đấu tranh phòng chống tội phạm xâm hại trẻ em và tội phạm trong lứa tuổi vị thành niên
Trang 1MỞ ĐẦU
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Phòng ngừa, ngăn chặn người chưa thành niên vi phạm pháp luật nóichung, vi phạm pháp luật hình sự nói riêng là một vấn đề vừa mang tính nhânvăn, vừa mang tính pháp lý Điều 36 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ emđược Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 15-
6- 2004 quy định: “Việc xử lý trẻ em có hành vi vi phạm pháp luật chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ trẻ em nhận thấy sai lầm, sửa chữa sai lầm và tiến bộ”.
Ngày 23 tháng 12 năm 1999, Chính phủ nước ta đã phê duyệt Chương
trình quốc gia phòng chống tội phạm gồm 4 đề án Đề án 4: “Đấu tranh phòng chống tội phạm xâm hại trẻ em và tội phạm trong lứa tuổi vị thành niên” được
các ngành, các cấp và các địa phương trong cả nước tổ chức thực hiện và đã đạtđược những kết quả khả quan nhất định Tuy nhiên, ở một số địa phương, tìnhtrạng người chưa thành niên vi phạm pháp luật hình sự vẫn còn diễn ra phứctạp
Một trong những địa phương có tình trạng phức tạp đó là tỉnh BìnhDương Từ năm 2000 đến hết quý I năm 2004, toàn tỉnh Bình Dương xảy ra 320vụ người chưa thành niên vi phạm pháp luật hình sự với tổng số 422 đối tượng.Đáng chú ý là số vụ người chưa thành niên vi phạm pháp luật hình sự xảy rahàng năm chiếm khoảng 1/5 tổng số vụ phạm pháp hình sự xảy ra trong toàntỉnh và tỉ lệ người chưa thành niên vi phạm pháp luật hình sự của tỉnh BìnhDương chiếm khoảng 3,6% của cả nước Số vụ, số đối tượng là người chưathành niên vi phạm pháp luật hình sự hàng năm có xu hướng tăng lên; thànhphần đối tượng, lĩnh vực phạm pháp ngày càng đa dạng hơn; tính chất hành vi
vi phạm, phương thức thủ đoạn và hậu quả gây ra ngày càng nghiêm trọng,
Trang 2nguy hiểm hơn Các tội phạm giết người, cướp tài sản, trộm cắp tài sản, gây rốitrật tự công cộng và tội phạm về ma tuý do người chưa thành niên gây ra ởBình Dương đang ngày càng phổ biến.
Công an tỉnh Bình Dương đã lập Kế hoạch số 186/2000-KH ngày 13tháng 6 năm 2000 và UBND tỉnh Bình Dương đã có Đề án số 02/BCĐ-UB ngày
14 tháng 5 năm 2001 triển khai thực hiện đề án 4 Chương trình quốc gia phòngchống tội phạm Ban chỉ đạo đề án đã huy động sức mạnh của các ngành, cáccấp của tỉnh thực hiện mục tiêu kéo giảm tỉ lệ tội phạm xâm hại trẻ em và tộiphạm trong lứa tuổi chưa thành niên đến năm 2005 xuống 5% -10% so với năm
2000 Mặc dù đã có nhiều nỗ lực nhưng thực tế đang cho thấy tỉ lệ người chưathành niên vi phạm pháp luật hình sự không những không được kéo giảm màcòn tăng lên vì nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan
Nghiên cứu tình trạng người chưa thành niên vi phạm pháp luật hình sựtrên địa bàn tỉnh Bình Dương, tìm ra những nguyên nhân của nó và từ đó đềxuất những giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn đang thực sự cấp thiết Vì vậy,
chúng tôi đăng ký nghiên cứu đề tài: “Tình trạng người chưa thành niên vi
phạm pháp luật hình sự trên địa bàn tỉnh Bình Dương – Giải pháp phòng ngừa ngăn chặn”.
2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Nghiên cứu tình trạng người chưa thành niên phạm pháp, phạm tội ởnước ta trong thời gian qua đã có một số công trình của các nhà khoa học trong
và ngoài nước thực hiện như: Giáo trình“Cảnh sát nhân dân làm việc với trẻ em làm trái pháp luật” của Trường Đại học CSND (nay là Học viện CSND) hợp
tác với tổ chức Radda Barnen (tổ chức cứu trợ trẻ em của Thuỵ Điển) nghiên
cứu xuất bản năm 2000; cuốn sách “Phòng ngừa thanh, thiếu niên phạm tội –
Trang 3Trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội” do GS.TS Nguyễn Xuân Yêm
chủ biên (NXB Công an nhân dân xuất bản năm 2004)… Các công trình khoahọc đó đã đề cập đến những vấn đề chung về lý luận hoặc thống kê trên phạm
vi quốc gia về tình trạng trẻ em (người dưới 16 tuổi) hoặc thanh, thiếu niên(rộng hơn đối tượng là người chưa thành niên) phạm pháp, phạm tội Trong thờigian qua cũng có một số luận văn thạc sĩ, công trình nghiên cứu về người chưathành niên nhưng cũng chưa phải dưới góc độ của ngành Công an và ở tỉnhBình Dương
Đối với tỉnh Bình Dương, ngoài các báo cáo tổng kết, báo cáo chuyên đềvề người chưa thành niên vi phạm pháp luật hình sự của Ban chủ nhiệm đề án 4và một số báo cáo của các Sở, Ban, Ngành về những vấn đề liên quan thì chưacó công trình khoa học nào nghiên cứu một cách toàn diện về tình trạng ngườichưa thành niên vi phạm pháp luật hình sự, đánh giá nguyên nhân của tìnhtrạng đó từ nhiều khía cạnh làm cơ sở đề xuất các giải pháp phòng ngừa, ngănchặn trong giai đoạn hiện nay và thời gian tới
3 MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Mục tiêu nghiên cứu: Làm rõ tình trạng người chưa thành niên vi phạm
pháp luật hình trên địa bàn tỉnh Bình Dương, tìm ra nguyên nhân của của tìnhtrạng đó làm cơ sở đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa,ngăn chặn trong thời gian tới
- Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục tiêu trên, đề tài đi sâu giải
quyết các nhiệm vụ cơ bản sau:
+ Nghiên cứu đặc điểm địa lý, dân cư, kinh tế xã hội, tình hình phạmpháp hình sự và tệ nạn xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Dương từ năm 2001 đến2005
Trang 4+ Làm rõ tình trạng người chưa thành niên vi phạm pháp luật hình hình sựtrên địa bàn tỉnh Bình Dương.
+ Làm rõ nguyên nhân, điều kiện của tình trạng đó
+ Nghiên cứu thực trạng hoạt động phòng ngừa, ngăn chặn người chưathành niên vi phạm pháp luật hình sự của lực lượng Công an và các chủ thể cóliên qua của tỉnh Bình Dương từ năm 2001 đến 2005
+ Dự báo tình trạng người chưa thành niên vi phạm pháp luật hình sự vàđề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng đó trênđịa bàn tỉnh Bình Dương trong những năm tới
4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu:
+ Tình trạng người chưa thành niên vi phạm pháp luật hình sự trên địabàn tỉnh Bình Dương
+ Công tác tổ chức và phối hợp phòng ngừa, ngăn chặn người chưa thànhniên vi phạm pháp luật hình sự của lực lượng Công an và các chủ thể có liênquan ở tỉnh Bình Dương
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu tình trạng người chưa thành
niên vi phạm pháp luật hình sự trên địa bàn tỉnh Bình Dương và công tác phòngngừa, ngăn chặn của lực lượng Công an và các chủ thể có liên quan ở tỉnh BìnhDương trong 5 năm, từ năm 2001 - 2005
5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp luận: Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phép biện
chứng duy vật của triết học Mác – Lênin; các quan điểm của Đảng và Nhànước ta về đấu tranh phòng, chống tội phạm
Trang 5- Phương pháp nghiên cứu cụ thể:
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu
+ Phương pháp thống kê, tổng kết
+ Phương pháp điều tra xã hội học
+ Phương pháp điều tra điển hình
+ Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp
+ Phương pháp tọa đàm, lấy ý kiến chuyên gia
6 Ý NGHĨA THỰC TIỄN VÀ LÝ LUẬN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU.+ Việc nghiên cứu đề tài nhằm đề xuất những giải pháp, kiến nghị nângcao hiệu quả phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng người chưa thành niên vi phạmpháp luật hình sự trên địa bàn tỉnh Bình Dương Những đề xuất, kiến nghị củađề tài có thể được tham khảo, chọn lọc vận dụng vào thực tiễn chỉ đạo và tổchức hoạt động của lực lượng Công an và các chủ thể khác có liên quan củatỉnh Bình Dương
+ Kết quả nghiên cứu của đề tài được dùng làm tài liệu phục vụ cho quátrình nghiên cứu, tham khảo trong giảng dạy và học tập các môn tội phạm họcvà nghiệp vụ trinh sát, điều tra tại Trường Đại học CSND
7 BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, đề tài được cấu trúc thành 03Chương
- Chương 1: Đặc điểm tình hình và những vấn đề có liên quan đến tìnhtrạng người chưa thành niên vi phạm pháp luật hình sự trên địa bàn tỉnh BìnhDương từ năm 2001 đến năm 2005
Trang 6- Chương 2: Tình trạng người chưa thành niên vi phạm pháp luật hình sựtrên địa bàn tỉnh Bình Dương và thực trạng hoạt động phòng ngừa, ngăn chặncủa lực lượng Công an và các chủ thể có liên quan ở tỉnh Bình Dương từ năm
2001 đến năm 2005
- Chương 3: Dự báo và kiến nghị, giải pháp nâng cao hiệu quả phòngngừa, ngăn chặn tình trạng người chưa thành niên vi phạm pháp luật hình sựtrên địa bàn tỉnh Bình Dương
Trang 7CHƯƠNG 1 ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN TÌNH TRẠNG NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN VI PHẠM PHÁP LUẬT HÌNH SỰ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG TỪ NĂM 2001 - 2005.
