trí tuệ của các em

Chính vì vậy, từ những lý do trên tôi đã lựa chọn đề tài: “Vận dụng phương pháp dạy học theo nhóm để tổ chức dạy các chủ đề về Phương trình và Bất phương trình ở trường THPT Phù Ninh”.

2 Mục tiêu của khóa luận

Đề xuất quy trình vận dụng DHTN để tổ chức dạy các chủ đề về PT và BPT

3 Nhiệm vụ và nội dung nghiên cứu

Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của PPDH nhóm

Nghiên cứu việc vận dụng PPDH nhóm để tổ chức dạy các chủ đề về

PT và BPT ở trường THPT Phù Ninh

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu các tài liệu sách báo vềphương pháp DHTN, sử dụng các phương pháp phân tích tổng hợp, hệ thống

Trang 3

hóa, khái quát hóa nguồn tài liệu lý luận và thực tiễn có liên quan để xây dựng

cơ sở lý luận cho quá trình nghiên cứu

Phương pháp quan sát sư phạm: Quan sát hoạt động của GV và HStrong giờ học để tìm hiểu thêm về thực trạng DHTN để tổ chức dạy các chủ

đề về PT và BPT ở trường THPT Phù Ninh

Phương pháp thử nghiệm sư phạm: Tổ chức thử nghiệm ở trườngTHPT Phù Ninh để kiểm tra tính khả thi của phương án đã đề xuất

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: DHTN để tổ chức dạy các chủ đề về PT và BPT

- Phạm vi nghiên cứu: Dạy học chủ đề về PT và BPT ở trường THPTPhù Ninh

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

7 Bố cục của khóa luận

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung chính của khóa luậnđược trình bày trong 3 chương:

Chương I: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn

Chương II: Vận dụng phương pháp dạy học theo nhóm để tổ chức dạy các chủ đề về phương trình và bất phương trình

Chương III: Thử nghiệm sư phạm

Trang 4

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN

1.1 Tổng quan về tình hình nghiên cứu dạy học theo nhóm

1.1.1 Tình hình nghiên cứu về dạy học nhóm trên Thế Giới

Từ thuở xưa khi mới xuất hiện nhà trường đầu tiên thì PPDH cũng rađời từ đó Đó là PPDH theo kiểu thuyết trình, GV giảng giải cho HS chân lí,

HS chỉ nghe, ghi chép và học thuộc

Cuộc sống của con người ngày càng được nâng cao, sự phát triển củacuộc cách mạng khoa học kỹ thuật cùng với sự bùng nổ của công nghệ thôngtin thực tiễn đòi hỏi HS những kiến thức sâu, vững chắc hình thành khuynhhướng phát triển không ngừng và hoàn thiện kiến thức đó đồng thời ứng dụngchúng vào cuộc sống Vì thế đã có rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu tìm tòinhững PPDH mới đáp ứng yêu cầu của thực tiễn giáo dục Từ những năm 20của thế kỷ XIX người ta đã tiến hành nghiên cứu nhóm, PPDH theo hướngphát huy tính tích cực của HS Cùng với sự phát triển của xã hội phương pháptích cực cũng phát triển và phát triển mạnh sau những năm 70 của thế kỷ XX

ở Anh, Pháp, Mỹ,…Theo xu hướng này GV không còn là người truyền đạtkiến thức sẵn có mà là người định hướng, đạo diễn cho HS tự mình khám pháchân lý, tìm ra kiến thức “Người thầy bình thường chỉ biết truyền đạt chân lý.Người thầy giỏi chủ yếu là dạy cách tìm ra chân lý”

Điển hình cho hướng tâm lý này là công trình nghiên cứu củaDancop.L.V nhằm phát triển tận lực trí tuệ của HS trong quá trình dạy học.Xuất phát từ quan điểm cho rằng sự phát triển trí tuệ diễn ra trước tiên và chủyếu trong quá trình HS nắm vững kiến thức và kỹ xảo, ông đã tổ chức dạy thửnghiệm, việc này ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của HS Trong hệ thốngthử nghiệm ở trẻ em được hình thành một sự kích thích bên trong đối với việchọc tập “các em cảm thấy hài lòng vì lao động trí tuệ căng thẳng, sung sướng

vì hoàn thành bài tập khó dường như các em đang tiến về một cái gì đó mới

mẻ mà mình phải nhận ra” Và còn rất nhiều công trình nghiên cứu khác củacác nhà nghiên cứu nổi tiếng như: I.IA.Lecne, IF.Kharamop, L.V.Rbrova,…

Trang 5

1.1.2 Tình hình nghiên cứu về dạy học nhóm ở Việt Nam

Dân tộc ta vốn có truyền thống tôn sư trọng đạo và hiếu học, đã để lạicho chúng ta nhiều tư tưởng giáo dục tiến bộ ngang tầm với giáo dục hiện đạinhư: “Học để nên người”, “học thầy không tày học bạn”, “không thầy đố màylàm nên” Những năm 60 của thế kỷ XX cũng đã chứng kiến sự ra đời củanhiều quan điểm tư tưởng giáo dục Việt Nam hiện đại như: “học để hành,hành để học”, “học phải kết hợp với lao động sản xuất và hoạt động xã hội”,

“trong nhà trường là giáo dục cho học trò phương pháp học tập, phương phápgiải quyết vấn đề” Năm 1980, khẩu hiệu “biến quá trình giáo dục thành tựgiáo dục, biến quá trình học thành tự học” đã được triển khai ở một số trườngTHPT như: Lê Văn Tám (Hà Nội), Trần Quốc Toản (Huế) và một số trường ởQuảng Trị

Từ những năm (1945 – 1995) phát triển sự nghiệp giáo dục Việt Nam

có thể xem đã ba lần cải cách giáo dục đều tập trung vào thay đổi mục tiêu vànội dung học mà chưa đề cập nhiều đến cải cách phương pháp giáo dục Vìthế trong nhà trường Việt Nam lĩnh vực phương pháp giáo dục trở nên lạc hậucản trở việc thực hiện mục tiêu giáo dục tiên tiến: Dù thầy có tích cực truyềnđạt, giảng giải thì trò vẫn tiếp thu thụ động trong quá trình giáo dục

Những năm gần đây, tiếp tục sự nghiệp đổi mới giáo dục và đào tạomột số nơi đã tiến hành nghiên cứu thí điểm, thử nghiệm phương pháp tíchcực với nhiều hình thức cụ thể, phong phú và đã đạt được những kết quả bướcđầu Một trong những kết quả của quá trình nghiên cứu ứng dụng, thí điểmthử nghiệm phương pháp tích cực nói trên đồng trí Nguyễn Kỳ Nguyên Thứtrưởng Bộ Giáo Dục – Đào Tạo, cố vấn khoa học của những thí điểm có hiệuquả như ở trường tiểu học Lê Văn Tám (Hà Nội), và một số trường tiểu học ởQuảng Trị (Thừa Thiên Huế) Cuốn sách (Thiết kế bài học theo phương pháptích cực) là sản phẩm đầu tiên của công trình nghiên cứu, ứng dụng cácphương pháp giáo dục tích cực, những tài liệu đổi mới phương pháp biện

Trang 6

pháp, hình thức tổ chức dạy học nhằm phát huy tính tích cực của HS như cáctác giả: Trần Bá Hoành, Đinh Quang Báo…Những tư tưởng quan điểm vềmột mô hình dạy học tích cực lấy người học làm trung tâm đã xuất hiện từlâu, tuy nhiên cho đến nay phương pháp này vẫn chưa thâm nhập vào thựctiễn nhà trường phương pháp này vẫn chưa được áp dụng rộng rãi.

1.2 Khái niệm PPDH và phương pháp DHTN

PPDH là tổ hợp những biện pháp với tư cách là những thành phần cấutrúc của nó, song việc phân như vậy cũng chỉ có tính chất tương đối Chẳnghạn giảng bài là PPDH trong tiết học lĩnh hội tri thức mới nhưng lại là mộtbiện pháp của phương pháp công tác trong phòng thí nghiệm Điều đó cónghĩa là trong những điều kiện nhất định, chúng có thể chuyển hóa lẫn nhau

1.2.2 Khái niệm phương pháp DHTN

Dạy học nhóm là một hình thức xã hội của dạy học, trong đó HS củamột lớp học được chia thành các nhóm nhỏ trong khoảng thời gian giới hạn,mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công vàhợp tác làm việc Kết quả làm việc của nhóm sau đó được trình bày và đánh

giá trước toàn lớp (Ngô Thị Kim Dung 2002, “Mô hình tổ chức theo nhóm trong giờ học trên lớp”).

