Đảm bảo sự thống nhất giữa lao động có tính tập thể với lao động theo nhịp điệu, khả năng của từng cá nhân

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học theo nhóm để tổ chức dạy các chủ đề về phương trình và bất phương trình ở trường THPT phù ninh (Trang 31 - 32)

b) Các điều kiện chủ quan.

2.1.2. Đảm bảo sự thống nhất giữa lao động có tính tập thể với lao động theo nhịp điệu, khả năng của từng cá nhân

theo nhịp điệu, khả năng của từng cá nhân

Trong giờ học nhóm, mỗi HS bao giờ cũng tồn tại trong một nhóm cụ thể. Các quan hệ phụ thuộc tích cực về mục tiêu, vai trò và nguồn lực đã tạo ra một áp lực lớn buộc HS phải liên kết và phối hợp với nhau trong một hoạt động chung. Vì vậy học theo nhóm là học tập thể, hợp tác. Kết quả của giờ học nhóm phụ thuộc vào kết quả của sự liên kết, phối hợp hành động giữa các

thành viên nhóm. Sự phối hợp và liên kết này càng chặt chẽ, càng nhanh chóng đưa hoạt động chung đi tới mục tiêu.

Tuy nhiên, lao động tập thể, hợp tác không có nghĩa là xóa nhòa, thủ tiêu lao động cá nhân, mà trái lại, phải làm tích cực hóa lao động cá nhân dưới hình thức tập thể hợp tác. Hơn nữa, mỗi cá nhân HS là những nhân cách cụ thể, với những khác biệt về năng lực, tính cách, khí chất,...Sự đóng góp của cá nhân cho nhóm là cao nhất, khi họ được đảm nhiệm những nhiệm vụ thích hợp với khả năng và sở trường của mình. Mỗi HS chỉ có thể hòa nhập vào nhóm với tư cách là một thành viên tích cực, không thể bị hòa tan.

Vì vậy, sự kết hợp hài hòa giữa lao động tập thể hợp tác và lao động theo nhịp độ, khả năng của cá nhân, một mặt, huy động và hội tụ được trí tuệ của tập thể, mặt khác, tạo điều kiện cho cá nhân phát huy tối đa khả năng và sở trường của mình, đóng góp tích cực vào thành tích chung. Đây cũng là một nguyên tắc cơ bản chỉ đạo việc tổ chức DHTN.

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp dạy học theo nhóm để tổ chức dạy các chủ đề về phương trình và bất phương trình ở trường THPT phù ninh (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w