1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÒNG NGỪA, NGĂN CHẶNTÌNH TRẠNG NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN VI PHẠM PHÁP LUẬT HÌNHSỰ
1.1.1 Tình trạng phạm tội và tình trạng vi phạm pháp luật hình sự.
Tình trạng phạm tội là một khái niệm của tội phạm học: “Là một hiện tượng xã hội tiêu cực được cấu thành bởi tổng thể các tội phạm xảy ra trên một địa bàn, trong một lĩnh vực, trong một khoảng thời gian nhất định.
Khái niệm trên được hiểu tình trạng phạm tội là toàn bộ những gì phảnánh thực trạng tội phạm hoặc một loại tội phạm đang diễn ra trong một khoảngthời gian ở một phạm vi địa bàn nhất định
Tình trạng phạm tội vì vậy có mối quan hệ mật thiết với khái niệm tộiphạm trong luật hình sự nhưng không đồng nhất với khái niệm tội phạm Muốnnghiên cứu tình trạng phạm tội thì đối tượng nghiên cứu phải là tội phạm vàngười phạm tội, do vậy tội phạm là cơ sở để nghiên cứu tình trạng phạm tội Ở
Việt Nam, tội phạm được quy định tại Điều 8 Bộ luật hình sự: “Là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm …” Khái niệm tội
phạm gắn liền với các dấu hiệu của tội phạm bao gồm: Hành vi nguy hiểm cho
Trang 8xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự; năng lực trách nhiệm hình sự củachủ thể; lỗi của chủ thể; tính phải chịu hình phạt của hành vi của chủ thể.
Khoản 4 Điều 8 Bộ luật hình sự quy định: “Những hành vi tuy có dấuhiệu của tội phạm nhưng tính nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì khôngphải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác”
Vi phạm pháp luật hình sự là khái niệm rộng hơn và bao hàm khái niệmtội phạm Vi phạm pháp luật hình sự là tất cả những hành vi nguy hiểm cho xãhội có thể đầy đủ dấu hiệu của tội phạm hoặc không đầy đủ, có thể đủ yếu tốcấu thành hoặc không đủ yếu tố cấu thành một tội phạm cụ thể
Như vậy, tình trạng vi phạm pháp luật hình sự là toàn bộ những gì phản ánh thực trạng hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu hình sự đã trở thành tội phạm hoặc chưa phải là tội phạm đang diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định, ở một phạm vi địa bàn nhất định.
1.1.2 Người chưa thành niên vi phạm pháp luật hình sự.
Theo quy định của các văn bản pháp quy ở nước ta, người chưa thành niênlà người dưới 18 tuổi Tuy nhiên, theo Điều 12 Bộ luật hình sự quy định thì mộtngười chỉ bị xem xét trách nhiệm hình sự khi người đó đủ 14 tuổi trở lên Cụ thểlà người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm;người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sựvề tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.Người chưa thành niên vi phạm pháp luật hình sự có thể là:
+ Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi có hành vi vi phạm pháp luật hìnhsự, hành vi đó đã đủ yếu tố cấu thành một tội phạm rất nghiêm trọng được thực
Trang 9hiện với lỗi cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng (phải chịu trách nhiệm hình sự)
+ Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm pháp luật hình sự và hành
vi vi phạm đã đủ dấu hiệu tội phạm và yếu tố cấu thành một tội phạm cụ thể
(phải chịu trách nhiệm hình sự)
+ Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm pháp luật hình sự, hành vi
vi phạm đã đủ dấu hiệu tội phạm nhưng tội phạm được thực hiện là tội phạm ítnghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm rất nghiêm trọng nhưng
được thực hiện với lỗi vô ý (không phải chịu trách nhiệm hình sự)
+ Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm pháp luật hình sự nhưnghành vi chưa đến mức nguy hiểm đáng kể và không cần thiết xử lý bằng hình
sự mà có thể xử lý bằng biện pháp hành chính hoặc biện pháp khác (không phải chịu trách nhiệm hình sự).
+ Người dưới 14 tuổi vi phạm pháp luật hình sự (không phải chịu trách nhiệm hình sự)
1.1.3 Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong bảo vệ người chưa thành niên và phòng ngừa, ngăn chặn người chưa thành niên vi phạm pháp luật hình sự
Đối với người chưa thành niên nói chung, trẻ em nói riêng, quan điểm củaĐảng và Nhà nước ta là bảo vệ, chăm sóc và giáo dục nhằm giúp họ phát triển
thể chất và tinh thần một cách tốt nhất Điều 65 Hiến pháp 1992 xác định: “Trẻ
em được gia đình, Nhà nước và xã hội bảo vệ, chăm sóc, giáo dục” Điều 4 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em cũng quy định rõ: “Việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là trách nhiệm của gia đình, nhà trường, Nhà nước, xã hội và
Trang 10hiện được thể hiện rất rõ tại các Điều 7, 8, 12, 22, 24, 31, 36 Luật bảo vệ, chămsóc và giáo dục trẻ em Mục II.A Đề án 4 Chương trình quốc gia phòng chống
tội phạm cũng xác định: “Phòng chống các tội phạm xâm hại trẻ em tội phạm trong lứa tuổi chưa thành niên là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, giữ gìn trật tự an toàn xã hội…” “Kết hợp công tác phòng ngừa với đấu tranh xử lý các tội phạm trong lứa tuổi chưa
thành niên, trong đó lấy phòng ngừa làm chính”.
Người chưa thành niên phạm tội được điều tra, xử lý theo những chế địnhriêng và chủ yếu là nhằm đến mục đích phòng ngừa tội phạm Bộ luật hình sựnước ta dành Chương X quy định riêng đối với người chưa thành niên phạm tội,trong đó nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên được quy định tại Điều
69: “Việc xử lý người chưa thành niên phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội”…, “Việc truy cứu trách nhiệm hình sự người chưa thành niên phạm tội và áp dụng hình phạt đối với họ được thực hiện chỉ trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào tính chất của hành vi phạm tội, vào những đặc điểm về nhân thân và
yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm”.
1.1.4 Chủ thể, nội dung phòng ngừa, ngăn chặn người chưa thành niên
vi phạm pháp luật hình sự
*Chủ thể phòng ngừa, ngăn chặn người chưa thành niên vi phạm pháp luật hình sự:
Đề án 4 Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm “Đấu tranh phòng chống các loại tội phạm xâm hại trẻ em, tội phạm trong lứa tuổi chưa thành niên” đã xác định chủ thể thực hiện Đề án là:
+ Cơ quan chủ trì thực hiện: Bộ Công an
Trang 11+ Cơ quan phối hợp thực hiện:
Uỷ ban bảo vệ chăm sóc trẻ em Việt Nam
Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
Trung ương Hội LHPN Việt Nam
Bộ Giáo dục và đào tạo
Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương cụ thể hoá Đề án 4 bằng Kế hoạch số02/BCĐ-UB ngày 14 tháng 5 năm 2001 Thành lập ban chỉ đạo thực hiện Đề ánvà xác định các chủ thể thực hiện Đề án là: Công an tỉnh (cơ quan chủ trì), các
cơ quan phối hợp (Ủy ban dân số, gia đình và trẻ em; Đoàn Thanh niên; HộiLiên hiệp phụ nữ và Sở Giáo dục đào tạo)
Đối chiếu nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu đề tài này, chúng tôi xác địnhchủ thể và nội dung phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng người chưa thành niên viphạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Bình Dương như sau:
+ Lực lượng Công an là lực lượng chủ công
+ Các chủ thể có liên quan:
- Ủy ban dân số, gia đình và trẻ em
- Đoàn thanh niên; Hội liên hiệp phụ nữ
- Sở Giáo dục và đào tạo
* Nội dung công tác phòng ngừa, ngăn chặn người chưa thành niên vi phạm pháp luật hình sự:
Căn cứ vào ý nghĩa của việc phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng người chưa thành niên vi phạm pháp luật hình sự thì nội dung bao gồm:
Trang 12+ Phòng ngừa là những hoạt động làm hạn chế, triệt tiêu những nguyên
nhân và điều kiện làm phát sinh vi phạm pháp luật hình sự do người chưa thànhniên thực hiện
