0
Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

Hoạt động của các chủ thể cĩ liên quan.

Một phần của tài liệu ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG TỘI PHẠM XÂM HẠI TRẺ EM VÀ TỘI PHẠM TRONG LỨA TUỔI VỊ THÀNH NIÊN (Trang 52 -56 )

- Về mặt khách quan: Là sự tác động của những nhân tố tiêu cực từ gia đình, nhà trường và xã hội đến tình trạng người chưa thành niên phạm tội:

2.2.2 Hoạt động của các chủ thể cĩ liên quan.

2.2.2.1 Hoạt động của UBDSGĐ&TE.

Trong 5 năm từ 2001 đến 2005, với vai trị là thành viên Ban chủ nhiệm thực hiện Đề án 4 Chương trình quốc gia phịng chống tội phạm của tỉnh Bình Dương, UBDSGĐ&TE đã thực hiện những hoạt động sau:

+ Thực hiện hơn 1000 cuộc tuyên truyền, giáo dục pháp luật, truyền thơng về dân số, kế hoạch hố gia đình, chăm sĩc giáo dục trẻ em được chú trọng thu hút được sự quan tâm của nhân dân.

+ Tổ chức được hơn 230 cuộc tập huấn, thi tìm hiểu về cơng tác bảo vệ, giáo dục và chăm sĩc trẻ em cho các cán bộ, cộng tác viên ở cơ sở.

+ Thực hiện hoạt động tư vấn tình yêu, hơn nhân, gia đình, tư vấn pháp luật bằng nhiều hình thức (mở các văn phịng tư vấn miễn phí, tư vấn qua tổng đài 1080, tư vấn chuyên đề trên các phương tiện thơng tin đại chúng). Cơng tác này được thực hiện tương đối thường xuyên.

+ Thực hiện vai trị quản lý nhà nước, tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các chính sách về dân số, gia đình và trẻ em: Chăm sĩc trẻ em cĩ hồn cảnh đặc biệt khĩ khăn trong các Trung tâm bảo trợ xã hội, phẫu thuật phục hồi chức năng cho 109 em, đưa 227 em lang thang cơ nhỡ về đồn tụ với gia đình, xây dựng quỹ bảo trợ trẻ em nghèo (hơn 5 tỉ đồng trong 5 năm), thực hiện việc điều trị bệnh nội trú miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi.

+ Tham mưu cho UBND tỉnh ban hành và thực hiện các chính sách văn hố, xã hội. Hiện tồn tỉnh cĩ 6 trung tâm văn hố, 8 thư viện, 2 nhà thiếu nhi, 1 cơng viên, 6 nhà sách, 5 rạp chiếu phim… 100% các xã, phường cĩ hệ thống phát thanh cơng cộng, số giờ phát thanh dành cho lứa tuổi chưa thành niên tăng từ 190giờ năm 2001 lên 200giờ năm 2005; số giờ phát hình dành cho người chưa thành niên tăng 280giờ năm 2001 lên 500giờ năm 2005. Những kết quả đĩ đã gĩp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân nĩi chung, bảo vệ và giáo dục người chưa thành niên nĩi riêng.

Tuy nhiên, việc thực hiện các kế hoạch cụ thể để nâng cao năng lực quản lý, giáo dục người chưa thành niên của gia đình và năng lực tổ chức cuộc sống

gia đình văn minh, hiện đại cịn rất hạn chế. Ngành DSGĐ&TE chưa giữ vai trị nịng cốt trong cơng tác quản lý, giáo dục người chưa thành niên ở địa phương; chưa chủ động phối hợp với các ngành khác để tổ chức thực hiện các chính sách, các biện pháp giáo dục người chưa thành niên hư hỏng, phạm pháp ở địa phương.

2.2.2.2 Hoạt động của Sở GDĐT.

Theo báo cáo của Sở GDĐT tỉnh Bình Dương, trong những năm qua ngành GDĐT chỉ thực hiện các hoạt động phịng chống ma tuý – AIDS – TNXH trong trường học. Các hoạt động phịng ngừa học sinh, sinh viên vi phạm pháp luật nĩi chung, phạm pháp hình sự nĩi riêng chưa thể hiện rõ nét. Trong 5 năm qua, ngành GDĐT tỉnh Bình Dương đã thực hiện:

+ Tiến hành cam kết phịng chống ma tuý – AIDS – TNXH giữa phụ huynh học sinh – giáo viên chủ nhiệm – Đồn, Đội – BGH nhà trường; cam kết “Nhà trường khơng cĩ ma tuý” giữa nhà trường với Cơng an và với chính quyền địa phương.

+ Đưa vào chương trình dạy học nội khố và hoạt động ngoại khố các nội dung phịng chống ma tuý – AIDS trong các mơn sinh học, DGCD, giáo dục sức khoẻ. Hướng dẫn tài liệu “Vì tương lai cuộc sống” do Bộ GDĐT phát hành; tổ chức hội giảng theo chuyên đề về AIDS, ma tuý; làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm trong giảng dạy các mơn học cĩ liên quan.

