Các biện pháp đấu tranh phòng chống tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông
Trang 1SES
BỘ GIÁO DỤC VẢ ĐÀO TẠO BỘ TU PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
BÙI KIẾN QUỐC
CAc BIEN PHAP BAU TRANH PHONG, CHONG TOI VI PHAM QUY DINH VE DIEU KHIEN PHUUNG TIEN
Trang 2
Cơng trình được hồn thành tại Trường Đại học Luật Hà Nội
Người hướng dân khoa học: PGS.TS Nguyễn Ngoc Hoa TS Tran Dinh Nha
Phan bién 1: TSKH Lé Cam
Trường Đại học Quốc gia Hà Nội
Phản biện 2: PGS.TS Đỗ Ngọc Quang
Viện Nghiên cứu chiến lược, Bộ Công an Phản biện 3: PGS.TS Phạm Tuấn Bình
Trường Đại học Cảnh sát nhân dân
Luan 4n duoc bao vệ tại Hội đong chấm luận án cấp Nhà
nước, tại phòng Hội thảo, Trường Đại học Luật Hà Nội Vào hồi 8 giờ O0, ngày 16 tháng 9 năm 2001
Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia
và Thư viện Trường Đại học Luật Hà Nội
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VỊ của Đảng, nền kinh tế của nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, theo định hướng
XHCN, đã và đang đem lại sự chuyển biến tích cực trên nhiều [inh
vực Ở Thủ đô Hà Nội, đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội
cũng có nhiều biến đổi quan trọng, trong đó giao thông vận tải phát triên mạnh mẽ, đã góp phần tích cực trong sự nghiệp xây dựng, phat triển kinh tế - xã hội
Tuy nhiên, đi đôi với sự phát triển hoạt động giao thông vận tải thì tình hình tội vi phạm quy định về điều khiến phương tiện giao thông đường bộ và tình hình tai nạn giao thông đường bộ nói chung, trong mấy năm gần dây, tăng rất nhanh, đã gây ra những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng về người và tài sản, đồng thời gây ách tắc rất lớn cho hoạt động giao lưu hàng hóa và sự đi lại của nhân dân Theo thống kê của Bộ Y tế, ở Việt Nam trong những năm gần đây, số người chết do tai nạn giao thông trung bình hàng năm khoảng 6.000 người, cao gần gấp đôi số người chết về bénh tim mạch là bệnh có số người chết cao nhất trong các loại bệnh, đó là chưa kể tới số người bị thương khoáng 22.000 người Theo báo cáo của Bộ Giao thông Vận tải gửi Thủ tướng Chính phú năm 1999, thiệt hại về kinh tế do tai nạn g1ao thông gây ra hàng năm ước tính khoảng 1,5% GDP toàn quốc
Ở Hà Nội, số người chết do tai nạn giao thông đường bộ trung bình hàng
năm khoảng 300 người, số người bị thương khoảng 3.000 người và thiệt hại về kinh tế cũng rất lớn
Vì vậy, việc nghiên cứu để tài "Các biện pháp đấu tranh phòng,
chống lội ví phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông
đường bộ ở Thủ đô Hà Nội" mang tính cấp thiết, không những về mặt lý luận mà còn là một đồi hỏi thực tiễn, nhằm nâng cao hiệu quả cuộc đấu tranh phòng, chống loại tội này ở Thủ đô Hà Nội, góp phần phục vụ thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Trang 42 Tình hình nghiên cứu
Trơng thời gian qua, tác giả Nguyễn Văn Hạnh đã có luận văn thạc sĩ luật học với đề tài: "Tội vị phạm các quy định về an tồn giao thơng vận tải và đấu tranh phòng, chống tội vi phạm các quy định về an tồn giao thơng vận tải trong quan doi’; tac gla Phan Huy Thái đã có luận văn thạc sĩ về đề tài: "Đ/ểu tra các vụ án vị phạm các quy định về an toàn guao thông vận tải đường bộ trên đùa bàn Hà Nội - Thực trạng và các guải pháp hoàn thiện”; tác giả Ng6 Huy Ngọc đã có luận văn thạc sĩ về đè tài: "Những biện pháp phòng ngừa tội phạm xám phạm trát tự an tồn giao thơng đường bộ tại thành phố Hà Nội"
Tuy nhiên, các tac pia néi tén chi đề cập đến một số khía cạnh của công tác đấu tranh phòng, chông tội phạm này Hiện nay, ở nước ta chưa có một công trình nào nghiên cứu mội cách đây đủ, có hệ thống, toàn điện về tình hình, nguyên
nhân và điều kiện cũng như các giải pháp đấu tranh phòng, chống tội vi phạm
quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ ở Thủ đô Hà Nội Vì
vậy luận án này không trùng lặp với hết kỳ một công trình nào khác ở Việt Nam
3 Mục đích, nhiệm vụ đối tượng và pham vi nghiên cứu của luận án
a) Mục đích của luận án là trên cơ sở nghiên cứu thực trạng tình hình, nguyên nhân và điều kiện của tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện
giao thờng đường bộ ở Thủ đô Hà Nội, để đẻ ra hệ thống các giải pháp hữu
hiệu cho cuộc đấu tranh phòng, chông loại tôi này
b) Để đạt được mục đích trên, tác giả luận án đề ra các nhiệm vụ cụ thể
cần giải quyết sau đây:
- Phân tích làm rõ các dấu hiệu nháp lý của tội ví phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trong luật hình sự Việt Nam, thực tiễn
áp dựng pháp luật vẻ tội này;
- Phân tích làm rõ tình hình, nguyên nhân và điều kiện của tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trong 10 năm (1990-
1999) ở Hà Nội; dự báo tình hình loại tội này trơng những năm tới;
- Đề xuất các giải pháp đấu tranh phòng, chống tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ ở Hà Nội trong những năm tới
Trang 5c) Đối tượng nghiên cứu của luận án là tội vi phạm quy định về điều khiến phương trện g1ao thông đường bỏ, tình hình, nguyên nhân và điều kiện, cũng
như các giải pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm này
đ) Phạm vị nghiên cứu của luận án là nghiên cứu tội vị phạm quy định về
điều khiển phương tiện giao thông đường bộ dưới hai góc dộ: pháp lý hình sự và tội phạm học, ở Thủ đô Hà Nội, trong 10 năm (1990-1999),
4 Cơ sở lý luận, thực tiên và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận của luận án là hệ thống các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênm và của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng Nhà nước và pháp luật,
những thành tựu của các khoa học: triết học tội phạm học, luật hình sự, tâm lý xã hội, xã hột học Cơ sở thực tiến của luận án là các ban án, quyết định hình sự vẻ tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ ở
Hà Nội, các thống kẻ về vụ việc, về biện pháp xử lý loại tội này Ngoài ra, luận án còn dựa trên kết quả phân tích các chính sách của Đảng, các văn bản pháp luật của Nhà nước, các văn bản hướng dân thống nhất áp dụng pháp luật