Dạy học nhóm còn được gọi bằng những tên gọi khác nhau như dạyhọc hợp tác, dạy học theo nhóm nhỏ Dạy học nhóm không phải một PPDH

Trang 7

cụ thể mà là một hình thức xã hội, hay là hình thức hợp tác của dạy học Cũng

có tài liệu gọi đây là một hình thức tổ chức dạy học Tùy theo nhiệm vụ cầngiải quyết trong nhóm mà có những phương pháp làm việc khác nhau được sửdụng Khi không phân biệt giữa hình thức và PPDH cụ thể thì dạy học nhómtrong nhiều tài liệu cũng được gọi là PPDH nhóm

Số lượng HS trong một nhóm thường khoảng 4 – 6 HS Nhiệm vụ củacác nhóm có thể giống nhau hoặc mỗi nhóm nhận một nhiệm vụ khác nhau, làcác phần trong chủ đề chung

Tóm lại DHTN là một hình thức tổ chức dạy học, trong đó dưới sự tổchức và điều khiển của GV, HS được chia thành từng nhóm nhỏ, kết lại vớinhau trong một hoạt động chung, với phương thức tác động qua lại của cácthành viên, bằng trí tuệ tập thể mà hoàn thành các nhiệm vụ học tập

1.3 Cơ sở lí thuyết của phương pháp dạy học theo nhóm

1.3.1 Cơ sở triết học

Triết học duy vật biện chứng khẳng định mọi sự vật, hiện tượng trongthế giới khách quan đều vận động và phát triển không ngừng Nguyên nhâncủa sự vận động, phát triển này là sự nảy sinh và giải quyết liên tục các mâuthuẫn bên trong và bên ngoài Trong đó các mâu thuẫn bên trong và bên ngoàicộng hưởng với nhau tạo thành một hợp lực

Học là quá trình không ngừng nảy sinh và giải quyết các mâu thuẫn bêntrong và bên ngoài Điều đó tạo ra nội lực và ngoại lực thúc đẩy sự phát triểncủa bản thân người học Theo quy luật phát triển chung, ngoại lực dù có mạnhđến đâu vẫn chỉ là sự hỗ trợ thúc đẩy nội lực mới là nhân tố quyết định Vìvậy, trong dạy học HS phải là chủ thể tích cực tự giác của hoạt động học tập,

tự mình chiếm lĩnh tri thức bằng chính hành động của mình, tự phát triển từbên trong Nói cách khác, HS phải tự học và biết cách tự học Tuy nhiên, nănglực tự học sẽ khó có thể phát triển nếu thiếu sự hướng dẫn, tổ chức của GV và

sự hợp tác của các bạn cùng học Do đó, cần phải kết hợp nội lực và ngoại

Trang 8

lực, cá nhân hóa với xã hội hóa (việc học) nhằm tiến tới trình độ cao nhất của

sự phát triển và cộng hưởng ngoại lực – dạy, hợp tác với nội lực – tự học Quátrình tự học, tự nghiên cứu, cá nhân hóa việc học phải kết hợp với việc hợptác với các bạn trong cùng một nhóm, lớp và quá trình dạy của GV, tức là quátrình xã hội việc học

1.3.2 Cơ sở xã hội học

Giáo dục, về bản chất, là quá trình xã hội hóa cá nhân Không có xã hộihóa thì không có cá nhân hóa Mối quan hệ giữa xã hội hóa và cá nhân hóa làmối quan hệ biện chứng Nhóm nhỏ là nơi giao nhau giữa các tác động từ xãhội đến cá nhân và các tác động phản hồi từ cá nhân trở lại xã hội Một phầnlớn các tác động của xã hội đã khúc xạ qua nhóm nhỏ rồi tỏa tác dụng điềuchỉnh đến cá nhân, đồng thời, cũng thông qua các quá trình tâm lý cá nhânđược hình thành trong nhóm nhỏ, nhu cầu thực tiễn được phản ánh đã gópphần làm thay đổi các chuẩn mực xã hội Như vậy, nhóm nhỏ là nơi diễn raquá trình xã hội hóa từng cá nhân Nhóm nhỏ có vai trò như sau:

+ Nhóm nhỏ là môi trường nuôi dưỡng cá nhân, là sợi dây liên lạc chặtchẽ giữa cá nhân và xã hội, nơi thi hành những nhiệm vụ mà xã hội đòi hỏi ởmỗi người, nơi khuyến khích con người làm việc, nhập vào nhóm nhỏ cá nhân

có được sự ủng hộ, làm tăng tình thân thiện, gắn bó với nhau Nhờ tình thânthiện đó, con người cảm thấy sợi dây liên lạc với xã hội không đến nỗi lỏng lẻo

+ Nhóm nhỏ là nơi chú trọng đến toàn diện con người, nêu rõ ưu,khuyết điểm của họ Nhóm lớn và xã hội đưa ra những luật lệ chung, tổngquát, nhóm nhỏ cụ thể hóa các yêu cầu ấy sao cho phù hợp với cá nhân, trởnên dễ nhớ, dễ hiểu, dễ thành định hướng hành vi thường ngày mà vẫn giữđược tinh thần cơ bản của luật lệ xã hội

+ Nhóm nhỏ duy trì tinh thần đoàn kết nhờ vào sự xâm nhập lẫn nhaugiữa kết cấu chính thức và kết cấu không chính thức

Trang 9

Vì tính chất xã hội đó, từ lâu, trong dạy học, nhóm nhỏ đã được sửdụng như một môi trường để giúp cho HS, một mặt để lĩnh hội tri thức, pháttriển trí tuệ, nhân cách, mặt khác hòa nhập vào đời sống cộng đồng, vào thựctiễn xã hội.

1.3.3 Cơ sở sư phạm học

Nội dung, phương pháp và các hình thức tổ chức dạy học có mối quan

hệ rất chặt chẽ Khi nội dung và phương pháp thay đổi sẽ làm cho hình thứcdạy học cũng thay đổi Do đó, cùng với việc đổi mới nội dung và PPDH, việcđổi mới các hình thức dạy học cũng được đặt ra như một tất yếu Các mô hình

tổ chức giờ học hiện đại ra đời bổ sung cho các mô hình dạy học cũ, cụ thể:

+ Về nhiệm vụ:

Giờ học hiện đại không chỉ truyền đạt những kiến thức quy định cho

HS mà còn hướng đến sự phát triển tư duy, trí tuệ và nhân cách HS, hìnhthành các kỹ năng thực hành, chuẩn bị cho HS thích ứng, hòa nhập với đờisống xã hội

+ Về nội dung:

Nội dung của giờ học hiện đại không chỉ là những kiến thức khái quát

mà còn là những bài tập nhận thức dưới dạng các tình huống để phát triển tưduy sáng tạo, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề thực tiễn cho HS

+ Về phương pháp:

Giờ học hiện đại coi trọng rèn luyện cho HS phương pháp tự học, pháthuy sự tìm tòi độc lập hoặc theo nhóm qua thảo luận GV quan tâm tới việcvận dụng vốn hiểu biết kinh nghiệm của HS và tập thể HS để xây dựng nộidung bài học, giáo án được thiết kế theo kiểu phân nhánh để GV linh hoạtđiều chỉnh theo diễn biến của tiết học với sự tham gia tích cực của HS, tạođiều kiện cho HS bộc lộ phát triển tiềm năng của mình

Trang 10

+ Về hình thức tổ chức dạy học:

Giờ học hiện đại sử dụng phối hợp và linh hoạt cả ba hình thức: Toànlớp, nhóm, cá nhân Trong đó, hình thức nhóm tỏ ra rất có ưu thế trong việctích cực hóa hoạt động nhận thức và hợp tác của HS Các thiết bị dạy học,bàn, ghế và không gian giờ học được bố trí cơ động và linh hoạt cho phù hợpvới yêu cầu của tiết học

1.4 Bản chất của quá trình tổ chức DHTN

Trong quá trình tổ chức DHTN, các thành tố cơ bản của quá trình dạyhọc: Hoạt động dạy, hoạt động học và nội dung dạy học vừa tồn tại độc lập,vừa vận động và phát triển trong sự tác động qua lại lẫn nhau trong môitrường xã hội của nhóm nhỏ

- DHTN đòi hỏi GV phải chuẩn bị kĩ lưỡng kế hoạch dạy học, lựa chọnnhững nội dung thực sự phù hợp với hoạt động nhóm và thiết kế được cáchoạt động giúp các em lĩnh hội, khám phá kiến thức mới một cách tốt nhất

- Tổ chức dạy học nhóm là một hình thức dạy học mới Đó là một trongnhững hình thức thực hiện tốt việc dạy học phát huy tính tích cực và tương táccủa HS Với hình thức này, HS được hấp dẫn, lôi cuốn vào các hoạt động học,thu lượm kiến thức bằng khả năng của mình với sự giúp đỡ, hướng dẫn của GV

- Phương pháp DHTN được sử dụng nhằm khai thác vốn kiến thức màcác em đã tích lũy, những hiểu biết thực tế trong đời sống hoặc vận dụng kiếnthức vào cuộc sống lao động sản xuất

Trang 11

1.5 Đặc điểm của quá trình tổ chức DHTN

DHTN hướng tới việc tích cực hóa hoạt động của người học, phát huytính tích cực của người học, có tác dụng tương tác trong quá trình dạy học.Hình thức DHTN có các đặc điểm sau:

+ Lớp học được chia thành các nhóm nhỏ

Tùy theo mục đích, yêu cầu của vấn đề học tập, lớp học được phân chiathành các nhóm ngẫu nhiên hoặc có chủ định, được duy trì ổn định hoặc thayđổi trong từng phần của tiết học được giao cùng một nhiệm vụ hoặc nhữngnhiệm vụ khác nhau

+ Dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động của HS

Trong DHTN, HS được cuốn hút vào các hoạt động học tập do GV tổchức, hướng dẫn, thông qua đó HS tự khám phá những điều mình chưa biết,chứ không thụ động nghe từ lời giảng của GV HS được đặt trước những tìnhhuống thực tế, được tranh luận, thảo luận những vấn đề hoặc trực tiếp thựchành nhằm mục đích giải quyết các vấn đề theo cách suy nghĩ của mình từ đó

HS nắm được kiến thức mới, kỹ năng mới, nắm phương pháp tạo ra kiến thức

đó, kỹ năng đó

+ Chú trọng rèn luyện cho HS phương pháp tự học

Thông qua việc thảo luận, tìm cách giải quyết các vấn đề, báo cáo trìnhbày các vấn đề, GV rèn luyện cho HS phương pháp, kỹ năng, thói quen có ýchí tự học, tự nghiên cứu

+ Kết hợp giữa đánh giá của GV với tự đánh giá của HS

Ngay trong cuộc thảo luận hay cuối tiết học, GV có thể đánh giá đượcngay khả năng học tập của từng HS về mức độ tiếp thu kiến thức, tính năngđộng, sáng tạo, trong học tập GV kịp thời thu được những thông tin từ phía

HS của mình Cũng qua buổi học HS có điều kiện tự đánh giá mình và thamgia đánh giá lẫn nhau giữa các bạn cùng nhóm