+ Ngăn chặn là những hoạt động tác động vào đối tượng, nạn nhân hoặcnhững điều kiện khách quan của những vụ vi phạm pháp luật hình sự sắp xảy rahoặc đang xảy ra nhằm không cho vụ vi phạm đó xảy ra hoặc hạn chế thấpnhất hậu quả của nó
Căn cứ vào vai trò của chủ thể tiến hành công tác phòng ngừa, ngăn chặn người chưa thành niên vi phạm pháp luật hình sự thì nội dung bao gồm:
+ Nội dung phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng người chưa thành niên viphạm pháp luật hình sự bằng sức mạnh tổng hợp của gia đình, nhà trường vàcác cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội:
+ Nội dung phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng người chưa thành niên viphạm pháp luật hình sự bằng hoạt động nghiệp vụ thuộc chức năng của lựclượng Công an
1.2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ, DÂN CƯ, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNHBÌNH DƯƠNG CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC ĐẤU TRANH PHÒNG,CHỐNG PHẠM PHÁP HÌNH SỰ TỪ NĂM 2001- 2005
1.2.1 Đặc điểm địa lý, dân cư
- Đặc điểm địa lý:
Tỉnh Bình Dương nằm trong khu vực miền Đông Nam Bộ có diện tích tựnhiên là 2.176 km², có địa giới hành chính: phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước, phíaTây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, phía Đông và phía Nam giáp thành phố Hồ ChíMinh và tỉnh Đồng Nai Tỉnh Bình Dương có 7 huyện, thị (các huyện: Bến Cát,
Trang 13Dầu Tiếng, Dĩ An, Phú Giáo, Tân Uyên, Thuận An và thị xã Thủ Dầu Một) với
89 xã, phường, thị trấn
Những năm gần đây tỉnh Bình Dương có hệ thống giao thông đường bộphát triển nhanh Quốc lộ 13 nối liền thành phố Hồ Chí Minh qua tỉnh BìnhDương đến tỉnh Bình Phước; quốc lộ 14 liền mạch giữa Bình Dương và các tỉnhTây Nguyên; các tuyến đường giao thông từ Bình Dương đến các tỉnh giáp ranhcũng đa dạng, đa chiều Hệ thống giao thông nông thôn được nâng cấp, mạnglưới điện quốc gia được phủ đến từng xã đã trở thành cơ sở hạ tầng quan trọngthu hút đầu tư từ các địa phương khác và nước ngoài vào Bình Dương
Bình Dương là một tỉnh có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển cảnông nghiệp và công nghiệp Hầu hết diện tích đất bằng phẳng với chân đấtbazan, thời tiết trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa ôn hoà quanh năm và hầu nhưkhông xảy ra thiên tai, Bình Dương rất thuận lợi để phát triển cây cao su vàhình thành các khu công nghiệp và đang dần trở thành trung tâm kinh tế bêncạnh thành phố Hồ Chí Minh ở khu vực Đông Nam Bộ
Có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển kinh tế nhưng đó cũng làđiều kiện để tội phạm và tệ nạn xã hội tụ tập, “giao lưu” từ các địa phươngkhác đến Bình Dương Bên cạnh đó, với hơn ½ diện tích đất trồng cây cao suđan xen giữa các cụm dân cư và các khu công nghiệp, tỉnh Bình Dương cũng cókhó khăn rất lớn trong công tác quản lý địa bàn, quản lý đối tượng, tuần tra bảovệ, tổ chức các biện pháp phòng ngừa, công tác nắm tình hình và công tác tiếpnhận, xử lý tin báo, tố giác về tội phạm
- Đặc điểm dân cư:
Tính đến cuối tháng 12/2005, dân số Bình Dương là 1.129.290 người, trongđó người chưa thành niên là 349.700 người (31%) cho thấy đây là tỉnh có kết
Trang 14cấu dân số khá trẻ (xem bảng số 1 phần phụ lục) Nhân khẩu thường trú là
168.252 hộ với 739.219 người (65,6%), tạm trú KT2, KT3 là 12.201 hộ với45.893 người (4,0%), KT4 và nhân khẩu trại 979 là 344.178 người (30,4%) Mậtđộ dân số trung bình là 519 người/km2, cao gấp hơn 2 lần mật độ dân số bìnhquân của cả nước Tỉnh Bình Dương có tỉ lệ nhân khẩu tạm trú chiếm 34,4%dân số toàn tỉnh do nhu cầu tìm việc làm trong các khu công nghiệp đã thu hútngười lao động từ các tỉnh khác đến Bình Dương, chủ yếu là từ các tỉnh miềnTây Nam Bộ và các tỉnh phía Bắc Nhân khẩu tạm trú đông, tập trung nhiều ởcác khu công nghiệp đã hình thành các khu nhà trọ xây tạm, chật chội và theođó là việc hình thành các dịch vụ tự phát ngoài tầm kiểm soát của các cơ quanchức năng Phạm pháp hình sự và tệ nạn xã hội ở những địa bàn có nhiều khucông nghiệp như các huyện Bến Cát, Dĩ An, Thuận An và thị xã Thủ Dầu Một
vì vậy rất phức tạp, đa dạng và có xu hướng ngày càng tăng lên về số lượng
1.2.2 Đặc điểm kinh tế – xã hội.
Bình Dương là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của cảnước (gồm thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, BìnhDương, Bình Phước) Với chính sách mở cửa thu hút đầu tư, trong 5 năm qua,tỉnh Bình Dương luôn giữ tốc độ phát triển kinh tế ở mức bình quân khoảng15,7%/năm; thu nhập bình quân đầu người tăng từ 8,2 triệu đồng năm 2001 lên15,4 triệu đồng năm 2005; tỉ lệ hộ nghèo chỉ còn khoảng 0,86% năm 2005 Đếnhết năm 2005, toàn tỉnh đã có 15 khu công nghiệp tập trung theo quy hoạch.Hơn 1/3 các hộ gia đình có thu nhập từ vườn cao su tư nhân (khoảng 50 triệuđồng/ha/năm) Tính đến cuối năm 2005 bình quân 3 người dân thì có 1 xe gắnmáy, 55 người dân thì có một xe ôtô
Trang 15Điều kiện thuận lợi để lao động và làm giàu đã làm cho một bộ phậnnhân dân bị cuốn hút vào việc kiếm tiền không có thời gian chăm sóc gia đình,đặc biệt là việc nuôi dạy con cái Một số thanh, thiếu niên do không được sựquan tâm, giáo dục của gia đình lại có tiền nên sao nhãng việc học, lao vào cáctệ nạn xã hội, kết bạn với những đối tượng xấu hoặc bị các đối tượng hình sựlôi kéo, rủ vào các hội, băng và thực hiện các hành vi phạm pháp (ví dụ nhưhội “Thiếu gia” tập hợp những đối tượng là người chưa thành niên con nhà giàu
ở thị xã Thủ Dầu Một, mỗi đối tượng tham gia phải có khả năng mỗi ngày tiêuxài từ 100 đến 500 USD; băng “Rồng xanh” ở huyện Bến Cát có khoảng 40 đốitượng, chủ yếu là người chưa thành niên còn đang là học sinh đã gây ra hàngchục vụ gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích, trộm cắp trong năm
2003, 2004) Những hành vi sai lệch chuẩn mực đạo đức, coi thường pháp luật,có khi trở thành tội phạm hình sự do người chưa thành niên thực hiện ở BìnhDương đang trở thành một hiện tượng đáng báo động, mang “màu sắc” dunhập, lai căng từ phim ảnh, văn hoá phẩm “đen” nước ngoài Đó là nguy cơ chosự hình thành và phát triển các băng nhóm tội phạm rất nguy hiểm trong tươnglai nếu không kịp thời có giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn
1.3 TÌNH HÌNH PHẠM PHÁP HÌNH SỰ TRÊN ĐỊA BÀN VÀ KẾTQUẢ ĐẤU TRANH CỦA CÔNG AN TỈNH BÌNH DƯƠNG TỪ NĂM 2001-2005
1.3.1 Tình hình về số lượng, diễn biến phạm pháp hình sự và tệ nạn xã hội.
Trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong những năm qua phạm pháp hình sựxảy ra trung bình hàng năm xảy ra là 804,8 vụ Cụ thể:
Trang 16Năm Số vụ PPHS Tỉ lệ %
13,2% số vụ PPHS xảy ra toàn tỉnh) (xem bảng 2 phần phụ lục)
Bên cạnh sự gia tăng về số lượng các vụ phạm pháp hình sự xảy ra trênđịa bàn thì thủ đoạn và tính chất hoạt động của đối tượng cũng ngày càng phứctạp Số lượng các vụ án có tính chất đồng phạm ngày càng tăng cao và khôngchỉ dừng lại ở những đồng phạm giản đơn, mà đã hình thành những băng, nhómtội phạm có số lượng đối tượng tham gia rất đông, có tổ chức chặt chẽ Năm
2001 trên địa bàn tỉnh Bình Dương có 126 băng nhóm với 362 đối tượng thì đếnnăm 2005 đã tăng lên 195 băng nhóm với 797 đối tượng Băng nhóm hình thànhchủ yếu là bảo kê, cưỡng đoạt tài sản, trộm cắp, cướp tài sản, gây rối trật tự
Trang 17công cộng hoạt động rất tinh vi, xảo quyệt, khống chế nhân chứng gây khókhăn cho công tác phát hiện, triệt phá của cơ quan Công an Tính chất hoạtđộng của các băng nhóm liên tục, táo bạo không chỉ trên địa bàn trong tỉnh màcòn đến các tỉnh lân cận gây ra những hậu quả ảnh hưởng xấu đến TTXH.