vẻ đấu tranh phòng, chống tội vi phạm quy định vẻ điều khiển phương tiên giao thông đường bộ, các tài liệu tổng kết về công tác đấu tranh phòng, chống loại
tội phạm này ở trong và ngoài nước
Dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng va chủ nghia duy vật lịch sử, luận án đã sử dụng các phương pháp lịch sử, lôgic, phân tích, tổng hợp, so sánh pháp luật, xã hội học, khoa học dự báo để hoàn thành các nhiệm vụ mà luận án đã đặt ra
5 Những đóng góp mới của luận án
Đây là công trình chuyên khảo dầu tiên trong khoa học pháp lý hình sự cua Việt Nam ở cấp độ luận án tiến sĩ, nghiên cứu toàn diện, có hệ thống tội vi
phạm quy định về điều khiển phương tiện g1ao thông đường bộ ở Thủ đô Hà
Nội Trong luận án này, lần đầu tiên đã:
1- Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của tội vi phạm quy định về điều khiến phương tiện giao thông đường bộ trong luật hình sự Việt Nam; làm
Trang 62 Đã đánh giá được tình hình, nguyên nhân và điều kiện của tội vi phạm
quy định vẻ điều khiến phương tiện giao thông đường bộ ở Thủ đô Hà Nột, từ
năm 1990 đến năm 1999, đồng thời nêu ra được những mặt được, mặt chưa
được trong đấu tranh phòng chống và dự báo được điển biển của tình hình tội
phạm này trong thời gian tới ở Thủ đô Hà Nội
3 Đã nghiên cứu, so sánh pháp luật hình sự quy định về tội này của Việt Nam với pháp luật hình sự của một số nước trên thế giới để rút ra được những
giá trị hợp lý trong việc lập pháp hình sự
4 Đã kiến nghị được hệ thống các giải pháp đấu tranh phòng, chống tội vi phạm về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ ở Thủ đô Hà Nội mội cách toàn diện, đồng bộ và cố hiệu qua
Trơng đó, nổi bạt nhất là những đóng góp vẻ sửa đổi, bổ sung nhằm gớp phân
hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo đảm an toàn giao thống vận tải đường bỏ: Đề xuất bổ sung thêm vào luật giao thông đường bộ một số loại hành vi nguy
hiểm cho an tồn giao thơng đường bộ trực tiếp liên quan tới tội phạm này; đề
xuất thêm 4 hình phạt bổ sung mới vào khoản 5 Điều 202 BLHS năm 1999, dé
xuất việc sửa đổi Pháp lệnh xử lý vi phạm bành chính cản chú ý tăng thẩm quyển
xử phạt cho lực lượng trực tiếp và thường xuyên xử lý vị nhạm để kịp thời xử lý
nhanh chóng, tại chỗ các vi phạm vừa và nhỏ; đẻ xuất bổ sung them hai hình thức
phạt bổ sung mới và nhiều mức phạt tiền trong Nghị định 39/CP của Chính phủ
nhằm ]àm giảm khoảng cách giữa các mức phạt tiên, làm cho hình thức phạt và
mức phạt phù hợp với tính chất và mức độ của hành vi vi phạm đồng thời
phòng ngừa sự lạm dụng của cán bộ thừa hành công vụ 6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Luận án là công trình nghiên cứu vừa có ý nghĩa vẻ mặt lý luận, vừa có ý
nghia về mặt thực tiến Những kết luận về tình hình, nguyên nhân, điều kiện
của tội vi phạm quy định vẻ điền khiển phương tiện giao thông đường bộ và kiến nghị của tác giả trong luận án vẻ các giải pháp đồng bộ đấu tranh phòng,
chống loại tội này không những phục vụ thiết thực cho công tác đấn tranh
phòng, chống tội vi nhạm quy định về điều khiến phương tiện giao thông
Trang 7đường bộ, phòng ngừa tai nạn ølao thông đường bộ, hạn chế thiệt hại của tai
nạn mà cờn có thể được sử dựng làm tài liệu tham khảo trong công tác nghiên
cứu khoa học pháp lý nói chung cũng như đào tạo, bồi dưỡng cán bộ các cơ quan bảo vệ pháp luật nói riêng
7 Kết cấu của luận án
Luận án gồm 178 trang Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án có 3 chương, 14 mục
NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬN ÁN
Chương ï
TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KHIỂN PHƯƠNG TIÊN GIAO
THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 1.1 Tội vi pham quy dịnh về diều khiển phương tiện giao thông
dường bộ trong Inật hình sự Việt Nam trước khí có BLHS năm 1985 1.1.1 Thời kỳ trước rưm 1945
Với quan điểm tội vi phạm quy định vẻ điều khiến phương tiện g1ao
thông đường bộ là tội phạm có tính lịch sử, tác giả đã khảo sát, nghiên cứu
tôi phạm này từ Bộ hình thư nhà Lý (năm 1042), Bộ hình thư mới của nhà
Trần (năm 1244), Quốc triều hình luật (Bộ luật Hồng Đức) của nhà Lê (thé ky thứ XV) và Bộ Hoàng Việt luật lệ (Bộ luật Gia Long) của nhà Nguyễn (thế kỹ thứ XX) Trong thời kỳ Pháp thuộc, tác giả tập trung phân tích tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ
trong Hoàng Việt hình luật là cơ sở pháp lý quan trọng để đấu tranh
phòng, chống tội phạm này thời gian đó
1.1.2 Thời kỳ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trước khi có
BLHS nam 1985
Tác giả đã phân tích, làm rõ nguyên nhân vì sao tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ có lịch sử ra đời muộn hơn so với các tội chống lại chính quyền dân chủ nhân dân và các loại tội phạm khác
Trang 8San khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, Nhà nước ta đã ban bành Thông tư 442/TTg và Thông tr 556/TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định về tội phạm này Qua nghiên cứu hai văn bản nói trên, tác gi đã rút ra một số nhận xét:
Thứ nhất, trật tự ban hành các loại văn bản cũng như nội dưng văn bản
không đứng thầm quyền (Thông tư của Thủ tướng Chính phủ ban hành những nội dưng đáng le phải do luật định)
Thứ hai, điều luật quy đmh tội vị phạm quy định về điều khiến phương tiện giao thông đường bộ còn đơn giản, chưa thể hiện sự phân hóa cao trách Thứ ba, việc ban hành Thông tư số 556/TTg ngày 29/6/1955 bổ sung cho
Thông tr số 442/TTg ngày 29/6/1956 có hạn chế lớn về mặt lập pháp và không
có hiệu quả vì ương Thông tư này, nhà làm luật đã chỉ bổ sưng thêm hình phạt
tù chưng thân và tử hình mà không có nội dung nào khác, nhưng trên thực tế
xét xử từ trước tới nay chưa bao giờ có bị cáo nào bị phạt chưng thân và tử hình vé t6i này
Sau ngày miền Nam được giải phóng, tội vi phạm quy định về điều
khiển phương tiện giao thông đường bộ được quy định trong Sắc luật số 03-SL/76, nhưng Sắc luật này chỉ nêu tội danh và hình phạt trơng ứng,
không mô tả đấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội phạm; hình phạt được quy định cho tội này cũng là hình phạt chung cho mội số tội cùng nhóm mà
không có sự phân biệt cụ thể cho từng tội nên dễ dẫn đến việc áp dụng