Trang 12

1.6 Cấu trúc, chức năng của quá trình tổ chức DHTN

Trong quá trình DHTN, hoạt động dạy và hoạt động học được thực hiệntheo nhiều chu trình kế tiếp nhau Sự kết thúc của một chu trình này sẽ là điểmxuất phát cho một chu trình khác cao hơn tương ứng và lôgic vận động của bàihọc Mỗi chu trình gồm nhiều giai đoạn và mỗi giai đoạn lại có một chức năngcủa quá trình tổ chức DHTN Về cơ bản, trong một chu trình tổ chức DHTN,hoạt động dạy và hoạt động học được tiến hành theo bốn giai đoạn:

+ Hoạt động của GV

Lấy hoạt động của HS làm trung tâm, GV chủ động khởi xướng cácmối quan hệ tương tác: Thầy – nhóm – trò, làm cho chúng vận động và pháttriển vì hiệu quả thực tế của HS theo trình tự sau:

(1) Hướng dẫn HS tự nghiên cứu  (2) Tổ chức thảo luận nhóm (3) Tổ chức thảo luận lớp  (4) Kết luận kiểm tra, đánh giá

+ Hoạt động của HS

Theo sự hướng dẫn của GV, HS tự tổ chức, tự điều khiển hoạt độnghọc tập, tích cực và chủ động chiếm lĩnh tri thức qua các giai đoạn sau:

(1) Tự nghiên cứu cá nhân  (2) Thảo luận nhóm  (3) Thảo luận lớp

 (4) Tự kiểm tra, tự đánh giá, tự điều chỉnh

Ở mỗi giai đoạn các tác động sư phạm của GV luôn luôn phù hợp vàcộng hưởng với các thao tác tự học của HS

Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng, tổ chức DHTN có một cấu trúc cơ động,các giai đoạn của nó có thể thực hiện xen kẽ nhau, thâm nhập và bổ sung chonhau, song vẫn không mất đi tính độc lập, tính rõ dàng của các giai đoạntrong cấu trúc Vì vậy, bốn giai đoạn trên, không có nghĩa là bốn bước cógianh giới rạch ròi Giai đoạn chỉ có nghĩa là: Vào lúc đó vai trò của cá nhân,nhóm hay thầy nổi bật lên Giai đoạn nào cũng có vai trò và hoạt động chungcủa thầy và trò, song ở giai đoạn 1: nổi lên vai trò của HS; giai đoạn 2, 3: nổi

Trang 13

lên vai trò của cộng đồng nhóm, cộng đồng lớp học; giai đoạn 4: nổi bật lênvai trò của thầy.

Vì vậy, qua từng tình huống dạy học bằng hoạt động của chính mình,bằng sự hợp tác với bạn và với thầy, không những HS chiếm lĩnh được chithức, khái niệm, mà còn tạo nên những phẩm chất và nhân cách con người

có ưu điểm là đơn giản, dễ sử dụng và rất thích hợp với việc tổ chức thực hiệncác bài học có nội dung được cấu trúc theo đường thẳng Tuy nhiên, nhượcđiểm cơ bản là chưa tạo ra được sự phụ thuộc tích cực và tính chịu tráchnhiệm cá nhân cao, vì vậy nếu không được tổ chức tốt sẽ không tạo ra được

sự liên kết và phối hợp hoạt động nhóm, HS dễ sử dụng kết quả của nhau

Dạng 2: Phân hóa về nhiệm vụ nhận thức

Đây là dạng mà các nhóm khác nhau có những nhiệm vụ khác nhautrong khuôn khổ một đề tài chung dành cho cả lớp Vì vậy, có sự khác nhau

về thể thức, phương pháp và sản phẩm của hoạt động Đặc trưng của dạng này

là cả lớp chịu trách nhiệm về mặt mục tiêu chung được thực hiện thông quanhiệm vụ riêng biệt của từng nhóm Ưu điểm nổi bật của dạng này là giúp cho

GV có thể thực hiện dạy học phân hóa theo trình độ và năng lực của từngnhóm HS, chứa đựng nhiều khả năng áp dụng cho các bài học có nội dungđược cấu tạo phân nhánh Tuy nhiên, cũng như dạng 1, dạng này chưa tạo rađược sự phụ thuộc tích cực và tính chịu trách nhiệm cá nhân cao ở HS

Trang 14

Dạng 3: Thống nhất ở cấp độ lớp nhưng phân hóa ở cấp độ nhóm

Đây là dạng mà các nhóm trong lớp có nhiệm vụ giống nhau, nhưngcác thành viên trong nhóm có nhiệm vụ khác nhau Cụ thể là các nhóm chịutrách nhiệm về một mục tiêu duy nhất được thực hiện thông qua nhiệm vụ củatừng thành viên Ở đây các hoạt động cá nhân được tổ chức lại và liên kết hữu

cơ với nhau nhằm thực hiện nhiệm vụ chung Ưu điểm của dạng này là tạo rađược một sự phụ thuộc tích cực giữa các thành viên trong nhóm Mỗi HS phảichịu trách nhiệm cá nhân về nhiệm vụ của mình, thành tích của họ có ảnhhưởng trực tiếp tới thành tích chung của cả nhóm Vì vậy, buộc họ phải tíchcực nỗ lực, không thể trông chờ ỷ lại vào người khác Hơn nữa, dạng này cóthể giúp cho GV giao những nhiệm vụ phù hợp với trình độ và năng lực củatừng HS, qua đó thực hiện dạy học cá biệt hóa Tuy nhiên, dạng này chỉ thíchhợp với bài học có cấu trúc nội dung phân nhánh, còn đối với những bài học

có cấu trúc nội dung đường thẳng rất khó thực hiện

Dạng 4: Phân hóa ở cấp độ lớp và phân hóa ở cấp độ nhóm

Đây là dạng được tạo nên bởi sự kết hợp giữa dạng 2 và dạng 3 Khi tổchức dạng này cần tiến hành qua 2 bước:

Bước 1: Thành lập các nhóm phân hóa, giữa các nhóm trong lớp có

nhiệm vụ khác nhau, nhưng các thành viên trong nhóm có nhiệm vụ giốngnhau Giao nhiệm vụ và tổ chức cho các nhóm giải quyết nhiệm vụ của mình,khi nhiệm vụ chung được giải quyết xong, nhóm giải tán

Bước 2: Thành lập các nhóm mới, các thành viên của nhóm mới được

tập hợp lại từ các nhóm phân hóa Mỗi thành viên mang vào nhóm một nhiệm

vụ mà họ vừa tham gia, khi nhóm hoạt động, họ sẽ làm nhóm trưởng điềuhành nhóm giải quyết nhiệm vụ này và tương tự như dạng 3, HS sẽ dàn dựng,lắp ráp tạo thành sản phẩm chung

Dạng này đã thừa hưởng được tất cả những ưu điểm của dạng 2 vàdạng 3, đặc biệt là nó giúp cho GV thực hiện dạy học phân hóa và cá biệt hóatrong giờ học Tuy nhiên, nhược điểm của nó là tốn kém về thời gian

Trang 15

Tóm lại, DHTN có thể tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau, mỗi dạng đều cónhững ưu điểm và nhược điểm nhất định Khi thực hiện DHTN cần phối hợp chúngmột cách đa dạng và linh hoạt, tránh sử dụng độc tôn một dạng.

1.7.2 Một số kỹ thuật phân nhóm

* Xác định số lượng thành viên trong nhóm

Số lượng thành viên của nhóm không cố định Tuy nhiên, trong mọitrường hợp quy mô nhóm không thể nhỏ hơn 3 và lớn hơn 7, tức là từ 3 – 7

HS, nhóm có quy mô tối ưu là từ 4 – 6 HS Với quy mô này, các tương tác cóthể thực hiện với tần suất cao và diễn ra đa chiều

* Thành lập nhóm

Có thể chia nhóm học của HS ra thành hai kiểu:

+ Kiểu 1: Nhóm đồng nhất, nhóm được tạo bởi một tập hợp các HS cócùng mức độ về trình độ và tính độc lập nhận thức

+ Kiểu 2: Nhóm hỗn hợp, nhóm được tạo bởi một tập hợp các HS có sựkhác biệt nhau về trình độ và tính độc lập nhận thức

Để dễ dàng thành lập và chuyển hóa giữa hai kiểu nhóm trên, GV có thể dựa vào sơ đồ 1.1 sau:

Trang 16

Như vậy, mỗi HS đồng thời là thành viên của hai nhóm, nhóm đồngnhất và nhóm hỗn hợp Sau một vài lần tập, khi thành lập kiểu nào, GV chỉcần ra hiệu lệnh là HS có thể tìm ra nhóm của mình.

Để thành lập sơ đồ trên, GV cần tiến hành theo ba bước:

+ Phân loại HS theo sáu mức độ: Giỏi, khá, trung bình khá, trung bình,yếu và kém

+ Xắp xếp: Các HS có cùng một mức độ vào một nhóm theo cột dọc,trong trường hợp thừa, GV có thể để hai em vào cùng một vị trí trong sơ đồ

+ Đối chiếu theo hàng ngang để thành lập các nhóm hỗn hợp

Lựa chọn theo kiểu nào, theo chúng tôi, phụ thuộc vào tính chất phânhóa về nhiệm vụ nhận thức được thực hiện ở cấp độ nào Nếu nhiệm vụ nhậnthức được phân hóa ở cấp độ lớp thì chọn kiểu nhóm đồng nhất Còn ở cấp độnhóm thì chọn kiểu nhóm hỗn hợp Và ở trong một giờ học, chúng ta có thểkết hợp cả hai kiểu này

* Lựa chọn thành viên vào nhóm

Có nhiều cách lựa chọn các thành viên vào một nhóm Tuy nhiên,nhóm hoạt động có hiệu quả là nhóm có các thành viên với các năng lực đadạng và mang tính chất ngẫu nhiên Với nhóm như vậy mỗi vấn đề cần giảiquyết sẽ chứa đựng sự cân nhắc toàn diện hơn Do đó có thể phân nhóm theo

tổ có sẵn của lớp hoặc phân nhóm ngẫu nhiên theo số thứ tự mà GV quy định.Nếu tổ có số HS lớn hơn sáu nhiều ta lại phải phân bố thành hai nhóm theobàn học…

* Thời gian duy trì nhóm

Thông thường nhóm cần được duy trì sao cho các thành viên trong nhóm được “hiểu nhau” và có được các kỹ năng cần thiết nhất định nhưng

Trang 17

cũng không nên để nhóm “quá hiểu nhau” dễ sinh ra tình trạng trì trệ thiếu năng động và dựa dẫm vào nhau.