Trên địa bàn tỉnh Bình Dương, tình hình hoạt động của các loại tệ nạn xãhội: mại dâm, cờ bạc … đang có những diễn biến phức tạp Tệ nạn mại dâm trởthành một vấn đề xã hội nhức nhối ở tỉnh Bình Dương Theo báo cáo của SởLao động, thương binh và xã hội, hiện nay số đối tượng hoạt động mại dâm ởBình Dương có khoảng 600 – 800 người nhưng số người được quản lý giáo dụctại Trung tam giáo dục lao động tạo việc làm của tỉnh từ năm 2001 đến nay chỉcó 389 lượt người Như vậy, đối tượng hoạt động mại dâm hiện nay chưa bị pháthiện, xử lý còn nhiều gây ra những hệ quả xấu đến ANTT trên địa bàn Ở vencác khu công nghiệp và trung tâm các thị trấn, thị xã, tệ nạn mại dâm hoạtđộng rất phức tạp bằng nhiều hình thức trá hình như kinh doanh nhà hàng,khách sạn, quán nhậu, quán cà phê, karaoke, massage… Tệ nạn cờ bạc khôngchỉ dừng lại ở các hình thức ghi số đề, đánh bài lẻ ăn tiền mà đã phát triểnthành nhiều hình thức đa dạng như cá độ bóng đá, đánh bạc với quy mô tổ chứcliên tỉnh, thâïm chí xuyên quốc gia (năm 2002 PC14 lập chuyên án bắt 1 tổ chứccá độ bóng đá xuyên quốc gia với số tiền bắt quả tang lên đến hơn một tỉđồng) Tệ nạn xã hội đang phá vỡ những chuẩn mực đạo đức, văn hoá và làđiều kiện dung dưỡng cho tội phạm nói chung, người chưa thành niên vi phạmpháp luật hình sự nói riêng, gây mất ổn định TTXH trên địa bàn, tác động tiêucực đến sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bình Dương
1.3.2 Kết quả công tác đấu tranh phòng chống phạm pháp hình sự và tệ nạn xã hội của Công an tỉnh Bình Dương.
Trang 18Theo báo cáo công tác hàng năm của Công an tỉnh Bình Dương, kết quảđấu tranh phòng chống phạm pháp hình sự và tệ nạn xã hội từ năm 2001 đến
2005 thể hiện:
Công tác phòng ngừa phạm pháp hình sự và tệ nạn xã hội đã huy động
sức mạnh của nhiều lực lượng trong đó chủ công là các lực lượng: CSHS (nay làCSĐTTP về TTXH), CSPCTP về MT (nay là CSĐTTP về MT), CSKT (nay làCSĐTTP về TTQLKT và CV), CSQLHC về TTXH Không chỉ cấp Phòng màcác cấp Công an toàn tỉnh đều chú trọng thực hiện công tác nghiệp vụ cơ bảntrên địa bàn, địa phương mình Hoạt động phòng ngừa phạm pháp hình sự và tệnạn xã hội được tiến hành tương đối đa dạng bằng nhiều biện pháp: Tiến hànhđiều tra cơ bản 550 lượt địa bàn ở những khu vực, địa phương trọng điểm củatỉnh; tiến hành công tác sưu tra 87 địa bàn và tuyến trọng điểm; xét duyệt vàđưa vào diện sưu tra 5131 lượt đối tượng có khả năng, điều kiện hoặc biểu hiện
nghi vấn hoạt động phạm tội (xem bảng 11 phần phụ lục) Công tác xây dựng,
sử dụng MLBM đã được nâng cao dần về số lượng và chất lượng Chỉ tính riênglực lượng CSĐTTP về TTXH và CSPCTP về MT toàn tỉnh trong 5 năm qua đã
xây dựng 973 MLBM phục vụ công tác nghiệp vụ (xem bảng 12 phần phụ lục).
Công tác tuyên truyền vận động quần chúng bảo vệ ANTQ được chú trọng thựchiện đến từng xóm, ấp, tổ dân phố (bình quân mỗi năm thực hiện 2 đợt vậnđộng ở từng xóm, ấp, tổ dân phố do CSKV hoặc Công an huyện phụ trách xãthực hiện) Công tác tuần tra kiểm soát cũng được thực hiện thường xuyên ởnhững địa bàn, tuyến trọng điểm về ANTT, trong 5 năm lực lượng Công an toàntỉnh đã tổ chức hơn 11.000 cuộc tuần tra, kiểm soát, phát hiện hơn 1000 vụ viphạm pháp luật góp phần bảo vệ tính mạng, tài sản cho nhân dân và giữ gìn sựổn định về TTXH
Trang 19Ngoài ra, các chuyên đề trên lĩnh vực phòng chống tội phạm cũng đượcCông an tỉnh Bình Dương thường xuyên lập kế hoạch chủ động thực hiện cũngnhư cụ thể hoá các chương trình của UBND tỉnh, của Chính Phủ, của Bộ Công
an chỉ đạo
Công tác phát hiện, điều tra, xử lý phạm pháp hình sự của lực lượng
Công an tỉnh Bình Dương đạt tỉ lệ bình quân hàng năm đạt 49,6% Một số loạián có tỉ lệ điều tra khám phá cao là án giết người (94,2%), hiếp dâm (87,4%);một số loại án có tỉ lệ điều tra khám phá còn thấp là trộm cắp tài sản (30,2%),lừa đảo chiếm đoạt tài sản (33%) Số vụ người chưa thành niên vi phạm phápluật hình sự đạt tỉ lệ điều tra khám phá khá cao, trong 5 năm đã làm rõ khởi tố
293 vụ (377 đối tượng), xử lý phạt hành chính 164 vụ (230 đối tượng), đưa vào
trường giáo dưỡng (biện pháp tư pháp hình sự) 31 đối tượng (xem bảng 9 phần phụ lục).
Công tác kiểm tra, phát hiện, xử lý tệ nạn xã hội cũng đã đạt được
những kết quả đáng kể Từ năm 2001 đến 2005 lực lượng Công an đã triệt phá
161 tổ chức mại dâm, bắt xử lý 732 đối tượng, đề nghị thu hồi giấy chứng nhậncủa hơn 70 cơ sở kinh doanh, phạt hành chính 2.099.200.000 đồng Lực lượngCông an toàn tỉnh cũng đã phát hiện triệt phá 464 ổ cờ bạc, bắt xử lý 1.160 đốitượng, trong đó khởi tố 457 đối tượng, thu giữ vật chứng trị giá hơn 3,4 tỉ đồng
Công tác truy nã tội phạm mặc dù đã được lực lượng Công an toàn tỉnh
nỗ lực thực hiện (theo kế hoạch 327 của Bộ Công an) nhưng hiện nay trên địabàn tỉnh số lượng đối tượng truy nã vẫn còn nhiều (245 đối tượng - tính đếnnăm 2005) Không ít trong số đối tượng truy nã đó tiếp tục phạm tội, đã gây ranhiều vụ án hình sự nghiêm trọng làm cho công tác đấu tranh của lực lượngCông an ngày càng khó khăn hơn
Trang 20Nhận xét:
Trong những năm qua lực lượng Công an tỉnh Bình Bương đã có nhiều cốgắng trong công tác phòng chống phạm pháp hình sự và tệ nạn xã hội và đã đạtđược những kết quả đáng kể góp phần giữ vững ổn định TTATXH trên địa bàn.Tuy nhiên, phạm pháp hình sự hàng năm xảy ra vẫn theo chiều hướng gia tăngvề số vụ và tính chất nguy hiểm cũng như hậu quả của nó Kết quả điều trakhám phá có tỉ lệ còn thấp, chưa đến ½ số vụ xảy ra Cùng với xu hướng chungđó, tình trạng người chưa thành niên vi phạm pháp luật hình sự cũng có nhữngdiễn biến phức tạp đang đặt ra những vấn đề lý luận và thực tiễn cần phải giảiquyết để ổn định TTATXH trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong những năm tới
Trang 21CHƯƠNG 2 TÌNH TRẠNG NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN VI PHẠM PHÁP LUẬT HÌNH SỰ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÒNG NGỪA, NGĂN CHẶN CỦA LỰC LƯỢNG CÔNG
AN VÀ CÁC CHỦ THỂ CÓ LIÊN QUAN Ở TỈNH BÌNH DƯƠNG TỪ NĂM
Trang 22Bảng thống kê trên cho thấy, so với năm 2001 số vụ người chưa thànhniên vi phạm pháp luật hình sự trên địa bàn tỉnh Bình Dương chỉ có năm 2002là giảm 16 vụ, các năm còn lại đều tăng Năm 2003 tăng 52 vụ so với năm
2001, tăng 94 vụ so với năm 2002; năm 2004 tăng 32 vụ so với năm 2001 vàgiảm 20 vụ so với năm 2003; năm 2005 tăng 137 vụ so với năm 2001 và 105 vụ
so với năm 2004 Năm 2003 và 2005 có tỉ lệ số vụ người chưa thành niên viphạm pháp luật hình sự tăng đột biến so với năm 2001 cho thấy diễn biến tìnhtrạng này ở Bình Dương rất phức tạp Nhìn chung, tình hình đó đang theo quyluật tăng lên, bình quân trong 5 năm qua, số vụ người chưa thành niên vi phạmpháp luật hình sự ở Bình Dương tăng 63% Tuy nhiên, nếu tính tỉ lệ người chưathành niên vi phạm pháp luật hình sự trên 100.000 dân thì thấy: năm 2001 là11,82; năm 2002 là 8,0; năm 2003 là 18,6; năm 2004 là 13,8; năm 2005 là 20,1
Bình quân trong 5 năm tỉ lệ đó là 14,46 (thống kê dân số hàng năm xem bảng 13 phần phụ lục) Số liệu trên cho thấy số đối tượng chưa thành niên vi phạm pháp
luật hình sự tăng giảm hàng năm ít phụ thuộc vào số dân mà vì những nguyênnhân khác
Phân tích 680 người chưa thành niên vi phạm pháp luật hình sự trên địabàn tỉnh Bình Dương trong 5 năm qua chúng tôi thấy:
+ Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi có hành vi vi phạm pháp luật hìnhsự, hành vi đó đã đủ yếu tố cấu thành một tội phạm rất nghiêm trọng được thựchiện với lỗi cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng: 81 người (11,9%)
+ Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm pháp luật hình sự và hành
vi vi phạm đã đủ dấu hiệu tội phạm và yếu tố cấu thành một tội phạm cụ thể:
296 người (43,5%)
Trang 23+ Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm pháp luật hình sự, hành vi
vi phạm đã đủ dấu hiệu tội phạm nhưng tội phạm được thực hiện là tội phạm ítnghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm rất nghiêm trọng nhưngđược thực hiện với lỗi vô ý: 160 người (23,5%)
+ Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm pháp luật hình sự nhưnghành vi chưa đến mức nguy hiểm đáng kể: 127 người (18,7%)
+ Người dưới 14 tuổi vi phạm pháp luật hình sự: 16 người (2,3%)
Như vậy, có 377/680 người chưa thành niên vi phạm pháp luật hình sựphải chịu trách nhiệm hình sự (chiếm 55,4%); 303 người chưa thành niên viphạm pháp luật hình sự không phải chịu trách nhiệm hình sự (44,6%) mà bị xửlý bằng các biện pháp khác Trong đó, số người chưa thành niên vi phạm phápluật hình sự đã đủ dấu hiệu của tội phạm nhưng do quy định của pháp luật họkhông phải chịu trách nhiệm hình sự chiếm tỉ lệ khá cao (23,5%); người chưathành niên dưới 14 tuổi vi phạm pháp luật hình sự chỉ chiếm 2,3% nhưng là dấuhiệu rất đáng lo ngại vì tuy tuổi đời còn nhỏ nhưng những đối tượng này đã viphạm pháp luật hình sự là loại vi phạm pháp luật có tính nguy hiểm cao nhấttrong quy định của hệ thống pháp luật Việt Nam
So sánh với tình hình phạm pháp nói chung diễn ra trên địa bàn tỉnh BìnhDương thì thấy: Tỉ lệ số vụ phạm pháp hình sự do người chưa thành niên gây ra
ở Bình Dương hàng năm chiếm khoảng 13,2% tổng số vụ phạm pháp hình sự.Tuy nhiên tỉ lệ người chưa thành niên vi phạm pháp luật hình sự đang có xuhướng tăng lên trong tình hình phạm pháp hình sự nói chung trên địa bàn tỉnhBình Dương Trong 5 năm qua phạm pháp hình sự nói chung chỉ tăng 19,9%nhưng phạm pháp hình sự do người chưa thành niên gây ra tăng 63% Điều đócho thấy phạm pháp hình sự xảy ra trên địa bàn tỉnh Bình Dương đang ngày
Trang 24càng “trẻ hoá” Đây là dấu hiệu đáng báo động vì người chưa thành niên viphạm pháp luật hình sự ngày càng chiếm tỉ lệ nhiều hơn sẽ bổ sung nhanhchóng cho số đối tượng đã thành niên phạm pháp hình sự trong những năm tớivà hoạt động phạm pháp hình sự do những đối tượng còn trẻ tuổi gây ra thườngmang tính bạo lực cao, cơ động, manh động và gây ra những hậu quả lớn làmrối loạn TTXH trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
2.1.1.2 Địa bàn xảy ra tình trạng người chưa thành niên vi phạm pháp luật hình sự ở Bình Dương.