hình phạt tùy tiện, thiến thống nhất
1.2 Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông
đường bộ trong BLHS Việt Nam năm 1985
Nghiên cứu tội vị phạm quy định vẻ điều khiến phương tiện giao thông
đường bộ được quy định tại Điền 186 BLHS nam 1985, tác giả nhận xét, đã có
Trang 9Thứ nhất, tên của tội đã được xác định rõ là: "Tội vi phạm các quy định về
ATOTVT gây hậu quả nghiêm trọng” Đây là điều các văn bản trước đây chưa thể hiện được
Thứ hai, Điều 186 không chỉ nêu tội danh và hình phạt mà còn mô tả các đấu hiệu pháp lý của tội phạm, khắc phục được hạn chế của Sắc luật số 03- SL/76 (chi néu tội danh và hình phạt)
Thứ ba, đường lối xử lý theo Điều 186 cũng có sự thay đổi, không
quy định hình phạt tử hình và tù chung thân; về hình phạt tù, đã nâng mức phạt tù tối đa từ I5 năm lên 20 năm đối với các trường hợp đặc biệt nghiêm trong
Thứ iư, Điều 186 đã quy định bốn khung hình phạt khác nhau (trước chỉ
có hai khung) đáp ứng được tính đa dạng của các hành vi phạm tội Các tình
tiết định khưng tăng nặng đã được quy định, đây đủ, cụ thể hơn
Thứ năm, việc quy định hình phạt bổ sung cũng có sự thay đổi: hình phạt
tiền trong Sắc luật số 03-SL/76 đã bị xóa bỏ, thay vào đó là hình phạt cấm làm
nghề lái xe từ hai đến năm năm
1.3 Tội vi phạm quy định vẻ điều khiển phương tiện giao thông dường bộ trong BLHS năm 1999
Trong BLHS năm 1999, tội vị phạm quy định về điều khiển phương tiện
giao thông đường bộ được quy định tai Diéu 202 So sánh quy phạm pháp luật
quy định tội này trong BLHS năm 1999 với BLHS năm 1989, tác gia rút ra một
số nhận Xét sau:
Thứ nhưï, lần đầu trên, tội này có tên gọi riêng, được quy đmh tại một điều
luật độc lập; tên tôi phù hợp với nội dung của hành vì phạm tội, đảm bảo tính
chính xác cao
Thứ hai, Điều 202 BLHS năm 1999 đã giới hạn hành vị khách quan của
tội này chỉ là những hành vi vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao
thông đường bộ, còn Điều i86 BLHS năm 1985 quy định không chỉ những
hành vì vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà
Trang 10Thứ ba, với việc tách tội vị phạm quy định về điều khiến phương Tiện giao thông đường bộ thành một tội độc lập, BLHS năm 1999 có điều kiện cụ thể
hóa hơn các đấu hiệu của CTTP
1.4 Dấu hiệu pháp lý của tội vi phạm quy định về điền khiến phương
tiện giao thông đường bộ
1.4.1 Khách thể của tội phụmn
Trong luận án, tác giả đã chỉ rõ hai khách thể trực tiếp của tội này là sự an toàn về giao thông vận tải đường bộ và quan hệ nhân than
hoặc quan hệ sở hữu Trong hai khách thể này, sự an toàn về giao
thông vận tải bao gid cũng bị xâm hại trước và trên cơ sở đó, hành vi phạm tội mới có thể xâm hại quan hệ nhân thân cũng như quan hệ sở
hữu Như vậy, khách thể đặc trưng của tội này là sự an tồn về giao
thơng vận tải đường bộ, còn khách thể bắt buộc có thể là quyển được bảo vệ tính mạng, quyền được bảo vệ sức khỏe, quyền sở hữu của công
đàn, của Nhà nước hoặc của các tổ chức
1.4.2 Mặt khách quan của tôi phạm
Tác giả nhận xét: hành vị ví phạm các quy định vẻ điều khiển phương tiện
giao thong đường bộ là đấu hiệu pháp lý đâu tiên, quan trợng nhất của mi khách quan hiện được quy định ở Điều lệ trật tự an tồn giao thơng đường bộ Và trật nr an tồn piao thơng đơ thị
Tội vi phạm quy định vẻ điều khiến phương tiện giao thông đường bộ
là tội có CTTP vật chất, cho nên hậu quả thiệt hại về người, về tài sản cững như quan hệ nhân quả giữa hành vị vị phạm và hậu quả là dấu hiệu bất buộc
của CTTP của tội này Hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội phạm này
gồm: hậu quả chết người hoặc hậu quả thương tích nặng hoặc tổn hại nặng
cho sức khỏe (ty lệ thương tật từ 31% trở lên) hoặc hậu quả thiệt hại nghiêm
trọng về tài sản
1.4.3 Mặt chủ quan của tội phạm
Theo tác giả: lỗi của người phạm tội này bắt buộc phải là lỗi vô ý Hình thức lỗi phổ biến nhất của tội phạm này là vô ý vì qué or tin
Trang 11Đóng cơ, mục đích không phải là dấu hiệu bất buộc của CTTP của tội này Tuy nhiên, tic gid cho rằng, việc xem xét động cơ, mục dích của chủ thể khi thực
hiện hành vị vị phạm có ý nghĩa quan trọng trong việc quyết định hình phạt
1.4.4 Chủ thể của tội phạm
Tác giả khẳng định: chủ thể của tội vi phạm quy định về điều khiến phương tiện giao thông đường bộ phải là người có đủ các điều kiện sau: từ đủ l6 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự và là người điều khiển phương
tiện ø1ao thông đường bộ
Với khái niệm người điều khiển phương tiên giao thông đường bộ là người liên quan trực tiếp đến việc vận hành của các loại phương tiện ø1ao thông dường bộ đang hoạt động trên đường giao thông, tác giá cho rang, thông thường, họ là người trực tiếp điều khiến phương tiện giao thông cơ giới hay thô Sơ, người cầm lái nhưng cững có thể là người điều khiến hệ thống tín hiệu giao thông ở cầu, phà
1.5 Một số nhận xét về quy định của pháp luật cũng như giải thích pháp luật liên quan đến (tòi vi phạm quy định về điều khiển giao thông
dường bộ
1.5.1 Về quy định của pháp luát
Tác gia cho rằng, những hạn chế trong kỹ thuật lập pháp của Bộ luật hình
sư năm 10985 như sau:
Thứ nhất, BLHS năm 1985 quy đmh tất cả các hành vị vi phạm các quy đmh về ATGTVT trên cả bốn lĩnh vực giao thông (đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường không) vào cùng một điều luật với cùng một tội danh và với cùng các khung hình phạt giống nhau là không hợp lý, vì bốn linh vực này có đặc điểm riêng, yêu cầu riêng về an toàn và Chính phủ cững đã có văn bản pháp
luật riêng cho từng lĩnh vực
Thứ hai, khi xây đựng CTTT cơ bản và CT TP tăng nặng của tội vị phạm
quy định về ATGTVT trong BLHS năm 1985, nhà làm luật đã có sơ xuất về kỹ
thuật Đó là việc xây dựng CTTP cơ bản và CTTP tăng nặng dều được mô tả
Trang 12như vậy, đã làm cho người đọc dễ hiểu lâm đây là những CTTP độc lập với nhau Trong BLHS năm 1999, hạn chế này đã được khắc phục
1.5.2 Về thực tiên giải thích và hướng dân thì hành pháp luật
Qua nghiên cứu các Nghị quyết 04/1986/HĐTP, Nghị quyết 01/1989/HĐTP
và Thông tư liên ngành số 02/ITTLN ngày 7/1/1995, tác giả cho ràng, nội dung các hướng dân trên cần được xem xét thêm ở một số điểm sau:
Thứ nhất, tội ví phạm quy định vẻ điều khiển phương tiện øiao thông đường bộ là tội vô ý, vì vậy không thể lấy việc đánh giá hậu quả của các tội chiếm đoạt hay tôi cố ý khác để áp dụng cho việc đánh giá hậu quả của
tội này
Thứ hai, theo Thông tư liên ngành số 02/TTLN, hành vị vị phạm các quy
định về ATGT VT trong một số trường hợp, mặc đù chưa gây ra hậu quả đến
mức nghiêm trọng cũng phải chịu trách nhiệm hình sự, hướng dẫn này trái với quy định của Điều 186 và là sự vi phạm nguyên tắc cơ sở của trách nhiệm hình
sự được quy định ta: Điều 2 BLHS
Cuối chương 1, tác pia da kết luận về lịch sử hình thành và phát triển của tội vi pham quy định về điều khiển phương tiện g1ao thông đường bộ Ở nước ta
Chương 2
TÌNH HÌNH, NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA TỘI VI PHẠM
QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KHIỂN PHƯƠNG TIÊN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Ở HÀ NỘI
21 Tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao
thông đường bộ ở Hà Nội
2.1.1 Tinh hinh tai nạn giao thông đường bộ và việc xử lý về hình sự người có hành vì vi phạm quy định về điêu khiến phương tiện giao thông đường bộ gây tại nạn gừao thông đường bộ ở Hà Nội
Tác giá cho rằng, nguồn chính gây ra các vụ tai nạn giao thông đường bộ là hành vi vi phạm các quy định về ATGTVT của người điều khiển phương
Trang 13tiện Số vụ tai nạn giao thông đường bộ có dấu hiệu tội phạm là không nhỏ
Nhưng trong thực tế, t¡ lệ khởi tố, truy tố và xét xử loại tội này rất thấp so với tình hình tai nạn giao thông đang diễn ra rất nghiêm trọng và do vậy không thể
phần ánh đúng tình hình thực tế Trong [0O năm (1990-1999), ở Hà Nội xảy ra 16.995 vu tai nan giao thông đường bộ, rong đó có 4.561 vụ nghiêm trọng, nhưng các cơ quan chức năng mới khởi tố, diều tra 1.134 vụ, chiếm 6,5% số vụ tai nạn giao thông đường bộ nói chung cũng như 24,9% số vụ tai nạn giao
thông đường bộ nghiêm trọng Nguyên nhân của tình hình trên có nhiều,
nhưng theo tác g1ä có hai nguyên nhân chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, do một số cán bộ áp đụng pháp luật chưa nhận thức đúng và
đầy đủ các dấu hiệu pháp lý của tội vi phạm quy định về điểu khiến phương
tién giao thông đường bộ nên có những trường hợp có dấu hiệu tội phạm lạt
cho là vi phạm và xử lý hành chính,
Thứ hai, vì dộng cơ vụ lợi hoặc cá nhân khác, người áp dụng pháp luật đã
“hành chính hóa” các vụ phạm tội mà họ nhận thức được là phải xứ lý hình sự 2.1.2 Tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao
thong đường bộ tại Hà Nội
Trong 10 năm qua ( {990 - 1999), Tòa án nhân dân các cấp của Hà Nội dã
thu lý 1.117 vụ với 1.169 bị cáo, dã xét xử sơ thẩm hình sự 942 vu (đạt
84,33%) với 982 bị cáo (đạt 84%) Ở Hà Nội, tội này có xu hướng phát triển,
năm sau tăng hơn năm trước Nếu lấy năm 1990 làm gốc, thì sau 5 năm, tội phạm này tăng 1,52 lần, sau 10 năm răng 2,6 lần, có đột biến vào năm 1995
tăng 3 lần,
2.1.3 Cơ cửu ya tinh chat cua tinh hinh toi vi pham quy dinh vé điều
khiển phương tiện giáo thông đường bộ ở Hà Nội
Trơng tiểu mục này, tác giả đã phân tích, làm rõ tính chất và những đặc
điểm của loại tội này ở Hà Nội, thông qua moi quan hệ với các loại tội phạm khác cũng như các mối quan hệ nội tại của nó Đồ là mối tương quan giữa tội
phạm này với các loại tội phạm nói chung và với các loại tội có lỗi vò ý nói
Trang 14và trường hợp của lỗi vô ý vì cầu tha; phân bố tội phạm theo địa bàn: thời gian xảy ra tội phạm; độ tuổi, giới tính, trình đó văn hóa, thành phần của người phạm tội; cơ cấu về loại phương tiện mà người phạm tội đã điều khiển; cơ cấu
về nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông đường bộ cua các loại phương tiện;
cơ cấu các hình thức xử lý các bị cáo phạm tội này
Đặc biệt trong cơ cấu các hình thức xử lý các bị cáo phạm tội này, tác giả đã nhấn manh bốn điểm đáng chú ý là: các loại hình phạt không tước tự đo hầu nhr ít được áp dựng; hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo chiếm tỷ lệ quá lớn,
đạt gần 80% tổng số các bị cáo đã được xét xử, hình phạt tù giam chủ yếu ở
mức dưới 3 năm; hình phạt bổ sưng cấm lái xe hoặc hành nghề lái xe ít được
ap dung
2.2 Nguyên nhán và điều kiện của tội vi phạm quy định về điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ ở Hà Nội
2.2.1 Những nguyên nhán và điều kiện thuộc về tâm lý xã hội
Tác giả cho rằng, tâm lý vô tổ chức, vô kỷ luật, coi thường các quy tắc an toàn giao thông, cố ý không chấp hành luật lệ giao thông đường bộ là nguyên nhân chính, trực tiếp quyết định xu hướng phát triển của tội vi phạm quy định về điều khiến phương tiện giao thông đường bộ Các biểu hiện tâm lý xã hội
tiên cực nói trên có nguồn gốc từ chính nên kmh tế yếu kém, chắp vá và không
đồng bộ của nước ta cũng như các yếu kém, tiêu cực trong hoạt động quản lý của các cơ quan nhà nước
2.2.2 Những nguyén nhân và điều kiện thuộc về chữh sách, pháp luật
Tac gia cho rang:
Thứ nhất, Nhà nước chưa có quy hoạch tổng thể về giao thông đường bộ và giao thông đô thị trong cả nước, đặc biệt ở các đô thị lớn như Hà Nội, thành
phố Hồ Chí Mih ; chưa có chính sách toàn cục, lâu đài về cơ cấu các loại
phương tiện giao thông và cũng chưa có chính sách kịp thời hạn chế sự phát
triển quá nhanh của các phương tiện cá nhân, nhất là mô tô Từ đó, dẫn đến bất
hợp lý giữa hệ thống đường sá, lực lượng điều hành, kiểm tra với số lượng
phương tiện lưu hành
Trang 15Thứ hai, trong Bộ luật hình sự năm 1999 chi quy dinh ba hinh phat bổ
sung: cấm đâm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định
từ 1 - 5 nàm, như vậy, cờn thiếu nhiều hình phạt bổ sung kbác như phạt tiền,
tịch thu giấy phép lái xe, tạm đình chỉ cấp mới giấy phép lái xe, tịch thu phương tiện Điều này đã hạn chế khả năng phòng ngừa tai rạn giao thông và
tội vị phạm quy định về điều khiến phương tiện giao thông đường bộ
Thư ba, trước năm 2001 Nhà nước ta vẫn chưa có luật về giao thông đường bộ
(luật này mới được Quốc hội thông qua ngày 6/6/2001, chưa có hiệu luc) dé điều
