Nghiên cứu tổ chức DHTN ở trường THPT Phù Ninh

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học theo nhóm để tổ chức dạy các chủ đề về phương trình và bất phương trình ở trường THPT phù ninh (Trang 26 - 31)

b) Các điều kiện chủ quan.

1.11.Nghiên cứu tổ chức DHTN ở trường THPT Phù Ninh

- Để xác lập cơ sở thực tiễn cho đề tài nghiên cứu, chúng tôi tiến hành khảo sát vấn đề dạy học Toán ở trường THPT Phù Ninh trong năm học 2012 – 2013.

- Đối tượng khảo sát: GV Toán (9 GV) và HS (400 em) khối 10 ở trường THPT Phù Ninh.

Nhìn chung, trường THPT Phù Ninh có truyền thống học tốt, dạy tốt, đội ngũ GV giàu kinh nghiệm, chuyên môn vững vàng, HS chăm ngoan, ham học.

- Kế hoạch tiến hành: Soạn phiếu điều tra GV, HS. Sau đó tiếp xúc phỏng vấn, phát phiếu điều tra cho GV, HS.

- Nội dung khảo sát:

+ Nhận thức và thái độ của GV và HS về việc tổ chức DHTN.

+ Những kết luận rút ra từ thực tiễn tổ chức DHTN trong dạy học Toán ở trường THPT Phù Ninh.

+ Nguyên nhân của thực trạng tổ chức DHTN trong học tập môn Toán hiện nay.

- Các phương pháp điều tra, khảo sát:

+ Phỏng vấn GV Toán, HS ở trường THPT Phù Ninh về vấn đề cần khảo sát.

+Điều tra bằng anket nhằm thu nhập ý kiến của GV và HS về các vấn đề cần nghiên cứu.

+ Dự giờ Toán ở trường THPT Phù Ninh.

Qua điều tra, khảo sát, tham khảo ý kiến của GV Toán ở trường THPT Phù Ninh và phân tích kết quả, chúng tôi thấy một số vấn đề về tổ chức DHTN trong dạy học Toán chủ yếu sau:

a) Nhận thức và thái độ của GV, HS về việc tổ chức DHTN ở trường THPT Phù Ninh

• Nhận thức về bản chất của việc tổ chức DHTN

Trước yêu cầu đổi mới PPDH hiện nay, một số GV tâm huyết với môn học đã đầu tư công sức, thời gian cho bài dạy, chú ý đến các biện pháp dạy học gây hứng thú học tập, phát huy tính tích cực nhận thức của HS, như tổ chức cho HS học ngoài thực địa, ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, DHTN…Vì vậy, qua số liệu điều tra chúng tôi nhìn thấy, phần lớn GV (84%) đã có nhận thức tương đối đúng về vị trí, ý nghĩa của hoạt động nhóm chỉ để “HS nắm kiến thức và ôn tập, củng cố kiến thức”. Đó là những quan niệm phiến diện, chưa hiểu đúng bản chất của việc DHTN. Số này tuy không nhiều (16%) nhưng cũng hạn chế mục tiêu của DHTN nhằm phát huy tác dụng của nó đối với việc nâng cao chất lượng dạy học. Do đó, chúng tôi cho rằng cần phải nâng cao hiểu biết cho GV về mục đích, ý nghĩa của DHTN trong học tập môn Toán.

• Thái độ của GV và HS đối với việc tổ chức DHTN

Nhận thức đúng đắn về vai trò, ý nghĩa của DHTN trong dạy học, nhưng phần lớn GV lại ngần ngại thực hiện tổ chức DHTN trong dạy học Toán ở trường THPT. Việc nhận thức thể hiện như sau:

- Rất cần thiết : 72% - Cần thiết : 20% - Chưa cần thiết: 8%

Như vậy, trên 90% GV được hỏi đã nhận thức đúng, tích cực hưởng ứng việc đổi mới PPDH nói chung, phương pháp DHTN nói riêng, nhưng đến năm 2006 tỉ lệ GV thực hiện thường xuyên quá ít. Đó cũng chính là

những trở ngại cần khắc phục để đưa biện pháp dạy học này vào thực tiễn dạy học Toán ở trường THPT một cách sâu rộng, có kết quả.

Về phía HS, khi được hỏi (72,48%) cho biết là các em không hứng thú với bộ môn Toán. Tuy vậy, với các tiết học Toán có tổ chức DHTN, HS trả lời hứng thú, bổ ích hơn so với các giờ học tự động khác. Bởi vậy, các em cảm thấy rất thoải mái và hiểu bài sâu sắc. Các em không thụ động trông chờ vào bài giảng của thầy mà chủ động lĩnh hội tri thức, được tự do thể hiện quan điểm của mình và có cơ hội học tập bạn bè. Điều này chứng tỏ các em rất hứng thú với phương pháp DHTN.

b) Những kết luận rút ra từ thực tiễn tổ chức DHTN trong dạy học Toán ở trường THPT Phù Ninh

Hạn chế: Trong dạy học tích cực, DHTN được nhận thức là một trong

những biện pháp tích cực hóa học tập của HS. Tuy nhiên, qua điều tra cho thấy: Số GV thường xuyên sử dụng DHTN trong dạy học là rất ít chỉ chiếm 16%, số GV thỉnh thoảng sử dụng là 56%, còn 28% GV được hỏi trả lời chưa bao giờ sử dụng phương pháp này.

