nghiên cứu - trao đổi
56
Tạp chí luật học số tháng 3/2003
Ths. Phan thanh Mai *
hông làm xấu hơn tình trạng của bị cáo là
nguyên tắc đợc áp dụng trong việc bổ
sung, thay đổi kháng cáo, kháng nghị phúc
thẩm về hình sự. Theo quy định tại Điều 212
BLTTHS thì: "Trớc khi bắt đầu hoặc tại
phiên toà phúc thẩm, ngời kháng cáo hoặc
viện kiểm sát có quyền bổ sung, thay đổi kháng
cáo, kháng nghị nhng không đợc làm xấu
hơn tình trạng của bị cáo; rút một phần hoặc
toàn bộ kháng cáo, kháng nghị. Trongtrờng
hợp rút toàn bộ kháng cáo, kháng nghị tại
phiên toà thì việc xét xử phúc thẩm phải đợc
đình chỉ".
Việc nghiên cứu về Điều 212 BLTTHS nói
chung cũng nh về nguyên tắc không làm xấu
hơn tình trạng của bị cáo nói riêng có ý nghĩa
quan trọng về lí luận cũng nh trong thực tiễn
xét xử. Giải quyết đợc tốt vấn đề này sẽ giúp
cho các chủ thể của quyền kháng cáo, kháng
nghị thực hiện tốt quyền của mình và tạo cơ sở
pháp lí để toà án cấp phúc thẩm chấp nhận
hoặc không chấp nhận bổ sung, thay đổi kháng
cáo, kháng nghị. Vấn đề này còn trực tiếp liên
quan đến việc xác định nội dung của kháng
cáo, kháng nghị, qua đó xác định phạm vi xét
xử phúc thẩm và quyền hạn của toà án cấp
phúc thẩm.
Vấn đề thế nào là "làm xấu hơn tình trạng
của bị cáo" đ đợc các cơ quan có thẩm
quyền giải thích và cũng đ đợc nhiều tác giả
quan tâm nghiên cứu ở các mức độ khác nhau.
Qua việc nghiên cứu những ý kiến khác nhau
về vấn đề này trên một số sách báo pháp lí,
chúng tôi thấy có một số quan điểm khác
nhau:
Quan điểm thứ nhất: Tất cả những bổ
sung, thay đổi theo hớng bất lợi cho bị cáo về
hình sự, dân sự, án phí, xử lí vật chứng đều là
"làm xấu hơn tình trạng của bị cáo".
(1)
Quan điểm thứ hai: Theo (hớng dẫn của
Toà án nhân dân tốicao thì làm xấu hơn tình
trạng của bị cáo là làm cho bị cáo có thể bị
Toà án cấp phúc thẩm phạt nặng hơn, áp dụng
điều khoản của BLHS về tội nặng hơn hoặc
tăng mức bồi thờng so với quyết định của toà
án cấp sơ thẩm.
(2)
Quan điểm thứ ba: Làm xấu hơn tình trạng
của bị cáo đợc hiểu là đa đến những bất lợi
cho bị cáo về mặt hình sự. Những sửa đổi nội
dung kháng nghị theo hớng tăng mức bồi
thờng không phải là làm xấu hơn tình trạng
của bị cáo.
(3)
Những quan điểm nói trên đều có những
điểm hợp lí, mặc dù vậy, theo chúng tôi, những
quan điểm này đều có những điểm cha thoả
đáng.
Quan điểm thứ nhất đa ra khái niệm về
làm xấu hơn tình trạng của bị cáo quá rộng. Bị
cáo là đối tợng bị buộc tộitrong vụ án hình
sự, tình trạng của bị cáo có trở nên xấu hơn
hay không phải đợc xác định bởi mối quan hệ
của họ với các chế tài hình sự. Việc giải quyết
về bồi thờng thiệt hại trongtrờng hợp không
K
* Giảng viên chính Khoa t pháp
Trờng đại học luật Hà Nội
nghiên cứu - trao đổi
Tạp chí luật học số tháng 3/2003
57
ảnh hởng đến việc xem xét về trách nhiệm
hình sự đối với bị cáo chỉ đơn thuần là việc giải
quyết về dân sự và phải tuân theo những quy
định của luật dân sự, luật tố tụng dân sự.