chíh các quan hệ về kết cấu giao thöng đường bộ, quy tắc giao thông đường bộ, điều kiện tham gia giao thông đường bộ của người và phương Hện; các
quan hệ nói trên đã được điều chính bởi nhiều văn bản pháp quy do Chính phủ
và các bộ ngành ban hành nên hiệu lực thị hành không cao và nội dưng còn
nhiều hạn chế Trơng Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, thẩm quyền của các lực lượng trực tiếp, thường xuyên xử lý vi phạm rất hạn chế, chưa tạo điều kiện cho lực lượng tại chỗ giải quyết nhanh các vụ vị phạm vừa và nho
Thứ tư, Tiểu lệ về trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an tồn glao thơng đơ thị còn bỏ lọt một số hành vị vị phạm, các mức xư phạt chưa
được phân hóa cao
Thứ năm, trong Nghị định 49/CP của Chính phủ, nhiêu hành vi có tính
chất mức độ nguy hiểm cao cho an tồn giao thơng đường bộ nhưng lại có
mức xử phạt rất thấp và ngược lại Vì vậy đã làm cho mức phạt có khi không tương xứng với tính chất và mức độ của hành vị vi phạm Điều này cững đã hạn
chế tác dịng phòng ngừa của biện pháp xử lý Nghị định 30/CP của Chính nhủ
ngày 13-7-2001 vân chưa khắc nhục được các tồn tai noi trên
Thứ sáu, các quy định về công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động dao
tạo, cấp bằng lái xe, giấy phép lái xe cờn lỏng lẻo, dẫn đến tình trang chất lượng đào tạo thấp ở tất cả các khâu
Tóm lại, các nguyên nhân và điều kiện thuộc về chính sách, pháp luật nêu
trên đã ảnh hưởng không tốt đến ý thức chấp hành pháp luật về ATGTVT, cũng như ảnh hưởng đến sư hạn chế về kiến thức pháp luật và trình độ điều
khiến phương tiện glao thông đường bộ
Trang 162.2.3 Những nguyên nhân và điều kiện thuộc về yêu kém trong hoạt động tổ chức, điều hành giao thông vận tải
Tác giả cho rằng, tình trạng nhiều ngành, nhiều lực lượng tham gia quản
lý nhà nước về trật tr ATGT VT' nhưng kém hiệu quả vì hoạt động thiếu sự phối
hợp đồng bộ Hoạt động tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm của lực lượng Cảnh
sát giao thông, Cảnh sát trật tự còn những tồn tại, thiếu sót: chưa thường xuyên,
xử lý không triệt để Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến thái độ coi thường
các quy tắc an tồn giao thơng, thái độ không tón trọng người điều hành giao
thông Bèn cạnh đó, hệ thống đèn, biển báo hiệu còn thiếu, đáng chú ý nhất là ở các đoạn đường, điểm đầu mối có lưu lượng và mật độ giao thong lớn Việc
phân luồng, phân tuyến đường chưa hợp lý
2.2.4 Những nguyên nhân và điều kiện thuộc về các thiếu sót rong hoạt động của các cơ quan bao vé pháp luật trong đấu tranh phòng, chống
vị phạm cùng như lội vì phạm quy định về điêu khiển phương tiên giao
thòng đường bộ
Tác giả cho rằng, nhận thức của một số cán bộ các cơ quan bảo vệ pháp
luật chưa quán triệt đầy đủ tinh thần của các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về dấu tranh phòng, chống tội này Vì vậy đã bỏ lọt nhiều vụ
phạm tội, chất lượng điều tra cờn thấp, nhiều vụ án cờn kéo dài, xử lý không kịp thời, không nghiêm Điều này đã hạn chế hiệu quả của việc xử lý, nhất là
tác dụng răn đe, giáo dục của hình phạt
2.2.5 Những nguyên nhân và điều kiện liên quan đến công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về ATGTVT tuy đã có cố gắng nhưng còn nhiều hạn chế, nên chưa khơi dậy và tạo được thói quen
tự piác chấp hành luật lệ giao thông cho mọi người tham gia hoạt động giao thông, nhiều người không tự giác chấp hành pháp luật và số đông quân chúng
nhân dân có thái độ bàng quan với việc vi phạm cũng như diễn biến của tình hình loại tội phạm này Các hạn chế trong công tác iuyèn truyền, phổ biến,
giáo dục pháp luật và ATGTVT phải được kể đến trước hết là nội dung tuyên
Trang 17truyền, giáo dục còn nghèo nàn chưa sâu sắc; hình thức tryên truyền của
nhiều đơn vị, địa phương còn đơn điệu, thiếu smh động, kém hấp dân; cách làm thường mang tính chất chiến địch, thiếu thường xuyên nên hiệu quả
không cao
2.2.6 Những nguyên nhân và điều kiện bên quan đến két cau ha tang
guio thông
Hệ thống kết cấu hạ tảng giao thông của thành phố cờn nhiều khiếm
khuyết, chưa đáp ứng được sự gia tăng nhanh chóng của phương tiện gjao thông:
._ Thứ nhái, toàn bộ những giao cất plao thông của Hà Nội đều cùng mức
chất lượng đường xấu, mặt đường đa phần là hẹp, chưa được sửa chữa, bảo dưỡng kỊp thời
Thứ hai, tình trạng đô thị hóa, mở rộng các khu dân cư với tốc độ quá nhanh và không theo quy hoạch, đã gây ra sự quá tải trong các hoạt động giao thông vận tải đường bộ của thành phố Hệ thống giao thông fnh cững chưa được phát triển và quan tâm đúng mức
Thứ ba, hệ thống báo hiệu, tín hiệu, biển chỉ dân còn thiếu, đèn chiếu sáng ban đêm trên các tuyến đường chưa đủ độ sáng rỌi
Sự khơng hồn thiện của kết cấu hạ tâng plao thông nói trên đây đã không
tạo điều kiện thuận lợi cho việc giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật về
ATGIVT và mặt khác nó cũng là một trong những điều kiện gớp phần vào Việc xảy ra tai nạn giao thông cũng như tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiên g1lao thông đường bộ
2.2.7 Những nguyên nhấn và điều kiện liến quan đến phương tién giao
thông đường bộ
Tác giả cho ràng, cơ cấu bất hợp lý giữa các loại phương tiện cững như sự
phát triển quá nhanh của các phương tiện giao thông so với thực trạng hệ thống đường sá và hệ thống tổ chức điều hành giao thông đường bộ đã gây nên tình
trạng ách tắc giao thông và tai nạn giao thông xây ra ngày càng nhiều, với tính
chất càng nghiêm trọng Nhiều phương tiện không đảm bảo điều kiện an tồn
(cũ nát, khơng đảm bảo tính năng kỹ thuật), chở quá trọng tải xảy ra khá phổ
Trang 18biến cũng là nguyên nhân và điều kiện dẫn đến tai nạn giao thông và tội vi
phạm quy dịnh về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ
2.2.8 Những nguyên nhân và điều kiện liên quan tới thời tiết,
môi trường
Tác giả cho rằng, những nguyên nhân và điều kiện liên quan đến thời tiết nếu cùng tác động với các nguyên nhân và điều kiện khác, nhất là nhóm nguyên nhân và điều kiện và tâm lý xã hội, sẽ dân đến tội vi phạm quy định về
điều khiển phương tiện giao thông đường bộ và trơng nhiều tường hợp đã gây