* Tổ chức lớp học

GV cần tổ chức sao cho mọi thành viên trong nhóm phải nhìn thấynhau Giữa các nhóm cần có khoảng cách hợp lý: Không gần quá nhưng cũngkhông xa quá để một mặt không ảnh hưởng lẫn nhau, mặt khác cũng có thểtrao đổi và thảo luận với nhau

1.8 Quy trình của một bài học vận dụng phương pháp DHTN

Quy trình là một tập hợp các giai đoạn, các bước để thể hiện hoạt độngdạy và hoạt động học của GV và HS từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc hoạtđộng của họ

Quy trình của một bài học vận dụng phương pháp DHTN có thể đượcthực hiện theo các giai đoạn sau:

1.8.1 Giai đoạn chuẩn bị bài của GV và HS

* Hoạt động của GV

+ Bước 1: Xác định mục tiêu của bài học

- Nghiên cứu mục tiêu của môn học và xác định vị trí của bài học trongchương trình, kế hoạch dạy học

- Tìm hiểu đặc điểm và trình độ của HS

- Xác định những kiến thức cơ bản, những kỹ năng và thái độ cần thiếthình thành cho HS

+ Bước 2: Thiết kế nội dung của bài học

- Phân tích nội dung của bài học

- Xây dựng cấu trúc nội dung bài học

- Thiết kế các tình huống dạy học

- Xác định thời gian cho từng tình huống và phân hóa chúng cho phùhợp với từng HS và từng nhóm HS

+ Bước 3: Ra quyết định lựa chọn

Trang 18

- Các phương pháp và phương tiện dạy học.

- Các dạng tổ chức DHTN

- Các biện pháp tổ chức và điều khiển hoạt động của nhóm

* Hoạt động của HS

Dưới sự hướng dẫn của GV, HS cần tiến hành:

+ Bước 1: Tự xác định mục tiêu của bài học

- Tự tìm hiểu mục tiêu của môn học

- Tự xác định vị trí của bài học trong chương trình

- Tự xác định những tri thức cơ bản, những kỹ năng và thái độ cần phảichiếm lĩnh

+ Bước 2: Nghiên cứu nội dung bài học

- Tự xác định những tri thức chính và phụ

- Xác định mối quan hệ giữa các phần của bài học

- Tự đặt ra câu hỏi và tình huống

+ Bước 3: Tự lựa chọn

- Các phương pháp học tập chủ yếu

- Các phương tiện và đồ dùng học tập cá nhân

- Cách tổ chức hoạt động của cá nhân trong giờ học nhóm

1.8.2 Giai đoạn thực hiện hoạt động dạy và học trong giờ học nhóm

* Hoạt động của GV

+ Bước 1: Thành lập nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm

- Thành lập các nhóm

- Giao nhiệm vụ cho từng nhóm

- Hướng dẫn nhóm giải quyết nhiệm vụ

- Giúp đỡ nhóm phân chia nhiệm vụ cho từng cá nhân

+ Bước 2: Hướng dẫn HS tự nghiên cứu

- Hướng dẫn HS xác định nhiệm vụ

- Hướng dẫn HS cách giải quyết nhiệm vụ

Trang 19

- Hỗ trợ và giúp đỡ HS giải quyết tình huống.

- Hướng dẫn HS ghi lại các kết quả nghiên cứu cá nhân

+ Bước 3: Tổ chức thảo luận nhóm

- Định hướng hoạt động của nhóm

- Kích thích hoạt động của nhóm

- Điều khiển hoạt động của nhóm

- Điều chỉnh hoạt động của nhóm

- Thúc đẩy hoạt động của nhóm

+ Bước 4: Tổ chức thảo luận lớp

- Xem xét báo cáo của các nhóm

- Yêu cầu các nhóm cử đại diện trình bày kết quả nghiên cứu

- Yêu cầu các nhóm khác bổ sung

- Nhấn mạnh các điểm khác biệt giữa các nhóm để HS tranh luận

+ Bước 5: Tổng kết đánh giá

- Tóm tắt từng vấn đề

- Bổ sung, thể chế hóa tri thức

- Đưa một số câu hỏi để kiểm tra

- Nhận xét về hoạt động của từng nhóm

* Hoạt động của HS

+ Bước 1: Gia nhập nhóm

- Nhập các nhóm

- Tiếp nhận nhiệm vụ chung từ GV

- Tiếp nhận vai trò của nhóm

- Tiếp nhận nhiệm vụ cá nhân trong từng nhóm

+ Bước 2: Tự nghiên cứu cá nhân

- Tìm hiểu chủ đề, đề xuất nhiệm vụ

- Xây dựng giả thuyết cho tình huống

Trang 20

- Chứng minh giả thuyết.

- Đánh giá, thử nghiệm các giải pháp đã tìm được

+ Bước 3: Hợp tác với các bạn trong nhóm.

- Trình bày kết quả nghiên cứu trước nhóm

- Tỏ thái độ trước ý kiến của bạn

- Góp ý bổ sung vào các kết quả nghiên cứu của bạn

- Ghi lại các ý kiến theo cách hiểu của mình

- Khai thác ý kiến của bạn, bổ sung và điều chỉnh các kết quả nghiêncứu của mình

+ Bước 4: Hợp tác với các bạn trong lớp.

- Đại diện cho nhóm trình bày các kết quả nghiên cứu của nhóm

- Tỏ thái độ trước các ý kiến của nhóm khác

- Ghi lại các kết quả nghiên cứu của nhóm khác theo cách hiểu của mình

- Khai thác bổ sung và điều chỉnh các kết quả nghiên cứu của mình

+ Bước 5: Hợp tác với thầy, tự đánh giá, tự điều chỉnh

- So sánh, đối chiếu với kết luận của thầy

+ Bước 1: Hướng dẫn HS tổng kết bài học

- Yêu cầu HS đọc lại nội dung của bài học

- Hướng dẫn HS xác định trọng tâm của từng phần và của từng bài

- Hướng dẫn HS xác định mối quan hệ trong từng phần và giữa cácphần trong bài

- Hướng dẫn HS sắp xếp các ý, các luận điểm cho một trật tự nhất định

Trang 21

- Hướng dẫn HS khái quát các luận điểm, các mối quan hệ và xác định

tư tưởng chủ đạo của bài học

+ Bước 2: Đánh giá kết quả học tập của HS

- Đánh giá tiến độ, mức độ thực hiện kế hoạch của HS

- Đánh giá mức độ đạt được của HS so với yêu cầu đặt ra

- Phân tích những nguyên nhân của những tồn tại của HS

- Đề xuất các giải pháp để HS khắc phục tồn tại

+ Bước 3: Hướng dẫn HS chuẩn bị bài học mới

- Hướng dẫn HS xác định mục tiêu và nhiệm vụ của bài học mới

- Hướng dẫn HS nghiên cứu nội dung của bài học mới

- Hướng dẫn HS lựa chọn phương pháp, phương tiện học tập và các tàiliệu tham khảo

* Hoạt động của HS

+ Bước 1: Tự tổng kết bài học

- Đọc lướt nhanh toàn bộ nội dung bài học

- Xác định những ý cốt lõi những luận điểm cơ bản

- Xác định mối quan hệ giữa các ý trong luận điểm và giữa các luậnđiểm trong bài

- Sắp xếp các ý, các luận điểm theo một trình tự nhất định

- Khái quát các ý, các luận điểm, các mối quan hệ, xác định nội dungchính của bài học

+ Bước 2: Tự đánh giá kết quả học tập

- Tự đánh giá về mức độ, tiến độ thực hiện kế hoạch

- Tự đánh giá về mức độ trưởng thành về tri thức, kỹ năng thái độ

- Xác định những nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại

- Đề xuất các giải pháp khắc phục các tồn tại

+ Bước 3: Tiếp nhận nhiệm vụ mới

- Tiếp nhận nhiệm vụ của bài học mới

Trang 22

- Tiếp nhận sự hướng dẫn cách lựa chọn phương pháp, phương tiện học tập.