Không thể coi mọi bổ sung, thay đổi, tăng mức
bồi thờng thiệt hại là làm xấu đi tình trạng
của bị cáo.
Quan điểm thứ hai vừa rộng lại vừa hẹp.
Về phần dân sự, quan điểm này cũng giống
quan điểm trên là quá rộng. Về phần hình sự,
quan điểm này lại quá hẹp, chỉ đề cập những
trờng hợp yêu cầu tăng hình phạt, áp dụng
điều khoản về tội nặng hơn mà không đề cập
những trờng hợp khác cũng có thể làm xấu đi
tình trạng của bị cáo nh yêu cầu kết tội bị cáo
đợc toà án cấp sơ thẩm tuyên vô tội; yêu cầu
phạt tù giam không cho hởng án treo (trong
trờng hợp giữ nguyên hoặc tăng mức hình
phạt) đối với những bị cáo đợc toà án cấp sơ
thẩm cho hởng án treo; yêu cầu không cho
miễn trách nhiệm hình sự hoặc hình phạt đối
với ngời đ đợc toà án cấp sơ thẩm cho miễn
trách nhiệm hình sự hoặc hình phạt Với cách
giải thích nh vậy, quan điểm này đ hạn chế
quyền bổ sung, thay đổi kháng cáo, kháng nghị
của các chủ thể.
Quan điểm thứ ba xác định việc bổ sung,
thay đổi kháng cáo, kháng nghị theo hớng
làm xấu hơn tình trạng của bị cáo là làm cho bị
cáo có thể bị bất lợi về mặt hình sự còn những
bổ sung, thay đổi theo hớng có thể bị bất lợi
về mặt dân sự không phải là làm xấu đi tình
trạng của bị cáo. Theo quan điểm này, việc giải
quyết bồi thờng trong vụ án hình sự thực chất
là giải quyết về dân sự, pháp luật cho phép có
thể giải quyết vấn đề nàytrong vụ án hình sự
hoặc có thể giải quyết riêng theo thủ tục tố
tụng dân sự (khoản 2 Điều 166 BLTTHS). Khi
vấn đề có thể giải quyết bằng cách này hay
cách khác thì các quan hệ pháp luật đối với vấn
đề đó và cách giải quyết nó phải nh nhau.
Trong tố tụng dân sự, việc sửa đổi kháng cáo,
kháng nghị đợc quy định bình đẳng cho các
bên đơng sự. Điều 60 Pháp lệnh thủ tục các
vụ án dân sự quy định: "Trớc hoặc trong
phiên toà phúc thẩm, ngời kháng cáo có
quyền sửa đổi nội dung đ kháng cáo hoặc rút
kháng cáo, viện kiểm sát có quyền sửa đổi nội
dung đ kháng nghị hoặc rút kháng nghị.
Theo chúng tôi, quan điểm này đ phân biệt rõ
hai loại quan hệ pháp luật hình sự với quan hệ
pháp luật dân sự là hai loại quan hệ khác nhau
và là đối tợng điều chỉnh của những ngành
luật khác nhau, việc giải quyết các quan hệ đó
cũng bằng những quy định khác nhau về hình
thức và khẳng định việc bổ sung, thay đổi
kháng cáo, kháng nghị theo hớng tăng mức
bồi thờng thiệt hại đối với bị cáo cần phải
đợc xem xét theo quy định tại Điều 60 Pháp
lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự.