ra hậu quả nghiêm trọng
2.3 Dự báo về tôi vi phạm quy định vẻ diều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn thủ đỏ Hà Nội
Tác giá cho rằng, trong những năm tới, tình hình tội vi phạm quy định về điều khiến phương tiện giao thông đường bộ trong cả nước nói chung và ở Thủ
đô Hà Nội nói riêng vẫn chưa có xu hướng giảm, trái lại vần tiếp tục gia tăng
với diễn biến phức tạp và nghiêm trọng hơn
Cuối chương 2, tác gia kết luận về tình hình, nguyên nhân và điều
kiện của tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thỏng đường
bộ ở Hà Nội
Chương 3
CÁC BIỆN PHÁP ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG TỘI
VI PHẠM QUY ĐỊNHVỀ ĐIỀU KHIỂN PHƯƠNG TIÊN
GIAO THONG DUONG BỘ Ở HÀ NỘI
3.1 Các biện pháp về chính sách, pháp luật
Tác giả cho rằng, cần có sự diều chính về chính sách, cũng như có sự sửa đổi, bổ sưng pháp luật như sau:
Về chính sách, Nhà nước ta cần có chiến lược phát triển giao thông dài
hạn trong phạm vi tồn quốc và Thủ đơ Hà Nội nói riêng; có chính sách lâu
dài, ổn định vẻ sản xuất và nhập khẩu phương tiện giao thông vận tải Nhà
Trang 19nước cũng cần có chính sách cụ thể về cơ cấu phương tiện giao thông theo hướng tu tiên phát triển giao thông công cộng và giảm thiểu mạnh các phương tiện g1ao thông cá nhân
Về pháp luật, Luật giao thông đường bộ mới được Quốc hội thông qua, vì
vậy, trước mắt cần tập trưng xây dựng đồng bộ hệ thống các văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành luật này đề có thể đưa luật này sớm đi vào vào cuộc sống Việc sửa đổi Pháp lệnh xử lý v1 phạm hành chính, theo tác piả cần chú ý tăng
thẩm quyền xử phạt cho lực lượng trực tiếp và thường xuyên xử lý vi phạm tại chô thuộc lực lượng Cảnh sát giao thông, Cảnh sát trật tự và Thanh tra glao
thông Việc sửa đổi Nghị định 39/CP của Chính phủ phải bổ sung nhiều hành
vị vị phạm còn thiếu cũng như phải có thêm nhiều mức phạt để phù hợp với
tính chất và mức độ của từng loại hành vị vị phạm
— Về BLHS năm 1999, tác giả cho rằng, cần có thêm một số hình phạt bổ
sung như phạt tiền, tịch thu giấy phép lái xe, cấm cấp mới giấy phép lái xe, tịch
m phương tiện vào khoản 5 Điều 202
Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an cần
sửa đổi, bổ sưng Thông tư liên ngành số 02 ngày 7-1-1995 và các văn bản
hướng (dẫn của ngành mình cho phù hợp với BLHS năm 1999 dé nâng cao hiệu
._. _ quá đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này
a LA OK 3.2 Cac bién phap lién quan dén trach nhiém va hoat dong cua các co quan quan ly va c4c cơ quan bảo vệ pháp luật trong đấu tranh
phòng, chống tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ
3.2.1 Biện pháp lén quan tới các cơ quan quản lý nhà nước của thành
pho Ha Noi
Trong tiểu mục này tác giả tập trưng làm rõ các biện nháp công tác thuộc
UBND thành phố Hà Nội và hai ngành quản lý chức năng nhà nước trực tiếp
liên quan tới an tồn giao thơng đường bộ là Sở Giao thơng công chính và SỞ
Công an
Trang 20ƯBND thành phố Hà Nội cần xây dựng và trình Chính phủ phê duyệt
dự án chiến lược phát triển giao thông đường bộ dài hạn cho Thủ đô Các
bộ, ngành Trưng ương phải đặc biệt quan tâm giúp đỡ Hà Nội trong việc
quy hoạch, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông cũng như kết cấu đô thị
của Hà Nội theo tính thần Nghị quyết của Bộ Chính trị và Pháp lệnh về Thủ đô Hà Nội
Sở Giao thông công chính phải grúp UBND thành phố xây dựng chiến
lược và kế hoạch tổng thể, dài hạn vẻ phát triển mạng lưới giao thông bằng
nhiều nguồn vốn và nhiều dự án khác nhau Đồng thời chỉ đạo Lực lượng
thanh tra giao thông công chính cần tăng cường kiểm tra, xử lý và giải tỏa
kịp thời các vi phạm lấn chiếm vĩa hè, đường, hành lang bảo vệ các công trình giao thông và công trình phụ trợ; xử lý và giải tỏa kịp thời bến bãi trái phép cũng như ngăn chặn các trường hợp xe vượt tuyến vào nội thành
đón trả khách và hàng hóa; xử lý nghiêm và triệt để các trường hợp xe ô tô
quá khổ, chở quá tải, chở vật liệu rời không che chan gây mất trật tự, vệ
sinh đô thị; tổ chức tốt việc phân luồng giao thông cũng như cấp phép vào
hoạt động trong nội thành cho các phương tiện vân tải một cách khẩn trương, hợp lý tại các cửa ô của thành phố
Sở Công an cần chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông đường bộ,
Cảnh sát trật tr tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý kịp thời,
triệt để các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thòng đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị; chỉ đạo điều tra, khơi tố kịp thời, đầy đủ các vụ
tai nạn giao thông có dấu hiệu tội phạm và chuyển cho Viện Kiểm sát truy tố theo quy định của pháp luật
Ngoài ra, tác gia còn đề cập tới những biện pháp thuộc chức năng của SỞ Giáo dục và Đào tạo, Sở Tư pháp, Sở Tài chính và các cơ quan truyền thông đại chúng trong việc đấu tranh phòng, chống loại tội này
3.2.2 Các biện pháp liên quan đến Tòa án nhân dân
Tòa án nhàn dân thành phố cần tổ chức hội nghị chuyên để hướng dẫn áp dung thống nhất pháp luật trong công tác xét xử về tội này Tòa án
Trang 21nhân dân các quận huyện cần phối hợp với Cảnh sát điều tra, Viện Kiếm sát rà soát lại toàn bộ các vụ án vi phạm quy định vẻ điều khiến phương tiện giao thông đường bộ thuộc thẩm quyền, tùy theo tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm mà xử phạt nghiêm minh theo đúng pháp luật, công bố kết quả trên các phương tiện truyền thông đại chúng để tác động giáo dục, răn đe chung cũng như hỗ trợ nhân dân tham gia đấu tranh phòng chống các vi phạm quy định về ATGTVT
3.2.3 Các biện pháp liên quan đến Viện Kiểm sái nhán dan
Các Viện Kiểm sát cần chú trợng kiềm sát hoạt động điều tra các vu án vi phạm quy định vẻ điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, chú ý làm tốt công tác kiểm sát ngay từ giai đoạn khám nghiệm hiện trường các vụ tai nạn giao thông Bố trí kiểm sát viên có năng lực trực tiếp nghiên cứu hồ sơ và duy trì quyền công tố tại phiên Tòa; nhối hợp chặt chẽ với toà án đưa một số vụ án vị phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ xét xử lưu động để nâng cao tác đựng giáo dục nhân dân