Như vậy, chúng tôi nhận thấy rằng, tuy GV có nhận thức tương đối đúng đắn về bản chất của DHTN, có thái độ ủng hộ việc tổ chức DHTN trong dạy học Toán nhưng trong trường hợp này giữa nhận thức thái độ của GV về DHTN còn khoảng cách khá xa…Nói cách khác, việc tuyên truyền, vận động đổi mới phương pháp DHTN chỉ dừng lại ở nhận thức của đa số GV, còn việc sử dụng trong thực tiễn lại không nhiều, không có sự chuyển biến đáng kể.

Chúng tôi còn nhận thấy rằng, khi tổ chức DHTN hầu hết GV đều duy trì học nhóm từ đầu đến cuối mà không kết hợp xen kẽ giữa học nhóm với học cá nhân và học tập thể. Điều đó gây nên sự nhàm chán, dẫn đến làm giảm sút vai trò của DHTN. Mặt khác, hiện nay ở các trường THPT số HS trong một lớp quá đông, khoảng từ 40 – 45 em, chỉ có một số trường chuyên số lượng HS ít hơn cũng từ 30 – 35 em. Với số HS một lớp đông như vậy nên

khi thành lập nhóm, GV thường chia mỗi nhóm 7 – 8 HS. Do vậy, số lần tương tác giữa các em với nhau sẽ hạn chế, nên khi trao đổi, thảo luận nhiệm vụ học tập chỉ có một số em làm việc tích cực, số còn lại ngồi nghe hoặc làm việc riêng và như vậy sẽ không phát huy được hiệu quả của DHTN.

Trong quá trình GV điều khiển hoạt động nhóm, chúng tôi thấy rằng, nếu nội dung yêu cầu của nhiệm vụ thảo luận quá dễ, quá thấp hoặc quá cao, quá khó cũng làm cho DHTN không thu được hiệu quả.

Tổ chức DHTN trong học tập có nhiều hình thức khác nhau, nhưng phần đông GV thường dùng hình thức tập trung vào giải quyết một nhiệm vụ chứ không có GV nào tổ chức DHTN để giải quyết cùng một lúc nhiều nhiệm vụ khác nhau sẽ phức tạp hơn và khó giữ trật tự trong giờ học. Do vậy, DHTN còn thiếu linh hoạt, không gây nhiều hứng thú cho HS. Hoạt động của các nhóm chủ yếu dựa vào vai trò tích cực của nhóm trưởng nhanh nhẹn, năng động, có trình độ khá và ham hiểu biết. Ở những nhóm mà nhóm trưởng không năng động thì GV rất vất vả với việc HS đùn đẩy nhau để phát biểu hoặc mất trật tự hay không khí học tập nặng nề, căng thẳng và không thu được kết quả gì. Cuối cùng, GV sẽ “độc thoại” và HS ghi chép máy móc.

Một số GV tổ chức hoạt động bằng cách ra cho HS một loạt câu hỏi để HS tự tìm hiểu, trao đổi mà không hướng dẫn cụ thể, đến khi gần hết giờ mới gọi đại diện các nhóm lên trình bày một cách vội vàng không có lời nhận xét, uốn nắn kịp thời và giờ học kết thúc không hiệu quả. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tình hình trên chứng tỏ rằng, dù GV có đánh giá đúng vai trò và tầm quan trọng của DHTN, nhưng vẫn còn lúng túng và không quyết tâm tổ chức, điều khiển trong quá trình dạy học Toán.

Khi điều tra, chúng tôi đã đưa ra một số câu hỏi mở, nhằm tìm hiểu GV sử dụng biện pháp để tiến hành DHTN. Đa số GV cho biết:

- GV phân nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm. - Các nhóm tiến hành thảo luận.

- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận. - Các ý kiến hỏi, đáp xung quanh vấn đề thảo luận.

Nhìn chung những biện pháp này chưa đảm bảo được những nội dung cơ bản của DHTN trong học tập và cũng chưa thật đảm bảo tính khoa học, hợp lý trong việc phối hợp các công việc, nhiệm vụ của GV và HS để phát huy tính tích cực của các em.

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học theo nhóm để tổ chức dạy các chủ đề về phương trình và bất phương trình ở trường THPT phù ninh (Trang 26 - 31)