Tuy vậy, việc tác giả khẳng định việc giải
quyết vấn đề bồi thờng thiệt hại thực chất là
việc giải quyết về dân sự, tách rời vụ án hình
sự là không đúng trong mọi trờng hợp. Có
trờng hợp, việc giải quyết bồi thờng thiệt hại
trong vụ án hình sự có thể chỉ đơn thuần là việc
giải quyết về dân sự, nh những trờng hợp
sau:
- Những thiệt hại vật chất do hành vi của bị
cáo gây ra cho nguyên đơn dân sự (trong
trờng hợp nguyên đơn dân sự là cá nhân)
không phải là những thiệt hại gây ra cho đối
tợng của tội phạm. Trongtrờng hợp này,
việc thay đổi mức bồi thờng thiệt hại không
ảnh hởng đến việc xác định trách nhiệm hình
sự của bị cáo.
- Hành vi phạmtội của bị cáo đ gây ra
những thiệt hại cho đối tợng của tộiphạm
nhng yêu cầu tăng mức bồi thờng thiệt hại
không phải vì lí do cần phải xác định lại mức
nghiên cứu - trao đổi
58
Tạp chí luật học số tháng 3/2003
độ thiệt hại do hành vi phạmtội gây ra. Ví dụ
trờng hợp ngời bị hại trong vụ án cố ý gây
thơng tích đồng ý với tỉ lệ thơng tích đ
đợc xác định nhng họ vẫn yêu cầu tăng mức
bồi thờng thiệt hại vì những lí do khác. Việc
tăng mức bồi thờng thiệt hại trongtrờng hợp
này cũng không ảnh hởng đến việc xác định
trách nhiệm hình sự của bị cáo.
Khác với những trờng hợp trên, trong rất
nhiều trờng hợp, mức bồi thờng thiệt hại lại
phụ thuộc vào mức độ thiệt hại do hành vi
phạm tội gây ra, do đó yêu cầu tăng mức bồi
thờng thiệt hại sẽ ảnh hởng đến việc xác
định trách nhiệm hình sự của bị cáo. Phải giải
quyết các trờng hợp khác nhau đó bằng
những thủ tục khác nhau, tuỳ thuộc vào việc
các vấn đề đó do quan hệ pháp luật nào điều
chỉnh.
Để xác định thế nào là làm xấu đi tình
trạng của bị cáo cần phải xuất phát từ mục
đích của nguyên tắc "không làm xấu đi tình
trạng của bị cáo". Khi kháng cáo, kháng nghị
bị thay đổi, bổ sung trớc hoặc tại phiên toà
xét xử phúc thẩm (sau khi thông báo kháng
cáo, kháng nghị) thì bị cáo cũng nh ngời bào
chữa của bị cáo sẽ bị động trớc những bổ
sung, thay đổi đó. Nếu việc bổ sung, thay đổi
kháng cáo, kháng nghị theo hớng làm xấu đi
tình trạng của bị cáo sẽ làm cho bị cáovà
ngời bào chữa không có điều kiện để chuẩn bị
và thực hiện tốt quyền bào chữa tại phiên toà.
Luật tố tụng hình sự quy định việc bổ sung,
thay đổi kháng cáo, kháng nghị trớc hoặc tại
phiên toà xét xử không đợc làm xấu đi tình
trạng của bị cáo chính là nhằm đảm bảo quyền
bào chữa của bị cáo mà quyền bào chữa chỉ
xuất hiệntrong tố tụng hình sự và chỉ trong
mối quan hệ với việc buộc tội.
Từ những nhận thức trên chúng tôi cho
rằng "làm xấu đi tình trạng của bị cáo" là làm
cho bị cáo có thể bị bất lợi hơn về mặt hình sự,
kể cả những trờng hợp việc tăng mức bồi
thờng dẫn đến việc bị cáo có thể phải chịu
những chế tài hình sự nặng hơn. Những trờng
hợp tăng mức bồi thờng thiệt hại không ảnh
hởng đến trách nhiệm hình sự của bị cáo (có
thể tách ra để xử theo thủ tục tố tụng dân sự)
thì không cần phải tuân theo nguyên tắc
"không làm xấu đi tình trạng của bị cáo".