3.3 Biện pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an tồn giao thơng vận tải
Tác giá cho rằng, phải coi công tác tuyên truyền, phố biến, giáo dục pháp luật về ATOTVT là biện pháp cơ bản, thường xuyên, có ý nghĩa quyết định trong các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội vi phạm quy định về điều khiến phương tiện giao thông đường bộ Để nâng cao hiệu quả của công tác này:
Thứ nhái, phải đào tạo, bồi đưỡng các cán bộ làm công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về ATGT'VT
Thứ hai, phải xác định rõ mục đích từ đó đề ra nội dung cũng như hình
thức, phương tiện thực hiện mục đích của biện pháp này có hiệu quả
Thứ ba, cân thực hiện các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật sau đày: phổ biến, nói chuyện về ATGTVT tại các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, địa bàn dân cư và các trường học, trong đó phải đặc biệt chú ý các cơ quan, xí nghiệp có nhiều xe ô tô, các trường đại học, cao đẳng là nơi có số lượng sinh viên điều khiến xe máy lớn nhất; tổ chức các câu lạc bộ pháp luật,
Trang 22các cuộc thi tìm hiểu vẻ ATGTVT; tuyên truyền pháp luật vẻ ATGTVT qua các phương tiện truyền thông đại chúng; tổ chức các cuộc triển lấm giới thiệu
thành tựu trong Imh vực ATGT 'VT đường bộ và tình hình vị phạm các quy định
về ATGTVT đường bộ ở Hà Nội và trong cả nước; tổ chức các cuộc thi sáng
tác bài hát, truyện ngắn, thơ về đề tài ATGT VT cho mọi đối tượng tham gia 3.4 Các biện pháp đấu tranh phòng, chống tệ đua xe trái phép
Tội dua xe trái phép có mối quan hệ chat ché voi ATGTVT, de doa truc
tiếp tính mạng, sức khỏe, tài sản, ảnh hưởng trực tiếp tới tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ Để ngăn chặn tệ đua xe trái
phép, các ngành chức năng, các tổ chức đoàn thể quần chứng trong đó lực lượng công an là nòng cốt cần làm tốt công tác vận động nhân dân tích cực
tham gia đấu tranh phòng, chống tệ đua xe trái phép, đồng thời tăng cường
cơng tác tuần tra, kiểm sốt, xử lý vi phạm, kiên quyết đưa ra truy tố, xét xử các vụ đua xe có dấu hiệu tội phạm
3.5 Biên pháp về hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thàng đường bộ Tác gia cho rằng, cần tiến hành một số biện pháp sau:
Thứ nhất, hoàn chỉnh quy hoạch tổng thể dài hạn vẻ phát triển hệ thống
giao thông vận tải của Hà Nội bao gồm cả giao thông đường bộ, dường sắt,
đường thủy, đường không và hệ thống tàu điện ngầm
Thứ hai, nâng cấp, cải tạo, xây dựng hệ thống các tuyến đường giao thông chính trơng thành phố, đảm bao các thông số kỹ thuật an toàn về hè đường, mặt đường phù hợp với các loại phương tiện tham g1a hoạt động giao thong.”
Nghiên cứu triển khai xây dưng một số tuyến đường ngầm, bố trí các công trình ngầm, một số tuyến giao thông có cường độ đi lại cao nhất theo kiểu cầu cạn
Thứ ba lấp đặt hệ thống điều khiến tự động trên tất cả các điểm nút Trước mắt, phải và đưa vào sử dụng có liệu quả 105 cụm đèn tín hiện chỉ huy giao thong trong khu vực nội thành thuộc dự án tài trợ của Chính phủ Pháp
Thứ tư, đầu tư, phát triển hệ thống giao thông nh, trước hết chú ý các bến
xe, bãi xe, phấn đấu nàng điện tích đất dành cho giao thông ứnh tăng từ 0,3% lên 1% vào năm 2010, đáp ứng dược 30% so với yêu cầu
Trang 233.6 Biện pháp quan lý phương tiện và người điều khiến phương tiện giao thỏng đường bộ
3.6.1 Biên pháp quan lý phương tiện giao thong 'Theo tác giả, cần tiến hành các biện pháp sau:
Thứ nhát, tiến hành tổng kiểm tra về mặt kỹ thuật an toàn đối với cả xe ô
tô và xc máy Việc tổng kiểm tra phải được tiến hành liên tục trong mội khoảng thời gian nhất định; sau đó kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất
Thứ hai đối với các phương tiên không đảm bảo các tiêu chuẩn về kỹ thuật an toàn, thì kiên quyết đình chi, buộc chủ phương tiện phải thay thế, sửa
chữa, bổ sưng các thiết bị an toàn, sau đó mới cấp phép lưu hành an toàn Thứ ba, Nhà nước cân đâu tự cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại nhằm thẩm định chính xác, nhanh chớng chất lượng phương tiện, đặc biệt chất lượng về an
toàn kỹ thuật, trước hết là đối với ôtô chở khách
Thứ tư, tầng cường trách nhiệm quản lý phương tiện của các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, các chủ sở hữu
phương tiện
3.6.2 Bién phap quan lý người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ
Tác giả cho rằng, người điều khiến phương tién giao thông vận tải đường
bộ phải được đào tạo về máy, tính năng, tác dụng của từng bộ phận; các kiến thức về xã hội, đạo đức, tam lý, pháp luật, kiến thức về sơ cứu nạn nhân và đặc biệt là các quy định về ATGT VT đường bộ, an tồn giao thơng đơ thị Trên cơ sở quan điểm đó, cần thống nhất mô hình đào tạo với nội dung, chương trình, thời gian đào tạo lái xe chuyên nghiệp cũng như lái xe không chuyên nghiệp
Trước tình bình người điều khiển phương tiện giao thông uống rượu, bia thường gây ra tai nạn giao thông đường bộ, có nhiều vụ đặc biệt nghiêm trọng,
tác giả kiến nghị cấm uống rượu, bia cũng như sử dụng chất kích thích mạnh
khi điều khiến phương tiện g1ao thông, đặc biệt đối với ô tô chở khách, ô tô tai;
Trang 24bổ sưng hình thức xử lý người đã bán rượu, bia cho người mà họ biết rõ là sẽ điều khiển phương tiện giao thông ngay sau khi uống rượn, bia
Cuối chương 3, tác giả kết luận về việc phát huy sức mạnh tổng hợp, sử dụng đồng bộ các biện pháp đã nêu để đấu tranh phòng, chống loại tội phạm
này có hiệu quả cao
KẾT LUẬN
1 Tình hình tội vi phạm quy định vẻ điều khiển phương tiên giao thong
đường bộ là vấn đề phức tạp, nhức nhối trong phạm vi cả nước nói chưng và trên địa bàn Thủ đô Hà Nội nói riêng Tội phạm này đã, dang và sẽ gây tác hai
hết sức nghiêm trọng đối với tính mạng, sức khỏe, tài sản của nhân dân và tài
sản của Nhà nước; là trở ngại đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đạt hóa đất nước Vì vây, đấu tranh phòng, chống tội vi phạm quy định vẻ điều khiến phương tiện giao thông đường bộ có hiện qua là điều kiện quan trọng đảm bảo
giao thóng thơng suốt, an tồn, gớp phần ổn định và phát triển đời sống kinh tế - xã hội, phục vụ thắng lợi sự nghiệp đổi mới của đất nước