- Tiếp nhận sự hướng dẫn về cách lựa chọn, sử dụng tài liệu học tập.Kết thúc 3 giai đoạn quy trình hoàn thành, quay trở lại từ đầu để thựchiện một quy trình khác

1.9 Ý nghĩa của việc tổ chức DHTN

* DHTN và việc lĩnh hội kiến thức, phát triển tư duy trí tuệ của HS

Học tập theo nhóm, HS được khuyến khích tranh luận và ứng dụngnhững gì đã học được vào thực tiễn, nhờ đó mà họ thẩm thấu và chuyển hóanhững kiến thức đã lĩnh hội thành khối kinh nghiệm vững chắc của bản thân.Hơn nữa, khi tham gia vào nhóm học tập HS được tiếp xúc với nhiều cáchgiải thích, chiến lược giải quyết khác nhau cho cùng một vấn đề Vì vậy,những hiểu biết của HS không chỉ bó hẹp trong phạm vi cá nhân mà được mởrộng ra rất nhiều là được xã hội hóa ở mức độ cao Trong hoạt động học tậptheo nhóm bản thân mỗi HS thường đóng vai trò là GV, họ có trách nhiệmgiải thích, làm sáng tỏ một vấn đề nào đó mà thành viên khác chưa hiểu Quátrình đó giúp HS tự học nhiều hơn

Như vậy học theo nhóm, người mạnh đã giúp người yếu, làm mìnhphong phú thêm không phải bằng sự bắt trước mà chính là sự đối chiếu vớicác quan điểm khác của mình Đó chính là nguồn gốc của mọi sự tiến bộ

* DHTN và sự phát triển nhân cách của HS

Nhân cách của con người được hình thành và phát triển bằng hoạt động

và giao lưu của mỗi cá nhân trong môi trường xã hội Các mối quan hệ mà cánhân tham gia càng phong phú, đa dạng càng góp phần nhanh chóng vào việchoàn thành nhân cách của họ Sự liên kết và phối hợp hoạt động giữa các HStrong nhóm học tập đã tạo ra nhiều mối quan hệ xã hội hết sức độc đáo vàđiển hình Vì vậy khi tham gia vào hoạt động chung, mỗi HS bằng hoạt động

và giao lưu của mình một mặt chiếm lĩnh các chuẩn mực và các giá trị xã hộichứa đựng trong các quan hệ đó, chuyển hóa chúng thành kinh nghiệm và vốn

Trang 23

sống của bản thân, hình thành nên các phẩm chất của cá nhân, mặt khác điềuchỉnh và làm thay đổi chính các quan hệ xã hội này.

Về thực chất đây là quá trình xã hội hóa cá nhân – quá trình hình thành,phát triển nhân cách Do đó có thể nói DHTN chứa đựng một khả năng to lớngiúp cho nhà giáo dục xây dựng và phát triển nhân cách cho HS Cụ thể nhưphát triển ý thức tập thể, xây dựng tình bạn, phát triển động cơ tình bạn, pháttriển động cơ học tập, củng cố sự tự đánh giá

* DHTN và học tập bước vào cuộc sống xã hội

Thông qua các loại hình giao tiếp trong nhóm HS tổng kết các mối quan

hệ xã hội hình thành nên các nét độc đáo và điển hình trong nhân cách, nhờ đócác em “hòa nhập” chứ không “hòa trộn” vào xã hội rộng lớn Vì vậy, còn cóthể nói học tập thể, hợp tác còn tạo ra cho HS các kinh nghiệm về đạo đức,quan hệ trách nhiệm và giúp đỡ lẫn nhau làm nảy sinh những rung cảm về nhaugây ảnh hưởng tới việc hình thành động cơ chung của tập thể, khả năng giúp đỡbạn, ý thức của bản thân…tất cả đều đem lại hứng thú với học tập

Tóm lại, DHTN tuy còn có những khó khăn trong thực tiễn nhưng lại

có những lợi thế mà các hình thức tổ chức khác còn hạn chế, nó tạo ra cơ maycho giáo dục mang tính chất xã hội đối với người học

1.10 Các điều kiện để thực hiện DHTN có hiệu quả

a) Điều kiện khách quan

* Phương tiện vật chất, kỹ thuật phục vụ dạy và học

+ Không gian lớp học: Hoạt động dạy và học theo nhóm luôn luôn đặtngười dạy và học phải thường xuyên tiếp xúc với nhau trong một không giannhất định Các yếu tố của không gian này có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quảhoạt động của GV và HS Vì vậy không gian lớp học cần thông thoáng, sángsủa và không có tiếng ồn ngoại lai

+ SGK và tài liệu tham khảo: Học theo nhóm là HS tự học, HS phải tựnghiên cứu, nội dung của bài học qua SGK và tài liệu tham khảo Nguồn tài

Trang 24

liệu này cần phong phú và đa dạng về chất lượng và số lượng Trong điềukiện nhất định, có thể bố trí các tài liệu tham khảo ở các giá sách treo trêntường của lớp học để HS tự tra cứu.

+ Các thiết bị, bàn ghế: Trong DHTN, không gian của lớp học được bốtrí một cách đa dạng và sinh động Vì vậy, các kiểu bàn ghế cần phải gọn nhẹ

có thể bố trí và thay đổi một cách cơ động

+ Phương tiện kỹ thuật như: Máy tính, các phương tiện trình chiếu, sơ

đồ, biểu bảng,…

* Cơ chế tổ chức điều hành trong nhà trường

+ Thời gian biểu: Bài học, trong DHTN, được thiết kế theo chủ đề Do

đó, khi xếp thời khóa biểu, các trường THPT một mặt, cần tôn trọng tổng quỹthời gian quy định cho chương trình, mặt khác, cần năng động và mềm dẻochia thời gian bài học không cố định theo tiết học mà theo chủ đề

+ Số HS trong một lớp: Mục đích của việc DHTN là hướng tới thực hiệndạy học phân hóa, cá biệt hóa, nếu sĩ số lớp quá đông, nhiệm vụ này sẽ khôngthực hiện được Thuận lợi nhất cho việc DHTN là lớp học từ 25 - 40 HS

+ Thể thức kiểm tra, đánh giá: DHTN chủ yếu hướng vào việc pháttriển tư duy HS, dạy cho HS cách học, cách vận dụng tri thức Vì vậy, nếuviệc kiểm tra, đánh giá chủ yếu dựa vào ghi nhớ máy móc và học thuộc lòng

sẽ làm giảm hiệu quả và hiệu lực của hình thức dạy học này Các câu hỏikiểm tra cần đòi hỏi tính sáng tạo và khả năng vận dụng của HS

b) Các điều kiện chủ quan.

Điều kiện đối với GV

Để thực hiện tốt vai trò của người hướng dẫn và tổ chức hoạt động,đồng thời là chỗ dựa tin cậy của HS, GV phải hội tụ đầy đủ các điều kiện sau:

Trang 25

* Về năng lực:

+ Năng lực thiết kế bài học: GV phải chuyển hóa các tri thức chương

trình, tri thức giáo khoa thành tri thức dạy học dưới dạng tình huống Các tìnhhuống này cần phong phú, sinh động, sát với trình độ nhận thức của HS

+ Năng lực tổ chức hoạt động tự học cho HS

+ Năng lực giao tiếp sư pham

* Về thái độ:

Trong DHTN, thay thế cho việc chỉ đạo bằng quyền lực bóp chết mọiquan hệ hợp tác, là nền tảng dân chủ thực sự, cho phép HS được tự do sángtạo Muốn vậy, GV cần có:

+ Thái độ chân thành, cởi mở và tôn trọng người học

+Thông cảm sâu sắc với những khó khăn của HS khi vượt qua nhữngchướng ngại nhận thức, để từ đó động viên, khuyến khích HS tích cực hơn

+ Tin tưởng ở HS, HS có thể học tốt nếu họ được giúp đỡ

Điều kiện đối với HS

Hoạt động học tập theo nhóm là học tập thể, hợp tác dưới sự tổ chức vàđiều khiển của GV Nó chỉ đạt được kết quả cao khi HS tích cực, tự lực và tựgiác Cụ thể:

+ Chuẩn bị chu đáo cho việc học bằng cách: Thu thập và nghiên cứutrước các tài liệu, SGK để từ đó tự xây dựng và tự giải quyết các tình huốnghọc tập

+ Trong thảo luận tập thể cần có các kỹ năng hợp tác Đây là các kỹnăng phối hợp hành động trong hoạt động chung

Tóm lại, để thực hiện quá trình tổ chức DHTN đòi hỏi phải đảm bảocác yêu cầu trên một cách toàn diện

1.11 Nghiên cứu tổ chức DHTN ở trường THPT Phù Ninh

Trang 26

- Để xác lập cơ sở thực tiễn cho đề tài nghiên cứu, chúng tôi tiến hànhkhảo sát vấn đề dạy học Toán ở trường THPT Phù Ninh trong năm học 2012– 2013.

- Đối tượng khảo sát: GV Toán (9 GV) và HS (400 em) khối 10 ởtrường THPT Phù Ninh

Nhìn chung, trường THPT Phù Ninh có truyền thống học tốt, dạy tốt,đội ngũ GV giàu kinh nghiệm, chuyên môn vững vàng, HS chăm ngoan, hamhọc

- Kế hoạch tiến hành: Soạn phiếu điều tra GV, HS Sau đó tiếp xúcphỏng vấn, phát phiếu điều tra cho GV, HS

- Nội dung khảo sát:

+ Nhận thức và thái độ của GV và HS về việc tổ chức DHTN

+ Những kết luận rút ra từ thực tiễn tổ chức DHTN trong dạy học Toán

ở trường THPT Phù Ninh

+ Nguyên nhân của thực trạng tổ chức DHTN trong học tập môn Toánhiện nay

- Các phương pháp điều tra, khảo sát:

+ Phỏng vấn GV Toán, HS ở trường THPT Phù Ninh về vấn đề cầnkhảo sát

+Điều tra bằng anket nhằm thu nhập ý kiến của GV và HS về các vấn

đề cần nghiên cứu

+ Dự giờ Toán ở trường THPT Phù Ninh

+ Quan sát hoạt động dạy – học trên lớp của GV và HS

Qua điều tra, khảo sát, tham khảo ý kiến của GV Toán ở trường THPTPhù Ninh và phân tích kết quả, chúng tôi thấy một số vấn đề về tổ chứcDHTN trong dạy học Toán chủ yếu sau:

a) Nhận thức và thái độ của GV, HS về việc tổ chức DHTN ở trường THPT Phù Ninh

Trang 27

Nhận thức về bản chất của việc tổ chức DHTN

Trước yêu cầu đổi mới PPDH hiện nay, một số GV tâm huyết với mônhọc đã đầu tư công sức, thời gian cho bài dạy, chú ý đến các biện pháp dạyhọc gây hứng thú học tập, phát huy tính tích cực nhận thức của HS, như tổchức cho HS học ngoài thực địa, ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học,DHTN…Vì vậy, qua số liệu điều tra chúng tôi nhìn thấy, phần lớn GV (84%)