Phân tích tình hình phạm pháp hình sự do người chưa thành niên gây ra ởtừng địa phương trong tỉnh Bình Dương những năm qua, chúng tôi thấy:
Thị xã Thủ Dầu Một có tỉ lệ người chưa thành niên vi phạm pháp luậthình sự năm 2001 chiếm 15,4% của toàn tỉnh, năm 2002 chiếm 32,7%, năm
2003 chiếm 35%, năm 2004 chiếm 22,7%, năm 2005 chiếm 42% (xem bảng số
4 phần phụ lục) Như vậy, chỉ có năm 2004 là giảm, các năm còn lại đều tăng
lên về tỉ lệ người chưa thành niên vi phạm pháp luật hình sự ở thị xã Thủ DầuMột Bình quân các năm, thị xã Thủ Dầu Một có tỉ lệ về số vụ người chưathành niên vi phạm pháp luật hình sự chiếm gần 1/3 số vụ trong toàn tỉnh(32,8%) cho thấy đây là địa bàn có số vụ người chưa thành niên vi phạm phápluật hình sự rất cao Là trung tâm kinh tế, xã hội của tỉnh, là nơi tập trung nhiềutài sản, thị xã đồng thời là nơi tập trung nhiều dịch vụ xã hội trong đó có nhữngtụ điểm về tệ nạn xã hội đã thu hút các đối tượng hình sự, đặc biệt là các đốitượng chưa thành niên hư hỏng đến đây ăn chơi, hoạt động gây án, tiêu thụ tàisản…
Huyện Thuận An là địa bàn giáp ranh với thị xã Thủ Dầu Một và một sốquận của thành phố Hồ Chí Minh (quận Thủ Đức, quận 12, huyện Hóc Môn)
Trang 25Huyện Dĩ An những năm gần đây phát triển các khu công nghiệp rất mạnh, lạilà địa bàn giáp ranh với thành phố Biên Hoà của tỉnh Đồng Nai và quận ThủĐức của thành phố Hồ Chí Minh Những đặc điểm đó phần nào tác động làmcho tỉ lệ số vụ người chưa thành niên vi phạm pháp luật hình sự của huyệnThuận An trong những năm qua chiếm 11,3%, huyện Dĩ An chiếm 16,8% toàntỉnh.
Các huyện có tỉ lệ số vụ người chưa thành niên vi phạm pháp luật hình sựtương đối thấp là huyện Dầu Tiếng (chiếm 6,6% toàn tỉnh), huyện Bến Cát(chiếm 8,6%), huyện Tân Uyên (chiếm 8,1%) Những vụ án do người chưathành niên gây ra cũng chủ yếu tập trung ở các thị trấn của các huyện, nơi tậptrung nhiều hoạt động dịch vụ như quán nhậu, quán càphê, tụ điểm internet…Đây là các huyện có phần lớn diện tích trồng cao su, đời sống của người dânđược tổ chức theo lối sống nông thôn, người chưa thành niên ít bị tác động củanhững mặt trái nền kinh tế thị trường, có cuộc sống gắn liền với sự kiểm soátcủa gia đình và những người xung quanh nên ít có điều kiện phạm pháp hìnhsự
Riêng huyện Phú Giáo từ năm 2001 đến 2004 có số vụ người chưa thànhniên vi phạm pháp luật hình sự thấp nhất toàn tỉnh, mỗi năm chỉ xảy ra 3 – 6 vụnhưng năm 2005 đã có số vụ tăng đột biến (63 vụ) Tình hình đó do nhiều tácđộng khách quan, chủ quan khác nhau và đang cho thấy sự phức tạp, khó lườngtình trạng người chưa thành niên vi phạm pháp luật hình sự trên địa bàn huyệnPhú Giáo nói riêng, tỉnh Bình Dương nói chung
2.1.1.3 Cơ cấu hành vi vi phạm pháp luật hình sự do người chưa thành niên thực hiện.
Trang 26Phân tích các hành vi phạm pháp hình sự cụ thể do người chưa thànhniên gây ra ở Bình Dương những năm qua chúng tôi thấy: Nhóm các hành vixâm phạm nhân thân, danh dự nhân phẩm (giết người, cố ý gây thương tích,
hiếp dâm, cưỡng dâm) chiếm 56 vụ (10,6%) với 78 đối tượng (xem bảng 5 phần phụ lục); nhóm các hành vi xâm phạm sở hữu (cướp, cưỡng đoạt, cướp giật,
trộm cắp) chiếm 287 vụ (54,4%) với 389 đối tượng; nhóm các hành vi phạmpháp về ma tuý (mua bán, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng) chiếm 64 vụ (12%)
với 72 đối tượng (xem bảng 5, 6 phần phụ lục); nhóm hành vi gây rối trật tự
công cộng chiếm 82 vụ (15,5%) với 94 đối tượng; các hành vi khác chiếm 41 vụ(7,7%) với 47 đối tượng
Phân tích trên cho thấy nhóm các hành vi phạm pháp hình sự xâm phạmsở hữu do người chưa thành niên gây ra ở Bình Dương có tỉ lệ cao nhất (54,4%),trong đó trộm cắp tài sản xảy ra 171 vụ (chiếm 59,6% tổng số các vụ xâmphạm sở hữu trong lứa tuổi chưa thành niên và chiếm 32,3% tổng số các vụphạm pháp hình sự do người chưa thành niên gây ra) Điều đó cho thấy, đây làmột trong những vấn đề “nóng” cần được quan tâm trong công tác phòng ngừa,ngăn chặn tình trạng phạm pháp trong lứa tuổi chưa thành niên thời gian tới.Tuy nhiên, những hành vi phạm pháp hình sự khác như cướp, cướp giật dongười chưa thành niên gây ra cũng đang có những diễn biến phức tạp Trong 5năm qua, số vụ cướp tài sản do người chưa thành niên gây ra là 69 vụ, cướp giật
38 vụ (xem bảng 5 phần phụ lục), số vụ diễn ra hàng năm có xu hướng tăng lên
mà chưa có một giải pháp ngăn chặn khả thi cũng là một trong những vấn đềtrọng tâm cần được giải quyết trong thời gian tới
Đáng chú ý là theo báo cáo hàng năm của PC14 Công an tỉnh BìnhDương cho thấy nhóm hành vi gây rối trật tự công cộng năm 2001 và 2002
Trang 27Qua phỏng vấn chuyên gia là cán bộ của PC14 Công an tỉnh Bình Dương vềtình hình tội phạm gây rối trật tự công cộng do người chưa thành niên gây rachúng tôi nhận được câu trả lời: “Hành vi gây rối trật tự công cộng trong lứatuổi chưa thành niên trước đây vẫn xảy ra nhưng hầu hết ở mức độ vi phạmhành chính, gần đây tình trạng đó ngày càng trở nên phổ biến và đã gây ranhững hậu quả nghiêm trọng cần phải xử lý bằng hình sự Người chưa thànhniên thường phạm vào tội gây rối trật tự công cộng do tụ tập, đánh nhau, đuaxe… Nhiều vụ gây rối trật tự công cộng đã trở thành giết người, cố ý gây thươngtích, huỷ hoại tài sản Nếu không xử lý bằng hình sự thì rất khó răn đe, phòngngừa trong thời gian tới”
Nhóm hành vi phạm pháp về ma tuý do người chưa thành niên gây rachủ yếu là sử dụng và vận chuyển Không có vụ nào người chưa thành niên giữvai trò cầm đầu, chủ mưu trong các vụ án về ma tuý xảy ra ở Bình Dương trongnhững năm qua mà chủ yếu là giữ vai trò thực hành, giúp sức Số lượng các vụphạm pháp về ma tuý trong lứa tuổi chưa thành niên hàng năm tăng giảmkhông đáng kể Tuy nhiên, qua phỏng vấn chuyên gia là cán bộ của PC17 Công
an tỉnh Bình Dương về tình hình tội phạm ma tuý do người chưa thành niên gây
ra chúng tôi nhận được câu trả lời “Mặc dù số lượng tội phạm về ma tuý tronglứa tuổi chưa thành niên được thống kê năm 2004, 2005 có chiều hướng giảm sovới các năm trước đó nhưng hiện nay tình hình này vẫn đang diễn ra rất phứctạp Số lượng người chưa thành niên nghiện ma tuý và có thể trở thành tộiphạm về ma tuý ở Bình Dương vẫn nhiều, là nguy cơ tiềm ẩn khó lường trước.Sự phát triển kinh tế và các dịch vụ xã hội ở các vùng nông thôn trong địa bàntỉnh Bình Dương là dấu hiệu đáng mừng nhưng tâm lý dễ bị lô cuốn, thiếu hiểubiết trong lứa tuổi chưa thành niên nên ma tuý rất dễ theo sự phát triển của các
Trang 28địch vụ xã hội len lỏi vào lứa tuổi này nếu không có giải pháp phòng ngừa thậtkiên quyết trong thời gian tới”