2 Nguyên nhân và điều kiện chủ yếu của tình hình trên là do người dân chưa nhận thức đứng và đầy đủ pháp luật về ATGTVT Mặt khác, công tác
tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về ATGTVT đường bộ còn nhiều
hạn chế, kém năng động, thiếu sức thuyết phục, chưa phù hợp với từng loại đối tượng Kết cấu hạ tầng giao thông còn thiếu đồng bộ, chấp vá; công tác quản lý
phương tiện giao thóng dường bộ, người điền khiển các phương tiên giao thông
dường bộ còn nhiều sơ hở, thiếu sót Đáng chú ý, các cơ quan bảo vệ pháp luật còn thiếu kiên quyết, chưa nghiềm khắc trong dấu tranh phòng, chống tội vì
phạm quy định về điều khiến phương tiện giao thông đường bộ
3 Tình hình tội vi phạm quy định-về điều khiển phương tiên giao thong
dường bộ trong thời gian tới sẽ còn diễn biến phức tạp, tiếp tục gây ra những thiệt hại to lớn về người và tài sản, ảnh hưởng xấu tới trật tự, an toàn xã hội của
Trang 25Thủ đô Hà Nội Từ nay đến 2005, số vụ tai nạn giao thông xảy ra hàng năm ở Thủ đô Hà Nội sẽ dao động trong khoảng từ 2.700 vụ đến 3.000 vụ, trong đó
số vụ gây thiệt hại nghiêm trọng VỀ người và tài sản, có dấu hiệu tội phạm sé
có khoảng từ 350 - 450 vụ Nhưng tỷ trọng tội vi phạm quy định vẻ điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ trong tổng số các tội phạm nói chưng ở Hà
Nội chỉ giữ ở mức từ 2,5 đến 3%
4 Trong thời gian tới, để đấu tranh phòng, chống tội vi phạm quy định về
điều khiển phương tiện giao thông đường bộ có hiệu quả, cần làm tốt các biện
pháp cơ bản sau đAy:
- Nhà nước ta cần có sự điều chỉnh về chính sách cũng như sự sửa đổi, bổ sung pháp luật cho phù hợp với tình hình phát triển kmh tế - xã hội, tình hình
diễn biến của loại tội phạm này Vẻ chính sách, cần có chiến lược phát triển
giao théng dai han trong phạm vị cá nước và Thủ đô Hà Nội; chính sách lân
đài về sản xuất và nhập khẩu rhương tiện gJao thong van tải mang tính ổn định,
nhất quán cao; có chính sách cụ thể về cơ cấu phương tiện giao thông ở các đô
thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh Vẻ pháp luật, cần sớm ban hành
các văn bản dưới luật đề hướng dân thi hành Luật giao thông đường bộ Mặt khác, cần tiếp tục nghiên cứu xây dựng luật sửa đổi, bổ sung BLHS năm 1999 đề có thêm những điểm bổ sung cần thiết cho tội này và các loại tội khác; cần
sớm sửa đổi Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và tiếp tục nghiên cứu để sửa
đổi Nghị đmh 39/CP quy định xử phạt các hành vi vi phạm trật tự, an toan giao thơng đường bộ và trật tự, an tồn g1ao thông đô thị
- Công tác tuyên truyền, giáo dục và phổ biến pháp luật về ATGTVT đường bộ cũng như tác hại của tại nạn giao thông là biện pháp cơ bản hàng đầu nhằm nâng cao ý thức tự giác chấp hành luật lệ ø1ao thông và tạo ra thói quen tuân thủ các quy định về ATOTVT' đường bộ Nội dưng tuyên truyền pháp luật vé ATGTVT đường bộ phải thiết thực, để hiểu; hình thức tuyên truyền cần đa
dạng, phong phú, phù hợp với từng loại đối tượng và địa bàn đân cư; cách làm
phải thường xuyên, liên tục, có chiều sâu, tránh cách làm hình thức, kiểu đánh
trống bỏ đùi
Trang 26- Trong tinh hinh mat bang dan wi của ta chưa cao, ý thức tự giác chấp hành luật lệ giao thông cờn thấp, thì biện pháp tuần tra, kiểm soát và xử lý vi
phạm kịp thời, nghiêm mĩnh và triệt để của lực lượng Cảnh sát giao théng,
cảnh sát trật tu, thanh tra giao thơng, kiểm sốt qn sự có ý nghĩa vô cùng quan trọng, làm giảm đáng kể tội vi phạm quy định vẻ điều khiển phương tiện
ao thông đường bộ cũng như tai nạn g1ao thông đường bộ
- Phải tăng cường hiệu quả hoạt động của các cơ quan báo vệ pháp luật Kiên quyết xử lý các trường hợp phạm tội theo phương châm đứng người, đúng
tội, đúng pháp luật để có tác dựng giáo dục, phòng ngừa chung, tạo điều kiện
và khí thế cho việc phát động phong trào quần chúng tích cực tham gia đấu tranh phòng, chống loại tội này
- Phải phát động cho được phơng trào quần chúng sâu rộng, thường xuyên tham gia dấu tranh phòng, chống tội phạm này, đồng thời phát huy cao độ vai trò tham mưu của các lực lượng nòng cố như Cảnh sát giao thông, Cảnh sát trật
tự, Thanh tra giao thơng, Kiểm sốt qn sự, Cảnh sát điều tra, Viên Kiểm sát
nhân dân, Tòa án nhân dân để tạo thành sức mạnh tổng hợp trong cuộc đấu
tranh phòng, chống tội phạm và các vi phạm
- Đấu tranh phòng, chống tội vi phạm quy định vẻ điểu khiển phương tiện
giao thông đường bộ phải trên cơ sở giải quyết đúng đán vấn đề kết cấu hạ tầng kỹ thuật, phương tiện giao thơng vận tải, rà sốt lại cơ chế, chính sách để
kịp thời sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện pháp luật về ATGTVT cho phù hợp với
tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của Thủ đô Hà Nội Bởi vì hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng, chống loại tội này phụ thuộc vào tính đồng bộ của các biện pháp nói trêrt
Với quyết tâm cao của Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố cùng với truyền thống của 990 năm Thăng Long và sự đồng tình, ủng hộ của các tầng
lớp nhân dân, nhất định tình hình tội vi phạm quy định vẻ điều khiển phương
tiện giao thông đường bộ sẽ được ngăn chặn, đấy lùi, đảm báo cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân Thủ đô Hà Nội
Trang 27Q2
NHUNG CONG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
DA DUOC CONG BO
Bùi Kiến Quốc (1999), "Tìm hiểu tội vi phạm các quy định về an tồn giao thơng vận tai trong [wat hình sự Việt Nam”, Công an
nhan dan, (4), Vién Khoa hoc Công an, Hà Nội, tr 80-82
Bùi Kiến Quốc (2000), “Những điểm mới của tội vi phạm các quy định về an tồn giao thơng vận tải trong Bộ luật hình sự Việt Nam nam 1999", Cáng an nhán dán, (7), Viện Khoa học Công an, Hà
Nội, tr 46-47
Bùi Kiến Quốc (2000), "Cac tình tiết giảm nhẹ và tàng nặng trách nhiệm hình sự trong Bộ luật hình sự Việt Nam”, Luật học, (6)
Trường Đại học Luật Hà Nội, tr 41-43 —
Đùi Kiến Quốc (2001), “Một số điểm bất hợp lý trong hệ thống pháp
luật hiện hành trực tiếp liên quan tới tội vi phạm quy định về điều
khiển phương tiện giao thông đường bộ", Cáng an nhân đán, (6),