đã có nhận thức tương đối đúng về vị trí, ý nghĩa của hoạt động nhóm chỉ để

“HS nắm kiến thức và ôn tập, củng cố kiến thức” Đó là những quan niệmphiến diện, chưa hiểu đúng bản chất của việc DHTN Số này tuy không nhiều(16%) nhưng cũng hạn chế mục tiêu của DHTN nhằm phát huy tác dụng của

nó đối với việc nâng cao chất lượng dạy học Do đó, chúng tôi cho rằng cầnphải nâng cao hiểu biết cho GV về mục đích, ý nghĩa của DHTN trong họctập môn Toán

 Thái độ của GV và HS đối với việc tổ chức DHTN

Nhận thức đúng đắn về vai trò, ý nghĩa của DHTN trong dạy học,nhưng phần lớn GV lại ngần ngại thực hiện tổ chức DHTN trong dạy họcToán ở trường THPT Việc nhận thức thể hiện như sau:

Về phía HS, khi được hỏi (72,48%) cho biết là các em không hứng thúvới bộ môn Toán Tuy vậy, với các tiết học Toán có tổ chức DHTN, HS trảlời hứng thú, bổ ích hơn so với các giờ học tự động khác Bởi vậy, các em

Trang 28

cảm thấy rất thoải mái và hiểu bài sâu sắc Các em không thụ động trông chờvào bài giảng của thầy mà chủ động lĩnh hội tri thức, được tự do thể hiện quanđiểm của mình và có cơ hội học tập bạn bè Điều này chứng tỏ các em rấthứng thú với phương pháp DHTN.

b) Những kết luận rút ra từ thực tiễn tổ chức DHTN trong dạy học Toán ở trường THPT Phù Ninh

Hạn chế: Trong dạy học tích cực, DHTN được nhận thức là một trong

những biện pháp tích cực hóa học tập của HS Tuy nhiên, qua điều tra chothấy: Số GV thường xuyên sử dụng DHTN trong dạy học là rất ít chỉ chiếm16%, số GV thỉnh thoảng sử dụng là 56%, còn 28% GV được hỏi trả lời chưabao giờ sử dụng phương pháp này

Như vậy, chúng tôi nhận thấy rằng, tuy GV có nhận thức tương đốiđúng đắn về bản chất của DHTN, có thái độ ủng hộ việc tổ chức DHTN trongdạy học Toán nhưng trong trường hợp này giữa nhận thức thái độ của GV vềDHTN còn khoảng cách khá xa…Nói cách khác, việc tuyên truyền, vận độngđổi mới phương pháp DHTN chỉ dừng lại ở nhận thức của đa số GV, còn việc

sử dụng trong thực tiễn lại không nhiều, không có sự chuyển biến đáng kể

Chúng tôi còn nhận thấy rằng, khi tổ chức DHTN hầu hết GV đều duytrì học nhóm từ đầu đến cuối mà không kết hợp xen kẽ giữa học nhóm vớihọc cá nhân và học tập thể Điều đó gây nên sự nhàm chán, dẫn đến làm giảmsút vai trò của DHTN Mặt khác, hiện nay ở các trường THPT số HS trongmột lớp quá đông, khoảng từ 40 – 45 em, chỉ có một số trường chuyên sốlượng HS ít hơn cũng từ 30 – 35 em Với số HS một lớp đông như vậy nênkhi thành lập nhóm, GV thường chia mỗi nhóm 7 – 8 HS Do vậy, số lầntương tác giữa các em với nhau sẽ hạn chế, nên khi trao đổi, thảo luận nhiệm

vụ học tập chỉ có một số em làm việc tích cực, số còn lại ngồi nghe hoặc làmviệc riêng và như vậy sẽ không phát huy được hiệu quả của DHTN

Trang 29

Trong quá trình GV điều khiển hoạt động nhóm, chúng tôi thấy rằng,nếu nội dung yêu cầu của nhiệm vụ thảo luận quá dễ, quá thấp hoặc quá cao,quá khó cũng làm cho DHTN không thu được hiệu quả.

Tổ chức DHTN trong học tập có nhiều hình thức khác nhau, nhưngphần đông GV thường dùng hình thức tập trung vào giải quyết một nhiệm vụchứ không có GV nào tổ chức DHTN để giải quyết cùng một lúc nhiều nhiệm

vụ khác nhau sẽ phức tạp hơn và khó giữ trật tự trong giờ học Do vậy, DHTNcòn thiếu linh hoạt, không gây nhiều hứng thú cho HS Hoạt động của cácnhóm chủ yếu dựa vào vai trò tích cực của nhóm trưởng nhanh nhẹn, năngđộng, có trình độ khá và ham hiểu biết Ở những nhóm mà nhóm trưởngkhông năng động thì GV rất vất vả với việc HS đùn đẩy nhau để phát biểuhoặc mất trật tự hay không khí học tập nặng nề, căng thẳng và không thuđược kết quả gì Cuối cùng, GV sẽ “độc thoại” và HS ghi chép máy móc

Một số GV tổ chức hoạt động bằng cách ra cho HS một loạt câu hỏi để

HS tự tìm hiểu, trao đổi mà không hướng dẫn cụ thể, đến khi gần hết giờ mớigọi đại diện các nhóm lên trình bày một cách vội vàng không có lời nhận xét,uốn nắn kịp thời và giờ học kết thúc không hiệu quả

Tình hình trên chứng tỏ rằng, dù GV có đánh giá đúng vai trò và tầmquan trọng của DHTN, nhưng vẫn còn lúng túng và không quyết tâm tổ chức,điều khiển trong quá trình dạy học Toán

Khi điều tra, chúng tôi đã đưa ra một số câu hỏi mở, nhằm tìm hiểu GV

sử dụng biện pháp để tiến hành DHTN Đa số GV cho biết:

- GV phân nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm

- Các nhóm tiến hành thảo luận

- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận

- Các ý kiến hỏi, đáp xung quanh vấn đề thảo luận

Nhìn chung những biện pháp này chưa đảm bảo được những nội dung

cơ bản của DHTN trong học tập và cũng chưa thật đảm bảo tính khoa học,

Trang 30

hợp lý trong việc phối hợp các công việc, nhiệm vụ của GV và HS để pháthuy tính tích cực của các em.

CHƯƠNG II: VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO NHÓM

ĐỂ TỔ CHỨC DẠY CÁC CHỦ ĐỀ VỀ PHƯƠNG TRÌNH VÀ BẤT

PHƯƠNG TRÌNH

2.1 Định hướng sư phạm tổ chức DHTN về PT và BPT cho HS THPT

2.1.1 Đảm bảo sự thống nhất biện chứng giữa vai trò chủ thể tích cực, tự giác và độc lập của HS với vai trò chủ đạo của GV

Trang 31

Sự thống nhất biện chứng giữa hoạt động dạy và hoạt động học là mộtquy luật cơ bản của quá trình dạy học Mọi tác động làm phá vỡ mối quan hệgiữa dạy và học, giữa GV và HS đều dẫn tới sự phá vỡ tính thống nhất toànvẹn của quá trình dạy học Ở trong mối quan hệ này GV đóng vai trò chủ đạo(tổ chức và điều khiển), HS đóng vai trò chủ động tích cực (tự tổ chức, tựđiều khiển) Trong mọi trường hợp, các tác động tổ chức, điều khiển của GVcũng nhằm mục đích duy nhất cho HS tự tổ chức, tự điều khiển hoạt độngnhận thức của bản thân Vì vậy trong quá trình tổ chức DHTN, các thao táctác động sư phạm của GV phải luôn luôn phù hợp với thao tác tự học của HSlàm cho chúng tác động qua lại và cộng hưởng với nhau trong một hoạt độngchung để tạo thành một hợp lực Đây là nguyên tắc cơ bản chỉ đạo quá trình tổchức DHTN.

2.1.2 Đảm bảo sự thống nhất giữa lao động có tính tập thể với lao động theo nhịp điệu, khả năng của từng cá nhân

Trong giờ học nhóm, mỗi HS bao giờ cũng tồn tại trong một nhóm cụ thể.Các quan hệ phụ thuộc tích cực về mục tiêu, vai trò và nguồn lực đã tạo ramột áp lực lớn buộc HS phải liên kết và phối hợp với nhau trong một hoạtđộng chung Vì vậy học theo nhóm là học tập thể, hợp tác Kết quả của giờhọc nhóm phụ thuộc vào kết quả của sự liên kết, phối hợp hành động giữa cácthành viên nhóm Sự phối hợp và liên kết này càng chặt chẽ, càng nhanhchóng đưa hoạt động chung đi tới mục tiêu

Tuy nhiên, lao động tập thể, hợp tác không có nghĩa là xóa nhòa, thủtiêu lao động cá nhân, mà trái lại, phải làm tích cực hóa lao động cá nhân dướihình thức tập thể hợp tác Hơn nữa, mỗi cá nhân HS là những nhân cách cụthể, với những khác biệt về năng lực, tính cách, khí chất, Sự đóng góp của cánhân cho nhóm là cao nhất, khi họ được đảm nhiệm những nhiệm vụ thíchhợp với khả năng và sở trường của mình Mỗi HS chỉ có thể hòa nhập vàonhóm với tư cách là một thành viên tích cực, không thể bị hòa tan

Trang 32

Vì vậy, sự kết hợp hài hòa giữa lao động tập thể hợp tác và lao độngtheo nhịp độ, khả năng của cá nhân, một mặt, huy động và hội tụ được trí tuệcủa tập thể, mặt khác, tạo điều kiện cho cá nhân phát huy tối đa khả năng và

sở trường của mình, đóng góp tích cực vào thành tích chung Đây cũng là mộtnguyên tắc cơ bản chỉ đạo việc tổ chức DHTN