Điều 212 không xác định rõ thời điểm việc
bổ sung, thay đổi kháng cáo, kháng nghị phải
theo nguyên tắc "không làm xấu đi tình trạng
của bị cáo". Vì vậy, cũng có những cách giải
thích khác nhau về vấn đề này: Có quan điểm
cho rằng tất cả những thay đổi, bổ sung kháng
cáo, kháng nghị sau khi đ kháng cáo, kháng
nghị của viện kiểm sát và những ngời kháng
cáo khác đều phải theo nguyên tắc "không làm
xấu đi tình trạng của bị cáo"; có quan điểm lại
cho rằng việc bổ sung, thay đổi kháng cáo,
kháng nghị trong thời hạn luật định cũng coi là
kháng cáo, kháng nghị mới, không phải là thay
đổi, bổ sung kháng cáo, kháng nghị, vì vậy
không cần phải theo nguyên tắc "không làm
xấu đi tình trạng của bị cáo". Chúng tôi đồng ý
với quan điểm này vì chỉ sau khi hết thời hạn
kháng cáo, kháng nghị, toà án mới tiến hành
thông báo kháng cáo, kháng nghị. Vì vậy, việc
thay đổi, bổ sung kháng cáo, kháng nghị trong
thời hạn luật định không ảnh hởng đến quyền
bào chữa của bị cáo đồng thời đảm bảo quyền
kháng cáo, kháng nghị của các chủ thể.
Điều 212 BLTTHS không quy định việc rút
kháng cáo, kháng nghị phải theo nguyên tắc
không làm xấu đi tình trạng của bị cáo nhng
cũng có đề xuất cho rằng việc rút một phần
kháng cáo, kháng nghị cũng phải theo nguyên
tắc này, không đợc rút những phần kháng
cáo, kháng nghị có lợi cho bị cáo vì điều đó
cũng có thể bất lợi đối với bị cáo,
(4)
chúng tôi
cho rằng đề xuất này không cần thiết vì những
lí do sau đây:
nghiên cứu - trao đổi
Tạp chí luật học số tháng 3/2003
59
- Tình trạng của bị cáo có xấu đi hay
không là phải so sánh với các quyết định trong
bản án của toà án cấp sơ thẩm, những phần
kháng cáo, kháng nghị đ đợc rút sẽ nằm
ngoài phạm vi xét xử phúc thẩm. Toà án cấp
phúc thẩm không thể sửa án theo hớng tăng
nặng đối với bị cáo về những phần này.
- Toà án cấp phúc thẩm vẫn có quyền sửa
án theo hớng giảm nhẹ về trách nhiệm hình
sự đối với bị cáo ngoài phạm vi kháng cáo,
kháng nghị.
- Bản thân bị cáo có quyền bổ sung kháng
cáo theo hớng có lợi cho mình trớc khi bắt
đầu hoặc tại phiên toà xét xử.
Từ những phân tích trên, chúng tôi xin đa
ra một số kiến nghị về mặt pháp luật:
- Bổ sung Điều 212 BLTTHS: "Trớc khi
bắt đầu hoặc tại phiên toà phúc thẩm, ngời
kháng cáo hoặc viện kiểm sát có quyền bổ
sung, thay đổi kháng cáo, kháng nghị nhng
không đợc làm xấu đi tình trạng của bị cáo "
- Cần phải có hớng dẫn thống nhất và
hợp lí hơn về thế nào là "làm xấu hơn tình
trạng của bị cáo" (nh đ phân tích ở trên).
- Phải có sự giải thích và sử dụng rõ ràng,
thống nhất thuật ngữ "tội" và "tội danh" trong
các điều luật và các văn bản pháp luật khác có
liên quan
(5)
./.