Nhận xét:
Qua những phân tích ở trên, chúng tôi có nhận xét sau đây:
Một là, trong thời gian qua tình hình người chưa thành niên vi phạm pháp
luật hình sự diễn ra phức tạp và số vụ chiếm tỉ lệ khá cao trong tổng số vụphạm pháp hình sự xảy ra trên địa bàn tỉnh Bình Dương Dấu hiệu của sự “trẻhoá” đối tượng phạm pháp hình sự là vấn đề cần được quan tâm hàng đầu,xuyên suốt khi vạch ra các chương trình hành động cụ thể của Công an tỉnhBình Dương nói riêng, các ngành, các cấp có liên quan của tỉnh Bình Dương nóichung trong phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm thời gian tới
Hai là, đặc điểm kinh tế xã hội của tỉnh Bình Dương có tác động đến
diễn biến người chưa thành niên vi phạm pháp luật hình sự diễn ra trên địa bàn.Mối quan hệ đó cần được giải quyết một cách thoả đáng, đồng bộ trong phòngngừa, ngăn chặn người chưa thành niên vi phạm pháp luật hình sự trong thờigian tới
Ba là, cơ cấu hành vi phạm pháp hình sự trong lứa tuổi chưa thành diễn
ra trên địa bàn tỉnh Bình Dương những năm qua đã bộc lộ những vấn đề trọngtâm cần được phòng ngừa, đấu tranh một cách tập trung và mạnh mẽ hơn nữa.Đó là các hành vi trộm cắp, gây rối trật tự công cộng, nhóm hành vi phạm phápvề ma tuý
2.1.2 Đặc điểm người chưa thành niên vi phạm pháp luật hình sự trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Trang 292.1.2.1 Đặc điểm nhân thân.
Qua phân tích 680 người chưa thành niên vi phạm pháp luật hình sự trênđịa bàn tỉnh Bình Dương trong những năm qua chúng tôi thấy:
Về độ tuổi:
Dưới 14 tuổi: 21 đối tượng (3,3%)
Từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi: 141 đối tượng (20,7%)
Từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi: 518 đối tượng (76,0%)
(xem bảng 8 phần phụ lục)
Thống kê trên cho thấy, số đối tượng chưa thành niên phạm pháp hình sựtrong độ tuổi từ 16 đến 18 chiếm đa số (76%); số đối tượng dưới 14 tuổi tuy chỉchiếm 3,3% nhưng đây là loại đối tượng không phải chịu trách nhiệm hình sự;số đối tượng phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố
ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng (từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi) chiếm20,7% Cơ cấu đó tiềm ẩn bên trong sự “gối đầu”, “nối tiếp” của quá trìnhngười chưa thành niên từ hư hỏng đến vi phạm pháp luật và đến phạm tội
Về giới tính:
Có 644 đối tượng là nam (94,7%), 36 đối tượng là nữ (5,3%) So sánh với
tỉ lệ chung về phạm pháp hình sự (77,6% là nam và 22,4% là nữ) thì thấy tỉ lệnam giới là người chưa thành niên vi phạm pháp luật hình sự cao hơn Phân tíchtrong số 36 đối tượng là nữ chưa thành niên phạm pháp hình sự chúng tôi thấy:hành vi phạm pháp chủ yếu là trộm cắp (19 đối tượng), còn lại là cướp (2 đốitượng), vận chuyển các chất ma tuý (3 đối tượng), giết người (1 đối tượng)…Như vậy, đa số đối tượng chưa thành niên phạm pháp hình sự là nam với hầu
Trang 30hết các loại hành vi phạm pháp, nữ chỉ chiếm tỉ lệ thấp và chỉ tham gia một sốhành vi phạm pháp nhất định, ít mang tính chất bạo lực.
Về trình độ văn hoá
Phân tích trình độ văn hoá của 680 đối tượng là người chưa thành niên viphạm pháp luật hình sự trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong những năm quachúng tôi thấy:
Không biết chữ: 50 đối tượng (7,4%)
Tiểu học: 103 đối tượng (15,1%)
Trung học cơ sở: 435 đối tượng (64,0%)
Trung học phổ thông: 92 đối tượng (13,5%)
(xem bảng 8 phần phụ lục)
Như vậy, số đối tượng chưa thành niên phạm pháp hình sự có trình độ vănhoá cấp 2 chiếm đa số (64%) Trong số người chưa thành niên vi phạm phápluật hình sự ở tỉnh Bình Dương những năm qua có 29 đối tượng (4,26%) đang làhọc sinh, số còn lại đã bỏ học Nếu so sánh trình độ văn hoá với độ tuổi ngườichưa thành niên vi phạm pháp luật hình sự thì thấy sự “trùng khớp” giữa đa sốngười chưa thành niên phạm pháp ở độ tuổi từ 16 đến 18 (76%) và đa số ngườichưa thành niên có trình độ văn hoá mù chữ, cấp 1, cấp 2 (86,5%) Điều đó cónghĩa là hầu hết người chưa thành niên phạm pháp sau khi đã bỏ học một thờigian (lứa tuổi 16 đến 18 nếu đi học thì đang là học sinh THPT), thoát khỏi sựquản lý, giáo dục từ nhà trường và gia đình nên lêu lổng, tụ tập, đua đòi (biểuhiện hư hỏng) và đi vào con đường phạm pháp, phạm tội Phân tích trên cũngcho phép kết luận rằng, những gia đình có con em (đặc biệt là nam giới) bắtđầu học đến THCS phải chú ý quan tâm, giáo dục và kịp thời phát hiện những
Trang 31biểu hiện sa sút trong học tập, trong sinh hoạt để uốn nắn tránh việc để các emthoát khỏi tầm kiểm soát của gia đình và nhà trường, trốn học, bỏ học Có thểxem giai đoạn một người chưa thành niên bắt đầu học THCS và đến khi lênTHPT là giai đoạn có những diễn biến tâm sinh lý rất phức tạp trong quá trìnhhình thành nhân cách của người đó mà nếu lơi lỏng trong sự quan tâm, chămsóc, giáo dục sẽ dễ dẫn họ đến con đường phạm pháp, phạm tội.
Kết quả khảo sát bằng phiếu thăm dò ý kiến học sinh THPT ở BìnhDương được phát cho 180 học sinh (có 168 phiếu trả lời) cho thấy: Với câu hỏi
“Em có thích việc đi học của mình không?” thì có 134/168 em trả lời “có”(79,7%); 8/168 em trả lời “không” (4,7%) và 26/168 em trả lời “không biết”
(15,6%) (xem bảng 14 phần phụ lục) Thực trạng đó cho thấy có một bộ phận
(20,3%) học sinh THPT được khảo sát ở Bình Dương không quan tâm đến việchọc của mình Những học sinh này vì những lý do khác nhau nên đã đến trườngvà họ sẵn sàng không cần tiếp tục đi học Cũng từ khảo sát trên chúng tôi thấycó 36/168 (21,4%) em trả lời là”không thường xuyên” hoặc “không bao giờ”trình phiếu liên lạc của nhà trường với gia đình; có 86/168 em (51,1%) trả lời làgia đình “chỉ thỉnh thoảng” hoặc “không bao giờ” kiểm tra việc học tập của các
em Phần lớn những bậc phụ huynh trong số đó trình độ văn hoá thấp (chủ yếulà người lao động) Nhiều phụ huynh học sinh có con em đang học THCS,THPT nói với chúng tôi rằng: “Khi con còn nhỏ (tiểu học) thì cha mẹ mới kiểmtra được việc học của con, khi con đã học đến THCS, THPT thì bản thân chamẹ cũng không hiểu được kiến thức mà con đang học nên có kiểm tra thì cũngkhông biết con cái học tập như thế nào” Cách nhận thức đó dẫn đến sự thiếuquan tâm của gia đình đối với người chưa thành niên nói chung, người chưathành niên đang là học sinh nói riêng Tâm lý “mặc kệ”, “đã có nhà trường”của gia đình đối với con cái đã dẫn đến nhiều trường hợp người chưa thành niên
Trang 32bỏ học, phạm tội, bị bắt giam mà cha mẹ vẫn không biết, không tin, cứ ngỡ conmình hàng ngày vẫn đi học đều đặn.