+ Tổ chức cho học sinh các hoạt động ngoại khố để nâng cao thái độ, niềm tin và thực hành phịng chống ma tuý – AIDS – TNXH như: sưu tầm tài liệu, tranh ảnh; thi tìm hiểu kiến thức về ma tuý, HIV/AIDS, về Luật phịng chống ma tuý; thi sáng tác văn thơ, vẽ tranh cổ động, văn nghệ… trong học sinh sinh viên các trường trong địa bàn tỉnh.

+ Thực hiện các hoạt động tuyên truyền phịng chống ma tuý – AIDS – TNXH qua các chương trình phát thanh trong nhà trường, lập hộp thư “vì bè bạn” để học sinh phát hiện, tố giác những trường hợp nghiện ma tuý; lập hồ sơ học sinh cá biệt, thực hiện “4 kiểm” (kiểm tra sức khoẻ, thời khố biểu, bạn bè, tiền tiêu) đối với những học sinh nghi vấn sử dụng ma tuý.

Tuy nhiên, kết quả thăm dị ý kiến học sinh THPT cho thấy: Cĩ 34/168 ý kiến được hỏi (17,9%) trả lời “khơng thích chương trình học pháp luật thuộc mơn học GDCD tại trường”; cĩ 60/168 em được hỏi (35,7%) trả lời “khơng thường xuyên” và 18/168 em được hỏi (10,7%) trả lời “khơng bao giờ” tham gia các hoạt động ngoại khố ở nhà trường. Điều đĩ cho thấy mặc dù các chương trình được đề ra trong tổ chức dạy học và quản lý học sinh nhưng tác dụng, hiệu quả chưa thực sự được phát huy.

Sở GDĐT cũng chưa thực hiện vai trị chủ động phịng ngừa vi phạm pháp luật nĩi chung, phạm pháp hình sự nĩi riêng trong học sinh. Trong 5 năm qua cĩ 20 vụ (34 đối tượng) phạm pháp hình sự khi đang là học sinh. Nhà trường chưa thực sự là mơi trường giáo dục trong sạch, hấp dẫn người học. Việc giáo dục đạo đức, lối sống, lễ nghi trong nhà trường chưa được xem trọng. Tình trạng học sinh vi phạm nội quy như: nhuộm tĩc, ăn mặc khơng chỉnh tề, ứng xử khơng đúng mực, chạy xe máy lạng lách, nĩi tục, chửi thề, đánh nhau vẫn đang diễn ra khá phổ biến. Thị hiếu văn hố vẫn cịn khá “tự do” “tự tiện”, thiếu định hướng chuẩn mực trong lứa tuổi học sinh.

2.2.2.3 Hoạt động của Đồn TN và Hội LHPN.

Trong những năm qua, Đồn TN và Hội LHPN đã tham gia cơng tác phịng ngừa người chưa thành niên vi phạm pháp luật hình sự với vai trị là

thành viên Ban chủ nhiệm thực hiện Đề án 4 Chương trình quốc gia phịng chống tội phạm. Các chủ thể này đã thực hiện những hoạt động sau đây:

+ Đồn thanh niên tổ chức các hoạt động văn hố văn nghệ tuyên truyền, hội thi tìm hiểu về pháp luật, tác hại của ma tuý – AIDS – TNXH trong tổ chức thanh niên ở cơ sở. Phối hợp với Hội LHPN, với Sở GDĐT tổ chức các hoạt động chuyên đề như: diễn đàn, tư vấn, cấp học bổng cho học sinh, cấp kinh phí “xố nghèo” cho thanh niên.

+ Hội LHPN tỉnh đã tổ chức mỗi năm 2 lớp tập huấn về quyền trẻ em và phịng chống buơn bán phụ nữ và trẻ em cho cán bộ phụ nữ cấp huyện và cấp xã. Phát động và triển khai tháng hành động vì trẻ em, đã quyên gĩp, vận động được hơn 4 tỉ đồng cho quỹ “Vì trẻ em”. Tổ chức các cuộc hội thảo về vai trị của các cấp hội phụ nữ trong phịng, chống tội phạm, về tái hồ nhập cộng đồng cho phụ nữ, trẻ em bị buơn bán, bị đưa vào các trung tâm giáo dục, chữa bệnh…

Những hoạt động đĩ của Đồn TN và Hội LHPN đã gĩp phần tích cực trong hoạt động chung của tỉnh Bình Dương bảo vệ quyền lợi của phụ nữ, trẻ em, động viên cổ vũ, giúp đỡ thanh niên phát huy sức mạnh xung kích trong học tập, lao động. Tuy nhiên, vai trị phịng ngừa người chưa thành niên phạm pháp cịn rất mờ nhạt, chỉ mang tính phong trào, hình thức mà chưa thực sự trở thành một trong những nội dung hoạt động chủ yếu của tổ chức đồn thể.

Một phần của tài liệu ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG TỘI PHẠM XÂM HẠI TRẺ EM VÀ TỘI PHẠM TRONG LỨA TUỔI VỊ THÀNH NIÊN (Trang 52 -56 )

×