(1).Xem: Nguyễn Đức Mai - Thế nào là làm xấu hơn
tình trạng của bị cáotrong xét xử phúc thẩm. Tạp chí
toà án 8/1994.
(2).Xem: Các văn bản về hình sự, dân sự và tố tụng
- TANDTC - 1990, tr.138.
(3).Xem: Lu Tiến Dũng - Xung quanh vấn đề sửa
đổi nội dung kháng nghị, rút kháng nghị. Tạp chí toà
án số 7/1992.
(4).Xem: Đặng Văn Dùng - Về Điều 212 BLTTHS.
Tạp chí toà án số 4/2000.
(5).Xem: Quách Thành Vinh - Một số vấn đề liên
quan đến làm xấu đi tình trạng của bị cáo khi xét xử
phúc thẩm. Tạp chí toà án số 12/1999.
Nghĩa vụ cấp dỡng
(Tiếp theo trang 41)
Khi li hôn, bên kia yêu cầu đợc cấp dỡng thì
có coi là họ có khả năng để thực hiện nghĩa vụ
cấp dỡng hay không? Rõ ràng là không thể
không coi là họ có khả năng để cấp dỡng
nhng nếu nh vậy thì hoàn toàn không phù
hợp với thực tếvà rất khó chấp nhận. Ngời ta
chỉ có thể chấp nhận bán dần nhà ở hoặc
chuyển quyền sử dụng đất canh tác để lấy tiền
chăm sóc, nuôi dỡng hoặc cấp dỡng cho
cha, mẹ, con hoặc cho vợ (chồng) khi vợ
chồng đang tồn tại hôn nhân mà khó có thể
chấp nhận bán dần nhà ở hoặc chuyển quyền
sử dụng đất canh tác để lấy tiền cấp dỡng cho
vợ hoặc chồng đ li hôn. Hơn nữa, khi một
ngời không có thu nhập thờng xuyên mà
cuộc sống chỉ nhờ vào khối tài sản sẵn có thì
cuộc sống lâu dài của họ cũng khó có thể đợc
bảo đảm. Tục ngữ có câu "miệng ăn, núi lở",
thiết nghĩ trongtrờng hợp này không thể xác
định rằng ngời đó có khả năng thực hiện
nghĩa vụ cấp dỡng và vì vậy không thể buộc
họ phải thực hiện nghĩa vụ cấp dỡng.
Nh vậy, từ sự phân tích trên đây chúng
tôi cho rằng ngời có khả năng để thực hiện
nghĩa vụ cấp dỡng cho vợ hoặc chồng khi li
hôn là ngời thuộc một trong các trờng hợp
sau:
- Có thu nhập thờng xuyên mà thu
nhập đó cao hơn mức sống trung bình của
ngời đó và những ngời khác mà ngời đó
có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dỡng hoặc cấp
dỡng.
- Còn tài sản sau khi đ trừ đi chi phí
thông thờng cần thiết cho cuộc sống của
ngời đó và của những ngời khác mà
ngời đó có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dỡng
hoặc cấp dỡng và việc sử dụng tài sản đó
để cấp dỡng không ảnh hởng đến cuộc
sống lâu dài của bản thân ngời đó./.
. trạng của bị cáo& quot; (nh đ phân tích ở trên). - Phải có sự giải thích và sử dụng rõ ràng, thống nhất thuật ngữ " ;tội& quot; và " ;tội danh" trong các điều luật và các văn bản. bồi thờng thiệt hại không ảnh hởng đến việc xác định trách nhiệm hình sự của bị cáo. - Hành vi phạm tội của bị cáo đ gây ra những thiệt hại cho đối tợng của tội phạm nhng yêu cầu tăng mức bồi. xấu hơn tình trạng của bị cáo quá rộng. Bị cáo là đối tợng bị buộc tội trong vụ án hình sự, tình trạng của bị cáo có trở nên xấu hơn hay không phải đợc xác định bởi mối quan hệ của họ với