Về hoàn cảnh gia đình:
Khảo sát 135 vụ phạm pháp hình sự do người chưa thành niên gây ra ởBình Dương với 165 đối tượng của 158 gia đình trong những năm qua, chúng tôithấy:
Gia đình có đầy đủ cha, mẹ: 97 (61,4%)
Gia đình khuyết cha hoặc mẹ: 49 (31%)
Gia đình khuyết cả cha và mẹ: 12 (7,6%)
Gia đình có người đã từng phạm tội: 5 (3,7%)
2 người chưa thành niên trong một gia đình cùng phạm pháp: 7 (5,2%).Gia đình chỉ có con một là người chưa thành niên phạm pháp: 11 (8,1%).Gia đình có nghề nghiệp và thu nhập ổn định: 128 (94,8%)
Trong số những gia đình khuyết cha hoặc mẹ, có 28 trường hợp cha mẹ lyhôn, 15 trường hợp cha hoặc mẹ chết, 6 trường hợp bị cha bỏ rơi
Thống kê trên cho thấy, việc người chưa thành niên vi phạm pháp luậthình sự ở Bình Dương trong thời gian qua do hoàn cảnh kinh tế gia đình khókhăn chiếm tỉ lệ thấp (5,2%) nhưng có đến 38,6% gia đình có người chưa thànhniên vi phạm pháp luật hình sự có cấu trúc không hoàn hảo, không đủ tiêuchuẩn gia đình văn hoá, gia đình bình đẳng hạnh phúc Người chưa thành niên
vi phạm pháp luật hình sự chủ yếu do sự thiếu quan tâm, giáo dục của gia đình
2.1.2.2 Đặc điểm về tính chất của hành vi phạm pháp.
Trang 33Phân tích 125 hồ sơ vụ việc phạm pháp do người chưa thành niên gây ratrong những năm qua trên địa bàn tỉnh Bình Dương, chúng tôi thấy:
Tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng: 24 vụ (19,2%)
Tội phạm nghiêm trọng: 37 vụ (29,6%)
Tội phạm ít nghiêm trọng: 54 vụ (43,2%)
Không cấu thành tội phạm: 10 vụ (8,0%)
Thống kê trên cho thấy người chưa thành niên vi phạm pháp luật hình sự
ở Bình Dương gây ra tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, nghiêmtrọng với tỉ lệ khá cao (48,8%) Những vụ án do người chưa thành niên gây racó tính chất đồng phạm chiếm 56%, đặc biệt là các tội cướp tài sản, cố ý gâythương tích, trộm cắp, gây rối trật tự công cộng có tỉ lệ đồng phạm hơn 90%.Việc người chưa thành niên hư hỏng tụ tập, hình thành các băng nhóm và dẫnđến hành vi phạm pháp, phạm tội đang có xu hướng tăng lên Theo thống kêcủa PC14 và PC17 Công an tỉnh Bình Dương thì trong 5 năm qua lực lượngCông an đã lập hồ sơ quản lý 146 băng nhóm (131 băng nhóm hình sự và 15băng nhóm ma tuý) với 171 đối tượng (151 đối tượng hình sự và 20 đối tượng
ma tuý) là người chưa thành niên (trong tổng số 1246 băng nhóm, 3645 đối
tượng hoạt động theo băng nhóm toàn tỉnh) (xem bảng 7 phần phụ lục) Với những đặc điểm về tâm lý, đạo đức đã phân tích ở mục 2.1.2.1 thì xu hướng
hình thành các băng nhóm người chưa thành niên hư hỏng có cùng hoàn cảnh,cùng đặc điểm tâm lý “ngưu tầm ngưu, mã tầm mã” trong thời gian tới sẽ diễn
ra mạnh mẽ hơn và các băng nhóm đó có thể gây ra những hành vi phạm pháphình sự nghiêm trọng hơn
Đối với các hành vi vi phạm pháp luật hình sự cụ thể, chúng tôi nhận
Trang 34tích nhưng loại hành vi có tính chất nghiêm trọng lại là hiếp dâm, gây rối trật tự
công cộng Loại hành vi có tính chất nghiêm trọng do người chưa thành niêngây ra rất khó lường trước, có khi được hành động bột phát ngoài sự đoán biết,ngăn ngừa của người lớn và bản thân người chưa thành niên thực hiện hành vicũng không ý thức được tính nghiêm trọng của hành vi do mình gây ra
Ví dụ: Lê Văn Chánh (sinh năm 1986, ngụ ấp 4, xã Phú Mỹ, thị xã ThủDầu Một) đã thực hiện hành vi hiếp dâm em Võ Đức Nhi, sinh năm 1997, làngười sống cạnh nhà Chánh Vụ án xảy ra ngày 18/9/2001 khi đối tượng Chánhmới 15 tuổi và nạn nhân Nhi mới 4 tuổi
2.1.2.3 Đặc điểm về nhận thức, lối sống của người chưa thành niên và người chưa thành niên vi phạm pháp luật hình sự.
Một số cán bộ của PC14 Công an tỉnh Bình Dương cho biết: “Hầu hếtngười chưa thành niên vi phạm pháp luật hình sự trên địa bàn tỉnh Bình Dươngcó những phẩm chất đạo đức, tâm lý tiêu cực Khoảng 80% trong số họ đã từnglà trẻ em hư, không nghe lời, không kính trọng cha mẹ, thầy cô giáo và ngườilớn xung quanh Một số ít đối tượng là người chưa thành niên vi phạm pháp luậthình sự do vô ý, do bị rủ rê bởi những đối tượng đã thành niên nhưng do tâm lýtò mò, do khí chất bốc đồng nên thực hiện hành vi phạm pháp”
Thầy giáo Trương Minh Giảng, Hiệu trưởng trường THPT Bến Cát(huyện Bến Cát) trao đổi với chúng tôi: “Những học sinh cá biệt về đạo đứcthường có biểu hiện lầm lì, ít nói và thường tôn sùng kiểu hành vi bạo lực, liềulĩnh” Một số chuyên gia là cán bộ Công an huyện Bến Cát cho biết: “Đa phầnnhững học sinh có đạo đức trung bình hoặc yếu thì học lực cũng chỉ trung bìnhhoặc yếu, đặc biệt là rất yếu các môn học xã hội như văn học, lịch sử, giáo dụccông dân 22 đối tượng chưa thành niên phạm pháp hình sự trong những năm
Trang 35qua đã từng là học sinh của trường THPT Bến Cát đều là những học sinh yếukém về đạo đức, trong đó có 19 trường hợp khi phạm pháp và bị bắt đã bỏ họchoặc bị buộc thôi học, 3 trường hợp đang đi học Những học sinh đó hầu hết đãtừng bị nhà trường kỉ luật ít nhất 1 lần khi còn đi học và có tên thường gọi gắnvới một biệt danh phản ánh những đặc điểm tâm lý cá biệt như “bụi”, “liều”,
“khùng”, “cô hồn”, “xì ke”, “điếm”…”
Tỉnh Bình Dương những năm gần đây có điều kiện kinh tế xã hội pháttriển tương đối nhanh Người chưa thành niên cũng nhanh chóng tiếp cận vàhoà vào những nhu cầu vật chất, tinh thần như đối với người đã thành niên.Chúng tôi thăm dò ý kiến từ học sinh THPT thì được kết quả: 168/168 (100%)
em trả lời là “có tiền tiêu xài riêng hàng tuần”, trong đó có 138 em (82,1%) trảlời là có từ 5.000 đồng đến 50.000 đồng mỗi tuần, 14 em (8,3%) trả lời là cótrên 50.000 đồng mỗi tuần, 16 em (9,6%) trả lời là có trên 100.000 đồng mỗituần để tiêu xài riêng Cũng khảo sát trên, chúng tôi thu được kết quả: có 140
em (83,4%) trả lời là “đã từng” và “cảm thấy thích” hoặc “thấy bình thường”đối với một học sinh đi học bằng xe gắn máy trên 50cm3 Trong khi hầu hết cácđối tượng chưa thành niên phạm tội cướp tài sản, gây rối trật tự công cộng ởtỉnh Bình Dương những năm qua đều có phương tiện gây án là xe gắn máy cóphân khối lớn Theo báo cáo của PC26 Công an tỉnh Bình Dương thì hiện toàntỉnh có 309.404 xe gắn máy, hầu hết các hộ gia đình đều có xe gắn máy và dovậy việc người chưa thành niên có điều kiện và được gia đình giao xe gắn máycho tự do sử dụng càng trở nên phổ biến
Ý thức pháp luật của một bộ phận người chưa thành niên chưa cao, trướchết là nhận thức về pháp luật của họ Trong số 377 đối tượng chưa thành niên
bị khởi tố hình sự ở Bình Dương trong những năm qua có 12 đối tượng có tiền
Trang 36Bình Dương cho biết: “Hầu hết các đối tượng chưa thành niên khi bị bắt, bị xửlý ít tỏ ra lo sợ mặc dù có những đối tượng gây án đặc biệt nghiêm trọng”
Kết quả khảo sát với câu hỏi: “Em có thích chương trình học pháp luậtcủa môn giáo dục công dân tại trường không?” chúng tôi thu được kết quả:30/168 em trả lời “thích” (20,2%), có 104 em trả lời “thấy bình thường”(61,9%) và có đến 34 em (17,9%) trả lời là “không thích” Khi cúng tôi đặt câuhỏi: “Em có biết pháp luật nước ta quy định về độ tuổi tối thiểu mà một ngườiphải chịu trách nhiệm hình sự?” thì chỉ có 4 em (2,3%) trả lời đúng (14 tuổi), 14
em (8,3%) trả lời là “16 tuổi” và 150 em (89,4%) trả lời là “18 tuổi” Như vậy,nhận thức về pháp luật của học sinh nói riêng, người chưa thành niên nói chung
ở Bình Dương còn nhiều lệch lạc cơ bản mà lẽ ra họ đã được giáo dục rất vữngvàng trong nhà trường và trong quá trình sinh sống tại địa phương Chính vìthiếu những kiến thức cơ bản về pháp luật nói chung, luật hình sự nói riêng mànhiều người chưa thành niên khi phạm tội đã không nhận thức được hành vi củamình là tội phạm Chúng tôi thăm dò và thu được kết quả: chỉ có 60,7% ngườichưa thành niên được hỏi đã trả lời đúng “một người có thể phải chịu hình phạttù giam khi phạm tội hình sự”, 39,3% số người được hỏi còn lại trả lời sai hoặctrả lời “không biết”
Tóm lại, những đặc điểm về quan điểm, lối sống của người chưa thànhniên nói chung, người chưa thành niên vi phạm pháp luật hình sự nói riêng trênđịa bàn tỉnh Bình Dương những năm qua có mối liên hệ với nhau Đây là mộttrong những vấn đề cần phải được chú ý trong những giải pháp phòng ngừa,ngăn chặn người chưa thành niên vi phạm pháp luật hình sự thời gian tới