2.1.3 Đảm bảo tính toàn diện

Việc tổ chức DHTN phải tạo ra hiệu quả cao của hoạt động dạy họctrên nhiều phương diện

+ Hiệu quả nhận thức: DHTN phải đảm bảo cho người học lĩnh hội trithức một cách đầy đủ với chất lượng cao và vững chắc, phát triển trí tuệ

+ Hiệu quả về giáo dục: DHTN phải hướng vào việc rèn luyện cho HS

ý thức thái độ với học tập, đoàn kết, tương trợ giúp đỡ nhau trong học tập

+ Hiệu quả về kinh tế: Việc tổ chức DHTN có thể tiết kiệm được thờigian, sức lực của GV và HS nhưng đảm bảo chất lượng và hiệu quả cao

2.1.4 DHTN cần phải kết hợp với những hình thức, phương pháp dạy học khác và các phương tiện kỹ thuật hiện đại

Trong thực tế dạy học ta thấy không có một hình thức dạy học vạnnăng áp dụng cho tất cả các loại bài học và các đối tượng HS Chính vì vậy,

để giờ học đạt hiệu quả cao, ngoài hình thức DHTN GV cần phải biết kết hợpcác hình thức tổ chức dạy học khác sao cho phù hợp với từng phần của nộidung bài học

Mặt khác, nếu GV chỉ sử dụng các PPDH truyền thống thì sẽ khôngđáp ứng được yêu cầu của hình thức DHTN Một số PPDH có thể vận dụngtrong DHTN là: Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, dạy học chương trìnhhóa, dạy học theo lý thuyết tình huống,

Ngoài ra để hỗ trợ cho việc tổ chức DHTN ta có thể sử dụng một sốphương tiện kỹ thuật hiện đại như:

+ Máy tính và các phương tiện trình chiếu

Trang 33

+ Thi trắc nghiệm trên máy.

+Máy chiếu bản trong

+ Vận dụng phối hợp, linh hoạt các biện pháp sư phạm.

2.2 Một số biện pháp sư phạm tổ chức DHTN về PT và BPT ở trường THPT

2.2.1 Biện pháp 1 : (Dựa trên cơ sở lý luận về dạy học tự học)

Dạy việc học, dạy tự học về PT và BPT cho HS THPT

Dạy việc học, dạy tự học môn Toán về PT và BPT cũng như tất cả các mônhọc khác cho HS là nhiệm vụ không thể thiếu trong các trường THPT, bởi lẽ :

+ Muốn phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học thìcần rèn luyện phương pháp tự học cho người học, coi đây không chỉ là mộtphương tiện nâng cao hiệu quả dạy học mà là một mục tiêu quan trọng củadạy học

+ Bồi dưỡng ý chí và năng lực tự học cho HS là cách có hiệu quả để tạo

ra động lực mạnh mẽ cho quá trình học tập

Chính vì vậy, chúng tôi đưa ra một số biện pháp dạy học, dạy tự họctrong quá trình đào tạo HS THPT nói chung và môn học Toán như sau :

Trang 34

+ Phát huy nội lực đào tạo của HS để làm tốt chức năng “thầy học”,

“người dạy cách học’’, “người phát huy nội lực tự học của người học”,

“người dẫn dắt cho trò biết cách tự học chữ, tự học nghề, tự học nên người’’

+ Đổi mới cách đào tạo GV theo mô hình đào tạo – tự đào tạo để làm tốtchức năng “dạy cách học’’ của thầy học : Lấy HS làm chủ thể tích cực, chủ động,

tự học, tự đào tạo với sự hợp tác của các bạn và sự hướng dẫn của thầy

+ Những hoạt động tự học không chỉ tổ chức việc học tập cá nhân riêng

lẻ mà coi trọng hoạt động độc lập của HS ngay cả trong giờ lên lớp Hình thứchoạt động độc lập của HS cần đa dạng : Đọc sách, thí nghiệm, thực hành, làmbài tập, thảo luận, Cần đặc biệt coi trọng hoạt động tự học có tính sáng tạo

và cần phối hợp hoạt động tự học sáng tạo và hoạt động tự học tái hiện mộtcách hợp lý

* Cụ thể với môn Toán theo chủ đề về PT và BPT, GV hướng dẫn HS cách tự học như sau :

+ Hướng dẫn HS cách sử dụng SGK Toán 10 nâng cao, tài liệu tham khảo.+ Hướng dẫn HS cách học nội dung lý thuyết của môn học

Để giúp cho HS tự học nội dung lý thuyết của môn học thì cần phải có

sự định hướng của GV GV nên chia nội dung kiến thức của các chươngthành những bài có dung lượng kiến thức vừa phải (không quá dài và cũngkhông quá ngắn) sau đó yêu cầu HS nghiên cứu SGK, tài liệu để trả lời một

số câu hỏi về nội dung chính của bài học do GV giao

+ Hướng dẫn HS cách giải bài tập của môn học

GV giao hệ thống bài tập cho HS với yêu cầu phân dạng rồi giải và rút

ra phương pháp giải cho các dạng bài tập đó

Phương pháp chung để giải một bài Toán như sau:

- Bước 1: Tìm hiểu nội dung đề bài

- Bước 2: Tìm cách giải

Trang 35

- Bước 3: Trình bày lời giải.

- Bước 4: Nghiên cứu sau lời giải

Đặc biệt lưu ý tới bước tìm cách giải bài toán của môn học Ở đây các

em tìm hiểu cách giải nhờ những suy nghĩ có tính chất tìm đoán: Liên hệ cái

đã cho và cái phải tìm với định nghĩa, định lý đã học, liên hệ bài Toán cầngiải với một bài Toán cũng tương tự, một trường hợp riêng, một bài Toántổng quát hơn hay một bài Toán có liên quan Sử dụng những phương phápđặc thù với từng dạng Toán như chứng minh phản chứng, chứng minh quynạp Toán học, Kiểm tra lời giải bằng cách xem kỹ từng bước thực hiện hoặcđặc biệt hóa kết quả tìm được hoặc đối chiếu với kết quả tìm được với một sốtri thức có liên quan Tìm tòi những cách giải khác, so sánh chúng để chọnđược cách giải hợp lý

+ Hướng dẫn HS cách tự tổng kết kiến thức của bài học, chuyên đề

GV yêu cầu HS:

- Hệ thống lại toàn bộ các khái niệm của bài học, sau đó xét chúngtrong mối quan hệ qua lại với nhau và việc áp dụng nó trong quá trình chứngminh các định lý, giải các bài tập liên quan

- Hệ thống các định lý cơ bản của bài học hay chuyên đề và phương phápchứng minh nó Đặc biệt là việc ứng dụng các định lý vào giải các bài tập

2.2.2 Biện pháp 2: (Dựa trên cơ sở của dạy học theo lý thuyết tình huống)

Thực hiện vai trò chủ đạo của người thầy với tư cách người thiết kế,

ủy thác, điều khiển, thể chế hóa.

Mỗi GV cần phải nhận thức rằng vai trò, trách nhiệm của người thầykhông còn như xưa mà tính chất vai trò này đã thay đổi: Thầy không phải là

Trang 36

nguồn phát tin duy nhất, thầy không phải là người ra lệnh một cách kiêncưỡng, thầy không phải là người hoạt động chủ yếu ở hiện trường.

Vai trò, trách nhiệm của thầy bây giờ là ở chỗ khác quan trọng hơn,nặng nề hơn, nhưng tế nhị hơn, cụ thể là:

2.2.2.1 Thực hiện vai trò thiết kế

Thầy là người lập kế hoạch, chuẩn bị quá trình dạy học về các mặt sau:

+ Mục tiêu tình cảm, năng lực, trí tuệ

Thiết kế nội dung bài học

Trong DHTN, nội dung bài học được cấu trúc theo hướng chương trìnhhóa Mỗi bài học phải giải quyết một chủ đề, mỗi chủ đề được cụ thể hóathành nhiều tình huống, và mỗi tình huống lại được cụ thể hóa thành vấn đề

Vì vậy, mấu chốt của việc thiết kế nội dung bài học trong DHTN là thiết kếcác tình huống Để thực hiện nhiệm vụ đó, GV cần tiến hành như sau:

+ Phân tích nội dung bài học: Xác định tư tưởng chính của bài học,phân tích bài học thành những đơn vị tri thức độc lập, mỗi đơn vị tri thứctương đương với một môdun dạy học

+ Xây dựng cấu trúc nội dung của bài học: Xác định các tri thức chính

và phụ, mối quan hệ giữa các đơn vị tri thức, sắp xếp các đơn vị tri thức theomột trình tự hợp lý về cấu trúc, có tính tới sự kế thừa và tiến triển của nótrong lôgic vận động của bài học

+ Kiến tạo tình huống dạy học:

Trang 37

Tình huống dạy học là một đơn vị của bài học, chứa đựng một đơn vịtri thức mà HS cần phải lĩnh hội Trong DHTN, tình huống dạy học tươngứng được thể hiện dưới dạng tình huống vấn đề Để kiến tạo tình huống vấn

- Kiến tạo tình huống: Đặt vật cản vào tâm điểm, mà một đầu là trình

độ hiện có của HS, còn đầu kia là kết quả mà HS phải đạt được bằng chínhkhả năng của mình dưới sự trợ giúp của GV

Tuy nhiên, trong mọi điều kiện HS chỉ biết có vật cản, còn GV lại biết rất

rõ những khó khăn mà HS sẽ gặp phải khi vượt qua vật cản Vì vậy, tại nhữngchỗ khó khăn này, GV cần chuẩn bị những tình huống phụ dùng để gợi ý

+ Xác định quỹ thời gian hợp lý cho từng tình huống và phân hóa tìnhhuống cho phù hợp với trình độ của từng HS và từng nhóm HS

Lựa chọn các phương pháp, phương tiện dạy học, các dạng tổ chức DHTN, các phương án tổ chức và điều khiển nhóm phù hợp với nội dung bài học và hỗ trợ tốt cho quá trình DHTN.

+ Lựa chọn phương pháp, phương tiện dạy học

- Lựa chọn PPDH: Căn cứ vào mục tiêu, nội dung của bài học và nộidung của từng tình huống, GV lựa chọn các PPDH chủ yếu và phương pháp

hỗ trợ Các phương pháp này phải tương thích với trình độ của từng nhóm vàtừng HS

- Lựa chọn phương tiện dạy học: Tùy theo yêu cầu của nội dung bàihọc và các phương pháp đã chọn, GV xác định các phương tiện dạy học chophù hợp

Trang 38

+ Lựa chọn các dạng tổ chức DHTN: Căn cứ vào tính chất của giờ học

GV lựa chọn các dạng tổ chức dạy học cho phù hợp

+ Lựa chọn phương án tổ chức nhóm:

- Xác định kiểu nhóm và số thành viên trong một nhóm

- Lựa chọn cách tạo nhóm

2.2.2.2 Thực hiện vai trò ủy thác

Sau khi thành lập nhóm GV giao nhiệm vụ cho các nhóm Nhiệm vụ ởđây thường là các tình huống học tập mà GV đã chuẩn bị trước để HS hoạtđộng hợp tác theo nhóm, thông qua đó mà HS lĩnh hội tri thức mới và hìnhthành các kỹ năng Khi giao nhiệm vụ cho các nhóm GV cần lưu ý:

+ Sát với trình độ của từng nhóm

+ Giải thích rõ ràng ngắn gọn các vấn đề nhóm cần giải quyết và cácmục tiêu cần đạt được, thời gian cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ

+ Đưa ra một số câu hỏi xem nhóm đã thông hiểu nhiện vụ chưa

2.2.2.3 Thực hiện vai trò điều khiển

Trong giai đoạn này, hoạt động của GV tiến hành những công việc sau:

Thành lập nhóm thảo luận và giao nhiệm vụ cho nhóm

+ Tổ chức các nhóm thảo luận: Thành lập các nhóm, phân công vị trícủa các nhóm trong không gian lớp học, yêu cầu nhóm cử nhóm trưởng đểđiều hành hoạt động và thư ký ghi chép lại các ý kiến phát biểu

+ Giao nhiệm vụ cho các nhóm

+ Hướng dẫn nhóm giải quyết nhiệm vụ: Cung cấp các phương tiện, tàiliệu học tập và hướng dẫn cách sử dụng, gợi ý những giải pháp và phươnghướng giải quyết vấn đề, các kiến thức và kỹ năng cần huy động và sử dụng

+ Giúp đỡ nhóm phân công nhiệm vụ cho từng thành viên:

- Hướng dẫn cách chia nhỏ nhiệm vụ chung thành các nhiệm vụ bộ phận

- Định hướng cho nhóm phân công nhiệm vụ thành phần phù hợp vớitrình độ cụ thể của từng HS

Trang 39

Hướng dẫn HS tự nghiên cứu

Chiếm lĩnh tri thức là quá trình khó khăn, đôi khi bế tắc, căng thẳng vàmệt mỏi Lúc đó, GV phải sẵn sàng hỗ trợ và giúp đỡ HS bằng cách đưa ranhững câu hỏi gợi ý hoặc các tình huống phụ, khích lệ, động viên, giúp đỡ HSvượt qua chính bản thân mình Vì vậy, ở thời điểm này GV cần tiến hành hoạtđộng theo trình tự sau:

+ Xác định và cụ thể hóa nhiệm vụ cho từng HS: Nêu nội dung của tìnhhuống mà HS phải giải quyết; Xác định nhiệm vụ cụ thể HS cần thực hiện;Mục tiêu phải đạt được

+ Gợi ý cách giải quyết tình huống: Định hướng nội dung kiến thức cầnxác lập, gợi ý các phương hướng và những giải pháp giải quyết

+ Hỗ trợ và giúp đỡ HS: Nêu tình huống phụ và các câu hỏi gợi ý khi

+ Định hướng hoạt động của nhóm:

- Xác định mục tiêu và chương trình thảo luận của nhóm

- Xác định những nhiệm vụ, vấn đề chính cần làm sáng tỏ trong thảo luận

- Chỉ dẫn cho nhóm những biện pháp tăng cường sự hợp tác và nângcao trách nhiệm cá nhân trong quá trình thảo luận

- Quy định quỹ thời gian cho từng nhiệm vụ, từng vấn đề thảo luận

- Yêu cầu HS chuẩn bị ý kiến phát biểu trong thảo luận một cách ngắngọn, cô đọng

+ Điều khiển hoạt động của nhóm:

- Kích thích hoạt động của nhóm

Trang 40

- Khai thác triệt để nội dung của thảo luận.

- Điều chỉnh hoạt động của nhóm

- Thúc đẩy hoạt động của nhóm đi tới mục tiêu

 Tổ chức thảo luận lớp

Việc trao đổi, hợp tác giữa các HS trong cùng một nhóm là rất cầnthiết Tuy nhiên, để cho kiến thức mà HS đã tìm ra được bổ sung chỉnh lý vàhoàn thiện hơn, GV tổ chức để cho các nhóm trong lớp trao đổi và tranh luậnvới nhau Ở thời điểm này, hoạt động của GV được tiến hành như sau:

+ Xem xét và tổng kết báo cáo của từng nhóm để: Phát hiện nhữngkhác biệt, những mâu thuẫn giữa các nhóm, những khía cạnh mà nhóm bỏquên hoặc bỏ qua khi thảo luận

+ Yêu cầu các nhóm cử đại diện hoặc chỉ định một HS bất kỳ trong nhómtrình bày: Những kết quả nghiên cứu và cách sử lý tình huống của nhóm mình,những vấn đề mà nhóm chưa giải quyết được, nguyên nhân của nó

+ Yêu cầu các nhóm khác bổ sung và hoàn thiện về: Cách giải quyết,

sử lý, kết quả của tình huống

+ Nhấn mạnh những khác biệt, những mâu thuẫn giữa các nhóm đểnhóm tranh luận, yêu cầu HS lập luận và chứng minh

2.2.2.4 Thực hiện vai trò thể chế hóa

Trong thảo luận, thường xảy ra tình thế cả nhóm, lớp đứng trước nhữngvấn đề nan giải, khó phân biệt đúng sai, lúc đó vai trò không thể thay thế đượccủa GV, vai trò trọng tài khoa học GV phải đưa ra những kết luận khoa học

về cách sử lý tình huống Các kết luận của GV sẽ làm mực thước để HS sosánh, đối chiếu về cách giải quyết và kết quả tự tìm được của mình Từ đó HS

tự điều chỉnh thành một sản phẩm khoa học Hoạt động của GV trong thờiđiểm này được tiến hành như sau:

+ Tóm tắt từng vấn đề trong tình huống

+ Bổ sung, chính thức hóa và thể chế hóa tri thức mới

Ngày đăng: 30/10/2014, 14:24

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Hoàng Ngọc Anh (2002), “Thử nghiệm dạy học theo cách chia nhóm ở đại học”, tạp chí giáo dục, số 36 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thử nghiệm dạy học theo cách chia nhóm ở đại học
Tác giả: Hoàng Ngọc Anh
Năm: 2002
[2] Nguyễn Hữu Châu, Nguyễn Văn Cường, Trần Bá Hoành, Nguyễn Bá Kim, Lâm Quang Thiệp (2007), “Đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo giáo viên THCS”, NXB ĐHSP Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo giáo viên THCS
Tác giả: Nguyễn Hữu Châu, Nguyễn Văn Cường, Trần Bá Hoành, Nguyễn Bá Kim, Lâm Quang Thiệp
Nhà XB: NXB ĐHSP Hà Nội
Năm: 2007
[3] Ngô Thị Kim Dung (2001), “Mô hình tổ chức theo nhóm trong giờ học trên lớp”, Tạp chí giáo dục, số 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mô hình tổ chức theo nhóm trong giờ học trên lớp
Tác giả: Ngô Thị Kim Dung
Năm: 2001
[4] Ngô Thị Thu Dung (2002), “Một số vấn đề lí luận về kĩ năng học theo nhóm của học sinh”, Tạp chí giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề lí luận về kĩ năng học theo nhóm của học sinh
Tác giả: Ngô Thị Thu Dung
Năm: 2002
[5] Trần Bá Hoành (2007), “Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo khoa”, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo khoa”
Tác giả: Trần Bá Hoành
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc Gia
Năm: 2007
[6] Nguyễn Bá Kim, “Phương pháp dạy học môn Toán”, NXBĐHSP, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học môn Toán
Nhà XB: NXBĐHSP
[7] Đào Tam, “Tiếp cận các phương pháp dạy học tích cực ở trường phổ thông”, NXBĐHSP, 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếp cận các phương pháp dạy học tích cực ở trường phổ thông
Nhà XB: NXBĐHSP
[8] Nguyễn Cảnh Toàn – Nguyễn Kỳ - Vũ Văn Tảo – Bùi Tường, “Quá trình dạy học – tự học”, NXBGD, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quá trình dạy học – tự học
Nhà XB: NXBGD
[9] G.Polya, “Toán học và những suy luận có lý” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toán học và những suy luận có lý
[11] SGK, SBT ( hệ cơ bản và nâng cao) lớp 10 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.1: Kỹ thuật tổ chức nhóm - Vận dụng phương pháp dạy học theo nhóm để tổ chức dạy các chủ đề về phương trình và bất phương trình ở trường THPT phù ninh
Sơ đồ 1.1 Kỹ thuật tổ chức nhóm (Trang 15)
Bảng 1: Kết quả thử nghiệm - Vận dụng phương pháp dạy học theo nhóm để tổ chức dạy các chủ đề về phương trình và bất phương trình ở trường THPT phù ninh
Bảng 1 Kết quả thử nghiệm (Trang 72)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w