2.1.2.4 Một số đặc điểm nổi bật của những tội phạm phổ biến do người chưa thành niên thực hiện.
Trang 37Khảo sát các vụ phạm tội do người chưa thành niên thực hiện trên địabàn tỉnh Bình Dương trong những năm qua chúng tôi thấy:
Tội phạm giết người do người chưa thành niên gây ra xuất phát chủ yếu
từ những mâu thuẫn nhỏ giữa thủ phạm và nạn nhân trong sinh hoạt, học tập.Đối tượng thực hiện hành vi phạm tội manh động, thường dùng vũ khí lạnhmang theo sẵn trong người để gây án Một số vụ giết người xảy ra không xuấtphát từ mâu thuẫn mà do thói côn đồ của thủ phạm vô cớ gây sự với nạn nhânvà giết chết nạn nhân Loại án này thường do các đối tượng chưa thành niên cótiền án, tiền sự gây ra và nạn nhân thường là học sinh
Ví dụ 1: Nguyễn Văn Linh (sinh năm 1986, ngụ ấp 3, xã Hội Nghĩa,huyện Tân Uyên) do có mâu thuẫn với Nguyễn Văn Tường (sinh năm 1989) vàNinh Quốc Thái (sinh năm 1985) từ sinh hoạt ở địa phương nên lúc 15 giờ ngày18/3/2003 khi gặp Thái và Tường đang đi chơi với nhau Linh đã dùng dao mangsẵn theo người đâm chết Nguyễn Văn Tường và đâm bị thượng Ninh QuốcThái
Ví dụ 2: Lúc 16 giờ 30 phút ngày 24/9/2004, Nguyễn Nhật Trường (sinhnăm 1987, ngụ xã Minh Thành, huyện Dầu Tiếng) cùng một nhóm 5 học sinhlớp 12 Trường THPT Dầu Tiếng (huyện Dầu Tiếng) đang đi đá bóng thì bịnhóm của Nguyễn Thế Duy (sinh năm 1985, ngụ thị trấn Dầu Tiếng) gồm 9 đốitượng cũng đang là học sinh lớp 12 trường THPT bán công Định Thành vô cớgây sự Nhóm của Trường không dám đánh trả nhóm của Duy mà bỏ chạy Sauđó Trường điện thoại cho Điền Quốc Tuấn (sinh năm 1982, ngụ xã MinhThành) là anh họ của Trường đến để trả thù Tuấn gọi thêm 5 đối tượng đều làngười chưa thành niên khác đi 4 xe gắn máy, mang theo 3 mã tấu, 1 dao xếpđến trung tâm thể dục thể thao Dầu Tiếng để gặp Trường Nhóm của Trường,
Trang 38Tuấn đi tìm thì thấy nhóm của Duy đang ngồi uống nước tại 1 quán càphê ở thịtrấn Dầu Tiếng Nhóm của Trường, Tuấn xông vào quán đâm chém vào tất cảnhững người đang ngồi trong quán Vụ án xảy ra làm chết một người không cómâu thuẫn gì với các đối tượng là anh Phan Hữu Trọng (sinh năm 1985, ngụ thịtrấn Dầu Tiếng) và làm bị thương 5 người khác.
Tội phạm cướp tài sản xảy ra do các đối tượng chưa thành niên hư hỏng
thực hiện Hầu hết các đối tượng đã có tiền sự, gây án cướp để có tiền tiêu xàicá nhân, ăn chơi đua đòi, hút chích ma tuý… Hành vi gây án táo bạo, liều lĩnh,lợi dụng những đoạn đường vắng trong các lô cao su, khu công nghiệp để thựchiện Nhiều vụ có sự chuẩn bị tính toán tinh vi và thường được thực hiện bởinhiều đối tượng Có những vụ do đối tượng chưa thành niên từ địa bàn khác đếnBình Dương để gây án, gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, PC14 Công antỉnh Bình Dương phải lập chuyên án để đấu tranh
Ví dụ 1: 0 giờ ngày 13/9/2002 anh Phạm Văn Đó (sinh năm 1965, ngụ ấp
3, xã Thới Hoà, huyện Bến Cát) làm nghề chạy xe ôm đang đón khách ở ngã tưthị trấn Bến Cát thì 3 đối tượng đến thuê anh Đó chở đến ấp Bến Tượng, xã LaiHưng là: Lê Thành Mỵ (sinh năm 1989, ngụ ấp Bến Tượng, xã Lai Hưng); NgôMinh Tuấn (sinh năm 1987, ngụ ấp Lai Khê, xã Lai Hưng); Lê Văn Trang (sinhnăm 1985, ngụ ấp 5, xã Tân Hưng) Trên đường đi đến lô cao su thuộc ấp BếnTượng thì Mỵ đề nghị anh Đó để cho Mỵ điều khiển xe máy Anh Đó dừng xebước xuống định ra sau thì Mỵ, Tuấn, Trang rồ ga bỏ chạy Sau khi lấy được xecủa anh Đó, các đối tượng Mỵ, Tuấn, Trang tiếp tục đi cướp Bọn chúng chởnhau đến khu vục cầu ông Kỳ thuộc ấp 1, xã An Điền thì gặp anh Hoàng TrọngTuấn (sinh năm 1969, ngụ ấp 3, xã Tân Định) đang điều khiển xe máy trênđường vắng Mỵ chạy xe lên áp sát anh Tuấn, tên Ngô Minh Tuấn ngồi sau đạp
Trang 39đánh anh Tuấn làm anh Tuấn bỏ chạy, sau đó chúng lấy xe anh Tuấn chạy vềthị xã Thủ Dầu Một tháo biến số định mang đi tiêu thụ thì bị bắt.
Ví dụ 2: Trong thời gian từ ngày 16/3/2002 đến 20/3/2002 trên tuyếnquốc lộ 13 thuộc địa bàn huyện Thuận An liên tiếp xảy ra 4 vụ cướp xe gắnmáy Công tác điều tra ban đầu các vụ án cơ quan Công an nhận định đây làcác vụ do cùng một nhóm đối tượng chưa thành niên từ thành phố Hồ Chí Minhđến Bình Dương gây án Trước tình hình đó, Công an tỉnh Bình Dương đã xáclập chuyên án để đấu tranh Kết quả khám phá chuyên án đã bắt 10 đối tượng,
ra quyết định truy nã 2 đối tượng khác đều là người chưa thành niên do NguyễnĐức Cường (sinh năm 1985, ngụ A37, đường Trương Minh Giảng, phường 17,quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh) cầm đầu Không chỉ gây án ở BìnhDương, băng nhóm này còn gây ra 2 vụ án cướp khác trên địa bàn huyện HócMôn, thành phố Hồ Chí Minh để kiếm tiền ăn chơi và đánh bạc trong dịp tếtnguyên đán năm 2002
Tội phạm hiếp dâm xảy ra 8 vụ trong 5 năm qua Đối tượng phạm tội khi
bị kích thích bởi trạng thái sinh lý tuổi dây thì, bởi phim ảnh và văn hoá phẩmđồi truỵ Hoàn cảnh phạm tội là lúc nạn nhân ở nhà mà không có người lớnhoặc tại những khu dân cư vắng Đối tượng khi đã nảy sinh ý định phạm tội thìthực hiện rất quyết liệt do bị những kích thích tâm, sinh lý không kềm chế được.Đã có những vụ án đồng phạm tội hiếp dâm, cướp tài sản rất liều lĩnh do cácđối tượng chưa thành niên gây ra
Ví dụ 1: Lúc 5 giờ ngày 18/3/2003 Nguyễn Văn Tuấn (sinh năm 1988,ngụ ấp Hoà Thành xã Minh Hoà huyện Dầu Tiếng) đi xe đạp từ nhà đến nôngtrường cao su Minh Hoà để phụ giúp mẹ Tuấn đang cao mủ Trên đường đi xeđạp của Tuấn bị hư nên Tuấn ghé vào nhà ông Nguyễn Thanh Tú để mượn